Phiếu bài tập Tiếng Việt 4

PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 1

Bài tập 1: Gạch dưới những lỗi chính tả rồi viết lại đoạn thơ cho đúng và đẹp

 Mọi hôm mẹ thích vui chơi

 Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu

 Ná trầu khô giữa cơi trầu

 Truyện cười gấp nại trên đầu bấy lay

 Cánh màn khép nỏng cả ngày

 Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa

 Lắng mưa từ những ngày xưa

 Nặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.

 

doc 74 trang linhnguyen 180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phiếu bài tập Tiếng Việt 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phiếu bài tập Tiếng Việt 4

Phiếu bài tập Tiếng Việt 4
 lái lợi dụng chiều gió, muốn tháo ra biển đây (6). Bắt giặc lại làng nước ơi! (7)
a) Câu kể là các câu:	
b) Các câu này dùng để:	
Bài tập 4. Từ các sự việc sau, hãy kể viết một câu chuyện
a) Gia đình cô Thanh là hàng xóm của nhà em. Cô chú rất nghèo. b) Cái Hằng, con gái cô hơn 5 tuổi, thường chơi trò “mẹ con” với mấy con búp bê bằng len do cô tự làm. c) Một lần Hằng theo cô Thanh sang nhà em chơi. Trông thấy “gia đình” búp bê của em, Hằng thích quá. d) Khi ra về, Hằng cứ khóc đòi mượn cô búp bê váy áo đỏ tươi mà em đặt tên là Li Li. Cô Thanh giận quá, phát cho mấy cái. Thấy thế, em liền cho Hằng mượn. đ) Mấy hôm sau, cô Thanh dẫn Hằng sang trả búp bê. Cô nói vui, mấy con búp bê len của Hằng có bà chị cả nên “mẹ” Hằng rất vui. Nhìn thấy Hằng tần ngần khi phải chia tay Li Li, em liền cho Hằng. e) Tối đến, em kể với mẹ. Mẹ không mắng em tự tiện, lại còn khen em. 
Họ và tên: .......................................	Lớp:............
PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 17
Bài tập 1: Theo em, câu chuyện Rất nhiều mặt trăng muốn nói với em điều gì? 
a. Tất cả trẻ con đều ngây thơ, đáng yêu.
b. Trẻ con có suy nghĩ về sự vật xung quanh rất ngộ nghĩnh, khác người lớn.
c. Người lớn đừng lấy hiểu biết, suy nghĩ của mình mà cho đòi hỏi của trẻ con là kì quặc, vô lí.
d. Cần biết cách trò chuyện để tìm hiểu ý thích, nguyện vọng của trẻ con. 
Bài tập 2. Câu chuyện Một phát minh nho nhỏ muốn nói gì? 
a. Thế giới quanh ta có nhiều hiện tượng lí thú.
b. Nếu chịu khó quan sát ta sẽ phát hiện ra.
c. Nếu chịu tìm hiểu, thí nghiệm, ta sẽ có các phát minh. Ban đầu có thể là phát minh nho nhỏ, nhưng đó chính là điều để con người có các phát minh to lớn. 
d. Cả ba ý trên. 
Bài tập 3. Chép lại sạch đẹp đoạn văn sau khi đã sửa các lỗi chính tả
Con cò bay rồi nại đậu, nó nà nà cách mặt đấc chừng mấy tất, dồi sát gần, dồi nó nhẹ nhàng đặt chân lên đất, dễ giãi, tự nhiên, màu nhiệm như mọi hoạt động của tạo hóa. Nó thong thả đi trên roi đất bị nước bỏ chơ. Dồi nó đứng dừng nại, nặng yên, sung quanh vắng vẻ, tựa như anh hùng độc nập. Dồi nó nại cất cánh bay nhẹ như chẳng ngờ, không gây một tiếng động chong không khí. 
(Theo Đinh Gia Trinh)
Bài tập 4.
1. Dùng gạch chéo (/) tách chủ ngữ và vị ngữ của mỗi câu: 
a) Cha tôi là cho tôi chiếc chổi cọ đê quét nhà.
b) Mẹ đựng hạt giống đầy nón lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau.
c) Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. 
2. Viết tiếp vị ngữ vào chỗ trống để có câu kể Ai làm gì? 
a) Buổi sáng sớm, bà con nông dân	
b) Kì nghỉ hè năm trước, gia đình em	
c) Vào giờ chơi, các bạn học sinh	
d) Chú Đất Nung	
3. Viết đoạn văn kể những việc em và các bạn thường làm ở trường (trong đó có ít nhất ba câu kể Ai làm gì?)
Bài tập 5. Em vừa thay một cuốn vở. Hãy viết đoạn văn giới thiệu và đoạn văn tả bao quát mặt ngoài cuốn vở mới.
a) Đoạn văn giới thiệu cuốn vở:
b) Đoạn văn tả bao quát mặt ngoài:
Họ và tên: .......................................	Lớp:............
PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 18
Ôn tập cuối học kỳ I
Bài tập 1: Sửa lỗi chính tả và chép lại đoạn văn sau: 
Mây chời truyển động. Mặc đấc dì dầm. Cây ná nao sao.
Những con ong mậc tíu tít bay đến nhửng trùm hoa trúm trím. Cây đào thân chụi ná, đã nốm đốm nhửng lụ phớt hồng.
Mùa xuân cấc tiếng. Mùa xuân đã đến dồi đây, thậc bấc ngờ nhưng đả được mong đợi từ lâu. 
(Theo Vũ Tú Nam)
Bài tập 2. 
Một vài nơi trên cánh đồng, người ta đang trảy lá kè. Rừng kè xào xạc, vang động. Những chiếc lá to bằng nửa chiếc chiếu rơi xuống gốc. Những người chặt lá nói chuyện từ ngọn cây này sang ngọn cây khác. Trên một cái gò kề bên, việc chặt lá vừa xong, trên mỗi ngọn cây chỉ còn một vài chiếc lá non vẫn chưa xoè hết, những cây kè bây giờ trông kệch cỡm và xấu xí, cả rừng cây giống như một hàng những chiếc chổi lông gà cắm ngược. (Theo Nguyễn Minh Châu)
1. Tìm trong đoạn văn, viết lại mỗi loại ít nhất 4 từ: 
a) Danh từ	
b) Động từ	
c) Tính từ	
2. a) Các câu in đậm trong đoạn văn thuộc kiểu câu gì? 	
b) Gạch một gạch dưới chủ ngữ, hai gạch dưới vị ngữ của mỗi câu này. 
c) Đặt câu hỏi cho bộ phận vị ngữ của câu 1 và bộ phận chủ ngữ của câu 2.
- Câu hỏi cho bộ phân vị ngữ của câu 1:	
- Câu hỏi cho bộ phận chủ ngữ của câu 2:	
3. Hãy đặt câu hỏi với cô giáo và với bạn để biết trong đoạn văn trên hình ảnh miêu tả nào gây ấn tượng nhất. 
a) Với cô giáo	
b) Với bạn	
Bài tập 3. Kể một chuyện của bản thân (hoặc được chứng kiến) liên quan đến đồ chơi. 
Họ và tên: .......................................	Lớp:............
KIỂM TRA HỌC KỲ I
A. Kiểm tra đọc (10 điểm)
I. Đọc thầm
TÀN NHANG
Trong một góc công viên, rất nhiều trẻ em đang xếp hàng chờ một hoạ sĩ trang trí lên mặt để trở thành những “người da đỏ” hay “người ngoài hành tinh”. Một cậu bé cũng nắm tay bà xếp hàng chờ đến lượt mình. Mặt cậu bé rất nhiều đốm tàn nhang nhỏ, nhưng đôi mắt thì sáng lên vì háo hức. 
- Cậu lắm tàn nhang thế, làm gì còn chỗ nào trên mặt mà vẽ. - Cô bé xếp hàng sau cậu nói to.
Ngượng ngập, cậu bé cúi gằm mặt xuống. Thấy vậy bà cậu ngồi xuống bên cạnh: 
- Sao cháu buồn thế? Bà yêu những đốm tàn nhang của cháu mà! Hồi còn nhỏ lúc nào bà cũng mong có tàn ngang đấy! - Rồi bà cậu đưa những ngón tay nhăn nheo vuốt má cậu bé - Tàn nhang cũng xinh lắm, chắc chắn chú họa sĩ cũng sẽ thích những vết tàn nhang của cháu! 
Cậu bé mỉm cười: 
- Thật không bà?
- Thật chứ! - Bà cậu đáp. - Đấy cháu thử tìm xem thứ gì đẹp hơn những đóm tàn nhang! 
- Cậu bé nhìn bà, suy nghĩ một chút rồi thì thầm:
- Những nếp nhăn bà ạ! 
(Vũ Anh sưu tầm)
II. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng:
1. Cậu bé và nhiều trẻ em khác xếp hàng trong công viên để làm gì? 
	a. Chờ gặp một người da đỏ. 
	b. Chờ gặp người ngoài hành tinh.
	c. Chờ được một họa sĩ trang trí lên mặt.
2. Điều gì xảy ra khiến cậu bé “ngượng ngập cúi gằm mặt xuống”?
	a. Nhiều trẻ em xếp hàng trước cậu nói to.
	b. Cô bé đứng sau chê mặt cậu nhiều tàn nhang quá, không còn chỗ mà vẽ.
	c. Họa sĩ nói mặt cậu nhiều tàn nhang, không còn chỗ để vẽ.
	d. Họa sĩ không thể trang trí cho cậu thành người da đỏ. 
3. Thấy vậy bà cậu đã làm gì?
	a. Ngồi xuống bên cạnh cậu. 
	b. Đưa những ngón tay nhăn nheo vuốt má cậu. 
	c. Nói rằng bà yêu những đóm tàn nhang của cháu, và chú họa sĩ cũng rất thích những vết tàn nhang đó. 
	d. Cả ba ý trên. 
4. Theo em, câu trả lời cuối cùng của cậu bé ý nói điều gì? 
	a. Cậu rất thích những người có nếp nhăn.
	b. Cậu thấy những nếp nhăn rất đẹp.
	c. Thà có những nếp nhăn còn hơn là bị tàn nhang.
	d. Trong đôi mắt cậu, những nếp nhăn của bà rất đẹp và cậu rất yêu những nếp nhăn đó. 
5. Gạch dưới động từ trong câu: 
	Một cậu bé cũng nắm tay bà xếp hàng chờ đến lượt mình. 
6. Gạch dưới tính từ trong câu: 
	Mặt cậu bé rất nhiều đốm tàn nhang nhỏ, nhưng đôi mắt thì sáng lên vì háo hức. 
7. Câu “Cậu bé nhìn bà, suy nghĩ một chút rồi thì thầm” thuộc kiểu câu nào? 
	a. Ai là gì? 	b. Ai làm gì?	c. Ai thế nào?
8. Trong những câu sau đây, câu nào là câu kể Ai là gì? 
	a. Bà yêu những đốm tàn nhang của cháu mà!
	b. Bà thấy những đốm tàn nhang của cháu thật đáng yêu.
	c. Những đốm tàn nhang của cháu là thứ mà bà rất yêu. 
B. Kiểm tra viết (học sinh làm vào giấy ô li - 10 điểm)
I. Chính tả (4 điểm): Chép sạch đẹp đoạn văn sau khi điền l/n vào chỗ trống và đặt dấu hỏi / dấu ngã trên những tiếng in đậm: 
	Ôi chao! Chú chuồn chuồn ......ước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên .....ứng chú ....ấp ......ánh. Bốn cái cánh mong như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuy tinh. Thân chú nho và thon vàng như màu vàng của ......ắng mùa thu. Chú đậu trên một cành .......ộc vừng nga dài trên mặt hồ. Bốn cánh khe rung rung như đang còn phân vân. 
(Theo Nguyễn Thế Hội)
II. Tập làm văn (6 điểm): Tả một luống rau (một luống hoa) hoặc một vườn rau (một vườn hoa)
Họ và tên: .......................................	Lớp:............
PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 19
Bài tập 1: Thực hiện theo yêu cầu
1. Viết lại cho đúng chính tả các từ: sinh sắn, xản xuất, xung xướng, sào sạc, xẵn sàng.
2. Điền vào chỗ trống s hoặc x: 
	Từ lòng khe hẹp thung .....a
	.....uối dang tay hát khúc ca hợp đồng
	Suối gặp bạn, hóa thành .....ông
	.....ông gặp bạn, hóa mênh mông biển ngời. 
Bài tập 2. Thực hiện theo yêu cầu
1. Đọc đoạn sau và gạch dưới những câu kể Ai làm gì? 
Trên vỉa hè, người đi bộ tấp nập. Các em nhỏ gọn gàng trong bộ đồng phục. Các chị sinh viên tha thướt trong tà áo dài trắng đang hối hả đến trường. 
2. Trong câu “Các chị sinh viên tha thướt trong tà áo dài trắng đang hối hả đến trường”, bộ phận nào là chủ ngữ? 
a. Các chị sinh viên. 
b. Các chị sinh viên tha thướt.
c. Các chị sinh viên tha thướt trong tà áo dài trắng.
d. Các chị sinh viên tha thướt trong tà áo dài trắng đang hối hả. 
3. Viết tiếp vào chỗ trống để tạo câu có động từ chỉ hoạt động ở vị ngữ. 
a) Lớp trưởng của chúng tôi	
b) Mùa xuân, chim én	
c) Chim họa mi	
d) Một làn gió	
Bài tập 3. 
1. Những câu tục ngữ nào dưới đây nói về tài trí của con người? 
a. Đường dài hay sức ngựa, nước loạn biết tôi trung.
b. Cha anh hùng, con hảo hán.
c. Tốt danh hơn lành áo.
d. Người như hoa, ở đâu thơm đấy. 
2. Đặt một câu với mỗi từ: tài năng, tài cán, tài hoa.
a).	.
b)	
c)	
3. Căn cứ vào nghĩa của tiếng tài, xếp lại các từ: tài giỏi, tài sản, tài hoa, tài nghệ, tài nguyên, tài trợ, tài đức, tài lộc vào hai nhóm:
a) Có khả năng vượt trội:	
b) Tiền của:	
Bài tập 4.
1. Đoạn mở bài nào dưới đây được viết theo kiểu trực tiếp? 
a. Mẹ tôi đi chợ về mua cho tôi một con lợn đất. 
b. Năm nào cũng vậy, cứ Tết đến tôi lại nhận được rất nhiều tiền lì xì. Thường thường, tôi dùng số tiền ấy để mua đồ chơi hay mua những thứ mình thích. Năm nay thì khác rồi. Từ trước Tết, mẹ đã mang về cho tôi một chú lợn đất tròn trĩnh và xinh xắn, mẹ bảo: “Từ bây giờ, con hãy học cách tiết kiệm đi!”
c. Hôm nay là ngày tôi tròn mười tuổi. Để chào mừng “sự kiện” này, dì kéo tôi ra chợ và nói: “Hãy chọn cho mình một món quà cháu thích”. Tôi sung sướng nhìn khắp các gian hàng. Biết chọn gì đây: - Quần áo ư? Quần áo tôi có nhiều rồi; - Đồ chơi ư? Thứ này tôi cũng không thiếu. Đây rồi! Một chú lợn đất béo tròn, mở mắt tròn xoe nhìn tôi như chờ đợi. 
2. Viết mở bài gián tiếp (a), kết bài mở rộng (b) cho bài văn miêu tả một đồ vật mà em biết. 
a) 	
b) 	
Họ và tên: .......................................	Lớp:............
PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 20
Bài tập 1: Thực hiện theo yêu cầu
1. Điền vào chỗ trống tr hoặc ch:
a) tuyên ......uyền	c) ......uyên cần 	đ) .....ẩy hội
b) tuổi ......ẻ 	d) ......ong .....óng 	e) .....iêng ......ống
2. Điền vào chỗ trống uôc hoặc uôt
●
a) Ch.......... sa chĩnh gạo. 
b) Tháng chín ăn rươi, tháng mười ăn r..........
c) Trăm bố đ........... cũng vớ được con ếch. 
Bài tập 2. Chép lại các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn sau, dùng gạch chéo (/) tách chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu
Đường lên dốc trơn và lầy (a). Người nọ đi tiếp sau người kia (b). Đoàn quân nổi thành vệt dài từ thung lũng cho tới đỉnh cao như một sợi dây kéo thẳng đứng (c). Họ nhích từng bước (d). Nhìn lên chỉ thấy những chiếc ba lô lù lù nối nhau trên những cái lưng cong cong (đ). Nhìn xuống là những chiếc mũ tai bèo lúp xúp trên những mái đầu đang cắm về phía trước (e). 
Bài tập 3. 
1. Kể những hoạt động có lợi cho sức khỏe. 
2. Xếp các từ sau vào hai nhóm và đặt tên cho mỗi nhóm: to cao, còi cọc, vạm vỡ, rắn chắc, loẻo khoẻo, nhanh nhẹn, thấp bé, gầy còm, lực lưỡng, yếu ớt, hồng hào, loắt choắt, hom hem.
a) Nhóm 1:	
b) Nhóm 2:	
3. Điền từ thích hợp vào chỗ trống để được các thành ngữ hoàn chỉnh
a) Gầy như	
b) Chậm như	
c) Cao như	
4. Ghi lại một câu tục ngữ đề cao giá trị của sức khỏe. 
Bài tập 4. Tả một đồ vật mà em yêu thích. (chú ý mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng). 
Bài tập 5. Viết một đoạn văn ngắn kể về một cảnh đẹp ở quê em.
Họ và tên: .......................................	Lớp:............
PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 21
Bài tập 1: 
1. Điền vào chỗ trống r hoặc d hoặc gi:
.........ù ......áp mặt cùng biển ......ộng	Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Cửa sông chẳng ......ứt cội nguồn	Bỗng nhớ một vùng núi non. 
2. Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hoặc dấu ngã: 
	Là cưa nhưng không then khóa. 	Mênh mông một vùng sóng nước 
	Cung không khép lại bao giờ 	Mơ ra bao nôi đợi chờ. 
Bài tập 2: Thực hiện theo yêu cầu
1. Gạch dưới các câu kể Ai thế nào? Trong đoạn vặn sau, phân cách chủ ngữ, vị ngữ trong những câu đó bằng dấu gạch chéo (/)
	Phùng Khắc Khoan là người con của xứ Đoài (làng Phù Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây, nay là Hà Nội). Ông vốn thông minh từ nhỏ. Tài năng của ông phát lộ từ rất sớm. Trước khi mất, bà mẹ của Phùng Khắc Khoan trối trăng với chồng nên gửi con theo học Nguyễn Bỉnh Khiêm. 
2. Viết tiếp vào chỗ trống để có câu kể Ai thế nào? 
a) Cậu bé Phùng Khắc Khoan	
b) Mẹ của Phùng Khắc Khoan 	
c) Thầy giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm	
3. Viết đoạn văn tả một người thân của em, trong đó có ít nhất hai câu kể Ai thế nào? 
Bài tập 3: Đọc bài văn sau và thực hiện theo yêu cầu
CÁI HỘP ĐỰNG ĐỒ DÙNG HỌC TẬP
Em gọi là hộp Đô-rê-mon, vì trên nắp hộp in hình chú mèo Đô-rê-mon rất đẹp. đó là cái hộp đựng đồ dùng học tập mà bố mua cho em đầu năm lớp 4. Hộp bằng nhựa, màu xanh gia trời, dài 40cm, rộng 10cm, cao 5cm. Chiếc hộp có hai phần. Phần lớn và phần nhỏ được ngăn cách với nhau bằng một vách ngăn bằng nhựa màu xanh nhạt. nắp hộp được gắn với hộp bằng một lò xo dài, chạy suốt chiều dài hộp, mở ra, đóng vào rất nhẹ nhàng và tiện lợi với một chiếc khóa bằng nam châm. Giữ cho những chiếc bút, thước kẻ, tẩy nằm gọn gẽ trong hộp là ngăn lớn và những ô nhỏ dành riêng cho mỗi loại. Ngăn bé hơn em để những viên phấn màu sinh sắn và những chiếc bút xáp. Chiếc hộp nhỏ xinh như vậy nhưng đựng được đầy đủ đồ dùng học tập của em. Em rất thích chiếc hộp đó. Cùng với chiếc cặp xách, những cuốn sách giáo khoa, cuốn vở. Chiếc hộp đã giúp đỡ em rất nhiều trong học tập. 
1. Bài văn trên đây còn mắc một số lỗi. Hãy chỉ ra và nêu cách sửa những lỗi này.
a) Lỗi về bố cục:	
Cách sửa:	
b) Lỗi chính tả:	
Cách sửa:	
c) Lỗi viết câu:	
Cách sửa:	
2. Viết lại bài văn trên sau khi đã sửa hết lỗi.
Họ và tên: .......................................	Lớp:............
PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 22
Bài tập 1: Thực hiện theo yêu cầu
1. Điền vào chỗ trống l hoặc n:
	Dưới vỏ một cành bàng	Một mầm .......on nho nhỏ
	Còn một vài .......á đỏ 	Còn ......ằm ép ........ặng im (theo Võ Quảng) 
2. Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn sau: 
Chiếc áo choàng (đục, đụt) ................ trắng mà bầu trời đang khoác dầm dề cả tháng nay đã bị cuốn phăng đi. Những vạt xanh chợt hé trên bầu trời loang rất nhanh, (phút, phúc) ............. chốc choáng ngợp hết cả. Nổi lên trên cái nền trời xanh thẳm đó là ngộn ngộn một sắc bông trắng trôi băng băng. Vầng thái dương vừa mới hiện ra hối hả (trút, trúc) ................. xuống mặt đất nguồn ánh sáng và sức nóng đến vô tận của mình. (Theo Trần Mai Hạnh)
Bài tập 2. 
1. Chép lại các câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn, dùng gạch chéo (/) để tách chủ ngữ và vị ngữ. 
Sau trận mưa rào, mọi vật đều sáng và tươi (a). Những đóa râm bụt thêm đỏ chói (b). Bầu trời xanh bóng như vừa được giội rửa (c). Mấy đám mây bông trôi nhở nhơ, sáng rực lên trong ánh mặt trời (d). (theo Vũ Tú Nam)
2. Viết 4 - 5 câu về một loại cây, trong đó sử dụng một số câu kể Ai thế nào? 
Bài tập 3.
1. Nhóm từ nào sau đây được chia đúng? 
a. Nhóm 1:	- xinh đẹp, xinh tươi, tươi tắn, rực rỡ, lộng lẫy, yểu điệu.
	- dịu dàng, hiền dịu, lịch sự, tế nhị, chân thành, thẳng thắn.
b. Nhóm 2: 	- xinh đẹp, dịu dàng, hiền dịu, tươi tắn, rực rỡ, lộng lẫy.
	- xinh tươi, thẳng thắn, chân thành, tế nhị, lịch sự, yểu điệu.
c. Nhóm 3: 	- xinh đẹp, xinh tươi, tươi tắn, rực rỡ, lộng lẫy, dịu dàng.
	- yểu điệu, hiền dịu, lịch sự, tế nhị, chân thành, thẳng thắn. 
2. Từ nào ở dưới có thể điền vào cả ba chỗ trống trong những dòng sau?
- Vẻ đẹp ........................ của chị khiến mọi người trong buổi tiệc phải sững sờ.
- Những đóa hồng nhung làm cho khu vườn trở nên ............................
- Trong bộ xiêm y ...................., dòng sông dịu dàng nằm nghiêng mình dươi sánh trăng. 
a. dịu dàng 	b. lộng lẫy 	c. tươi tắn
Bài tập 4. Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi
CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG
Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là cả một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình, ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng ai đang cười đang nói. 
Chiều chiều, chúng tôi ra gốc cây đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trầu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.
1. Tác giả tả cây đa theo trình tự nào? 
2. Tác giả đã miêu tả những bộ phận nào của cây đa?
3. Trong câu “Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? 
4. Viết 4 - 5 câu miêu tả một bộ phận của cây mà em đã quan sát kĩ. 
Họ và tên: .......................................	Lớp:............
PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT - TUẦN 23
Bài tập 1: 
1. Gạch dưới những tiếng viết sai chính tả và viết lại những tiếng đó cho đúng: 
Mấy con gà mẹ xù lông ra, đuôi sòe như chiếc quạt, vừa ăn vừa giữ phần cho con. Nhưng đàn nhép con mới vừa bằng nắm tay, có vẻ xợ sệt, đứng dồn vào một góc. Có con vô ý lạc vào giữa bầy, sợ cuống cuồng, chạy lung tung, vướng vào chân gà lớn, bị séo xuýt què. 
(Theo Gió Nam)
2. Điền vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng s hoặc x để hoàn chỉnh các câu sau: 
Đánh trống qua cửa nhà ..................	Nói ngọt lọt đến 	
Mặt ................ nanh vàng. 	Chết trong còn hơn 	đục.
Bài tập 2. Đặt dấu gạch ngang vào vị trí cần thiết trong mẩu chuyện sau: 
Búp bê làm việc suốt ngày, hết quét nhà lại rửa bát, nấu cơm. Lúc ngồi nghỉ, Búp Bê bỗng nghe có tiếng hát rất hay. Nó bèn hỏi: 
Ai hát đấy?
Có tiếng trả lời:
Tôi hát đây. Tôi là Dế Mèn. Thấy bạn vất vả, tôi hát để tặng bạn đấy.
Búp Bê nói: 
Cảm ơn bạn. Tiếng hát của bạn làm tôi hết mệt. 
(Theo Nguyễn Kiên)
Bài tập 3. Viết tiếp 4 - 5 câu miêu tả những quả khế chín (có sử dụng biện pháp so sánh)
Những quả khế chín vàng óng, lúc lỉu trên cành	
Bài tập 4. Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi. 
CÂY ĐA LÀNG
Ở đầu làng em có một cây đa cổ thụ có dễ phải hàng trăm năm tuổi. Cả làng gọi là cây đa ông Đài, vì ông Đài là người trồng ra nó, nhưng ông Đài là ai, sống và chết bao giờ thì làng không còn ai biết cả. 
Cây đa tỏa rợp bóng mát. Thân cây chia thành nhiều múi, có chỗ tưởng như do nhiều cây ghép lại. Những cái rễ lớn bắt đầu từ trên nửa thân cây, “vuốt nặn” cho thân bành ra, rất nhiều góc cạnh, trông như cái cổ của một người khổng lồ gầy guộc, già nua, đang nổi gân lên trong cuộc cãi vã. Rồi ai đó đắp lên đây những cái mụn to như chiếc thúng, làm cho thân cây sần sùi, hang hốc. Trẻ con chui gọn vào trong các hốc cây chơi trò trốn tìm, đánh trận giả. Những cành đa vươn dài, rất dẻo dai. Từ trên các cành buông xoã xuống những chùm rễ phụ, trông như bộ lông của một con đười ươi lớn, ngang tàng. Những đầu mút của sợi lông có màu hơi trắng hồng - đó là phần non của rễ, còn bên trên thì tuy chẳng rối bời nhưng lại khá bẩn vì bám đầy bụi đất, rêu nấm loang lổ. Thỉnh thoảng trên cành đa lại mọc um tùm một đám tầm gửi. Bọn quạ, sáo từ đâu đến đem cái giống “ăn đậu sống nhờ” ấy về, nhưng cây đa nhân hậu vẫn bằng lòng nuôi thêm cả chúng nữa. 
Những chiếc lá đa to bằng bàn tay ken dày vào nhau, đến nỗi có hôm mưa khá lâu mà gốc đa vẫn chưa ướt. Cho nên, trừ những hôm mưa có sét, còn thì người tránh nắng cũng vào đây mà người trú mưa cũng vào đây, ngồi lâu chuyện đùa không biết dứt. 
Tháng ba, đa ra hoa rồi kết quả. Quả đa chỉ to bằng đốt ngón tay, đầu chúm chím như quả sim, ăn vào thấy chua chua, chát chát, ngọt ngọt. Loài sáo đen là chúa thíc

File đính kèm:

  • docphieu_bai_tap_tieng_viet_4.doc