Ôn thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

. "Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn.

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con".

(Theo Ngữ văn 9, tập hai, trang 72, NXB Giáo dục, 2007)

Câu 1 (0.5đ): Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (0.5đ): Giải thích nghĩa của cụm từ “Người đồng mình”.

Câu 3 (1.0đ): Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh có trong đoạn thơ trên?

Câu 4 (1.0đ): Qua đoạn thơ, người cha mong ước ở con cách sống như thế nào?

 

doc 24 trang linhnguyen 7660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn

Ôn thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn
trở về”? (1,0 điểm)
ĐỀ 14
Đọc câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
BÀI THUYẾT GIẢNG
Tại ngôi làng nhỏ, vào ngày chủ nhật, có vị giáo sư thường đến nói chuyện về cuộc sống. Hôm nay ông đến thăm nhà của cậu bé vốn không hề muốn chơi hay kết bạn với ai. Cậu bé mời vị giáo sư vào nhà và lấy cho ông một chiếc ghế ngồi bên bếp lửa cho ấm.
 	Trong im lặng, hai người cùng ngồi nhìn những ngọn lửa nhảy múa. Sau vài phút, vị giáo sư lấy cái kẹp, cẩn thận nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt nó sang bên cạnh lò sưởi.
Rồi ông lại ngồi xuống ghế, vẫn im lặng. Cậu bé cũng im lặng quan sát mọi việc.
 	Cục than đơn lẻ cháy nhỏ dần rồi tắt hẳn.
Vị giáo sư nhìn đồng hồ và nhận ra đã đến giờ ông phải đi thăm nhà khác. Ông chậm rãi đứng dậy, nhặt cục than lạnh đặt vào giữa bếp lửa. Ngay lập tức, nó lại bắt đầu cháy, tỏa sáng với ánh sáng và hơi ấm của những cục than xung quanh nó.
Khi vị giáo sư đi ra cửa, cậu bé chủ nhà nắm tay ông nói:
- Cảm ơn bài thuyết giảng của bác!
                 (Phỏng theo Vặt vãnh và hoàn hảo, NXB Văn hóa Thông tin)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phép liên kết câu và từ ngữ liên kết có trong các câu văn sau:
	“Vị giáo sư nhìn đồng hồ và nhận ra đã đến giờ ông phải đi thăm nhà khác. Ông chậm rãi đứng dậy, nhặt cục than lạnh đặt vào giữa bếp lửa.”
Câu 2 (0,5 đ): Hãy cho biết hàm ý của câu in đậm: “Cảm ơn bài thuyết giảng của bác!” trong đoạn trích trên?
Câu 3 (1,0 đ): Hãy nêu nội dung khái quát của câu chuyện.
Câu 4 (1,0 đ): Em rút ra bài học gì cho bản thân qua câu chuyện trên?
ĐỀ 15
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi :
“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả lẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm cái điều nhục nhã ấy!...”
Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2: “Ông lão” trong đoạn trích trên là nhân vật nào? Điều “nhục nhã” được nói đến là điều gì?
Câu 3: Trong đoạn trích trên, những câu văn nào là lời trần thuật của tác giả, những câu văn nào là lời độc thoại nội tâm của nhân vật? 
Câu 4: Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?
ĐỀ 16
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới :
 “Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.
Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.
 Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người. Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên con đường đời”.
(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập hai, 
NXB Giáo dục Việt Nam - 2017, tr.70, 71)
Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên?
Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ rõ và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất? 
Câu 3: (0,5 điểm): Tìm một thành ngữ nói về lòng khiêm tốn.
Câu 4 (1,0 điểm): Anh (chị) hiểu như thế nào về ý kiến: “...tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la.” 
ĐỀ 17
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.
Chuột sa hũ gạo
	Một con chuột rơi vào trong lu gạo, số gạo trong lu vẫn còn một nửa, sự cố ngoài ý muốn này khiến nó vui mừng không sao tả được.
	Sau khi xác định là không có nguy hiểm gì, nó liền bắt đầu cuộc sống ăn rồi lại ngủ, ngủ rồi lại ăn trong cái lu gạo.
	Rất mau, lu gạo sắp cạn kiệt, nhưng nó rốt cuộc vẫn không thoát khỏi sự cám dỗ của những hạt gạo, nên tiếp tục ở lại trong lu. Cuối cùng, gạo đã ăn hết, chuột ta mới phát hiện rằng mình không thể nhảy ra ngoài được nữa, lực bất tòng tâm.
(Theo câu chuyện cuộc sống)
	Câu 1: (0,5đ) Hãy xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên?
	Câu 2: (0,5đ) Xác định ngôi kể trong văn bản trên.
	Câu 3: (1,0đ) Em Hiểu thế nào là "Lực bất tong tâm"?
	Câu 4: (1,0đ) Sau khi đọc xong văn bản em rút ra được bài học gì cho mình?
ĐỀ 18
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
	Tuổi thần tiên là độ tuổi tươi đẹp nhất. Thế giới của độ tuổi ấy cũng đầy chất thơ. Tâm hồn ấy như những dây đàn mỏng manh, óng ánh và nhạy cảm. Bất cứ thứ gì chỉ cần chạm nhẹ là dây đàn ấy lại ngân lên những giai điệu thánh thót và mở ra những chân trời với bao ước vọng phía trước. Những biến đổi của những cô nhóc bỗng chốc đầy bất ngờ thành thiếu nữ đầy bí ẩn... một bông hoa mẫu đơn...một rung động "dịu dàng" trong sáng đầu đời... và một đêm chợt cảm nhận thấy sững sờ vẻ đẹp quen thuộc của ánh trăng. Nó đã làm nên một sự hóa thân kì diệu.
	(Hạt giống tâm hồn – NXN Thanh Niên)
	Câu 1: (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên?
	Câu 2: (0,5 điểm): Xác định biện pháp nghệ thuật tu từ trong câu “Tâm hồn ấy như những dây đàn mỏng manh, óng ánh và nhạy cảm”.
	Câu 3: (1,0 điểm): Nội dung cơ bản của đoạn trích trên?
	Câu 4: (1,0 điểm): Điều đẹp đẽ nhất em luôn khắc ghi trong những năm tháng tuổi thần tiên của mình là gì ? (viết từ 3-5 câu).
ĐỀ 19
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
TẤT CẢ SỨC MẠNH
Có một cậu bé đang chơi ở đống cát trước sân. Khi đào một đường hầm trong đống cát, cậu bé đụng phải một tảng đá lớn. Cậu bé liền tìm cách đẩy nó ra khỏi đống cát. Cậu bé dùng đủ mọi cách, cố hết sức, nhưng rốt cuộc vẫn không thể đẩy tảng ra khỏi đống cát. Đã vậy, bàn tay của cậu còn bị trầy xước, rướm máu. Cậu bật khóc rấm rứt trong thất vọng.
Người bố ngồi trong nhà lặng lẽ theo dõi mọi chuyện. Và khi cậu bé khóc, người bố bước tới: “Con trai, tại sao con không dùng hết sức mạnh của mình?”
Cậu bé thổn thức đáp: “Có mà! Con đã dùng hết sức mạnh rồi mà bố!”
“Không, con trai - người bố nhẹ nhàng nói - Con đã không dùng đến tất cả sức mạnh của con. Con đã không nhờ bố giúp”.
Nói rồi người bố cúi xuống bới tảng đá ra, nhấc lên và vứt đi chỗ khác.
 (Trích Sự bình yên trong tâm hồn, NXB Văn hóa - Thông tin)
Câu 1. Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. 
Câu 2. Chỉ ra một phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất? 
Câu 3: Nêu nội dung chính của câu chuyện trên?
Câu 4: Em rút ra bài học gì từ câu chuyện trên?
ĐỀ 20
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
 Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết. Ngót ba mươi năm bôn tẩu bốn phương trời, người vẫn giữ thuần túy phong độ, ngôn ngữ tính tình của người Việt Nam. Ngôn ngữ của người phong phú, ý vị như ngôn ngữ người dân quê Việt Nam; Người khéo léo dùng tục ngữ hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị. Làm thơ, Người thích lối ca dao vì ca dao là Việt Nam cũng như núi Trường Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng Tháp Mười vậy. Mấy mươi năm xa cách quê hương, Người không quên mùi vị những thức ăn đặc biệt Việt Nam như cà muối, dưa chua, tương ớt và ngày thường bây giờ người vẫn thích những thứ ấy. Ngay sau khi về nước, gặp tết người không quên mừng tuổi đồng bào hàng xóm và quà bánh cho trẻ em, tuy chỉ có mấy đồng xu nhưng cũng bọc giấy hồng đơn cẩn thận, tiêm tất...
 (“Hồ Chủ Tịch - Hình ảnh của dân tộc” - Phạm Văn Đồng)
Câu 1: Xác định câu mang luận điểm của đoạn trích trên?
Câu 2: Xác định biện pháp tu từ có trong đoạn trích?
 Câu 3: Tìm một câu có chức thành phần khởi ngữ trong đoạn trích, chỉ rõ thành phần khởi ngữ?
Câu 4: Qua đoạn trích em học tập được điều gì từ phong cách Hồ Chí Minh.
ĐỀ 21
Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi: 
KHÔNG AI LÀ NGƯỜI THUA CUỘC
"Chúng ta không nên nghĩ bản thân mình là người thua cuộc,
Là người chịu thiệt thòi, lạc hậu,
Bởi chủng tộc, tín ngưỡng, màu da,
Bởi giáo dục, học hành, giới tính,
Tôn giáo, địa vị hay tuổi tác.
Thế giới không phải được làm nên bởi những danh hiệu.
Mà thế giới, từ bây giờ,
Sẽ được làm nên bởi tâm hồn.
Bởi những giấc mơ tuyệt vời, yêu thương tuyệt vời
Và sự kiên nhẫn tuyệt vời.
Những người vượt qua được giới hạn hiển nhiên của họ
Sẽ lớn hơn so với những người
Không biết cách để vượt qua.
Sự khiếm khuyết của chúng ta có thể là hạt giống của sự vinh quang.
Chúng ta không nên chối bỏ chúng"...
	(Ben Okri)
Câu 1 (0,5). Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu? 	
Câu 2 (0,5). Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong đoạn trích trên?
Câu 3 (1,0). Thông điệp nào được gửi gắm qua đoạn trích?
Câu 4 (1,0). Qua nội dung của đoạn trích, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
ĐỀ 22
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB. Giáo dục, 2014).
Câu 1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Giới thiệu ngắn gọn về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ấy.
Câu 2. Tìm một hình ảnh ẩn dụ trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng.
Câu 3. Tại sao nói hình ảnh những chiếc xe không kính là một sáng tạo độc đáo của Phạm Tiến Duật?
Câu 4: Suy nghĩ của em về tinh thần và ý chí của những người lính lái xe không kính?
ĐỀ 23 Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
Vị chủ tịch huyện
Một vị chủ tịch huyện bị cách chức, vì quá uất hận mà ngã bệnh, chỉ có thể nằm bẹp trên giường.
Bác sĩ khuyên: 
- “Thử đọc thông báo khôi phục chức vụ cho ông ấy xem, biết đâu lại có tiến triển.”
Người vợ nghe thế thì nghĩ bụng: “Đã đọc thì đọc hẳn thông báo thăng chức lên chủ tịch tỉnh cho ông ấy sướng một thể.”
Ai dè người chồng nghe xong thì cười ha hả bật dậy, khỏe mạnh như xưa.
 Bác sĩ thở dài: 
- “Sao lại không nghe lời tôi dặn, tự ý tăng liều thế này chưa chắc đã là hay.”
Quả nhiên, sau khi biết được sự thật người chồng đã phát điên.
 (Theo câu chuyện cuộc sống)
Câu 1: (0,5 điểm) Hãy xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên. 
Câu 2: (0,5 điểm) Xác định ngôi kể trong văn bản trên.
Câu 3: (1,0 điểm) Xác định cách dẫn và dấu hiệu của cách dẫn được sử dụng trong câu: Người vợ nghe thế thì nghĩ bụng: “Đã đọc thì đọc hẳn thông báo thăng chức lên chủ tịch tỉnh cho ông ấy sướng một thể”.
Câu 4: (1,0 điểm) Sau khi đọc xong văn bản em rút ra được bài học gì cho mình?
ĐỀ 24
Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA
Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để dành được một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì cậu con trai lười biếng.
Một hôm, ông bảo con:
- Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây!
Bà mẹ sợ con vất vả liền dúi cho môt ít tiền. Anh này cầm tiền đi chơi mấy hôm, khi chỉ còn vài đồng mới trở về đưa cho cha. Người cha vứt ngay nắm tiền xuống ao. Thấy con vẫn thản nhiên, ông nghiêm giọng:
Đây không phải tiền con làm ra.
Người con lại ra đi. Bà mẹ chỉ dám cho ít tiền ăn đường. Ăn hết tiền, anh ta đành tìm vào môt làng xin xay thóc thuê. Xay một thúng thóc được trả công hai bát gạo, anh chỉ dám ăn một bát. Suốt ba tháng, dành dụm được chín mươi bát gạo, anh bán lấy tiền.
Hôm đó, ông lão đang ngồi sưởi lửa thì con đem tiền về. Ông liền ném luôn mấy đồng vào bếp lửa. Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra. Ông lão cười chảy nước mắt: 
 	- Bây giờ cha tin tiền đó chính tay con làm ra. Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý đồng tiền.
Ông đào hũ bạc lên, đưa cho con và bảo: 
- Nếu con lười biếng, dù cha cho một trăm hũ bạc cũng không đủ. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.
Câu 1: Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm như thế nào?
Câu 2: Khi ông lão vứt tiền vào đống lửa, người con đã làm gì? 
Câu 3: Xác định câu chứa hàm ý trong câu sau: - Nếu con lười biếng, dù cha cho một trăm hũ bạc cũng không đủ. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.
Câu 4: Bài học rút ra từ câu chuyện ?
ĐỀ 25
 Đọc đoạn văn sau và trả lời cho câu hỏi bên dưới
 “Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.”
(Trích SGK Ngữ văn 9, tập 1, tr.183-184)
 1. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu chính nào ?
 2. Xét theo cấu tạo ngữ pháp thì câu “Rét, bác ạ” thuộc kiểu câu nào?
 3. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.
 4. Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu, phân tích vẻ đẹp của nhân vật được khắc họa trong đoạn trích trên.
ĐỀ 26
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
Câu 1: (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ?
Câu 2: (0,5 điểm) Đoạn thơ nằm trong bài thơ nào? Tác giả?
Câu 3: (1,0 điểm) Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên? Tác dụng?
Câu 4: (1,0 điểm) Tại sao các nhà thơ lại ước nguyện được làm: “con chim hót”, “đóa hoa tỏa hương”, “cây tre trung hiếu”?
ĐỀ 27
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Mẹ nó dặn, ở nhà có gì cần thì gọi ba giúp cho. Nó không nói không rằng, cứ lui cui dưới bếp. Nghe nồi cơm sôi, nó giở nắp, lấy đũa bếp sơ qua – nồi cơm hơi to, nhắm không thể nhắc xuống để chắt nước được, đến lúc đó nó mới nhìn lên anh Sáu. Tôi thầm nghĩ, con bé đang bị dồn vào thế bí, chắc nó phải gọi ba thôi. Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:
Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái! – Nó cũng lại nói trổng.
 Tôi lên tiếng mở đường cho nó:
Cháu phải gọi “Ba chắt nước giùm con”, phải nói như vậy. 
 Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên:
Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!
Anh Sáu vẫn cứ ngồi im. Tôi dọa nó:
Cơm mà nhão, má cháu về thế nào cũng bị đòn. Sao cháu không gọi ba cháu. Cháu nói một tiếng “ba” không được sao?
 (Trích “Chiếc lược ngà” – Nguyễn Quang Sáng)
Câu 1 (0,5 điểm): Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra các từ xưng hô được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 3 (1,0 điểm): Khi nói với nhân vật anh Sáu, bé Thu trong đoạn trích đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào? 
Câu 4 (1,0 điểm): Em nhận xét như thế nào về cách cư xử của bé Thu trong đoạn trích? 
ĐỀ 28
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
“Bần thần hương huệ thơm đêm
khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn
chân nhang lấm láp tro tàn
xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào
Mẹ ta không có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa
Cái cò... sung chát đào chua...
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”
 (Trích “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” – Nguyễn Duy)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ?
Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ trên?
Câu 3 (1,0 điểm): Em hiểu như thế nào về hai câu thơ cuối đoạn trích: “ta đi trọn kiếp con người/cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”?
Câu 4 (1,0 điểm): Đoạn thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì?
 ĐỀ 29: Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi: 
NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
	(Theo Tuốc-ghê-nhép)
	Câu 1 (0,5). Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu? 	
 Câu 2 (0,5). Câu chuyện được kể ở ngôi thứ mấy?
	Câu 3 (1,0). Hãy chuyển nội dung các câu sau thành lời dẫn gián tiếp: 
	Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
	Câu 4 (1,0). Qua nội dung của câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
ĐỀ 30
Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi: 
 Hai người bạn và con gấu
 Có hai anh chàng nọ là bạn thân với nhau, một anh chàng béo, còn anh kia thì gầy. 
        Một hôm, hai anh chàng đang đi trong rừng. Bỗng nhiên từ xa có một con gấu to lớn xuất hiện, gầm gừ và tính tấn công hai anh chàng này. 
 Thấy con gấu, hai anh chàng hốt hoảng kêu lên: "Cứu tôi với!". Anh gầy liền chạy đến một cây cao gần đấy để leo lên lánh nạn.  Thấy con gấu sắp lao đến chỗ mình, anh chàng béo cầu cứu bạn: "Làm ơn kéo tôi lên với Thấy con gấu tiến sát gần mình, anh chàng béo liền nằm xuống đất nín thở giả vờ chết. Gấu tiến đến anh chàng béo nhưng thấy anh này nằm bất động. Con gấu hít hít vài cái rồi bỏ đi
Khi con gấu đã bỏ đi xa, người bạn ở trên cây tụt xuống. Anh ta hỏi bạn: "Con gấu nói thầm gì vào tai bạn đấy"?
Gấu bảo tớ là: "Không bao giờ nên tin tưởng vào người đã bỏ bạn lại một mình trong lúc nguy cấp". 
 (Nguồn: Quà tặng cuộc sống)	 
Câu 1 (0,5). Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu? 	
Câu 2 (0,5). Hàm ý trong câu: "Không bao giờ nên tin tưởng vào người đã bỏ bạn lại một mình trong lúc nguy cấp"? 
Câu 3 (1,0). Thông điệp nào được gửi gắm qua đoạn trích?
Câu 4 (1,0). Qua nội dung của đoạn trích, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
ĐỀ 31
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thẻ thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới ”
Câu 1: (0,5 điểm): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả?
Câu 2: (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?
Câu 3: (1,0 điểm): Trong các câu văn sau: “Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa.”
Câu văn nào có chứa thành phần biệt lập, gạch chân và nêu rõ thành phần gì?
Câu 4: (1,0 điểm): Vì sao nhân vật nói: “Tôi sẽ không đi khom.”
ĐỀ 32
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
.... "Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn.
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con"...
(Theo Ngữ văn 9, tập hai, trang 72, NXB Giáo dục, 2007)
Câu 1: Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả.
Câu 2: 
a. Giải nghĩa cụm từ “Người đồng mình”.
b. Qua hai câu thơ của đoạn trích:
“Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không ch

File đính kèm:

  • docon_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van.doc