Ôn tập Tiếng Việt Lớp 9 - Các phương châm hội thoại

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN

– Phương châm hội thoại là những quy định mà người tham gia hội thoại phải tuân thủ thì cuộc giao tiếp mới thành công.

– Có 5 phương châm hội thoại chính:

+ Phương châm về lượng: khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.

+ Phương châm về chất, khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.

+ Phương châm quan hệ: khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.

+ Phương cliâm cách thức: khi giao tiếp, cần chú ý nói mạch lạc, ngắn gọn, tránh cách nói mơ hồ.

+ Phương châm lịch sự: khi giao tiếp cần tế nhị và thể hiện sự tôn trọng người khác.

– Để giao tiếp thành công, cần nắm vững các phương châm hội thoại. Tuy nhiên, căn cứ vào tình huống giao tiếp cụ thể, cần vận dụng phương châm hội thoại cho phù hợp và linh hoạt.

– Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

+ Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp;

+ Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn;

+ Người nói muốn gây sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.

 

docx 21 trang linhnguyen 5620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập Tiếng Việt Lớp 9 - Các phương châm hội thoại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Tiếng Việt Lớp 9 - Các phương châm hội thoại

Ôn tập Tiếng Việt Lớp 9 - Các phương châm hội thoại
).
+ Ngôi thứ hai: mày, mi, (số ít); chúng mày, bọn bay, (số nhiều).
– Xưng hô bằng tên riêng: Ví dụ: Trang còn nhớ chùm ổi này không?
– Xưng hô bằng từ chỉ quan hệ gia đình: ông, ba, bác, chú, cô, thím, anh, chị, èm,
– Xưng hô bằng các từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ: giáo sư, thầy giáo, bác sĩ, giám đốc,
– Xưng hô bằng các từ chỉ quan hệ xã hội: bạn, cậu (tớ),
Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp. Xưng hô trong giao tiếp thể hiện văn hoá của người Việt. Người Việt có truyền thống “xưng khiêm hô tôn”.
II-LUYỆN TẬP
1. Nhận xét về cách dùng từ ngữ xưng hô trong bài ca dao sau:
Mình nói với ta mình hãy còn son,
Ta đi qua ngõ thấy con mình bò. 
Con mình những trấu cùng tro, 
Ta đi xách nước rửa cho con mình.
2. Trong bài Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn tự xưng là ta và gọi các tướng sĩ là các ngươi. Cách xưng hô đó có ý nghĩa như thế nào?
3. Cách xưng hô được sử dụng trong bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyên có gì đặc biệt?
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà,
Trẻ thời di vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta!
4. Nhận xét về cách xưng hô của nhân vật ông giáo và nhân vật lão Hạc trong đoạn trích sau:
Tôi vui vẻ bảo:
– Thế là được, chứ gì? Vậy cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai, nấu nước.
– Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác
– Việc gì còn phải chờ khi khác? Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại. Cụ cứ ngồi xuống đây! Tôi làm nhanh lắm
– Đã biết, nhưng tôi còn muốn nhờ ông một việc
(Nam Cao)
5. Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải (Ngữ văn 9, tập hai), nhân vật trữ tình có sự thay đổi trong xưng hô. Theo em, vì sao có sự thay đổi đó?
Gợi ý
1. Đại từ xưng hô trong tiếng Việt hết sức phong phú. Đại từ ta khi là ngôi thứ nhất số ít, khi là ngôi thứ nhất số nhiều (như chúng ta). Đại từ mình khi là ngôi thứ nhất số ít, khi là ngôi thứ hai số ít. Trong bài ca dao trên, người nói là người con trai tự xưng là ta – ngôi thứ nhất số ít – và gọi người nghe (cô gái) là mình – ngôi thứ hai số ít. Ta – mình là cặp đại từ xưng hô đặc biệt trong tiếng Việt, biểu hiện tình cảm rất thân thiết, trìu mến và bình đẳng giữa người nói và người nghe.
2. Trong bài Hịch tướng sĩ, Trần Quốc .Tuấn xưng ta – đại từ xưng hô ngôi thứ nhất số ít và gọi tướng sĩ dưới quyền là cúc ngươi – ngôi thứ ba số nhiều. Đó là cách xưng hô của người bề trên (như vua, vương hầu, quan lại,) với bề dưới (tướng dưới quyền, quân sĩ,) trong xã hội phong kiến. Cách xưng hô đó biểu hiện quyền uy, vị trí xã hội cao của người nói đối với người nghe.
3. Trong bài thơ Bạn đến chơi nhà, người nói gọi người bạn già lâu ngày gặp lại là bác và xưng ta.
– Đại từ bác là từ chỉ quan hệ gia đình, thường dùng trong cặp đôi bác – cháu, ở đây có hiện tượng thay ngôi (gọi thay cho con cháu trong nhà), tạo không khí gần gũi, thân mật, coi người bạn như người ruột thịt trong gia đình.
– Đại từ ta: Trong câu “Bác đến chơi đây, ta với ta!” có thể hiểu từ ta thứ nhất là người nói, ở ngôi thứ nhất số ít; từ ta thứ hai là người nghe, ở ngôi thứ hai số ít. Trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể của bài thơ, có thể hiểu ngược lại hoặc hiểu theo nghĩa là ngôi thứ nhất số nhiều. Ta là một nhưng cũng là hai, tuy hai nhưng là một. Cách dùng từ xưng hô như vậy đã xoá đi khoảng cách trong giao tiếp, thể hiện được tình cảm gắn bó thân thiết của hai người bạn già.
4. Trong đoạn trích cũng như trong truyện Lão Hạc, nhân vật ông giáo ít tuổi hơn nên xưng hô với lão Hạc là tôi – cụ; còn lão Hạc lại xưng hô tôi – ông, ông giáo. Nhân vật ông giáo chọn cách xưng hô với lão Hạc theo tuổi tác, thể hiện thái độ tôn kính, lễ phép với người cao tuổi. Lão Hạc gọi ông giáo, một người ít tuổi hơn nhưng có địa vị xã hội cao hơn, bằng từ chỉ quan hệ tuổi tác ông và từ chỉ nghề nghiệp ông giáo, thể hiện thái độ tôn trọng, kính nể. Cách xưng hô đó đã xác lập rõ quan hệ xã hội và quan hệ tuổi tác giữa hai người tham gia giao tiếp.
Cách xưng hô của hai nhân vật trong truyện cũng là cách xưng hô thường gặp trong cuộc sống.
5. Nhân vật trữ tình trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải có sự thay đổi trong cách xưng hô. ở phần đầu bài thơ, nhân vật trữ tình tự xưng là tôi (Tôi đưa tay tôi hứng), từ giữa đến cuối bài thơ lại chuyển thành ta (Ta làm con chim hót). Tôi là đại từ chỉ ngôi nhân xưng thứ nhất số ít, có tính cụ thể, xác định. Ta vừa chỉ ngôi nhân xưng thứ nhất số ít, vừa có nghĩa như ngôi thứ nhất số nhiều. Sự thay đổi cách xưng hô đó thể hiện sự chuyển đổi trong nhận thức và tình cảm của nhân vật trữ tình, sự hoà nhập và đóng góp của “cái tôi” cá nhân vào “cái ta” chung của cả cộng đồng để làm nên mùa xuân của đất nước, của cuộc đời.
ĐỐI THOẠI – ĐỘC THOẠI – ĐỘC THOẠI NỘI TÂM
Kiến thức cơ bản
1.Đối thoại: hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người
2. Độc thoại: lời của người nào đó nói với chính mình, hoặc nói với ai đó trong tâm tưởng
3. Độc thoại nội tâm: trong văn tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu có gạch đầu dòng, khi không thành lời thì không có gạch đầu dòng .
II. Bài tập vận dụng 
Bài 1: Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích sau:
Nhưng móc rồi, cụ cũng phải quát một câu cho nhẹ người:
- Chí Phèo đấy hở ? Lè bè vừa thôi chứ, tôi không phải là cái kho.
Rồi ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn:
- Cầm lấy mà cút đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à?
Hắn trợn mắt chỉ tay vào mặt cụ:
- Tao không đến đây xin năm hào.
Thấy hắn toan làm dữ cụ đành dịu giọng:
- Thôi, cầm lấy vậy, tôi không còn hơn.
Hắn vênh cái mặt lên, rất kiêu ngạo:
- Tao đã bảo là tao không đòi tiền.
- Giỏi! Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền. Thế anh cần gì?
Hắn dõng dạc:
- Tao muốn làm người lương thiện!
Gợi ý làm bài
Bài 1: Đoạn trích là cuộc đối thoại giữa nhân vật Bá Kiến với Chí Phèo.
Lượt lời đầu tiên, Bá Kiến thị uy “lè bè vừa thôi chứ, tôi không phải cái kho”, sau đó ném bẹt 5 hào với thái độ khinh miệt “cầm lấy mà cút đi cho rảnh”. Rõ ràng Bá Kiến thể hiện sự khinh thường Chí Phèo từ lời nói tới hành động
- Khi Chí Phèo thể hiện sự bất cần sau lời nói và hành động ném tiền của Bá Kiến thì Bá Kiến hiểu chuyện và dịu giọng gian ngoan
- Chí Phèo vênh mặt kiêu ngạo “Tao đã bảo là tao không đòi tiền.” điều này thể hiện Chí Phèo đã thực sự ý thức, tỉnh táo trong lần gặp Bá Kiến
- Lượt lời cuối khi Chí Phèo dõng dạc “tao muốn làm người lương thiện” phản ánh được khát vọng muốn được sống như một con người của Chí.
Với nội dung bài Đối thoại và độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm thường sử dụng trong văn bản tự sự...
CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN
– Người ta có thể dẫn lại lời nói hay ý nghĩ (lời nói bên trong) của một người. Dẫn lời cũng như dẫn ý đều có hai cách: trực tiếp và gián tiếp. Dẫn trực tiếp hay dẫn gián tiếp là tuỳ vào tình huống sử dụng.
– Cách dẫn trực tiếp: là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
Ví dụ: Một tiếng đồng hồ sau, cô nói: “Chị Xiu thân yêu ơi, một ngày nào đó em hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ”.(O Hen-ri)
– Cách dẫn gián tiếp: là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
Ví dụ: Thầy giáo dặn chúng tôi ngày mai đến sớm 15 phút.
2. Trong giao tiếp, khi kể chuyện bằng lời nói, cách dẫn gián tiếp được dùng thường xuyên hơn. Còn lời các nhân vật trong truyện nói với nhau thường được dẫn trực tiếp, gọi là lời thoại và được đánh dấu bằng cách gạch đầu dòng ở đầu lời thoại.
3. – Về mặt vị trí, lời dẫn trực tiếp có thể đứng trước, đứng sau hoặc đúng cả phía trước và phía sau lời người dẫn.
– Lời dẫn gián tiếp tuy không bắt buộí đúng từng từ nhưng phải đảm bảo đúng ý. Khi dẫn gián tiếp, có thể dùng rằng hoặc là đặt phía trước lời dẫn (sau động từ trong câu).
– Khi chuyển đổi lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp, cần:
+ Bỏ dấu ngoặc kép;
+ Thay đổi từ xưng hô cho thích hợp;
+ Lược bỏ các tình thái từ;
+ Có thể thêm các từ rằng hoặc là trước lời dẫn.
Ví dụ: – Trước khi đi, mẹ tôi dặn: “Con nhớ nhắc em học bài nhé!”. (dẫn trực tiếp)
– Trước khi đi, mẹ tôi dặn là tôi nhớ nhắc em học bài. (dẫn gián tiếp)
II – LUYỆN TẬP
1. Tìm lời dẫn trong đoạn văn sau. Cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp.
Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mày khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiều phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hoà nhé!“.
(Nguyễn Thành Long)
2. Tìm lời dẫn trong các câu và đoạn trích sau. Cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn và là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp.
a) Có người nói: những lúc đói, trí người ta sáng suốt. Có lẽ đúng như thê thật. Bởi vì bà lão bỗng tìm ra một kế
(Nam Cao)
b) Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước.
(Thanh Tịnh)
c) Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.
(Lê Minh Khuê)
d) Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ.”.
(Theo Hạt giống tâm hồn, tập 4)
e) Từ hai năm nay, chính từ chỗ ấy, lan đến chúng tôi mọi tin chẳng lành, những cuộc thất trận, những vụ trưng thu, những mệnh lệnh của ban chỉ huy Đức; và tôi nghĩ mà không dừng chân: “Lại có chuyện gì nữa đây?”.
(An-phông-xơ Đô-đê)
3. Thuật lại lời nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích sau theo cách dẫn gián tiếp:
Nghe đến đấy, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:
– Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa.
Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.
(Nguyễn Dữ)
4. Chuyển lời dẫn gián tiếp sau thành lời đối thoại trực tiếp:
Buổi họp nhóm của chúng tôi hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Đứa nào cũng phân đôi hành vi của Tuấn. Cái Hạnh nói gay gắt, kiên quyết đòi khai trừ Tuấn khỏi hội. Vốn dịu dàng như cái Ngọc má cũng băm bổ lên án Tuấn là bạo lực, bất nhân, dám hành hung trẻ con. Điềm tĩnh nhất là Hùng. Nó đề nghị cả nhóm khoan hồng cho Tuấn một lần. Nó hứa sẽ giáo dục Tuấn đến nơi đến chốn.
5. Viết một đoạn văn nghị luận có nội dung liên quan đến ý kiến dưới đây. Trích dẫn ý kiến đó theo cách dẫn trực tiếp hoặc dẫn gián tiếp.
Cái mạnh của con người Việt Nam ta là sự cần cù, sáng tạo.
(Vũ Khoan)
Gợi ý
1. – Lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hùm Rồng.
– Lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn: “Thế là một – hoà nhé!”.
2. a) Lời dẫn gián tiếp: những lúc đói, trí người ta sáng suốt -* Lời dẫn là lời nói.
b) Lời dẫn gián tiếp: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước -* Lời dẫn là ý nghĩ.
c) Lời dẫn trực tiếp: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm! -* Lời dẫn là lời nói.
d) Lời dẫn trực tiếp: Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ -» Lời dẫn là lời nói.
e) Lời dẫn trực tiếp: Lại có chuyện gì nữa đây? -* Lời dẫn là ý nghĩ.
3. Khi chuyển từ lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp, cần chú ý thay đổi từ ngữ xưng hô cho phù hợp (ngôi thứ nhất chuyển thành ngôi thứ ba, ví dụ: tôi —* nàng, Vũ Nương,).
4. Khi chuyển đoạn văn có lời dẫn gián tiếp thành đoạn văn có lời đối thoại trực tiếp, cần:
– Lưu ý về dấu hiệu hình thức của lời dẫn trực tiếp: lời đối thoại đặt sau dấu hai chấm và có dấu gạch ngang đầu lời thoại.
– Cần chuyển đổi từ xưng hô cho phù hợp với nhân vật và hoàn cảnh giao tiếp. Đây là hội thoại của HS trong môi trường giao tiếp của các em.
5. Mục đích của bài tập là cho HS luyện tập thực hành tạo câu có chứa lời dẫn theo gợi ý của đề bài. HS tự thực hiện.
KHỞI NGỮ
Khởi ngữ là gì?
Khởi ngữ là thành phần phụ của câu, nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Khởi ngữ thường đứng trước chủ ngữ và ngăn cách với chủ ngữ bởi dấu phẩy. 
Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ với, đối với,....
(Trích Định nghĩa Sách Giáo Khoa Ngữ Văn 9, Tập 2, trang 8
Công dụng của khởi ngữ trong câu
Khởi ngữ có ý nghĩa quan trọng giúp câu nổi bật được ý muốn thể hiện tới người nghe và liên quan mật thiết với thành phần chính.
Ví dụ: Về việc trồng hoa trong chậu thì cần phải lưu ý tới chất lượng đất, kích cỡ chậu và cách
chăm sóc loại cây đó.
Khởi nghĩa trong cây này chính là “về việc:, nó đứng đầu câu và đảm nhiệm giúp nổi bật ý chính được nêu trong câu.
Trường hợp khác, khởi ngữ còn đóng vai trò nêu chủ đề của sự việc, hiện tượng, bắt đầu một câu chuyện một cách hấp dẫn. Như vậy, khỏi ngữ mang nhiều ý nghĩa nên bạn cần hiểu rõ để vận dụng đúng trong từng trường hợp cụ thể. Tiếng Việt quan trọng tới yếu tố câu trôi chảy, sắp xếp từ ngữ đúng vị trí. Mỗi một từ trong câu đảm nhiệm chức năng riêng và giữa chúng có liên kết chặt chẽ với nhau.
 3 . Dấu hiệu nhận biết khởi ngữ
Khởi ngữ hay còn được gọi là đề ngữ:
Vị trí: Đứng trước chủ ngữ hoặc đứng đầu câu.
Nó thường kết hợp với các quan hệ từ như còn, đối, với, và
Nó có thể đứng tách biệt hoặc gắn bó trực tiếp với thành phần trong câu. Khi khởi ngữ có quan hệ với câu, nó có thể lặp lại y nguyên hoặc một từ khác thay thế.
Khi yêu cầu chuyển câu có khởi ngữ thì: 
Trước khởi ngữ có các quan hệ từ như về, đối, với, còn
Trước cụm chủ vị ta có thể thêm từ “ thì” hoặc phải thêm dấu phẩy và đưa bổ ngữ làm khởi ngữ.
Ví dụ: Tôi đã đọc quyển sách này. 
Ta chuyển về dạng câu có chứa khởi ngữ là: 
Về quyển sách này, tôi đã đọc nó rồi.
Hoặc câu “ quyển sách này thì tôi đã đọc rồi”.
4.Các dạng bài tập liên quan đến khởi ngữ.
Dạng 1: xác định khởi ngữ trong các câu sau:
1 Về trí thông minh thì nó là nhất.
2 Đối với những người ở quanh ta, nếu không có tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa
3 Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì đó là sung sướng.
4 Ông giáo ấy, thuốc không hút, rượu không uống.
5 Nhìn cảnh ấy mọi người đều chảy nước mắt, còn tôi, tôi cảm thấy ai đó đang bóp nghẹt tim mình.
6 Còn mắt tôi thì các anh chiến sĩ bảo” Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”.
7 Trang phục không có quy định pháp luật nào can thiệp, nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân theo đó là quan hệ xã hội. Đi đám cưới thì không mặc lôi thôi, lếch thếch, mặt nhọ nhem tay chân lắm bùn. Đi đám tang không nên mặc quần áo lòe loẹt, nói cười oang oang.
Dạng 2: Hãy viết lại câu sau bằng cách chuyển phần in đậm trong câu thành khởi ngữ.
Cách viết câu có thành phần khởi ngữ: 
Đối với A thì B: Ta có thể hiểu là với đối tượng A thì cần viết đối tượng B tương ứng.
Ví dụ: Đối với mình thì tất cả các giáo viên đều phải kính trọng.
Còn A thì A hoặc còn A, A
Ví dụ: Còn Nam thì Nam không quan tâm đến việc chơi game.
Về A: Là từ “về” thường đứng đầu câu.
Ví dụ 1: Nó chơi đàn rất điêu luyện.
Ta có thể viết lại như sau:
Chơi đàn, nó rất điêu luyện.
Ví dụ 2: Tôi cứ ở nhà tôi, tôi làm việc của tôi, tôi ăn cơm gạo tôi.
= > Còn tôi, tôi sẽ ở nhà, làm việc và ăn cơm.
Ví dụ 3: Tôi học rồi nhưng tôi chưa làm được.
= > Học thì em học rồi nhưng làm thì em chưa làm được.
Dạng 3: Xác định và nêu tác dụng của khởi ngữ
Ví dụ 1: Ông cứ đứng vờ xem tranh ảnh chời người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này làm ông khổ tâm hết sức. 
Khởi ngữ trong câu trên là “điều này” nó có nghĩa nhấn mạnh và gây chú ý cho người đọc điều mà tác giả muốn nói đến.
Ví dụ 2: Tôi đi đến đâu thì người ta đều thương. Còn nó, nó đi đến đâu thì người ta đều ghét tuy không ai nói ra.
Khởi ngữ là “ Còn nó”, có tác dụng duy trì chủ đề và liên kết phát triển chủ đề của đoạn văn.
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
Trong một câu thì vai trò các bộ phận thường không giống nhau, và chúng ta có thể phân chia thành 2 loại chính gồm: Những bộ phận trực tiếp diễn đạt nghĩa của câu và những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của câu. Và cách thành phần biệt lập sẽ không tham gia vào diễn đạt ý nghĩa của câu nhưng nó có tác dụng giúp người đọc, người nghe hiểu được câu chuyện.
Có thể phân chia các thành phần biệt lập thành nhiều loại khác nhau gồm:
Thành phần tình thái
Dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. Vị trí thường linh hoạt, có thể đứng đầu, giữa hoặc cuối câu.
Các từ thường thể hiện trong thành phần tình thái nhưng thể hiện sự tin cậy thấp của người nói đối với sự việc là các từ gồm: dường như, hình như, có vẻ như,
Các từ tình thái thể hiện sự tin cậy cao gồm: chắc chắn, chắn hẳn, chắc là
Ví dụ: Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn những tiếng kia nhiều ( Trích tác phẩm Làng – Kim Lân)
Thành phần tình thái trong câu là có lẽ.
Thành phần cảm thán
Dùng để bộc lộ tâm lý, cảm xúc của người nói như vui, khóc, buồn, cườiNó thường đứng vị trí đầu trong câu.
Ví dụ: Chao ôi, bắt gặp một người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác là một chặng đường dài. (Trích tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long)
Thành phần cảm thán là cụm từ chao ôi.
Cách phân biệt thành phần cảm thán với dạng câu đặc biệt dùng để bộc lộ cảm xúc.
Đây là 2 dạng câu rất dễ gây hiểu lầm mà các bạn học sinh gặp phải. Hãy cùng mình xem qua hai ví dụ sau để phân biệt chính xác nha.
Ví dụ 1: Ôi, hôm nay tôi vui quá!
Ví dụ 2: Ôi! Hôm nay tôi vui quá!
Nếu xét về ngữ nghĩa thì hai câu trên có nghĩa hoàn toàn giống nhau, nhưng về cấu trúc ngữ pháp thì khác nhau hoàn toàn.
Chúng ta cần chú ý đến dấu trong 2 ví dụ trên, trong ví dụ 1 thì sau từ Ôi là dấu phẩy, nên là thành phần trong câu. Nên ta kết luận ví dụ 1 có sử dụng thành phần cảm thán.
Trong ví dụ 2 thì sau từ Ôi là dấu chấm than nên chia tổ hợp từ thành 2 câu độc lập nhau. Vì vậy ví dụ 2 là câu cảm thán hay câu đặc biệt để bộc lộ cảm xúc.
Từ 2 ví dụ trên, chúng ta cần lưu ý cách sử dụng các dấu câu trong tiếng Việt, nếu dùng không hợp lý có thể làm ngữ pháp và cấu trúc câu thay đổi.
Thành phần gọi đáp
Thành phần gọi đáp dùng để dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
Nó không tham gia vào diễn đạt nghĩa của sự việc, chỉ có tác dụng phân chia vai vớ.
Nếu trong câu có các từ như này, dạ, thưa, ơiNhưng các từ này không có nghĩa diễn đạt nghĩa cho câu thì đó là thành phần gọi đáp.
Ví dụ: 
Này, bảo bác ấy cứ trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chút nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho phải hồn. 
Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn mấy húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì.
( Trích tác phẩm Tắt Đèn – Ngô Tất Tố)
Trong ví dụ trên thì 2 từ là thành phần gọi đáp là từ này và từ vâng. Câu đầu sử dụng từ này là vai vế người bà hàng xóm lo lắng cho người chồng của chị Dậu. Còn câu sau sử dụng từ vâng là thể hiện vai vế nhỏ hơn.
Vì vậy, chúng ta cần phân biệt rõ vai vế, địa vị và mối quan hệ trước khi sử dụng các thành phần gọi đáp cho hợp lý nhất.
Thành phần phụ chú
Là thành phần biệt lập đã được thêm vào câu, để có thể bổ xung cho một nét nội dung nào đó của câu. Khác với thành phần gọi đáp thường đứng ở đầu câu, thành phần phụ chú thường đứng giữa hoặc cuối câu.
Nó dùng để bổ sung chi tiết cho nội dung chính của câu. Nó thường được đặt ở giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, 2 dấu ngoặc đơn hoặc giữa dấu gạch ngang với dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.
Ví dụ: Trích một đoạn trong bài thơ Quê Hương của Giang Nam:
Cô bé nhà bên ( có ai ngờ đâu)
Cũng vào du k

File đính kèm:

  • docxon_tap_tieng_viet_lop_9_cac_phuong_cham_hoi_thoai.docx