Phân phối chương trình Hoạt động trải nghiệm Lớp 6 - Chương trình cả năm

Chủ đề 1. Trường học của em

(tháng 9) 1 Văn nghệ: Chào lớp 6

Trường học mới của em 1. Cảm xúc khi trở thành học sinh lớp 6.

2. Giới thiệu về trường học mới của em 3.Cảm nhận về tuần học đầu tiên

 2 Tìm hiểu về truyền thống nhà trường 4.Trò chơi Đoán ý đồng đội

5. Khám phá các hoạt động của nhà trường.

6. Kế hoạch hoạt động của lớp em 7.Trải nghiệm khi tham gia các hoạt động của trường

 3 Văn nghệ:

Hát về mái trường

Thích nghi với môi trường mới 1. Khắc phục khó khăn ở trường học mới.

2. Chăm sóc và điều chỉnh bản thân 3. Kinh nghiệm thích nghi với môi trường mới

 4 Cuộc thi:

Nếu em là hiệu trưởng 4. Giới thiệu về người bạn mới 5. Làm thiếp tặng bạn

 

docx 172 trang linhnguyen 20/10/2022 601
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phân phối chương trình Hoạt động trải nghiệm Lớp 6 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân phối chương trình Hoạt động trải nghiệm Lớp 6 - Chương trình cả năm

Phân phối chương trình Hoạt động trải nghiệm Lớp 6 - Chương trình cả năm
ác trò chơi dân gian,... vào mùa xuân.
- Nêu được một số phong tục ngày tết ở các địa phương, vùng, miền khác nhau.
2. Về năng lực HS được phát triển các năng lực:
- Tự chủ và tự học: Tích cực học hỏi, tìm hiểu về cảnh quan thiên nhiên của quê hương. 
- Giao tiếp và hợp tác: Vận động được bạn bè, người thân cũng thực hiện những việc làm cụ thể để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất và thực hiện được những việc làm đề bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. 
-  Tổ chức và thiết kế hoạt động: Tham gia các hoạt động nhóm theo sự phân công.
3. Về phẩm chất
- Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động khám phá và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của đất nước; tìm hiểu các trò chơi dân gian, phong tục tiết... để hiểu thêm về vẻ đẹp các vùng, miền.
- Chăm chỉ: Nỗ lực tìm hiểu thông tin về cảnh quan thiên nhiên, phong tục tết, các trò chơi dân gian,.. ở các vùng, miền khác nhau.
-Trách nhiệm: Có ý thức bảo tồn cảnh quan thiên nhiên; tiếp tục giữ gìn, quảng bá các phong tục tết, các trò chơi dân gian lành mạnh.
- Trung thực: Nhất quán giữa lời nói và việc làm trong việc thực hiện bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn phong tục tết các vùng, miền.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV
- Hướng dẫn HS tìm hiểu về những trò chơi dân gian thường diễn ra vào mùa xuân, những phong tục ngày tết ở địa phương mình và một số vùng, miền khác trên đất nước (Hoạt động 1, 5).
- Chuẩn bị sẵn một số bức tranh ảnh khổ lớn về các trò chơi dân gian của một số vùng, miền vào dịp tết đến, xuân về; đưa vào file trình chiếu powerpoint nếu có điều kiện (hoặc có thể dùng các bức tranh trong SGK). Sưu tầm các thông tin cơ bản về những trò chơi đó để giới thiệu cho HS.
- Thông tin cho HS chuẩn bị trước để lựa chọn một cảnh quan thiên nhiên của địa phương (hoặc của đất nước) và viết một bài viết ngắn (trong vòng 500 từ) giới thiệu tóm tắt về cảnh quan đó (theo hình thức cá nhân, cặp đôi hoặc nhóm).
- Chuẩn bị cho hoạt động trình bày thông tin về hiện trạng của một cảnh quan thiên nhiên (Hoạt động 4. Giữ gìn cảnh đẹp quê hương): GV hướng dẫn HS cách sưu tầm, thu thập thông tin (chụp ảnh, ghi chép, quay video, đọc thêm tài liệu từ sách báo, trên mạng internet, hỏi chuyện những người cao tuổi, người có hiểu biết rộng...) về một cảnh quan thiên nhiên gần nơi em sống và tổng hợp lại, lưu ý làm rõ các nội dung: tên và vị trí của cảnh quan đó; hiện trạng của cảnh điểm nổi quan; bật của cảnh quan; cảm nhận của em/nhóm em và đề xuất những việc HS có thể làm để bảo tồn cảnh quan đó.
- Hướng dẫn HS lựa chọn một hình thức để trình bày thông tin thu thập được (thuyết trình, đối thoại theo cặp, trình chiếu powerpoint, đoạn phim ngắn, hoặc vẽ sơ đồ trên giấy A0,...).
2. Đối với HS
- SGK, đồ dùng học tập theo hướng dẫn của HS.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TUẦN 17 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ
Giới thiệu về cảnh quan thiên nhiên của quê hương
Hoạt động 1: Chào cờ
a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.
b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.
c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.
d. Tổ chức thực hiện: 
- HS điều khiển lễ chào cờ.
- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.
- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
Hoạt động 2: Giới thiệu về cảnh quan thiên nhiên
a. Mục tiêu: Biết được vẻ đẹp về cảnh quan thiên nhiên của địa phương, đất nước.
b. Nội dung: Tổ chức HS các lớp tham gia trò chơi
c. Sản phẩm: bài thuyết trình của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
* GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đoán tên cảnh quan thiên nhiên qua bài hát, bài thơ”
Cách chơi: Chia HS thành hai đội. Quản trò cho bốc thăm đội hát hoặc đọc thơ trước. Một người đại diện cho đội thứ nhất hát một đoạn của bài hát hoặc đọc hai đến ba câu thơ về cảnh quan thiên nhiên nào đó của đất nước hoặc quê hương. Đội thứ hai đoán và nêu tên cảnh quan thiên nhiên trong khoảng 10 giây. Đoán đúng được 10 điểm, đoán sai không được điểm. Tiếp theo, một người của đội thứ hai hát hoặc đọc thơ để đội thứ nhất đoán. Hai đội chơi luân phiên như vậy trong khoảng 15 phút. Quản trò tổng kết điểm và tuyên bố đội thắng cuộc.
* Triển lãm tranh đã vẽ, bài đã viết và tranh, ảnh sưu tầm được về cảnh quan thiên nhiên quê hương, đất nước
- Tổ chức cho các nhóm trưng bày các tranh vẽ, bài viết và tranh, ảnh về cảnh quan
thiên nhiên đã sưu tầm vào vị trí được phân công.
- Đại diện mỗi nhóm giới thiệu về sản phẩm trưng bày của nhóm. HS lần lượt đi đến vị trí của các nhóm để xem triển lãm và nghe giới thiệu.
- GV tổ chức cho các nhóm bình chọn tranh, ảnh, bài viết. Sau đó, đại diện HS sẽ tổng hợp kết quả.
- GV công bố những bức tranh, ảnh, bài viết đoạt giải Nhất, giải Nhì, giải Ba và giải Khuyến khích.
TUẦN 17 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Những trò chơi mùa xuân
a. Mục tiêu: 
- HS tìm hiểu được thông tin về một số trò chơi dân gian vào mùa xuân ở các địa phương.
b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS tham gia trò chơi dân gian vào mùa xuân. 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV treo lên bảng các bức tranh mô tả một số trò chơi dân gian vào mùa xuân :
- Cho HS thời gian quan sát tranh để tìm hiểu:
+ Tên của trò chơi;
+ Địa điểm thường diễn ra trò chơi;
+ Hoạt động cụ thể của người tham gia trò chơi.
- Mời HS chia sẻ những gì các em đã biết về trò chơi đó.
- GV đặt một số câu hỏi gợi ý cho HS thảo luận chung: 
+ Theo em, vì sao những trò chơi này thường diễn ra vào dịp tết đến, xuân về?
+ Các trò chơi này có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cộng đồng dân cư hoặc vùng, miền?
+ Em còn biết thêm những trò chơi dân gian nào khác?
+ Em thích trò chơi nào nhất? Vì sao?
- GV có thể tổ chức cho HS thử chơi một trò chơi nếu điều kiện lớp học/sân chơi và phương tiện cho phép (Ví dụ: kéo co, ném còn,...).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, tham gia trò chơi.
- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS chơi một trò chơi và thảo luận trả lời câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, kết luận.
Những trò chơi mùa xuân
- Trò chơi dân gian là một phần không thể thiếu trong các sinh hoạt cộng đồng ở mọi miền đất nước, chúng cũng góp phần tôn vinh bản sắc văn hoá và làm đẹp thêm cảnh quan của quê hương.
TUẦN 17 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP
Chia sẻ các địa điểm du xuân
a. Mục tiêu: 
- HS được chia sẻ hiểu biết của mình về những địa điểm có cảnh quan tươi đẹp phù hợp cho hoạt động du xuân, ngắm cảnh của gia đình, bạn bè.
b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS chia sẻ, giới thiệu với các bạn trong nhóm về những nơi em và gia đình thường đến tham quan, du lịch, văn cảnh vào dịp đầu xuân.
c. Sản phẩm: HS chia sẻ các địa điểm du xuân.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS nhớ lại và cùng chia sẻ, giới thiệu với các bạn trong nhóm về những nơi em và gia đình thường đến tham quan, du lịch, văn cảnh vào dịp đầu xuân.
- GV đặt câu hỏi gợi ý cho thảo luận chung:
+ Cảnh quan thiên nhiên mà em và gia đình từng đến thăm có điều gì đặc biệt?
+ Điều gì làm em nhớ nhất (hoặc muốn khám phá nhất) ở nơi đó?
+ Nếu dịp mùa xuân tới đây em được lựa chọn một cảnh quan thiên nhiên làm địa điểm du xuân cho gia đình, em sẽ chọn đi đâu? Vì sao?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS chia sẻ, giới thiệu với các bạn trong nhóm về những nơi em và gia đình thường đến tham quan, du lịch, văn cảnh vào dịp đầu xuân.
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS chia sẻ trước lớp.
- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi.
- GV kết luận: Quê hương chúng ta có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp đẽ, thanh bình, phủ hợp cho hoạt động du xuân, ngắm cảnh dịp đầu năm mới.
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
TUẦN 18 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ
Giữ gìn cảnh đẹp quê hương
Hoạt động 1: Chào cờ
a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.
b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.
c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.
d. Tổ chức thực hiện: 
- HS điều khiển lễ chào cờ.
- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.
- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
Hoạt động 2: Diễn đàn “Giữ gìn cảnh đẹp quê hương”
a. Mục tiêu: 
- Đề xuất được một số giải pháp giữ gìn cảnh đẹp quê hương;
b. Nội dung: diễn đàn Giữ gìn cảnh đẹp quê hương
c. Sản phẩm: đưa ra các biện pháp Giữ gìn cảnh đẹp quê hương
d. Tổ chức thực hiện: 
- Lớp trực tuần biểu diễn văn nghệ.
- Lớp trực tuần báo cáo đề dẫn cho diễn đàn. Trong phần này cần nói rõ mục đích, ý nghĩa, cách thức trao đổi trong diễn đàn.
- GV nêu câu hỏi để HS trả lời trực tiếp tìm hiểu một số phong cảnh đẹp của quê hương, đang bị xuống cấp, ô nhiễm,.... Sau khi HS chia sẻ ý kiến, GV kết luận.
- Đại diện khối lớp 6 trình bày hai tham luận về một số giải pháp giữ gìn cảnh đẹp quê hương.
- Sau khi nghe tham luận, GV gợi ý HS phát biểu ý kiến bổ sung các giải pháp Giữ gìn cảnh đẹp quê hương trong tham luận chưa có.
- HS có thể đặt câu hỏi trực tiếp với tác giả tham luận hoặc GV, HS và GV trao đổi trả lời các câu hỏi.
- HS chia sẻ thu hoạch sau hoạt động.
TUẦN 18  – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Tìm hiểu phong tục ngày tết ở các vùng, miền
a. Mục tiêu: 
- HS nêu được một số phong tục ngày tết ở các địa phương, vùng, miền khác nhau.
- HS có ý thức giữ gìn những phong tục đặc sắc này.
b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận phong tục ngày tết ở các vùng, miền.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chia sẻ, trao đổi những thông tin đã tìm hiểu được về phong tục ngày tết ở các vùng, miền (bắc, trung, nam) hoặc của các dân tộc khác nhau trên đất nước.
- GV đặt câu hỏi gợi ý sau:
+ Những hoạt động nào thường diễn ra trước tết? 
+ Những hoạt động chính trong dịp tết?
+ Ý nghĩa của các phong tục đó?
+ Làm thế nào để những phong tục này tiếp tục được lưu giữ?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.
- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày 
- Mời một số em phát biểu cảm nhận về các phong tục tết này. 
- Nếu có điều kiện, GV chia sẻ thêm thông tin về phong tục tết của một số quốc gia khác.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, kết luận. 
Tìm hiểu phong tục ngày tết ở các vùng, miền
- Khám phá những phong tục tập quán ngày tết ở các vùng, miền khác nhau giúp chúng ta thêm hiểu, tự hào và yêu mến quê hương mình.
TUẦN 18 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP
Hát về mùa xuân
a. Mục tiêu: 
- Tạo không khí vui vẻ sau các hoạt động tìm hiểu về chủ đề Xuân quê hương.
b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thi hát tiếp sức bằng các bài hát có chữ “xuân” hoặc “Tết”.
c. Sản phẩm: HS thi hát tiếp sức bằng các bài hát có chữ “xuân” hoặc “Tết”.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Tổ chức cho HS thi hát tiếp sức bằng các bài hát có chữ “xuân” hoặc “Tết”. 
- Gợi ý hình thức thực hiện:
+ Các nhóm thi xem nhóm nào tìm được và hát được nhiều câu hát có chữ“xuân” hoặc “Tết” nhất bằng cách luân phiên thực hiện nhiệm vụ. 
+ Tất cả thành viên trong mỗi nhóm đều phải tham gia để tiếp sức cho nhóm mình.
+ Nhóm nào không tìm được bài hát phù hợp khi đến lượt mình sẽ thua cuộc.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS thi hát tiếp sức
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS thể hiện các bài hát có chữ “xuân” hoặc “Tết”.
- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi.
- GV kết luận: Có rất nhiều bài hát hay nói về mùa xuân, ngày Tết. Một người có thể không biết hết và nhớ hết những bài hát này, nhưng khi cùng đoàn kết “tiếp sức” cho nhau, chúng ta cùng biết thêm rất nhiều bài hát có ý nghĩa. 
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
VIỆC TỐT, LỜI HAY
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Trình bày được thế nào là hành vi ứng xử có văn hoá và ý nghĩa của hành vi có văn hoá nơi công cộng.
2. Về năng lực HS được phát triển các năng lực:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học hỏi để thực hiện các hành vi ứng xử có văn hoá nơi công cộng.
- Giao tiếp và hợp tác: Biết giao tiếp văn minh, lịch sự nơi công cộng.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng được các hình ảnh, biểu tượng, vận dụng hiểu biết của mình để xây dựng quy tắc ứng xử của lớp; giải quyết được các tình huống giả định về ứng xử có văn hoá nơi công cộng.
- Thích ứng với cuộc sống: Vận dụng kiến thức, hiểu biết để giải quyết tình huống về ứng xử có văn hoá nơi công cộng; biết ứng xử phù hợp ở những không gian công cộng khác nhau.
- Tổ chức và thiết kế hoạt động: Tham gia và tổ chức được các hoạt động nhóm của chủ đề.
3. Về phẩm chất
- Trách nhiệm: Tôn trọng và thực hiện nội quy nơi công cộng; có ý thức trách nhiệm khi tham gia các sinh hoạt cộng đồng; không đồng tình với những hành vi chưa phù hợp với nếp sống văn hoá và quy định ở nơi công cộng.
- Chăm chỉ: Nỗ lực học hỏi những cách ứng xử có văn hoá nơi công cộng.
- Trung thực: Tôn trọng lẽ phải, khách quan, công bằng trong ứng xử nơi công cộng; nhất quán giữa lời nói và việc làm trong ứng xử.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV
- Hướng dẫn HS sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ (hoặc lời nhắc nhở của ông bà, cha mẹ,...) về hành vi có văn hoá nơi công cộng. 
- Đề nghị HS tìm hiểu những quy tắc ứng xử có văn hoá trong nhà trường.
- GV chuẩn bị (hoặc hướng dẫn cán bộ lớp cùng hỗ trợ mình) bộ thẻ màu (khoảng 15 đến 20 thẻ), trên mỗi thẻ in/viết sẵn một câu hỏi về cách ứng xử có văn hoá nơi công cộng hoặc trong nhà trường (Hoạt động 3, trò chơi “Tia chớp”).
Ví dụ về các câu hỏi:
+ Em sẽ làm gì nếu trên đường đi học chẳng may bị bạn khác bất ngờ đâm xe vào?
+ Trên xe bus, em vô tình giẫm vào chân người bên cạnh, lúc đó em sẽ... 
+ Em sẽ làm gì nếu nhìn thấy một ông bố dắt con đi dạo trong vườn hoa, cậu bé vừa ăn uống, vừa vứt lại vỏ thức ăn vương vãi trên đường đi.
- Chuẩn bị bộ thẻ màu (xanh và vàng hoặc xanh và đỏ) cho Hoạt động 5, số lượng thẻ màu đủ cho mỗi HS ít nhất 2 thẻ.
2. Đối với HS
- SGK, đồ dùng học tập chuẩn bị theo hướng dẫn của GV
III. TIẾT TRÌNH DẠY HỌC
TUẦN 19 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ
Tìm hiểu văn hoá ứng xử nơi công cộng
Hoạt động 1: Chào cờ
a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.
b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.
c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.
d. Tổ chức thực hiện: 
- HS điều khiển lễ chào cờ.
- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.
- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn hoá ứng xử nơi công cộng
a. Mục tiêu
- HS tìm hiểu về những hành vi có văn hoá nơi công cộng thông qua một số câu ca dao, tục ngữ, lời khuyên của gia đình.
b. Nội dung: HS chia sẻ những câu ca dao, tục ngữ nói về văn hoá ứng xử nơi công cộng mà các em đã sưu tầm được và đưa ra vấn đề thảo luận.
c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.
d. Tổ chức thực hiện: 
- Mời HS chia sẻ những câu ca dao, tục ngữ nói về văn hoá ứng xử nơi công cộng mà các em đã sưu tầm được.
- Hình thức chia sẻ: theo cặp đôi, nhóm 3 người hoặc nhóm lớn.
- Đề nghị các em bày tỏ suy nghĩ về những câu ca dao, tục ngữ hoặc lời dạy, lời khuyên của ông bà, cha mẹ đối với lối sống, cách cư xử, giao tiếp hằng ngày.
- Câu hỏi gợi ý thảo luận:
+ Theo em, vì sao ông bà ta xưa nay luôn coi trọng lời ăn tiếng nói, cách cư xử của mỗi người, nhất là ở nơi công cộng? 
+ Có câu ca dao, tục ngữ nào của người xưa về cách cư xử mà các em thấy không còn đúng/không đồng ý hay không? Vì sao?
+ Ngày nay, để ứng xử có văn hoá nơi công cộng, chúng ta nên và không nên làm gì?
- GV Kết luận:
+ Ứng xử có văn hoá là những hành động, lời nói, thể hiện ý thức, trách nhiệm của bản thân đối với mọi người xung quanh và với môi trường.
+ Từ xa xưa, ông bà chúng ta đã luôn khuyên dạy con cháu phải biết ứng xử có văn hoá nơi công cộng, điều này thể hiện nét đẹp của mỗi người và sự văn minh của cả cộng đồng.
TUẦN 19 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Đóng vai ứng xử có văn hoá
a. Mục tiêu: 
- HS thể hiện được hành vi có văn hoá nơi công cộng thông qua hoạt động đóng vai xử lí tình huống.
b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận đưa ra 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Tổ chức cho HS quan sát các bức tranh trong SGK và thảo luận, chuẩn bị cho hoạt động đóng vai theo tình huống trong tranh để thể hiện cách ứng xử có văn hoá nơi công cộng.
- GV đặt câu hỏi gợi ý cho thảo luận sau đóng vai:
+ Các nhân vật trong tình huống đóng vai đã có cách ứng xử như thế nào ở nơi công cộng? 
+ Nếu gặp chuyện tương tự, em có hành động giống như các bạn trong tình huống đóng vai không? Vì sao?
+ Em rút ra cho mình bài học gì từ các tình huống này?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.
- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, kết luận.
Đóng vai ứng xử có văn hoá
- Mỗi chúng ta luôn cần phải rèn luyện hằng ngày để thể hiện hành vi có văn hoá nơi công cộng.
- Hành vi ứng xử có văn hoá là tôn trọng bản thân mình và mọi người.
TUẦN 19 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP
Trò chơi về ứng xử nơi công cộng
a. Mục tiêu: 
- HS thể hiện được một số hành vi ứng xử có văn hoá nơi công cộng thông qua trò chơi phản ứng nhanh.
b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS tham gia trò chơi Tia chớp.
c. Sản phẩm: cách ứng xử nơi công cộng.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Hướng dẫn HS đứng thành vòng tròn hoặc 2 hàng dọc đối diện nhau để tham gia trò chơi Tia chớp.
- GV phổ biến cách chơi:
+ Khi quản trò chỉ vào một người bất kì và nói to “Tia chớp!”, người đó sẽ phải rút ngẫu nhiên một trong các thẻ màu của quản trò và trả lời nhanh câu hỏi liên quan đến hành vi ứng xử có văn hoá ở nơi công cộng được nêu trong thẻ. 
+ Mỗi em có tối đa 15 giây để suy nghĩ trả lời cách xử lí. Quá 15 giây không trả lời được sẽ bị phạt theo quy định của lớp.
- Mời một số em chia sẻ về cảm nhận sau khi tham gia trò chơi.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS tham gia trò chơi Tia chớp.
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS tham gia trò chơi Tia chớp.
- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét sự tích cực, tinh thần, thái độ của HS trong hoạt động vừa rồi.
- GV kết luận: Hành vi và cách ứng xử có văn hoá không tự nhiên mà hình thành được, vì vậy, mỗi chúng

File đính kèm:

  • docxphan_phoi_chuong_trinh_hoat_dong_trai_nghiem_lop_6_chuong_tr.docx