Ôn tập Tập làm văn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 2

– Đặc điểm và yêu cầu của văn nghị luận

 Trong đời sống, người ta luôn phải bày tỏ ý kiến của mình về các hiện tượng tự nhiên về các hiện tượng tự nhiên, xã hội xảy ra xung quanh. Một cuộc thảo luận tổ, một cuộc họp, một vấn đề trong cuộc sống, một chính sách mới, một tác phẩm nghệ thuật, . đều đòi hỏi mọi người bày tỏ thái độ của mình. Khác với lối bày tỏ bằng cảm xúc trong văn biểu cảm, việc bày tỏ ý kiến trong văn nghị luận nhằm giải thích, chứng minh, thuyết phục người nghe, người đọc một tư tưởng, một quan điểm nào đó

Muốn cho người đọc người nghe cũng hiểu như mình, đồng tình và ủng hộ quan điểm của mình, người viết văn nghị luận phải có những luận điểm rõ ràng, có lí lẽ đúng đắn, chặt chẽ rút từ sách vở, từ đời sống và có những dẫn chứng đáng tin cậy, thuyết phục

Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận để dẫn đến luận điểm

Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết. Luận điểm đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết thục. Ví dụ trong bài “Chống nạn thất học”, luận điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh là: Phải nâng cao dân trí, muốn nâng cao dân trí thì phải chống nạn thất học, cụ thể là mỗi người Việt Nam phải biết đọc, biết viết. Trong bài Sự giàu đẹp của Tiếng Việt, luận điểm chính là: Tiếng Việt của chúng ta là một thứ tiếng vừa giàu, vừa đẹp. Đó là quan niệm, là cách đánh giá của nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai

Luận điểm mà người viết nêu ra có tính thuyết phục phải có hai yếu tố quan trọng. Đó là phải được đảm bảo bẳng luận cứ chắc chắn và lập luận chặt chẽ.

Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cở sở cho luận điểm. Trong bài “Tinh thần yêu nước” của nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu luận điểm: “Dân ta có một long nồng nàn yêu nước”. Luận điểm này được đảm bảo bằng luận cứ rút từ sự thực lịch sử từ các thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,. được đảm bảo bởi lận cứ lấy từ cuộc kháng chiến chống Pháp ở mọi miền, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp

Lập luận là cách đưa ra lí lẽ, cách xếp đặt các luận cứ để dẫn đến kết luận nêu trong luận điểm. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng trong bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” đã nêu lên luận điểm: “Bác là nhà cách mạng có sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay chuyển trời đất với đời sống vô cùng giản dị và khiêm tốn”. Để chứng minh cho luận điểm này, tác giả đã nêu các luận cứ và trình bày theo trình tự: Bác giản dị trong bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Mỗi luận cứ đều có các dẫn chứng cụ thể có thể kiểm chứng được dễ dàng

 

doc 81 trang linhnguyen 17/10/2022 1980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập Tập làm văn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Tập làm văn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 2

Ôn tập Tập làm văn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình học kì 2
t Nam hiện nay:
– Đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trên cả nước, (33 – 34 người chết và bị thương / 1 ngày)
– Trong số đó, có không ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông.
2. Hậu quả của vấn đề:
– Thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân và hậu quả nặng nề cho cả cộng đồng.
– Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội.
3. Nguyên nhân của vấn đề:
– Chủ quan: 
+ Ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo hiểm)
+Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng đường)
– Khách quan:
+ Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn)
+ Việc xử lí của cảnh sát giao thông chưa nghiêm, chưa có sức dăn đe, chưa đồng đều.
+ Người dân hai bên đường lấn chiếm vỉa hè, lòng đường phơi dơm thóc cản trở giao thông.
+ Thời tiết xấu.
+ Đáng tiếc rằng, góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thông, còn có những bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.
4. Hành động của tuổi trẻ học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông:
– Tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lớp. Ngoài ra, bản thân mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông.
– Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư
– Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định.
– Tuyên truyền luật giao thông: trao đổi với người thân trong gia đình, tham gia các hoạt động tuyên truyền xung kích về an toàn giao thông để góp phần phổ biến luật giao thông đến tất cả mọi người, tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo an toàn giao thông
III. Kết bài:
– An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người mỗi gia đình và toàn xã hội.
– Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khoẻ, có tri thức cần có những suy nghĩ đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông
Đề 3: SUY NGHĨ VỀ TÌNH TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
Gợi ý:
I. Mở bài: giới thiệu về bạo lực học đường
Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Thế nhưng hiện nay, sự trong sang, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ. thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa được. tình trạng này diễn ra phổ biến, tràn lan được lan rộng trên internet, chúng ta cùng đi tìm hiểu tình trạng này.
II. Thân bài: nghị luận về bạo lực học đường
1. Thế nào là bạo lực học đường:
- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.
- Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.
- Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Hành vi này càng ngày càng phổ biến.
2. Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay:
- Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác
- Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè
- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô
- Thầy cô xúc phạm đến học sinh
- Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh
Dẫn chứng
Qua các phương tiện thông tin đại chúng ta có thể tìm thấy hàng loạt những hình ảnh, các thông tin về tình trạng bạo lực học đường ở học sinh: những đoạn clip đánh nhau như kẻ thù giữa các bạn nữ sinh; những thông tin về những bạn học học sinh dùng dao đâm chết bạn mình chỉ vì mâu thuẫn rất nhỏ; học sinh có thái độ không đúng mực với thầy cô giáo và cả những hình ảnh, vụ việc thầy cô bạo lực học sinh của mình. Nghiêm trọng hơn nữa có những học sinh lập nên các nhóm hoạt động đánh nhau có tổ chức; ....
Bạo lực học đường hiện nay đã trở thành một vấn nạn đáng lo ngại và ngày càng gia tăng.
3. Nguyên nhân dãn đến hiện tượng bạo lực học đường:
- Xảy ra vì những lí do trực tiếp từ những chuyện rất không đâu: nhìn đểu, nói xấu sau lưng, tranh giành người yêu, ....
Do sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng quan sát hành vi, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống
Do ảnh hưởng từ môi trường, văn hóa bạo lực phim ảnh hoặc sách báo
Sự quan tâm và giáo dục trong gia đình chưa thật sự đúng
Nhà trường nặng về dạy kiến thức văn hóa chưa chú ý tới rèn luyện về kĩ năng sống
4. Hậu quả của bạo lực học đường:
a. Với người bị bạo lực:
- Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất
- Làm cho gia định họ bị đau thương
- Làm cho xã hội bất ổn
b. Với người gây ra bạo lực:
- Phát triển không toàn diện
- Mọi người chê trách
- Mất hết tương lai, sự nghiệp
5. Cách khắc phục nạn bạo lực học đường:
- Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất
- Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái
- Tự bản thân có trách nhiệm xa lách tính trạng bạo lực học đường
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường
- Đây là một hành vi không tốt
- Em sẽ làm gi để ngăn chặn tình trạng này?
Đề 4. HIỆN TƯỢNG NGHIỆN FACEBOOK CỦA HỌC SINH VÀ GIỚI TRẺ HIỆN NAY
Gợi ý:
I. Mở bài.
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu giao tiếp con người càng tăng. Mạng Facebook được tạo ra giúp mọi người để dàng kết nối. Tuy nhiên càng ngày hiện tượng nghiện Facebook lại càng phổ biến.
II. Thân bài.
1, Giải thích.
Facebook: mạng xã hội tiện ích do Mark Zuckrberg sáng tạo ra cho phép mọi người kết nối với nhau mà không bị cản trở bởi khoảng cách địa lý.
Nghiện Facebook là hiện tượng người sử dụng luôn chăm chú vào mạng Facebook, không thể rời ra và cảm thấy thiếu thốn, không thể sống thiếu Facebook.
2, Hiện trạng.
+ Lượng truy cập Facebook rất cao.
+ Theo thống kê, Việt Nam có số lượng người sử dụng Facebook nhiều nhất ,lâu nhất đứng hàng đầu thế giới.
3, Nguyên nhân.
+ Nhu cầu kết bạn toàn cầu tăng, hội nhập với thế giới cũng được đề cao.
+ Trên mạng xã hội, người sử dụng thoải mái được bầy tỏ ý kiến mà không sợ bị kiểm soát.
+ Người sử dụng có thể dùng Facebook để che dấu bản thân, sống ảo với nhiều người khác, là một con người khác nên họ thích sử dụng mạng xã hội nhiều hơn.
+ Facebook là nơi có nhiều người được nổi tiếng, khiến nhiều người ham muốn được nổi tiếng mà sử dụng nhiều hơn thường xuyên hơn.
4, Tác hại.
+ Tốn thời gian.
+ Dễ dàng mất thông tin cá nhân.
+ Dễ dàng sống trong thế giới ảo mà quên mất bản thân mình trở nên tự ti ở ngoài.
+ Gây ra tính cách xấu cho người dùng: tự ti, mặc cảm, đố kị, ghen ghét.
5, Biện pháp.
+ Quản lý thời gian sử sụng hợp lý, tự ý thức được bản thân mình.
+ Nhà nước phải đưa ra các chính sách sử dụng phù hợp và quản lý chặt chẽcác trường hợp xấu.
+ Đối với học sinh: học tập , sử dụng Facebook là công cụ giải trí, kết bạn lành mạnh dưới sự quản lý của cha mẹ nhà trường.
- Liên hện bản thân.
Em có sử dụng Facebook không và sử dụng như thế nào? 
III. Kết bài:
Thay vì lúc nào cũng sống trong thế giới mạng xã hội , hãy cùng nhau tham gia những hoạt động ngoài giờ bổ ích.
Đề 5. HIỆN TƯỢNG HỌC TỦ HỌC VẸT TRONG HỌC SINH HIỆN NAY
Gợi ý:
1. MỞ BÀI
- Dẫn dắt giới thiệu đến vấn đề cần nghị luận: Học vẹt, học tủ.
Ví dụ: Ngày nay, trong việc giáo dục tồn tại rất nhiều vấn đề cần phải được chú ý và sửa chữa. Đặc biệt là với học sinh, vấn đề học tủ, học vẹt là rất đáng lo ngại.
2. THÂN BÀI
1.Giải thích khái niệm
- Học tủ là gì? → Đây là cách học chống đối trước những bài kiểm tra, kỳ thi. Người học sẽ chọn một bài bất kỳ mà họ cảm thấy có khả năng sẽ vào, sau đó chỉ học mỗi bài đó và mong rằng đi thi sẽ may mắn vào bài ấy. Những người học tủ cũng là người không hiểu rõ bài, không nghiêm túc trong học tập.
- Học vẹt là gì? → Học vẹt, khái niệm này bắt nguồn từ hành động của những chú vẹt ta hay nuôi. Đó là cách học nhại, học thuộc mà không hiểu bản chất, để rồi qua một thời gian không động đến là sẽ quên sạch.
b. Bàn luận vấn đề (Tác hại)
- Với bản thân: Trước hết, với chính bản thân người học tủ học vẹt, kiến thức sẽ không thể nào nắm vững được. Qua thời gian là lại trở về tình trạng không biết gì về điều mình đã học. Cứ như thế, lượng kiến thức càng lớn dần, sẽ khó có thể tìm ra được cách mà tiếp thu hết vào đầu ngay được. Dần dần, bản thân người học sẽ rơi vào tình trạng ngày càng tuột xa với kiến thức, không thể chủ động được trong học tập, kết quả càng kém đi. Điều này sẽ tạo ra tâm lý sợ hãi, áp lực càng thêm lớn, không thể tập trung làm được điều gì... Quan trọng hơn nữa, học tập sẽ là nhân tố quyết định đến tương lai, không có kiến thức, thì làm sao bạn có thể chắc chắn rằng mình có thể may mắn bước qua mọi cánh cửa khó khăn của cuộc đời?
- Với gia đình: Những gia đình có con cái học sa sút sẽ vô cùng lo lắng. Bởi vậy, khi ấy, không chỉ có mình bản thân bạn áp lực mà cả gia đình bạn cũng áp lực lo âu. Cha mẹ luôn mong muốn con mình có thể học tập thành tài để cuộc sống sau này bớt khổ nhọc, bởi vậy, kết quả kém tức là tương lai cũng đang bị đe doạ.
- Với xã hội: Một người học tủ học vẹt, nhân lên thành một con số lớn sẽ ảnh hưởng đến nền giáo dục nước nhà. Người ta vốn nói, giáo dục là việc quan trọng nhất, chính là cách nhanh nhất hiệu quả nhất để phát triển đất nước. Nếu như chỉ toàn những người không hiểu rõ kiến thức, không có chút nào về điều mình học, vậy thì sao có thể đi lên đây?
c.Mở rộng và rút ra bài học nhận thức hành động
- Nguyên nhân: Trước tiên, đó là do lười biếng, trên lớp không chịu nghe giảng. Chính vì thế nên mới không hiểu rõ bài học mà phải lựa chọn phương pháp học như thế đối phó. Do giáo viên trên lớp giảng khó hiểu, không gây hứng thú cho bài học nên không chú ý tới. Hoặc nhiều người học những môn là do gia đình ép buộc, do chương trình học yêu cầu, chính những điều đó tạo áp lực, làm mất đi hứng thú và sự say mê học tập...
- Biện pháp và bài học: Để tránh khỏi và giải quyết tình trạng này, mỗi người cần phải có kế hoạch học tập hợp lí, phân chia thời gian phù hợp rõ ràng và phải làm theo. Khi không hiểu thì nên hỏi lại bạn bè hoặc thầy cô, không nên để quá lâu...
3. Kết bài
- Nêu suy nghĩ và ý kiến bản thân về vấn đề nghị luận.
Ví dụ: Tương lai của mỗi người nằm trong tay bản thân mình, đừng chỉ vì một con số nhất thời mà học tủ, học vẹt. Hãy cố gắng hết mình trong học tập, bạn sẽ đạt được kết quả như ý muốn.
ĐỀ 6. THỂ HIỆN MÌNH LÀ MỘT NHU CẦU CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH. HÃY VIẾT MỘT ĐOẠN VĂN KHOẢNG 200 CHỮ TRÌNH BÀY SUY NGHĨ CỦA EM VỀ CÁCH THỂ HIỆN BẢN THÂN TRONG MÔI TRƯỜNG HỌC ĐƯỜNG
Gợi ý:
Giới thiệu vấn đề nghị luận
+ Thể hiện mình là một nhu cầu của lứa tuổi học sinh, của những người mới lớn.
+ Từ trước đến nay, học sinh có những cách thể hiện bản thân mình để gây sự chú ý, để được tôn trọng, yêu thương Tuy nhiên, trong đó có những cách thể hiện không phù hợp với đạo đức của con người và nội quy của nhà trường. Do đó, học sinh thể hiện mình không phải bằng những hành động khác lạ, dị thường mà phải bằng những việc làm thật tốt, thật gương mẫu trong môi trường học đường.
- Với bản thân: cả ngoại hình lẫn tư cách, lời ăn tiếng nói phải gọn gàng, lịch sự và nhã nhặn, văn minh; dám đấu tranh với những điều sai trái, chưa tốt, thẳng thắn phê bình và tự phê bình; biết rèn luyện để kiềm chế và làm chủ bản thân, không có những hành động vượt ngoài khuôn khổ kỷ luật và nội quy của nhà trường.
- Với thầy cô : phải lễ phép, kính trọng, ngoan ngoãn, vâng lời, thương yêu và biết ơn.
- Với bạn bè : thân ái, tương trợ, đoàn kết.
- Với nhiệm vụ học sinh : học tập tốt các môn văn hóa; tham gia các hoạt động đoàn, đội, các hoạt động xã hội khác (viết thư thăm hỏi bộ đội, làm công tác từ thiện, đóng góp cho phong trào kế hoạch nhỏ).
+ Phải biết phê phán và xa lánh những cách thể hiện bản thân không đúng đắn. Mạnh mẽ, dứt khoát duy trì quan điểm đúng của mình về sự thể hiện bản thân trong môi trường học đường, không dao động trước những lời chê bai của những bạn còn lạc hậu. Đoàn kết với những bạn có cùng quan điểm, cùng cách thể hiện bản thân đúng đắn để tạo nên sức mạnh giúp mình đứng vững trong sự thể hiện bản thân, nhất là trong hoàn cảnh môi trường học đường chịu nhiều sự tác động của những nhân tố không tích cực từ nhiều phía.
+ Thể hiện mình không chỉ là nhu cầu của lứa tuổi học sinh mà còn là nhu cầu của con người ở mọi lứa tuổi. Chính sự thể hiện mình một cách đúng đắn của con người từ xưa đến nay đã góp phần tạo nên chất văn hóa và nét đẹp trong đời sống con người.
ĐỀ 7. SUY NGHĨ VỀ SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THƯƠNG
Gới ý:
I. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận: sức mạnh của tình yêu thương.
II. Thân bài
1. Giải thích thế nào là tình yêu thương người:
- Tình yêu thương là gì? Đó chính là sự sẻ chia mà mỗi người dành cho nhau, một thứ tình cảm thiêng liêng xuất phát từ nơi con tim. 
- Là làm những điều tốt đẹp cho người khác và nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn. 
- Là thể hiện tính cảm yêu thương và quý mến người khác.
2. Bàn luận:
a) Biểu hiện của tình yêu thương:
- Trong gia đình: Tình yêu thương thể hiện ở sự đồng cảm và một tinh thần đồng loại mà con người dành cho con người nhưng nó vô cùng gần gũi như:
+ Ông bà thương con cháu, cha mẹ thương con, con thương cha mẹ.
+ Cha mẹ chấp nhận hi sinh, cực nhọc để làm việc vất vả và nuôi dạy con cái nên người.
+ Con cái biết nghe lời, yêu thương cha mẹ là thể hiện tình yêu thương của mình đối với ba mẹ.
+ Tình yêu thương còn thể hiện ở sự hòa thuận quý mến lẫn nhau giữa anh em với nhau.
- Trong xã hội: 
- Con người trở nên hạnh phúc, vui vẻ, một con người biết yêu thương chính là người có nhân cách đẹp, và luôn hướng đến những thứ tốt đẹp, hoàn mỹ hơn.
- Là động lực vững chắc để bạn vượt mọi khó khăn và thử thách trong cuộc sống.
- Tình yêu thương con người là truyền thống đạo lí:
 “ Bầu ơi thương lấy bí cùng
 Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
- Tình thương dành cho những con người có số phận đau khổ, bất hạnh.
- Quan tâm, chia sẻ vật chất cho những người sống khó khăn, thiếu thốn, cần sự giúp đỡ ở quanh mình.
- Lên án, đấu tranh chống lại những thế lực đày đọa, bóc lột, ngược đãi con người.
b) Ý nghĩa của tình yêu thương:
- Sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, đau khổ, bất hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh.
- Tạo sức mạnh cảm hoá kì diệu đối với những người “lầm đường lạc lối”; mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin và cơ hội để có cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Là cơ sở xây dựng một xã hội tốt đẹp, có văn hóa.
3. Phê phán, bác bỏ những người không có tình yêu thương con người:
- Phê phán những người trong xã hội sống thiếu tình thương, vô cảm, dửng dưng trước nỗi đau chung của đồng loại, họ bị sự ồn ào của cuộc sống, bị lu mờ bởi vật chất nên để tình yêu thương nguội lạnh. Vì cái tôi, vì cuộc sống đơn điệu của bản thân mà họ bỏ mặc những thứ xung quanh.
 - Phê phán những người không biết quan tâm, chia sẻ và đồng cảm với mọi người xung quanh cứ khư khư trong vỏ bọc của riêng mình. Và từ đó, luôn sống trong ngờ vực, đố kị, ganh ghét =>Chúng ta nên chỉ cho họ thấy sống là cần biết cho đi, chứ không chỉ là sự nhận lại, để họ có thể được hòa nhập vào thế giới tràn ngập yêu thương.
4. Bài học nhận thức và hành động:
- Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống
- Chúng ta hãy nâng niu hạnh phúc gia đình; hãy sống yêu thương, biết sẻ chia, đồng cảm với những cảnh ngộ trong cuộc đời.
III. Kết bài:
- Tổng kết, khẳng định lại vấn đề: Tình yêu thương có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người, là lẽ sống của mỗi người.
- Mỗi người chúng ta phải biết yêu thương lẫn nhau, yêu thương đồng loại.
ĐỀ 8: SUY NGHĨ VỀ TÌNH MẪU TỬ
Gợi ý:
Mở bài :
 -Tình mẫu tử là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất của con người . Kể sao cho hết những yêu thương mà mẹ dành cho con và cũng kể làm sao hết lòng biết ơn vô hạn của những đứa con dành cho mẹ kính yêu
 2. Thân bài :
a) Thế nào là tình mẫu tử
 - Tình mẫu tử là tình mẹ con , là những thương yêu , đùm bọc , che chở  mà người mẹ dành cho con
 - Trong đời sống con người có nhiều thứ tình cảm cao đẹp như tình cảm đối với ông bà , anh chị em , tình bạn , tình yêu nước  nhưng tình mẫu tử vẫn có vị trí đặc biệt thiêng liêng và máu thịt nhất
b) Bày tỏ thái độ 
 - Khẳng định tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất , có sức mạnh diệu kì nhất trong cuộc đời mỗi người :
 + Trong mọi thứ tình cảm thì tình mẫu tử là cao quý và thiêng liêng nhất . Từ xưa đến nay nhân loại đã và sẽ mãi mãi ca tụng về tình mẫu tử vì nó chứa đựng trong đó là lòng vị tha , đức hi sinh và tình yêu thương không giới hạn . Mẹ là dòng suối mát lành . Tình mẹ là điều không thể đo đếm được . Có mẹ , con có cả bầu trời yêu thương , mất mẹ là nỗi đau , là mất mát lớn nhất trong đời con 
 + Tình mẫu tử là môi trường tốt nhất cho sự phát triển của tâm hồn và trí tuệ của đứa con
 + Tình mẫu tử là cái gốc thiện , nguồn nuôi dưỡng lương chi , nhân phẩm con người trong cuộc đời ; có ý nghĩa với con người khi đứng trước bờ vực của lầm lỡ và tội ác
 + Tình mẫu tử là nơi khởi đầu và cũng là chốn tìm về sau cuối của mỗi người trong cuộc sống vốn đầy thử thách , là điểm tựa cho lòng tin , sức mạnh để mỗi người vượt qua khó khăn , tìm thấy niềm hạnh phúc 
- Phê phán những biểu hiện của vi phạm tình mẫu tử 
 + Không ít người con chà đạp lên tình mẫu tử : con vô tâm , bất hiếu với cha mẹ , chỉ biết sống đòi hỏi , lãng quên trách nhiệm và bổn phận làm con , không biết quan tâm , chăm sóc mẹ già khi ốm đau
 + Vẫn tồn tại hiện tượng cần phê phán về những người mẹ ích kỉ , độc ác bỏ rơi con , không chăm sóc 
c) Rút ra bài học :
 - Biết yêu thương , kính trọng và hiếu thảo vói mẹ là bổn phận của đạo làm con 
 - Biết trân trọng những giây phút còn có mẹ trên đời , biết thể hiện lòng hiếu thảo ngay khi còn có thể 
 - Tu dưỡng bản thân , bồi đắp tâm hồn lẽ sống để sống có ích , đền đáp công sinh thành , dưỡng dục mà mẹ đã dành cho ta 
 3 . Kết luận 
 Khẳng định lại ý nghĩa tầm quan trọng của tình mẫu tử
ĐỀ 9: VIẾT MỘT ĐOẠN VĂN KHOẢNG 200 CHỮ VỀ QUAN NIỆM SỐNG CÓ ÍCH
Gợi ý:
*Hình thức: Một đoạn văn
*Nội dung: quan niêm sống có ích.
HS cần trình bày đảm bảo các nội dung sau:
–Giới thiệu vđ. Là một con người sống trong xã hội được thừa hưởng nhiều sự tốt đẹp mà cha ông ta trước khi để lại. Chúng ta cần có những đóng góp xứng đáng phát huy giá trị phản thân để trở thành người sống có ích.
-Thế nào là sống có ích? Sống có ích là lựa chọn lối sống đúng với chuẩn mực đạo đức mà xã hội đã đề ra. Trở thành con người có ích có cống hiến cho xã hội
– Biểu hiện của người sống có ích là gì?
+ Chăm chỉ học tập và làm việc, có ước mơ, lý tưởng và không ngại khó khăn gian khổ để thực hiện ước mơ của mình
+ Ước mơ dù lớn hay nhỏ cũng góp phần giúp ích cho bản thân gia đình xã hội
+ D/c: Người nông dân có ích là người nông dân trồng ra những mớ rau, trái cây sạch phục vụ cho xã hội nguồn thực phẩm tươi ngon không có hại cho sức khỏe, nhà khoa học nghiên cứu ra những phát minh thiết thực có thể ứng dụng trong đời sống thực tiễn. Nhà lãnh đạo có ích là những nhà lãnh đạo hiểu thấu nỗi khổ của người dân, giúp dân giải quyết những vướng mắc, khó khăn. Học sinh có ích là những người học sinh chăm ngoan học giỏi, vâng lời cha mẹ thầy cô, biết giúp đỡ bạn bè
-Phê phán một bộ phận thanh thiếu niên sống ích kỷ , trục lợi ,không có ích cho xa hội
– Sống đẹp là chuẩn mực cao nhất của nhân cách con người , là tiêu chí đánh giá giá trị con người, gợi mở về lối sống đẹp , nhất là cho thế hệ trẻ ngày nay.
– Liên hệ với bản thân.
ĐỀ 10: SUY NGHĨ VỀ LÒNG YÊU NƯỚC
Gợi ý:
I. Mở bài: giới thiệu lòng yêu nước
Đất nước Việt Nam là một dân tộc chiệu nhau đau thương và khó khắn do chịu nhiều cuộc chiến tranh xâm lược. chúng ta đã trải qua 1000 năm đô hộ giặc Tàu, 100 năm đô hộ giắc tây và 20 năm đô hộ nôi chiến. một thời kì mà chúng trải qua ba

File đính kèm:

  • docon_tap_tap_lam_van_ngu_van_lop_8_chuong_trinh_hoc_ki_2.doc