Ôn tập Vật lí Lớp 10 - Chủ đề: Động lượng

PP hỏi–đáp PP hỏi–đáp PP quan sát PP viết PP viết

CC Câu hỏi

CC Thang đo CC Câu hỏi

CC Thang đo CC Sản phẩm học tập

CC Rubric CC Bài tập

CC Thang đo CC Bài tập

CC Thang đo

- Vận tốc, đơn vị vận tốc, đơn vị khối lượng.

- Biểu thức động năng.

- Lực.

-Biểu thức gia tốc.

- Định luật II Newton - Nêu được 5 ví dụ thực tế về va chạm giữa các vật.

- Nêu được ý nghĩa của động lượng.

- Định nghĩa được động lượng.

 - Thực hiện được thí nghiệm va chạm giữa hai vật.

- Xác định được tốc độ và đánh giá được động lượng của vật trước và sau va chạm bằng dụng cụ thực hành.

- Phát biểu được định luật bảo toàn động lượng trong hệ kín.

- Thực hiện thí nghiệm và thảo luận được sự thay đổi năng lượng trong một số trường hợp va chạm đơn giản. - Vận dụng được định luật bảo toàn động lượng trong một số trường hợp đơn giản.

- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản. - Rút ra được mối liên hệ giữa lực tổng hợp tác dụng lên vật và tốc độ thay đổi của động lượng.

 

docx 8 trang linhnguyen 4380
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Vật lí Lớp 10 - Chủ đề: Động lượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Vật lí Lớp 10 - Chủ đề: Động lượng

Ôn tập Vật lí Lớp 10 - Chủ đề: Động lượng
Chủ đề: ĐỘNG LƯỢNG
1. KẾ HOẠCH KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ 
ĐÁNH GIÁ CHUẨN ĐOÁN
ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH
ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT
PP hỏi–đáp
PP hỏi–đáp
PP quan sát
PP viết
PP viết
PP viết
CC Câu hỏi
CC Thang đo
CC Câu hỏi
CC Thang đo
CC Sản phẩm học tập
CC Rubric
CC Bài tập
CC Thang đo
CC Bài tập
CC Thang đo
CC Đề kiểm tra
- Vận tốc, đơn vị vận tốc, đơn vị khối lượng.
- Biểu thức động năng.
- Lực.
-Biểu thức gia tốc.
- Định luật II Newton
- Nêu được 5 ví dụ thực tế về va chạm giữa các vật.
- Nêu được ý nghĩa của động lượng.
- Định nghĩa được động lượng.
- Thực hiện được thí nghiệm va chạm giữa hai vật.
Xác định được tốc độ và đánh giá được động lượng của vật trước và sau va chạm bằng dụng cụ thực hành.
- Phát biểu được định luật bảo toàn động lượng trong hệ kín.
- Thực hiện thí nghiệm và thảo luận được sự thay đổi năng lượng trong một số trường hợp va chạm đơn giản.
- Vận dụng được định luật bảo toàn động lượng trong một số trường hợp đơn giản.
- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản.
Rút ra được mối liên hệ giữa lực tổng hợp tác dụng lên vật và tốc độ thay đổi của động lượng. 
2. CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ
2.1. Công cụ kiểm tra đánh giá quá trình 
* Công cụ 1:
Yêu cầu cần đạt
Công cụ đánh giá
Từ tình huống thực tế, thảo luận để nêu được ý nghĩa vật lí và định nghĩa động lượng.
Câu hỏi: 1. Nêu 5 ví dụ về va chạm giữa các vật trong thực tế?
 2. Nêu ý nghĩa vật lí của động lượng.
 3. Nêu định nghĩa động lượng.
Thang đánh giá: 
1
2
3
Nêu được 5 ví dụ
Nêu được ý nghĩa vật lí
Nêu được định nghĩa
* Công cụ 2:
Yêu cầu cần đạt
Công cụ đánh giá
- Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án, thực hiện phương án, xác định được tốc độ và đánh giá được động lượng của vật trước và sau va chạm bằng dụng cụ thực hành.
- Thực hiện thí nghiệm và thảo luận, phát biểu được định luật bảo toàn động lượng trong hệ kín.
- Thực hiện thí nghiệm và thảo luận được sự thay đổi năng lượng trong một số trường hợp va chạm đơn giản.
Sản phẩm học tập: Thảo luận để thiết kế phương án xác định được tốc độ và đánh giá được động lượng của vật trước và sau va chạm.
 Phát biểu được định luật bảo toàn động lượng.
Rubric đánh giá thí nghiệm
Tiêu chí
(1)
Không làm được
(2)
Làm được chưa tốt
(3)
Làm được 
(4)
Làm được tốt
Chuẩn bị
Nhóm chưa chuẩn bị theo nhiệm vụ được giao
Nhóm có chuẩn bị nhưng chưa đầy đủ
Nhóm có chuẩn bị đầy đủ
Nhóm chuẩn bị đầy đủ, ngăn nắp
Phân công nhiệm vụ nhóm
Nhóm không phân công theo nhiệm vụ được giao
Nhóm có phân công nhưng chưa hợp lí
Nhóm có phân công hợp lí
Nhóm có phân công hợp lí, rõ ràng.
Lắp đặt được dụng cụ theo phương án
Nhóm không lắp được dụng cụ, phải có sự trợ giúp của giáo viên.
Nhóm tự lắp được dụng cụ nhưng chưa hợp lí.
Nhóm tự lắp được dụng cụ hợp lí.
Nhóm tự lắp được dụng cụ, nhanh nhẹn, thuần thục.
Tiến hành thí nghiệm, thu thập số liệu
Nhóm chưa làm được và lấy được số liệu thí nghiệm, phải có GV trợ giúp.
Nhóm làm và lấy được số liệu thí nghiệm theo nhiệm vụ được giao nhưng chưa đầy đủ
Nhóm làm và lấy được số liệu thí nghiệm theo nhiệm vụ được giao đầy đủ
Nhóm làm và lấy được số liệu thí nghiệm theo nhiệm vụ được giao nhanh nhẹn, đầy đủ.
Xử lí số liệu và kết luận
Nhóm chưa xử lí được số liệu và chưa rút ra được kết luận.
Nhóm xử lí được số liệu, chưa rút ra được kết luận.
Nhóm xử lí số liệu, rút ra được kết luận nhưng chưa chính xác. 
Nhóm xử lí số liệu thuần thục, rút ra được kết luận chính xác.
Thái độ làm việc
Các thành viên chưa nghiêm túc, có thành viên chưa tham gia hoạt động.
Các thành viên khá nghiêm túc, còn thành viên chưa hoạt động.
Các thành viên nghiêm túc, tham gia hoạt động đầy đủ.
Tất cả thành viên nghiêm túc, tích cực tham gia hoạt động.
* Công cụ 3:
Yêu cầu cần đạt
Công cụ đánh giá
- Vận dụng được định luật bảo toàn động lượng trong một số trường hợp đơn giản.
- Thảo luận để giải thích được một số hiện tượng đơn giản.
Bài tập :
Chứng minh biểu thức .
Thang đánh giá:
1
2
3
4
5
6
Hệ súng, đạn là hệ kín
Áp dụng ĐLBT động lượng: 
Suy ra 
Kết luận: chiều chuyển động của súng ngược chiều chuyển động của đạn, tốc độ giật lùi của súng 
Nguyên lý hoạt động của chuyển động bằng phản lực: Một phần khối lượng của vật chuyển động theo hướng này thì phần còn lại của vật chuyển động theo hướng ngược lại.
Từ nguyên lý trên, suy ra các hiện tượng tương tự trong tự nhiên: chuyển động lùi của con mực, thuyền bị đẩy ra xa bờ khi người bước lên bờ.
Công cụ 4.
Bài tập: Nêu giải pháp chế tạo tên lửa nước.
Thang đánh giá: 
1
2
3
4
5
Không khí được bơm vào trong thân tên lửa làm gia tăng áp suất.
Khi tên lửa được phóng, do áp suất trong thân tên lửa cao hơn bên ngoài nên không khí sẽ phun ra ngoài theo lỗ hổng ở đuôi tên lửa (miệng chai).
Tên lửa sẽ được đẩy về phía trước theo định luật bảo toàn động lượng: 
Giải thích các đại lượng.
Nước được cho vào tên lửa nhằm tăng khối lượng và động lượng vật chất phun ra và do đó sẽ làm tăng vận tốc tên lửa.
* Công cụ 5:
Yêu cầu cần đạt
Công cụ đánh giá
- Rút ra được mối liên hệ giữa lực tổng hợp tác dụng lên vật và tốc độ thay đổi của động lượng (lực tổng hợp tác dụng lên vật là tốc độ thay đổi của động lượng của vật).
Bài tập: Hãy tìm mối liên hệ giữa lực và độ biến thiên động lượng từ định luật II Newton?
Chứng minh được biểu thức .
Thang đánh giá:
1
2
3
4
5
Viết đúng biểu thức định luật II Newton
Viết được biểu thức vectơ gia tốc
Thay được biểu thức gia tốc vào định luật II.
Suy ra được biểu thức biến thiên động lượng.
Rút ra được biểu thức 
2.2. Công cụ kiểm tra đánh giá tổng kết 
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT CHỦ ĐỀ: ĐỘNG LƯỢNG
Nội dung
Thành phần NL (hướng tới)
Nhận thức vật lí
Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí
Vận dụng kiến thức kĩ năng
[1.1]
[1.2]
[1.3]
[1.4]
[1.5]
[2.1]
[2.2]
[2.4]
[3.1]
[3.2]
Định nghĩa động lượng
C1,2,5,6,7,8,9
C15
C3
Bảo toàn động lượng
C4
C10,11,13
C17
C17
C17
Động lượng và va chạm
C5,18
C12,14,16,18
C18
C18
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI CHỦ ĐỀ ĐỘNG LƯỢNG 
Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian phát đề 
PHẦN A. TRẮC NGHIỆM
Điều nào sau đây sai khi nói về động lượng?
	A. Động lượng của một vật có độ lớn bằng tích khối lượng và tốc độ của vật.
	B. Động lượng của một vật có độ lớn bằng tích khối lượng và bình phương vận tốc.
	C. Động lượng của một vật là một đại lượng vectơ. 	
	D. Trong hệ kín, động lượng của hệ được bảo toàn.
Đặc điểm vectơ động lượng là 
	A. cùng phương, ngược chiều với vectơ vận tốc. 	
	B. có phương hợp với vectơ vận tốc một góc α bất kỳ. 
	C. có phương vuông góc với vectơ vận tốc. 	
	D. cùng phương, cùng chiều với vectơ vận tốc. 
Phát biểu nào sau đây sai?
	A. Động lượng là một đại lượng vectơ.	
	B. Xung của lực là một đại lượng vectơ.
	C. Động lượng tỉ lệ thuận với khối lượng vật.	
	D. Động lượng của vật trong chuyển động tròn đều không đổi.
Chọn cụm từ thích hợp điền vào khoảng trống trong phát biểu sau: 
“Xung lượng của lực tác dụng vào chất điểm trong khoảng thời gian Dt bằng  động lượng của chất điểm trong cùng khoảng thời gian đó”.
	A. giá trị trung bình. B. giá trị lớn nhất. 	C. độ tăng. 	D. độ biến thiên.
Chất điểm M chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực . Động lượng chất điểm ở thời điểm t là
	A. .	B. .	C. .	D..
Động lượng được tính bằng đơn vị nào sau đây?
	A. N/s.	B. Ns. 	C. Nm.	D. kgm/s.
Gọi m là khối lượng của vật, v là vận tốc của vật. Động lượng của vật có độ lớn
	A. mv2/2	B. mv2 	C. 2mv.	D. mv 
Trong hệ đơn vị SI, đơn vị của động lượng là
	A. kgms. 	B. kgm/s2. 	C. kgms2.	D. kgm/s.
Hiện tượng nào dưới đây là sự va chạm đàn hồi: 
	A. Sự va chạm của mặt vợt cầu lông vào quả cầu lông B. Bắn một đầu đạn vào một bị cát.
	C. Bắn một hòn bi-a vào một hòn bi-a khác. 	 D. Ném một cục đất sét vào tường. 
Định luật bảo toàn động lượng tương đương với 
	A. định luật I Newton. 	B. định luật II Newton.
	C. định luật III Newton.	D. định luật vạn vật hấp dẫn.
Tổng động lượng của một hệ không bảo toàn khi nào?
	A. Hệ chuyển động có ma sát. 	 B. Hệ là gần đúng cô lập. 
	C. Tổng ngoại lực tác dụng lên hệ bằng không. D. Hệ cô lập.
Gọi M và m là khối lượng súng và đạn; , là vận tốc của súng và đạn khi đạn thoát khỏi nòng súng. Vận tốc của súng (theo phương ngang) là
	A. . 	B. . 	C. . 	D. .
Điều nào sau đây không đúng khi nói về động lượng.
	A. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và vận tốc của vật. 
	B. Động lượng của một vật là một đại lượng véc tơ. 
	C. Trong hệ kín, động lượng của hệ được bảo toàn. 
	D. Động lượng của một vật bằng tích khối lượng và bình phương vận tốc.
Sau va chạm đàn hồi thì cả hai vật đều đứng yên trong điều kiện nào sau đây?
	A. Hai vật có khối lượng bằng nhau, chuyển động ngược chiều nhau với cùng một vận tốc. 
	B. Hai vật có khối lượng và vận tốc được chọn một cách thích hợp va chạm với nhau. 
	C. Một vật khối lượng rất nhỏ đang chuyển động va chạm với một vật có khối lượng rất lớn đang đứng yên. 
	D. Không thể xảy ra hiện tượng này. 
Hệ gồm hai vật 1 và 2 có khối lượng và tốc độ lần lượt là 1 kg; 3 m/s và 1,5 kg; 2 m/s. Biết hai vật chuyển động theo hướng ngược nhau. Tổng động lượng của hệ này là
	A. 6 kg.m/s. 	B. 0 kgm/s. 	C. 3 kgm/s. 	D. 4,5 kgm/s.
Một vật có khối lượng 4kg rơi tự do không vận tốc đầu trong khoảng thời gian 2,5s. Lấy g=10m/s2. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó có độ lớn là
	A. Δp = 100 kgm/s.	B. Δp= 25 kgm/s.	C. Δp = 50 kgm/s. 	D. 200kgm/s.
PHẦN B. TỰ LUẬN
Vì sao các con tàu vũ trụ, tên lửa, có thể bay trong khoảng không gian vũ trụ mà không phụ thuộc vào môi trường bên ngoài là không khí hay chân không?
Một người có khối lượng 60 kg đứng trên một chiếc thuyền dài 3m, khối lượng thuyền là M=120kg. Ban đầu thuyền nằm yên trên mặt hồ yên lặng. Người trên thuyền bắt đầu đi từ mũi thuyền đến đuôi thuyền thì thấy thuyền chuyển động. Bỏ qua sức cản của nước.
a. Thuyền chuyển động theo hướng nào, giải thích tại sao?
b. Khi người đó đi đến đuôi thuyền thì thuyền đã đi một đoạn bao nhiêu? 	
ĐÁP ÁN:
PHẦN TRẮC NGHIỆM (TỪ CÂU 1-16) - 4.0 ĐIỂM (40%)
Câu
Đáp án
1
B
2
D
3
D
4
D
5
B
6
D
7
D
8
D
9
C
10
C
11
A
12
A
13
D
14
A
15
B
16
A
CÂU 17 (2 điểm)
Hướng dẫn
Biểu hiện hành vi
Thành phần năng lực
Xét một tên lửa có khối lượng M chứa một khối khí có khối lượng m. Khi phóng tên lửa khối khí khối lượng m phụt ra phía sau với vận tốc v thì tên lửa khối lượng M chuyển động với vận tốc V
Đề xuất được chuyển động cụ thể của tên lửa.
[2.1]
Nếu xem tên lửa là một hệ cô lập (trong khoảng không vũ trụ, xa các thiên thể) thì động lượng của hệ được bảo toàn. Ta có:
MV+mv=0 
=>V=-mMv
Chứng minh được vận tốc của tên lửa chỉ phụ thuộc vào khối lượng của tên lửa, khối khí và vận tốc của khối khí.
[3.1]
Như vậy, các con tàu vũ trụ, tên lửa, có thể bay trong khoảng không gian vũ trụ mà không phụ thuộc vào môi trường bên ngoài là không khí hay chân không.
Trình bày được vận tốc của tên lửa không phụ thuộc vào môi trường bên ngoài.
[2.4]
CÂU 18 (4điểm)
Hướng dẫn
Biểu hiện hành vi
Thành phần năng lực
Thuyền chuyển động ngược lại so với người
Mô tả được hiện tượng
[2.1]
Vậ dụng được định luật bảo toàn động lượng giải thích được 
Mô tả được độ dời của thuyền ngược với độ dời của người so với thuyền
[3.1]
Tính ra được s=1m
Tính toán được các giá trị
[1.2]

File đính kèm:

  • docxon_tap_vat_li_lop_10_chu_de_dong_luong.docx