Ôn tập Toán Tiếng Việt hè lớp 4 lên lớp 5

Bài 3: Phân tích số tự nhiên sau: 1234; 56827; 262056; 98345 thành:

a. Các nghìn, trăm, chục, đơn vị:

b. Các trăm và đơn vị

c. Các chục và đơn vị

Bài 4: Số tự nhiên X gồm mấy chữ số

X có chữ số hàng cao nhất thuộc hàng nghìn:

X có chữ số hàng cao nhất thuộc lớp nghìn:

X đứng liền sau một số có ba chữ số:

X đứng liền trước một số có ba chữ số:

 

doc 74 trang linhnguyen 580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập Toán Tiếng Việt hè lớp 4 lên lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Toán Tiếng Việt hè lớp 4 lên lớp 5

Ôn tập Toán Tiếng Việt hè lớp 4 lên lớp 5
chỉ trạng thái tồn tại (hoặc trạng thái không tồn tại) :còn,hết,có,...
+ ĐT chỉ trạng thái biến hoá : thành, hoá,...
+ ĐT chỉ trạng thái tiếp thụ : được, bị, phải, chịu,...
+ ĐT chỉ trạng thái so sánh : bằng, thua, hơn, là,...
 - Một số ônội ĐTô sau đây cũng được coi là ĐT chỉ trạng thái : nằm, ngồi, ngủ, thức, nghỉ ngơi, suy nghĩ, đi ,đứng , lăn, lê, vui, buồn , hồi hộp, băn khoăn, lo lắng,...Các từ này có một số đặc điểm sau :
 + Một số từ vừa được coi là ĐT chỉ hành động, lại vừa được coi là ĐT chỉ trạng thái.
 + Một số từ chuyển nghĩa thì được coi là ĐT chỉ trạng thái (trạng thái tồn tại ). 
 VD : Bác đã đi rồi sao Bác ơi ! (Tố Hữu )
 Anh ấy đứng tuổi rồi .
 + Một số từ mang đặc điểm ngữ pháp của TT ( kết hợp được với các từ chỉ mức độ )
 - Các ‘ngoại ĐTô sau đây cũng được coi là ĐT chỉ trạng thái ( trạng thái tâm lí ) : yêu, ghét , kính trọng, chán, thèm,, hiểu,...Các từ này mang đặc điểm ngữ pháp của TT, có tính chất trung gian giữa ĐT và TT.
 - Có một số ĐT chỉ hành động dược sử dụng như một ĐT chỉ trạng thái. 
 VD : Trên tường treo một bức tranh.
 Dưới gốc cây có buộc một con ngựa .
 - ĐT chỉ trạng thái mang một số đặc điểm về ngữ pháp và ngữ nghĩa giống như TT. Vì vậy, chúng có thể làm vị ngữ trong câu kể : Ai thế nào ?
*Cụm ĐT:
- ĐT thường kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh (ở phía trước )và một số từ ngữ khác để tạo thành cụm ĐT .Cụm ĐT là loại tổ hợp từ do ĐT với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều ĐT phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm ĐT mới trọn nghĩa.
 Trong cụm ĐT, các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho ĐT các ý nghĩa: quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự ;sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động; sự khẳng định hoặc phủ định hành động,...Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho ĐT các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện và cách thức hành động.
c) Tính từ (TT): TT là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của vật, hoạt động, trạng thái,...
*Có 2 loại TT đáng chú ý là :
- TT chỉ tính chất chung không có mức độ ( xanh, tím, sâu, vắng,... )
- TT chỉ tính chất có xác định mức độ ( mức độ cao nhất ) (xanh lè, tím ngắt, sâu hoắm, vắng tanh,...)
* Phân biệt từ chỉ đặc điểm, từ chỉ tính chất, từ chỉ trạng thái :
 - Từ chỉ đặc điểm :
Đặc điểm là nét riêng biệt, là vẻ riêng của một một sự vật nào đó ( có thể là người, con vật, đồ vât, cây cối,...). Đặc điểm của một vật chủ yếu là đặc điểm bên ngoài (ngoại hình ) mà ta có thể nhận biết trực tiếp qua mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi,... Đó là các nét riêng , vẻ riêng về màu sắc , hình khối, hình dáng, âm thanh,...của sự vật . Đặc điểm của một vật cũng có thể là đặc điểm bên trong mà qua quan sát,suy luận, khái quát,...ta mới có thể nhận biết được. Đó là các đặc điểm về tính tình, tâm lí, tính cách của một người, độ bền, giá trị của một đồ vật...
Từ chỉ đặc điểm là từ biểu thị các đặc điểm của sự vật, hiện tượng như đã nêu ở trên.
 VD : + Từ chỉ đặc điểm bên ngoài : Cao, thấp, rộng , hẹp, xanh, đỏ,...
 + Từ chỉ đặc điểm bên trong : tốt ,ngoan, chăm chỉ, bền bỉ,...
 - Từ chỉ tính chất :
Tính chất cũng là đặc điểm riêng của sự vật, hiện tượng (bao gồm cả những hiện tượng xã hội, những hiện tượng trong cuộc sống,...), nhưng thiên về đặc điểm bên trong, ta không quan sát trực tiếp được, mà phải qua quá trình quan sát, suy luận, phân tích , tổng hợp ta mới có thể nhân biết được. Do đó , từ chỉ tính chất cũng là từ biểu thị những đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng.
 VD : Tốt, xấu, ngoan, hư, nặng ,nhẹ, sâu sắc, nông cạn, suôn sẻ, hiệu quả, thiết thực,...
Như vậy, đối với HS tiểu học, khi phân biệt ( một cách tương đối) từ chỉ đặc điểm và từ chỉ tính chất, GV có thể tạm thời cho rằng : Từ chỉ đặc điểm thiên về nêu các đặc điểm bên ngoài , còn từ chỉ tính chất thiên về nêu các đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng. Một quy ước mang tính sư phạm như vậy được coi là hợp lí và giúp HS tránh được những thắc mắc không cần thiết trong quá trình học tập.
 - Từ chỉ trạng thái :
Trạng thái là tình trạng của một sự vật hoặc một con người, tồn tại trong một thời gian nào đó. Từ chỉ trạng thái là từ chỉ trạng thái tồn tại của sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan.
 VD : Trời đang đứng gió .
 Người bệnh đang hôn mê.
 Cảnh vật yên tĩnh quá.
 Mặt trời toả ánh nắng rực rỡ.
Xét về mặt từ loại, từ chỉ trạng thái có thể là ĐT, có thể là TT hoặc mang đặc điểm của cả ĐT và TT ( từ trung gian ), song theo như định hướng trong nội dung chương trình SGK, ở cấp tiểu học , chúng ta thống nhất chỉ xếp chúng vào nhóm ĐT để HS dễ phân biệt.
*Cụm TT: Tính từ có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ như : rất, hơi, lắm , quá, cực kì, vô cùng,... để tạo tạo thành cụm tính từ ( khả năng kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh ( như ĐT ) ngay trước nó là rất hạn chế )
 Trong cụm TT, các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm, tính chất, sự khẳng định hay phủ định.Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị vị trí, sự so sánh, mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất.
d) Cách phân biệt các DT, ĐT,TT dễ lẫn lộn :
 Để phân biệt các DT, ĐT,TT dễ lẫn lộn, ta thường dùng các phép liên kết ( kết hợp ) với các phụ từ.
*Danh từ :
 - Có khả năng kết hợp với các từ chỉ số lượng như : mọi, một, hai, ba, những, các,... ở phía trước ( những tình cảm, những khái niệm, những lúc, những nỗi đau,...)
 - DT kết hợp được với các từ chỉ định : này, kia, ấy, nọ ,đó,... ở phía sau ( hôm ấy, trận đấu này, tư tưởng đó,... )
 - DT có khả năng tạo câu hỏi với từ nghi vấn ô nàoô đi sau ( lợi ích nào ? chỗ nào? khi nào?...)
 - Các ĐT và TT đi kèm : sự, cuộc, nỗi, niềm, cái,... ở phía trước thì tạo thành một DT mới ( sự hi sinh, cuộc đấu tranh, nỗi nhớ, niềm vui,...)
 - Chức năng ngữ pháp thay đổi cũng cũng dẫn đến sự thay đổi về thể loại:
V.D: Sạch sẽ là mẹ sức khoẻ. ( sạch sẽ (TT) đã trở thành DT )
* Động từ :
 - Có khả năng kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh : hãy , đừng , chớ,... ở phía trước ( hãy nhớ, đừng băn khoăn, chớ hồi hộp,...)
 - Có thể tạo câu hỏi bằng cách đặt sau chúng từ bao giờ hoặc bao lâu (TT không có khả năng này ) (đến bao giờ? chờ bao lâu?...)
*Tính từ :
 - Có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ như : rất , hơi, lắm, quá, cực kì, vô cùng,... (rất tốt, đẹp lắm,...)
* Lưu ý : Các ĐT chỉ cảm xúc ( trạng thái ) như : yêu, ghét, xúc động,... cũng kết hợp được với các từ :rất, hơi, lắm,.... Vì vậy,khi còn băn khoăn một từ nào đó là ĐT hay TT thì nên cho thử kết hợp với hãy, đừng , chớ,...Nếu kết hợp được thì đó là ĐT.
B) Bài tập:
Bài tập 1:Tìm danh từ chỉ khái niệm trong sốcác danh từ in đậm dưới đây:
 Một điểm nổi bật trong đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh là lòng thương ngườiChính vì thấy mất nước mất nhà tanmà người đã ra đi học tập kinh nghiệm cách mạng để về giúp đồng bào.
 Đật câu với một danh từ chỉ khái niệm vừa tìm được.
Bài 2: Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn sau:
Chúng tôi/ đứng/ trên/ núi/ Thung/.Nhìn/ sang/ trái/ là/ dòng/ sông/ Lam/ uốn/ khúc/ theo/ dãy/ núi/ Thiên Nhẫn/.Mặt/ sông/ hắt/ ánh/ nắng/ chiéu/ thành/ một/ đường/ quanh co/ trắng xóa/ .nhìn /sang/ phải/ là/ dãy/ núi/ Trác/ nối/ liền/ với/ dãy/ núi/Đại Huệ/.Xa xa/,trước/ mặt/ chúng/ tôi/,giữa/ hai/ dãy/ núi/ là/ nhà/ Bác Hồ. 
Bài3: Tìm các danh từ, động từ trong đoạn văn sau:
 Ong /xanh/ đảo /quanh / một /lượt, thăm dò,/rồi/ nhanh nhẹn /xông/ vào cửa /tổ /dùng/ răng /và /chân /bới/ đất./ Những /hạt đất/ vụn /do /dế /đùn /lên /bị hất /ra /ngoài/. Ong/ ngoạm /rứt,/ lôi /ra /một /túm lá /tươi./ Thế /là /cửa / đã /mở.
 Bài 4:Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu văn sau.Đặtcâu hỏicho các bộ phận câu được in đậm.
 Trước mặt Minh, đầm sen rộng mênh mông. Những bông sen trắng, sen hồng khẽ đu đưa nổi bật trên nền lá xanh mượt, giữa đầm,bác Tâm đang bơi thuyền đi hái hoa sen.Bác cẩn thận ngắt từng bông , bó thành từng bó, ngoài bọc một chiếc lá rồi để nhè nhẹ vào lòng thuyền.
Bài 5: Dùng bút gạch dưới những tính từ trong các đoạn văn sau:
a.Chủ tịch Hồ Chí Minh,vị Chủ tịch của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, ra mắt đồng bào. Đó là một cụ già gầy gò, trán cao, mắt sáng, râu thưa. Cụ đội chiếc mũ đã cũ, mặc áo ka ki cao cổ, đi dép cao su trắng. Ông cụ có dáng đi nhanh nhẹn. Lời nói can cụ điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng.
b.Sáng sớm,trời quang hẳn ra. đêm qua một bàn tay nào đã giội rửa vòm trời sạch bóng.Màu mây xám đã nhường chỗ cho một màu trắng phớt xanh như màu men sứ. Đằng đông, phía trên dải đê chạy dài rạch ngang tầm mắt, ngăn không cho thấy biển khơi, ai đã ném lên bốn năm mảng mây hồng to tướng, lại điểm xuyết thêm ít nét mây mỡ gà vút dài thanh mảnh.
Bài 6: Hãy viết một câu có dùng tính từ
a.Nói về một người bạn hoặc người thân của me.
-Tính từ em chọn:
-Đặtcâu với tính từ đã chọn:
b.Nói về sự vật quen thuộc với em
-Tính từ emchọn
-Đătcâu với tính từ emchọn
Bài 7:Cho đoạn văn sau:
 Xe/ chúng tôi/ leo /chênh vênh/ trên /dốc/ cao/ của/ con/ đường/ xuyên/ tỉnh/ Hoàng Liên Sơn/. Những /đám/ mây /trắng /nhỏ/ sà /xuống/ cửa kính/ ô tô /tạo nên /cảm giác/ bồng bềnh/ huyền ảo./ Chúng toi /đang/ đi/ bên /những/ thác /trắng xóa /tựa /mây trời,/ những /rừng/ cây/ âm âm/, những /bông/ hoa /chuối /đỏ rực/ lên/ như /ngọn /lửa./
a.Tìm các danh từ trong đoạn văn trên
b.Chỉ ra một số danh từ chỉ đơn vị trong các danh từ tìm được.
Bài 8 :
Cho các từ sau:
Bác sĩ, nhân dân, hi vọng, thước kẻ, sấm, văn học, cái, thợ mỏ, mơ ước, xe máy, sóng thần, , chiếc, bàn ghế, gió mùa, xã, huyện, phấn khởi, tự hào, mong muốn, truyền thống, hoà bình.
 a)xếp các từ trên vào 2 loại : DT và không phải DT
 b)Xếp các DT tìm được vào các nhóm : DT chỉ người, DT chỉ vật, DT chỉ hiện tượng, DT chỉ khái niệm, DT chỉ đơn vị.
* Đáp án :
 a)- DT :....
- Không phải DT: phấn khởi, tự hào, mong muốn.
 b)- .....
- DT chỉ hiện tượng : sấm , sóng thần, gió mùa.
- DT chỉ khái niệm : văn học, hoà bình , truyền thống.
- DT chỉ đơn vị : cái , xã, huyện.
Bài 9 :
 Cho các từ : cánh đồng, tình thương, lịch sử. Hãy đặt thành 2 câu ( với mỗi từ ) sao cho trong 2 câu đó mỗi từ nằm ở 2 bộ phận chính khác nhau.
*Đáp án : V.D: Cánh đồng rộng mênh mông / Em rất yêu cánh đồng quê em.
Bài 10 :
Xác định từ loại của những từ được gạch chân dưới đây :
Anh ấy đang suy nghĩ.
Những suy nghĩ của anh ấy rất sâu sắc.
Anh ấy sẽ kết luận sau.
 Những kết luận của anh ấy rất chắc chắn.
Anh ấy ước mơ nhiều điều.
Những ước mơ của anh ấy thật lớn lao.
*Đáp án : Ý 1, 3, 5 là ĐT ; Ý 2, 4, 6 là DT.
Chính tả
Phân biệt s/x, dấu hỏi/ dấu ngã
A)Ghi nhớ:
- X xuêt hiện trong các tiếng có âm đệm (xuề xoà, xoay xở, xoành xoạch, xuềnh xoàng,...), s chỉ xuêt hiện trong một số ít các âm tiết có âm đệm như: soát, soạt, soạn, soạng, suất.
- X và s không cùng xuêt hiện trong một từ láy.
- Nói chung, cách phân biệt x/s không có quy luật riêng. Cách sửa chữa lỗi duy nhất là nắm nghĩa của từ, rèn luyện trí nhớ bằng cách đọc nhiều và viết nhiều.
Bài viết
.Chim gáy gặp chim lợn, chúng hỏi thăm nhau:
-Bác sắp chuyển nhà à?
-Tôi phải dời nhà sang phía đông.
-Tại sao bác phải làm thế?
-ở phía này,người ta ghép giọng ca của tôi lắm. Họ dùng cuốc xẻng lẫn gậy gọc xua đuổi tôi.
-Chắc bác phải đổi giọng ca, chứ dời nhà thì ăn nhằm gì!
Im lặng một lúc để suy nghĩ, chim gáy nói tiếp:
-Nhưng có lẽ tốt nhất thì bác nên rụt cổ, xếp cánh lại đế suốt đời không ca nữa!
B)Bài tập:
Bài tập 1: Điền x/s: ( bài đã điền sẵn đáp án)
 ơ uất uê .ứ ót a 
 ơ ài ứ ở a ôi 
 ơ ác ao uyến ục ôi 
 ơ inh inh ôi inh ắn
Bài tập 2: Tìm 5 từ láy có phụ âm đầu s; 5 từ láy có phụ âm đầu x; 5 từ ghép có phụ âm đầu s đi với x.
Bài tập 3:
Tìm 4-5 từ có tiếng: sa, xác, xao, xát, sắc, song, sổ, xốc, xông, sôi, sơ, xơ, xuêt, suất, sử, xử.
Thứ ngày  tháng  năm 20
Toán
Ôn tập về phân số 
Bài 1:Rút gọn các phân số sau thành phân số tối giản.
; 
b. Trong các phân số sau các phân số nào tối giản?
; 
 Rút gọn các phân số còn lại của câu b thành phân số tối giản.
Bài 2:Quy đồng tử số các phân số sau:
và :; 
b. Quy đồng mẫu số các phân số sau:
và ;và 
Bài 3: Hãy so sánh các cặp phân số sau;
và ;và 
Bài 4:Phân số bé hơn phân số nào dưới đây?
; 
Bài 5: Viết số thích hợp , khác 0 vào ô trống:.
> b. <. =
Bài 6: Tìm các giá trị số tự nhiên khác 0 thích hợp của x để có:
 < < = = = = 
Bài 7 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) b) c) d) 	
Bài 8: Trong các phân số sau đây, phân số nào bằng phân số ? 
Bài 9:. Cho phân số .Hỏi cùng phải thêm vào tử số và mẫu số cùng một số là bao nhiêu để được phân bằng phân số 
Bài 10
a.Cho phân số . Hỏi thêm vào tử số bao nhiêu và bớt ở mẫu số đi bấy nhiêu để được phân số mới bằng phân số 
b. Cho phân số . Hỏi phải bớt ở tử số bao nhiêu đơn vị và thêm vào mẫu số bấy nhiêu thì được phân số mới bằng 
Thứ ngày tháng năm 20
Tiếng Việt
Ôn tập văn miêu tả cây cối 
A- Phương pháp làm bài:
*Bước 1: Xác định đối tượng miêu tả:
 Cây định tả là cây gì? Của ai? Trồng ở đâu? Có từ bao giờ?...
*Bước 2: Quan sát:
Quan sát toàn diện và cụ thể đối tượng miêu tả. Rút ra các nhận xét về:
Tầm vóc, hình dáng, vẻ đẹp của cây (rễ, gốc, thân, cành, lá, hoa, quả,...).
Màu sắc, hương thơm (tập trung nhất ở hoa, quả).
Tác dụng của cây đó đối với môi trường xung quanh và cuộc sống con người.
*Bước 3: Lập dàn ý:
 Sắp xếp các chi tiết đã quan sát được theo mộtt trình tự hợp nhất định thành dàn ý.
*Bước 4: Làm bài:
 Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh để từ dàn ý viết thành một bài văn tả cây cối hoàn chỉnh.
B- Dàn bài chung:
*Mở bài:
 Giới thiệu cây (tên gọi, nơi trồng, thời gian trồng,...).
*Thân bài:
Tả cây (từ bao quát đến từng bộ phận cụ thể).
Tầm vóc, hình dáng (lớn hay nhỏ, cao hay thấp, thanh mảnh hay sum sê,...).
Rễ, thân, cành, lá,... có đặc điểm gì?
Hoa, trái có đặc điểm gì? (về màu sắc, hương thơm, mùi vị,...). Thường ra vào
mùa nào trong năm?
Cây gắn bó với môi trường sống và con người như thế nào?
*Kết bài:
 Cảm nghĩ của em về cây đó (yêu thích, nâng niu, chăm sóc,...).
C- Bài tập thực hành:
*Đề bài: Dựa vào bài thơ ôCây dừaô, em hãy tả lại một cây dừa đáng yêu.
 Cây dừa
 Cây dừa xanh toả nhiều tàu
 Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
 Thân dừa bạc phếch tháng năm
 Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao.
 Đêm hè hoa nở cùng sao
 Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.
 Ai mang nước ngọt, nước lành
 Ai đeo bao hũ gạo quanh cổ dừa.
 Tiếng dừa làm dịu nắng trưa
 Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo
 Trời trong đầy tiếng rì rào
 Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra...
 Đứng canh trời đất bao la
 Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.
 (Trần Đăng Khoa)
Bài tập 1: (Yêu cầu từ trước: Tìm và quan sát kĩ một cây dừa có trong thực tế)
 Đọc kĩ bài thơ ôcây dừaô và ghi nhận những đặc điểm của cây dừa qua thực tế và qua bài thơ.
Bài tập 2:
 Diễn đạt lại những câu văn sau cho sinh động, gợi tả hơn:
Cây dừa được trồng từ lâu.
Thân dừa bạc phếch.
Dáng dừa thẳng.
Rễ dừa bò lan trên mặt đất.
Tàu dừa như chiếc lược.
Hoa dừa màu vàng.
Quả dừa như đàn lợn con.
Nước dừa ngọt.
Bài tập 3:
 Hãy viết tiếp vào các dòng sau (dựa vào 2 khổ thơ cuối):
Những buổi trưa hè,...
Mỗi khi có cơn gió ùa tới,...
Tiếng gió lùa vào kẽ lá, nghe như...
Nhìn dáng vẻ đủng đỉnh của cây dừa,...
Bài tập 4:
 Hãy chọn một mở bài và một kết bài phù hợp với nhữngnội dung đã miêu tả ở các bài tập trên.
Bài tập 5:
 Hãy viết một bài văn hoàn chỉnh có đủ 3 phần MB, TB, KB dựa vào kết quả của các BT trên.
D- Bài tập tự luyện:
Đề 1: Nhà em ( hoặc gần nơi em ở) có nhiều cây to. Hãy viết một đoạn văn tả một cây có nhiều kỉ niệm với em.
Đề 2: Em hãy tả vẻ đẹp của một cây hoa vào một lóc nào đó trong ngày (khi nắng sớm, lúc ban chiều,...).
Đề 3: Em hãy tả một cây chuối dang có buồng.
Đề 4: Em hãy tả một cây ăn quả đang mùa quả chín.
*Đề 5: Sân trường em (hoặc nơi em ở) thường có nhiều cây cho bóng mát. Hãy miêu tả một cây mà em yêu thích.
 Em hãy lập dàn bài cho bài văn trên.
Đề 6 Mỗi loài hoa có một vẻ đẹp riêng. Em hãy chọn tả một cây hoa mà em yêu thích nhất.
Đề 7: Mùa xuân đem đến cho ta bao sác màu của những loài hoa đệp. Hãy miêu tả một cây hoa thường nở vào dịp Tết trên quê hương em.
Đề 8: Em đã từng biết một vườn rau, vườn hoa hay vườn cây ăn quả trông thật đẹp mắt. Hãy tả một vài cây mà em yêu thích trong khu vườn đó.
Tuần 4
Thứ ngày . tháng  năm 20
Toán
Ôn tập về phân số 
Bài 1: Tính nhanh:
a) 
b) 
c) 	
 Bài 2: Tính nhanh:
a) 
b) 
Bài 3: Tính nhanh:
a) 
c) 
b) 
d) 
Bài 4: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
c) 	
d) 
Bài 5: Tính:
a) 
b) 1 
c) 
d) 
e) 
Bài 6: Tìm x là số tự nhiên biết:
a)	b) 	c) 	
d) 	e) 	g) 
Bài 7:Tìm phân số biết
a) - =
 b) - =
Bài 8:Tính
a) + =
b) - =
Bài 8:Tính 
a) b) 12x
c) d) xx0
Thứ . ngày tháng  năm 20
Chính tả
Nghe viết, phân biệt ch/tr –uôt/uôc
A)Ghi nhớ:
- Khả năng tạo từ láy của tr hạn chế hơn ch. Tr tạo kiểu láy âm là chính (trắng trẻo), còn ch cấu tạo vừa láy âm, vừa láy vần (chông chênh, chơi vơi) (tr chỉ xuêt hiện trong một vài từ láy vần : trẹt lét, trọc lóc, trụi lũi).
- Những danh từ (hay đại từ) chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình chỉ viết với ch (không viết tr): cha, chú, cháu, chị, chồng, chàng, chút, chắt,...
- Những danh từ chỉ đồ vật thường dùng trong nhà chỉ viết với ch : chạn, chum, chén, chai, chõng, chiếu, chăn, chảo, chổi,...
- Từ có ý nghĩa phủ định chỉ viết với ch: chẳng, chưa, chớ, chả,...
- Tấn cây, hoa quả; tấn các món ăn; cử động, thao tác của cơ thể, động tác lao động chân tay phần lớn viết với ch.
- Tiếng trong từ Hán Việt mang thanh nặng (.) và huyền ( \) viết tr.
Bài viết
1.Trai đang khoan khoái hà miệng phơi mình trên bãi cỏ ven sông thì bị Cò mổ luôn vào miệng. Trai bực quá, há thật rộng miệng, quắp chặt lấy cổ Cò, Hai con cứ giằng co nhau chẳng ai chịu ai.
 Một ông lão đánh cá từ đâu đi lại, hốt luôn cả hai con cho vào giỏ đem về làm một bữa. Thế là hết đời cả Trai lẫn Cò.
2.Vậy làng tôi từ nay có điện. Nhớ những đêm xóm làng mù tối om. Người đi đường tay cầm bó đuốc sợ rắn chực giữa đường.Điện về, suốt đêm dân làng không ngủ. Niềm vui đến quá bất ngờ.
B - Bài tập: (Một số bài đã điền sẵn đáp án)
Bài 1: Điền ch / tr:
Trong trẻo, tròn trĩnh, chập chững, chỏng chơ, trơ trọi, che chở, chúm chím, trẻ trung, chen chúc, chải chuốt, chạm trổ, trống trải.
Bài tập 2: Điền từ ngữ có chứa các tiếng sau :
 trẻ ... chẻ...
 trấ ... chấ... 
 tri ... chi... 
 tro ... cho ...
 trợ ... chợ...
Bài tập 3: 
a) Điền chung / trung:
Trận đấu ..... kết. (chung)
Phá cỗ ..... Thu. (Trung)
Tình bạn thuỷ .....(chung)
Cơ quan ..... ương. (trung)
b) Điền chuyền hay truyền:
 - Vô tuyến .... hình. (truyền)
 - Văn học ... miệng. (truyền)
 - Chim bay .... cành. (chuyền)
 - Bạn nữ chơi .... (chuyền)
Bài tập 4: Điền tiếng chứa ch / tr:
 Miệng và chân .... cãi rất lâu,...nói :
 - Tôi hết đi lại ..., phải... bao điều đau đớn, nhưng đến đâu, cứ có gì ngon là anh lại được xơi tất. Thật bất công quá!
 Miệng từ tốn ... lời:
 - Anh nói ...mà lạ thế! Nếu tôi ngừng ăn, thì liệu anh có bước nổi nữa không nào?
Bài tập 5:
Tìm 4-5 từ có chứa tiếng : cha, chả, chai, trải, chạm, tranh, châm, chân, châu, che, trí, chí, triều, chông, trống, trở, chuyền, trương, chướng.
Luyện từ và câu
Ôn tập câu kể kiểu: 
Ai làm gì? Ai là gì? Ai thế nào?
A) Ghi nhớ:
 - Câu kể (còn gọi là câu trần thuật) là câu nhằm mục đích kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc; hoặc dùng để nói lên ý kiến hoặc tâm tư của mỗi người. Cuối câu kể phải ghi dấu chấm.
 - Câu kể có các cấu trúc: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?
 a) Câu kể : Ai làm gì ?
 - Gồm 2 bộ phận : Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ (CN), trả lời cho câu hỏi: Ai (Con gì; Cái gì) ? Bộ phận thứ 2 là vị ngữ (VN),trả lời cho câu hỏi: Làm gì ?
 - VN trong câu kể Ai làm gì ? nêu lên hoạt động của người, con vật (hoặc đồ vật, cây cối được nhân hoá. VN có thể là : Động từ hoặc cụm ĐT.
 - CN trong câu kể Ai là gì ? chỉ sự vật ( người,con vật hay đồ vật, cây cối được nhân hoá) có hoạt động được nói đến ở VN. CN thường do danh từ hoặc cụm DT tạo thành.
 b)Câu kể Ai thế nào?
 - Câu kể Ai thế nào ? gồm 2 bộ phận chính :

File đính kèm:

  • docon_tap_toan_tieng_viet_he_lop_4_len_lop_5.doc