Ôn tập tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn

I. VĂN BẢN:

1. Văn nghị luận: Xem lại kiến thức của một số tác phẩm nghị luận chính trị - xã hội và nghị lậun văn học như: Tiếng nói văn nghệ (Nguyễn Đình Thi), Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm), Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông- Ten.

2. Thơ hiện đại: Học thuộc lòng các bài thơ và xem nội dung phân tích:

- Con cò – Chế Lan Viên

- Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải

- Viếng lăng Bác – Viễn Phương.

- Sang thu – Hữu Thỉnh

- Nói với con – Y Phương

- Mây và sóng – Ta-go

3. Truyện hiện đại: Học các tác phẩm truyện + tóm tắt cốt truyện và nội dung phân tích:

- Làng – Kim Lân

- Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long.

- Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang sáng.

- Bến quê – Nguyễn Minh Châu.

- Những ngôi sao xa xôi – Lê minh Khuê.

Và xem nội dung + cốt truyện của các tác phẩm: rô-bin-xơn ngoài hoang đảo (Đ. Đi-phô), Bố của Xi-mông (Guy-đơ Mô-pa-xăng), Con chó Bấc (G. lơn-đơn).

II. TIẾNG VIỆT:

- Ôn tập các bài: khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn, nghĩa tường minh và hàm ẩn.

- Xem lại chương trìng địa phương tiếng việt

- Ôn các kiến thức có liên quan đến tổng kết về ngữ pháp.

- Thực hành các bài tập.

 

docx 81 trang linhnguyen 4440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn

Ôn tập tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn
đoàn thoi” – “cá dệt biển” – những màu sắc ánh sáng của cá thật đẹp. Tâm hồn người lao động tràn đầy niềm vui và say sưa: thể hiện nỗi ước ao của người dân hãy đến dệt sáng tấm lưới cá đi đàn cá ơi. Giọng thơ ngọt ngào ngân dài, vang xa đem đến cho người đọc nhiều liên tưởng thú vị về vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ ca.
Không phải một bầy cá đến dệt vào lưới mà là lời mời gọi từng đoàn cá. Điều này chứng tỏ người lao động đã đoán biết được những luồng cá trên biển Đông. Họ đã nhìn thấy những luồng ánh sáng cá phát ra, lao đi, lấp lánh sáng trong bóng đêm thật đẹp.
Người lao động dường như đang thưởng ngoạn bức tranh vô giá của biển cả về đêm mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng. Âm điệu câu thơ tha thiết kết hợp với từ cảm thán “ơi” và dấu chấm cảm thể hiện khát vọng đến cháy bỏngcua3 ngư dân là mong muốn đánh bắt thật nhiều cá để làm giàu cho Tổ Quốc. Đó chính là nét đẹp của người lao động trên biển.
Chốt, chuyển ý
Khổ 3: Cảnh đoàn thuyền đánh cá giũa biển đêm:
	“Thuyền ta lái gió dưới buồm trăng
	Lướt giữa mây cao với biển bằng
	Ra đậu dặm xa dò bụng biển
	Dàn đan thế trận lưới vây giăng”
Hình ảnh con thuyền được miêu tả qua nghệ thuật nhân hóa, phóng đại và liên tưởng qua các từ ngữ: “lái gió, lướt mây, dò bụng biển, dàn đan thế trận” làm cho con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển cả bao la trở thành con thuyền kì vĩ, khổng lồ, hòa nhập vào với kích thước rộng lớn của thiên nhiên vũ trụ. Hai câu thơ “Thuyền tabiển rằng” đẹp như một bức tranh lồng lộng mây trời, mênh mông biển cả. thuyền và người đã hòa nhập vào thiên nhiên bát ngát, lướt đi phơi phới, trong cái thơ mộng của trời biển, gió, trăng. Chủ nhân của con thuyền chính là những người lao động đang lồng lộng giữa biển trời trong tư thế làm chủ thiên nhiên, làm chủ đất trời.
Tư thế ra khơi nhẹ nhàng thoải mái đầy khí thế chỉ có ở những con người vừa thoát khỏi khiếp sống nô lệ đang làm chủ cuộc sống, làm chủ đất trời. Chữ “lướt” đặt tả đoàn thuyền ra khơi với vận tốc phi thường, thiên nhiên cùng góp sức với con người trên chặn đường lao động.
Ngư dân muốn thu được những mẻ cá lớn thì phải có nhiều lưới, nhiều con thuyền, phải biết cách “dàn đan thế trận” cách bủa lưới vây giăng. Cụm từ “dàn đan thế trận” gợi liên tưởng như một trận đấu hào hùng của ngư dân trên biển cả bao la.
Chốt, chuyển ý.
Khổ 4: Hình ảnh cá biển và biển đêm.
	“Cá nhụ cá chim cùng cá đé
	Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
	Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
	Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long”
Biển đẹp như tấm thảm nhiều màu sắc. Sắc màu là do cá, bởi cá “lấp lánh đuốc đen hồng”, “vàng chóe”. Đẹp rực rỡ và lộng lẫy đến huyền ảo là những hình ảnh của các loài cá trên biển, giữa ánh trăng, sao. Nhưng sáng tạo bất ngờ và độc đáo hơn cả là ánh sáng của vẩy cá với nhiều màu sắc lạ.
	“Cá nhụ cá chim cùng cá đé
	Cá song lấp lánh đuốc đen hồng”
Cách vận dụng thành ngữ độc đáo “Chim, thu, nhụ ,đé” cùng với phép liết kê và điệp ngữ “cá” như khắc họa rõ từng đường nét góp phần làm cho biển thơ mộng vô cùng.
Hình ảnh “cá song lấp lánh” là hình ảnh so sánh đẹp: những con cá song mình đen, đuôi chấm hồng được liên tưởng như những ngọn đuốc đang cháy lên trong đêm giữa biển trời. 
Hai câu thơ cuối là hình ảnh lộng lẫy và hùng vĩ của biển đêm:
	“Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
	Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long”
Chiếc đuôi cá quẫy làm ánh trăng lấnh lánh. Cái đuôi cá quẫy được ví như ngọn đuốc rực cháy. Nghệ thuật phối sắc tài tình làn=m cho vần thơ càng đẹp. Bầy cá như những nàng tiên vũ hội.
“Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long”. Đêm được nhân hóa như một đại dương biết thở. Nhịp thở của đêm là tiếng sóng rì rào cao thấp, sao phản chiếu lấp lánh theo từng đợt sóng lùa vào mặt nước càng làm cho tiếng thở có vẻ kì ảo. Đó là sự độc đáo mới lạ trong sáng tạo nghệ thuật.
Chốt, chuyển ý.
Khổ 5,6: Hình ảnh người lao động mới.
	“Ta hát bài ca gọi cá vào
	Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
	Biển cho ta cá như lòng mẹ
	Nuôi lớn đời ta tự thuở nào.”
Hình ảnh “hát bài ca gọi cá vào” nghệ thuật nhân hóa àngười lao động đã biến công việc nặng nhọc này thành niềm vui say mang đầy chất thơ. Từ “gõ” và “hát” trong câu thơ giúp ta hình dung cảnh đánh cá ngoài khơi thật sinh động và hấp dẫn.
Câu thơ “gõ thuyền đã có nhịp trăng cao” gợi liên tưởng đẹp: trăng in xuống nước, sóng xô bóng trăng dưới nước như gõ vào mạn thuyến tạo nên nhịp trăng để xua cá vào lưới. Thiên nhiên và con người cùng một nhịp lao động. Công việc đánh cá vào đêm vốn nặng nhọc, vất vả đã thành bài ca lao động đầy niềm vui nhịp nhàng cùng thiên nhiên, vừa hùng tráng vừa mộng mơ.
	“Biển cho ta cá như lòng mẹ
	Nuôi lớn đời ta tự thuở nào”.
Biển như lòng mẹ ấm áp chan chứa nghĩa tình. Nghệ thuật so sánh, nhân hóa độc đáo cho thấy sự giàu có, nhân hậu bao dung của biển cả. Biển cùng với con người lao động và cho con người sự sống
	“Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
	Ta kéo xoăn tay chum cá nặng
	Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
	Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.”
Hình ảnh “sao mờ” là tínhie65u thời gian: đêm sắp tàn, ngày đã đén – thời điểm công việc đánh cá diễn ra khẩn trương. Công việc gần hoàn tất, người lao động vui mừng với thành quả gặt hái được “chum cá nặng”
Nhịp thơ 2/2/3 phù hợp nhịp điệu khẩn trương của đoàn thuyền. Yếu tố thực “sao mờ” giúp ta hiểu được đoàn người yêu lao động họ đã thức thâu đêm để kéo lưới. Hình ảnh lao động nhọc nhằn nhưng rất hào hùng ấy thể hiện qua những từ ngữ gợi tả độc đáo “kéo xoăn tay”, “chum cá nặng” là cách so sánh thú vị, sinh động giúp ta hình dung cá nhiều vô kể: chúng chen nhau như chum quả. “Chùm cá nặng” còn tượng trưng cho thành quả lao động thắng lợi, nó chất chứa bao niềm hạnh phúc của ngư dân.
Từ “lóe” được dùng rất hay vừa gợi tả ánh bình minh đang lên vừa gợi lên động tác nhảy nhót của đàng cá trong mẻ lưới. Lưới kéo lên, những tia nắng sớm rực rỡ chiếu trên khoan thuyền đầy ấp cá lam lấp lánh màu sắc tạo nên “vẩy bạc đuôi vàng”. Câu thơ có màu sắc rực rỡ nhưng bất ngờ nhất là hình ảnh “lóe rạng đông”, “đuôi vẩy” của những con cá. Khoan thuyền đầy ấp cá, nghệ thuật sử dụng màu sắc thật hài hòa: màu sắc “bạc” vàng tạo ánh hồng làm cho bức tranh có một gam màu lộng lẫy, rực rỡ.
Khổ 7: đoàn thuyền đánh cá trở về
	“Câu hát căng buồm với gió khơi
	Đoàn thuyền chạy đua cùng mắt trời
	Mặt trời đội biền nhô màu mới
	Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”
Câu thứ nhất lặp lại câu cuối của khổ 1 tạo một cảm giác tuần hoàn: câu hát căng buồm đưa thuyền đi thì nay vẫn câu hát ấy căng buồm đưa thuyền về. Nhưng bây giờ thuyền trở về với một tư thế mới: Đoàn thuyền chạy đua cùng mắt trời. Và trong cuộc chạy đua này con người đã chiến thắng, con người đả về đích trước.
“Mặt trời đội biển” nghệ thuật nhân hóa: bình minh đẹp
Biện pháp nói quá kết hợp hình ảnh hoán dụ “mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi” đã vẽ lên không khí được mùa các thu hoạch thắng lợi và cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân vùng biển. Ánh mặt trời điểm tô cho thành quả lao động thêm rực rỡ: muôn mắt cá như muôn mặt trời tỏa ánh huy hoàng. Thuyền và người luôn nổi bật giữa vũ trụ lớn lao và niềm vui chiến thắng cũng mang tầm vóc lớn.
ĐÁNH GIÁ CHUNG
Kết bài (HS tự làm)
TƯ LIỆU VĂN HỌC:
Thuyền ra khơi như thi sĩ anh hùng/ Đi ra trận và ngợi ca Tổ Quốc (MB)
Yêu biết mấy những bước đi dáng đứng/ Của đời ta chập chững bước đầu tiên/ Tập làm chủ tập làm người xây dựng/ Dám vươn mình cai quản lại thiên nhiên (Tố Hữu) (khổ 3/5/7)
Đi ta đi khai phá rừng hoang/ Hỏi biển khơi xa đâu luồng cá chạy. (sông Đà – sông Lô)
Đề: Cảm nhận về bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy
Mở bài:
Nguyễn Duy sinh năm 1948 tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, quê ở Thanh Hóa. Là một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ.
Bài thơ “Ánh trăng” được viết năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh, in trong tập “Ánh trăng”. Nguyễn Duy viết bài thơ này vào lúc cuộc kháng chiến đã khép lại ba năm. Ba năm sống trong hòa bình, không phải ai cũng còn nhớ những gian khổ và kỉ niệm nghĩa tình trong quá khứ. Bài thơ như một lời tâm sự, một lời nhắn nhủ chân tình với chính mình, với mọi người về lẽ sống chung thủy, nghĩa tình.
Thân bài:
Khổ 1: Ánh trăng trong quá khứ:
“Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với bể”
Vầng trăng tuổi thơ của tác giả được trải rộng trên một không gian bao la, rộng lớn “hồi nhỏ” thời tuổi thơ. “Sống với đồng/ sông/ bể”. Hai câu thơ 10 tiếng gieo vần lưng, kết hợp với điệp từ “với” và phép liệt kê “đồng/ sông/ bể” nói lên tuổi thơ được đi nhiều, được cảm nhận những vẻ đẹp của thiên nhiên thoáng đãng.
Đến khi lớn lên phải sống trong chiến tranh, ở trong rừng, ánh trăng đã trở thành tri kỉ
“Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ”
“Hồi chiến tranh” nhân vật trữ tình đã trưởng thành – trở thành người lính. Cụm từ “ở rừng” diễn tả cuộc sống khó khăn, gian khổ.
Nghệ thuật nhân hóa “tri kỉ” có nghĩa là biết người như biết mình. Bạn tri kỉ như người bạn rất thân, hiểu biết mình. Từ “hồi nhỏ đến lúc chiến tranh” là một khoản thời gian dài cũng để xây đắp một tình cảm vững bền. Không phải dễ gì mà người ta coi nhau như tri kỉ.
àTrăng với người trong những năm ở rừng thời chiến tranh đã trở nên “đôi bạn tri kỉ”. Người chiến sĩ nằm ngủ dưới trăng: “gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm” (HCM). Trăng đã chia ngọt sẽ bùi hân hoan tin thắng trận với người lính tiền phương.
àChốt, chuyển ý.
Khổ 2: Những suy nghĩ của nhà thơ về vầng trăng
“Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa”
“Trần trụi – thiên nhiên”: con người đã sống hết lòng với thiên nhiên, tình cảm gắn bó không thể tách rời.
“Hồn nhiên như cây cỏ”: hình ảnh so sánh làm nổi bật chất trần trụi, chất hồn nhiên của người lính suốt những năm tháng ở rừng.
Từ “ngỡ” như một điểm nhấn, một dấu hiệu đặc biệt: tưởng không quên mà lại quên, câu thơ hàm chứa sự xót xa ân hận.
àtrăng là người bạn đồng hành trên mỗi bước đường gian lao nên trăng hiện diện như là hình ảnh của quá khứ, là hiện thân của kí ức chan chứa nghĩa tình.
Chốt, chuyển ý
Khổ 3: Vầng trăng trong hiện tại:
“Từ hồi về thành phố
Quen ánh điện cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dung qua đường”
“Thành phố”: hoàn cảnh sống thay đổi
Hình ảnh “ánh điện”, “cửa gương” tượng trưng cho cuộc sống hiện đại, tiện nghhi.
Biện pháp so sánh nhân hóa “vầng trăng đi qua ngõ, như người dưng qua đường”. Trăng vẫn hiện diện trên bầu trời thành phố, vẫn tràn đấy thúy chung, tình nghĩa nhưng con người đã quên trăng, hờ hững, lạnh nhạt, dững dung đến vô tình. Trăng giờ đây bỗng trở thàng người xa lạ, chẳng còn ai nhớ, chẳng còn ai hay.
Khi thay đổi hoàn cảnh sống, con người dễ dàng quên đi quá khứ, thay đổi tình cảm. Nói chuyện quên nhớ ấy, tác giả đã phản ánh một sự thực trong xã hội hiện đại.
Chốt, chuyển ý
Khổ 4: Tình huống gặp lại vầng trăng
“Thình lình đèn điện tắt
Phòng buyn-đinh tối om
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng tròn”
Các từ “thình lình”, “vội”, “đột ngột” gợi tả tình thái đầy biểu cảm thể hiện sự bất ngờ, ngẫu nhiên của cuộc tri ngộ. Hoàn cảnh gặp gỡ đó khiến nhà thơ bàng hoàng.
Hành động “vội, bật tung”: ba động từ mạnh diễn tả trạng thái cảm xúc thật mạnh mẽ, bất ngờ, có cái gì đó như thản thốt, lo âu trong hình ảnh “vội bật tung cửa sổ”.
Khổ thơ thư tư như là bước ngoặc để từ đó tác giả bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề của tác phẩm. Chính vì sự xuất hiện đột ngột trong cái bối cảnh đặc biệt ấy vầng trăng đã gợi lại bao nghĩa tình.
“Trăng tròn”: vẫn tròn đầy, vẹn Nguyên, thủy chung, không thay đổi.
Chốt, chuyển ý
Khổ 5: Vằng trăng gợi lại bao kỉ niệm nghĩa tình
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rung
Như là đồng là bể
Như là sông là rừng”
“Ngửa mặt – nhìn mặt” nghệ thuật nhân hóa, hai chữ “mặt” trong một câu thơ “mặt người” và “mặt trăng” cùng đối diện đàm tâm. Đối diện với vầng trăng cũng là đối diện với chính lương tâm của mình. Đây là sự đối diện với quá khứ và hiện tại, giữa sự thủy chung và bội bạc, giữa lòng vị tha và thói ích kỷ.
Trăng chẳng nói, chẳng trách, thế mà người lính như cảm thấy có cái gì đó rung rung. “Rưng rung” nghĩa là xúc động, nước mắt đang ứa ra và sắp khóc.
Cấu trúc thơ song hành, nghệ thuật so sánh với điệp từ “là” cho ta thấy ngòi bút của tác giả thật tài hoa. Sự gặp gỡ bất ngờ giữa người và trăng là sự gặp gỡ giữa những người bạn. những tâm hồn tri âm tri kỉ. Nhà thơ xúc động nghẹn ngào vì gặp lại cố nhân, gặp lại một gương mặt thân yêu và cũng chính là gương mặt của chính tâm hồn mình. Trong phút chốc, sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng làm ùa dậy trong tâm trí của tác giả về hình ảnh thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hòa hiện hình trong nỗi nhớ, trong cảm xúc rung rung của một con người đang sống giữa phố phường hiện đại.
Chốt, chuyể ý
Khổ 6: Suy ngẫm của nhà thơ
“Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”
“Trăng tròn vành vạnh” là hiện diện cho quá khứ đẹp đẽ không thể phai mờ. Trăng là biểu tượng cho tình đồng chí, đồng đội, cho thiên nhiên tươi đẹp.
Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc” là hình ảnh nhân hóa mang ý nghĩa như một lời nhắc nhở nghiêm khắc mà nhân hậu bao dung. Chính cái im lặng ấy đã đánh thức con người. Con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự trở về của lương tâm trong sạch, tốt đẹp.
“Giật mình” là cảm giác và phản xạ tâm lí có thật của một người biết suy nghĩ, chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, sự nông nỗi trong cách sống của mình. Cái “giật mình” của sự ăn năn, tự trách, tự thấy phải đổi thay trong cách sống.
àÁnh trăng vẫn trước sau ân nghĩa, thủy chung, dân dã, mộc mạc, bình dị. Trăng chính là chất xúc tác khơi gợi niềm xúc động, tạo ra sự xám hối đánh thức lương tâm ở con người. Cái “giật mình” được diễn tả trong câu thơ cuối thể hiện sự thức tỉnh đáng quý ở con người. Con người có thể vô tình, có thể quên lãng nhưnh thiên nhiên nghĩa tình quá khứ luôn tràn đầy, bất diệt.
ĐÁNH GIÁ CHUNG
Kết bài (HS tự làm)
TƯ LIỆU VĂN HỌC
Mình về thành thị xa xôi/ Nhà cao còn thấy núi đồi nữa chăng/ Phố đông còn nhớ bản làng/ Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng. (Tố Hữu) (Khổ 4)
Đề: Cảm nhận về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt
Mở bài:
Tác giả tên đầy đủ là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941. Bằng Việt là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
“Bếp lửa” được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên khoa pháp lí trường Đại học tổng hợp Ki-ép (liên Xô cũ)
Thân bài”
Khổ 1: Bếp lửa khơi nguồn cảm xúc
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.”
Điệp ngữ “một bếp lửa” nhắc lại hai lần giúp khơi nguồn cảm xúc đang dâng trào trong lòng nhà thơ.
“Chờn vờn”: từ láy tượng hình vừa giúp ta hình dung làn sương sớm đang bay nhè nhẹ quanh bếp vừa gợi cái mờ nhòa của hình ảnh kí ức theo thời gian.
“Ấp iu”: là một sáng tạo mới mẻ là sự kết hợp và biến thể của hai từ “ấp ủ” và “nâng niu”. “Ấp iu” gợi ra bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng của người nhóm bếp lửa lại rất chính xác với công việc nhóm bếp cụ thể.
Từ hình ảnh bếp lửa liên tưởng đến người nhóm lửa. Trong lòng đứa cháu đi xa trào dâng một cảm xúc thương bà mãnh liệt “cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. “Biết mấy nắng mưa” là cách nói ẩn dụ, gợi ra phần nào cuộc đời vất vả lo toan của bà. Chữ “thương” đi với “bà” tạo ra âm vang như ngân dài xao xuyến, như nỗi nhớ trải dài của cháu dành cho bà.
Khổ 2: Dòng hồi tưởng về kỉ niệm thời thơ ấu những năm sống bên bà.
Những dòng cảm xúc hồi tưởng của cháu về bà:
+ Cả một thời thơ ấu bỗng sống lại:
	“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
	Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
	Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
	Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
	Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!”
+ Kỉ niệm thời thơ ấu (năm lên bốn tuổi) thật mạnh, sâu, thành ấn tượng ám ảnh suốt cả đời.
+ Đó là cả một tuổi thơ nhọc nhằn, gian khổ, thiếu thốn: bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945. Thành ngữ “đói mòn đói mỏi” – diễn tả chính xác cái đói khủng khiếp năm nào.
+ Ấn tượng nhất là mùi khói bếp: “Khói hun nhèm mắt cháu”: hình ảnh tả thực: khói nhiều cay, khét vì củi ướt vì sương nhiều và lạnh. “Sống mũi còn cay”: sự xúc động của người cháu khi nghĩ về những năm tháng tuổi thơ gian khó, nghĩ mà cồn cào một nỗi nhớ thương bà.
Khổ 3: nhắc lại một vài kỉ niệm sâu sắc về bà.
“tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà.
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế
Mẹ cùng cha công tác bận không về.”
“Tám năm ròng” gợi cả một thời tuổi thơ của cháu luôn sống cùng bà.
Hình ảnh, chi tiết chợt nhớ đến trong hồi ức là tiếng chim tu hú.
+ Tiếng chim tu hú kêu những ngày hè, trên những cánh đồng xa cứ khắc khoải vọng về.
+ “Tiếng tu hú kêu sao mà tha thiết thế”. Điệp ngữ và câu hỏi tu từ đã tạo nên những cung bậc khác nhau của âm thanh. Tất cả gợi lên một không gian mênh mông, bao la, buồng vắng.
Nhớ nhất vẫn là hình ảnh bà bên bếp lửa:
“Cháu ở cùng bà bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.”
	+ Phép điệp ngữ “bà bảo”, “bà dạy”, “bà chăm” đã diễn tả một cách sâu sắc tấm lòng đôn hậu, tình thương bao la, sự chăm chút của bà đối với cháu.
Hình ảnh người bà hiện lên ấp áp, tần tảo, chụi thương, chụi khó, là chỗ dựa vững chắc cho cháu trong suốt những năm tháng tuổi thơ.
+ Cụm từ “nghĩ thương bà khó nhọc” nói lên lòng biết ơn của đứa cháu dành cho bà.
Khổ 4: Hình ảnh người bà trong những năm giặc đốt làng:
Hình ảnh người bà hiện lên rõ nét với những phẩm chất cao quý: bình tĩnh, vững lòng, vượt qua mọi thử thách của chiến tranh, làm tròn nhiệm vụ hậu phương để người đi công tác được yên lòng.
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
Những năm “giặc đốt làng” thời chiến tranh ác liệt với bao khó khăn gian khổ. Điệp ngữ “cháy tàn, cháy rụi” gợi lên bao nỗi vất vả, gian truân. Từ “lầm lụi” gợi dáng hình của những con người chụi đau thương, mất mát.
Bà cháu trở về trong sự đỡ đần cưu mang của làng xóm.
Trong khó khăn, gian khổ bà vẫn “vững lòng” dặn dò cháu. Lời dặn trực tiếp ấy không chỉ giúp ta hình dung ra giọng nói đầy tình cảm của bà mà còn làm sáng lên những phẩm chất của người bà – người phụ nữ Việt Nam đầy lòng hy sinh với sức sống mãnh liệt và nghị lực bền bỉ, thương cháu, thương con.
Khổ 5: Những suy ngẫm về hình ảnh bếp lửa:
Từ “bếp lửa” cụ thể tĩnh tại và tương đối khác quan, người cháu nghĩ về “ngọn lửa”:
Rồi sớm rồi chiều lại bếo lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.
+ Hình ảnh “bếp lửa” được thay thế bằng hình ảnh “ngọn lửa” mang ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng cho ánh sáng và sự sống.
+ “Bếp lửa bà nhen” sớm sớm chiều chiều đã bừng sáng thành ngọn lửa bất diệt, ngọn lửa của tình thương “luôn ủ sẵn”, ngọn lửa của niềm tin vô cùng “dai dẳng” bề bỉ và bất diệt.
+ Điệp ngữ “một ngọn lửa” nhấn mạnh tình yêu thương ấm áp bà dành cho cháu.
Hình ảnh người bà qua dòng hồi tưởng hiện lên thật đẹp: vừa cần cù, bền bỉ chắt chiu, vừa giàu nghị lực hy sinh chịu đựng, vừa nặng lòng với người ra đi kháng chiến. Đó cũng là hiện thân của người phụ nữ, người mẹ Việt Nam trong mấy cuộc chiến tranh: anh hùng, trung hậu, dũng cảm, đảm đang. Người cháu yêu bà, nhờ hiểu bà mà càng hiểu thêm dân tộc mình.
Ngọn lửa ở hai câu cuối cũng là hình ảnh ẩn dụ chỉ tấm lòng chăm chút đôn hậu. ở đây chính là ngọn lửa của trái tim con người chứ không phải là ngọn lửa từ củi. Bà nhóm lên một bếp lửa tinh thần trong tâm hồn đứa cháu: đó là lòng yêu thương tin tưởng với đất nước, con người. Hình ảnh bếp lửa mang ý nghĩa trừu tượng và khái quát.
Khổ 6: Suy ngẫm về bà:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ.”
Câu “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa” dùng phép đảo ngữ. Từ láy “lận đận” gợi tả một cuộc đời đầy gian tr

File đính kèm:

  • docxon_tap_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van.docx