Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Văn học trung đại

1.Tác giả, tác phẩm

- Nguyễn Dữ là nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam, là người đặt nền móng cho văn chương tự sự nước nhà. Ông sống ở thế kỉ XVI - giai đoạn xã hội phong kiến lâm vào cảnh loạn li, suy yếu.

- Ông học rộng tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi từ quan, ở ẩn. Ông là một ẩn sĩ tiêu biểu, một nhà nho luôn sống thanh cao trọn đời.

- Với tập truyện ngắn “Truyền kì mạn lục” ông thực sự đã mang đến cho nền văn học dân tộc một “Thiên cổ kì bút” có khả năng lay động lòng người bởi giá trị mọi mặt của nó.

- “Chuyện người con gái Nam Xương” là thiên thứ mười sáu và là thiên tiêu biểu trong tập truyện này.

 .

2. Hoàn cảnh sáng tác

- Vào thế kỉ 16: chế độ phong kiến đang suy vong, bất công, tàn bạo, gây nhiều đau khổ cho mọi người, nhất là người phụ nữ .

- Đây là tác phẩm được sáng tác theo thể ruyện truyền kỳ. Tác giả mượn yếu tố hoang đường để phản ánh văn đề của hiện thực, dựa vào cơ sở một truyện cổ tích thêm nội dung mang yếu tố thời đại.

- Xuất xứ: Đây là truyện thứ 16 trong số 20 truyện nằm trong tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Dữ “Truyền kỳ mạn lục”. Truyện có nguồn gốc từ một truyện cổ dân gian trong kho tàng cổ tích Việt Nam “Vợ chàng Trương”.

3. Tóm tắt

- Vũ Thị Thiết (Vũ Nương) là người phụ nữ nhan sắc, đức hạnh. Chồng nàng là Trương Sinh phải đi lính sau khi cưới ít lâu.

- Nàng ở nhà, một mình vừa nuôi con nhỏ vừa chăm sóc mẹ chồng đau ốm rồi làm ma chu đáo khi bà mất. Trương Sinh trở về, nghe lời con, nghi vợ thất tiết nên đánh đuổi đi.

- Vũ Nương uất ức gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn, được thần Rùa Linh Phi và các tiên nữ cứu.

- Sau đó Trương Sinh mới biết vợ bị oan. ít lâu sau, Vũ Nương gặp Phan Lang, nhắn chàng Trương lập đàn giải oan cho nàng.

- Trương Sinh nghe theo, Vũ Nương ẩn hiện giữa dòng, nói vọng vào bờ lời tạ từ rồi biến mất.

 

docx 30 trang linhnguyen 18/10/2022 3520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Văn học trung đại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Văn học trung đại

Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Văn học trung đại
gợi tả được vẻ đẹp tuyệt mĩ của Thuý Kiều làm cho nước nghiêng, thành đổ “ Một hai nghiêng nước nghiêng thành” vượt ra khỏi mọi chuẩn mực, khuôn khổ của tạo hóa lại vừa dự báo được tương lai, số phận, cuộc đời của nàng: lành ít, dữ nhiều.
*Tài năng
Kiều không chỉ đẹp mà còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa. 
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riếng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân
Tài năng của nàng thật hoàn hảo, đạt đến mức lý tưởng. 
Nàng có một tài năng hiếm có, một năng khiếu trời cho. Nàng giỏi cả “ cầm, kì, thi, hoạ”.. 
Những từ “vốn sẵn”, “ đủ mùi”, “làu”, “ ăn đứt”, “nghề riêng”, “tay lựa” đã nói rõ điều này. 
Tập trung: Tài của Kiều là toàn diện nhung đặc biệt sở trường hơn người của nàng là đánh đàn: “ Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”. 
Nàng giỏi nhạc đến mức soạn riêng cho mình khúc nhạc “Bạc mệnh” ai nghe cũng sầu thảm “Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân”. 
Lep Tonxtoi đã từng nói “Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm”. Quả đúng là như vậy: tác phẩm nghệ thuật là bản tự thuật tâm trạng của người nghệ sĩ. Phải chăng cung đàn mà Kiều sáng tác ấy chính là tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm, là tiếng nói nội tâm sâu sắc; nó vừa chứng tỏ cái “tài” vừa thể hiện cái “tình” của nàng đối với cuộc đời.
Dùng sáu câu thơ để nói về cái tài chính là Nguyễn Du muốn nhấn mạnh thêm cái sắc đẹp của Thuý Kiều. 
Vì tài của Kiều còn có thể kể, có thể tả được, còn sắc đẹp thì không bút nào tả nổi. Tả sắc, kể tài cũng là để gợi cái tình. 
Vậy là vẻ đẹp của Kiều dưới ngòi bút của Nguyễn Du là sự kết hợp cả sắc – tài – tình, là sự kết hợp vẻ đẹp của nhan sắc, tài năng, tâm hồn ( trong khi vẻ đẹp của Thuý Vân chủ yếu là ngoại hình). 
Hình như một số phận bạc bẽo, éo le đã dành sẵn trước cho Thuý Kiều. Sau này có người trong truyện đã bình luận về Kiều: “Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”.
Người sao hiếu nghĩa đủ đường/Kiết sao rặt những đoạn trường thế thôi -ND
Chạnh thương T Kiều như cuộc đời dân tộc/ Sắc tài sao mà lắm chuân chuyên- THữu
Chỉ bằng mấy câu thơ trong đoạn trích, Nguyễn Du không chỉ miêu tả được vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều mà còn dự báo trước tương lai của nàng, không những truyền cho người đọc tình cảm yêu mến nhân vật mà còn truyền cả nối lo âu phấp phỏng về tương lai nhân vật. 
Vẽ chân dung Thuý Kiều cũng như Thuý Vân, Nguyễn Du vẫn sử dụng bút pháp ước lệ, tượng trưng quen thuộc trong thơ Nôm thời Trung đại. Tuy vậy, bức chân dung mỗi nhân vật vẫn hiện lên rất sống động, có hồn, nét nào cũng hoàn hảo, lí tưởng, cao quý. Giáo sư Đặng Thanh Lê đã nhận xét: Nguyễn Du khắc hoạ chân dung Thuý Kiều, Thuý Vân để “thể hiện khuynh hướng tâm lí hoá ngoại hình và hơn thế nữa khuynh hướng thân phận hoá phẩm cách nhân vật”.
4. Bốn câu cuối: Khái quát cuộc sống của hai chị em.
Gia cảnh: gia đình trung lưu, nề nếp
Cuộc sống: bình an, êm đềm, được yêu thương
Đã đến tuổi yêu nhưng đều tránh xa những chuyện thị phi ong bướm ở đời.
Họ là những thiếu nữ trong trắng, sống đúng với khuôn phép của lễ giáo phong kiến
Một lần nữa ở bốn câu kết thúc của trích đoạn “Chị em Thúy Kiều” , Nguyễn Du miêu tả cuộc sống phong lưu, êm đềm, khuôn phép , mẫu mực và ngợi ca đức hạnh của cả hay chị em :
Phong lưu rất mực hồng quần ,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cặp kê ,
Em đềm trướng rủ màn che .
Tường đông ong bướm đi về mặc ai
Ở đây, ông đã sử dụng nghệ thuật đảo ngữ (Phong lưu rất mực hồng quần; Êm đềm trướng rủ màn che) để nhấn mạnh cuộc sống phong lưu, êm đềm của chị em Thuý Kiều. 
Họ đều đã “ xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê”. Cái hay của câu thơ này là ở cách sử dụng phối hợp các phụ âm một cách tài tình. 
Một câu thơ mà thi sĩ đã dùng tới bốn phụ âm “x” ( xuân xanh xấp xỉ), hai phụ âm “t” (tới tuần), hai phụ âm “ c – k” (cập kê). 
Sự cộng hưởng của các phụ âm này trong một dòng thơ đã tạo nên âm điệu nhẹ nhàng, êm đềm của cuộc sống yên vui, êm ấm của thiếu nữ phòng khuê. 
Với việc dùng một loạt từ Hán – Việt: “Phong lưu”, “hồng quần”, “cập kê” và thành ngữ Tiếng việt “trướng rủ màn che”, tác giả đã nhấn mạnh cả hai chị em đã đến tuổi yêu, tuổi lấy chồng. Mặc dù vậy, họ vẫn giữ được nền nếp gia đình:
 “ Êm đềm trướng rủ màn che
 Tường đông ong bướm đi về mặc ai”
Họ sống trong môi trường gia giáo, nề nếp, tránh xa những chuyện thị phi ong bướm ngoài đời. 
III/Tổng kết
Bằng một thế giới ngôn ngữ phong phú , tính tế, kỳ diệu, bằng một bút pháp điêu luyện, bằng một thiên tài khám phá tuyệt vời kết hợp với lòng thương yêu của con người sâu sắc, nhất là người phụ nữa, Nguyễn Du vẽ lên những bức chân dung vừa điển nhã , vừa có sức gợi cảm mãnh liệt của Thúy Vân và Thúy Kiều trong trích đoạn “Chị em Thúy Kiều”. 
Có thế nói rằng, đây là lần đầu tiên trong lịch sử văn học nước nhà, hình ảnh người phụ nữ hoàn mĩ về hình thức lẫn tâm hồn được thể hiện dưới ngòi bút của thiên tài Nguyễn Du một cách say sưa, nồng nhiệt, tập trung và trân trọng nhất. Càng nâng niu, yêu quý “Truyện Kiều”, chúng ta càng cảm phục tài năng và đức độ của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. 
 Tóm lại, đoạn thơ nói về “ Chị em Thuý kiều” là một trong những đoạn thơ hay nhất, đẹp nhất trong Truyện Kiều. Nó đã để lại cho người đọc biết bao rung cảm thẩm mĩ. Đoạn trích thể hiện một tài năng nghệ thuật bậc thầy của Nguyễn Du. Ngôn ngữ cô đúc, lời thơ giàu cảm xúc. Các phép tu từ ẩn dụ, so sánh, nhân hoá, nghệ thuật đòn bẩy.được Nguyễn Du vận dụng một cách tài tình. Vì thế, dù ông sử dụng ngôn ngữ hình ảnh ước lệ, tượng trưng, công thức nhưng bức chân dung của hai thiếu nữ Vân – Kiều vẫn hiện lên một cách cụ thể hấp dẫn, sinh động và có hồn. Hàm ẩn sau bức chân dung mĩ nhân là cả một tấm lòng trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp con người là một trong những biểu hiện của cảm hứng nhân đạo ở Truyện Kiều.
CHỊ EM THÚY KIỀU
I/KIẾN THỨC CƠ BẢN
1/Tác giả-tác phẩm
Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Ông để lại cho đời một khối lượng tác phẩm rất đồ sộ trong đó nổi bật nhất là kiệt tác ”Truyện Kiều”. 
Tác phẩm đã phản ánh bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị chà đạp lên quyền sống của con người, phơi bày nỗi khổ đau của những con người bị áp bức, đ.biệt là người phụ nữ.
Qua đó, tác giả bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc trước số phận bi kịch của con người, tố cáo các thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của những con người lương thiện, khiến họ khổ sở điêu đứng. Đồng thời, tác giả cũng trân trọng đề cao vẻ đẹp, ước mơ và khát vọng chân chính của con người.
.
2/ Vị trí đoạn trích+bố cục
Đoạn trích thuộc phần đầu của tác phẩm Truyện Kiều: Gặp gỡ và đính ước. Nó gồm có 24 câu thơ để được chia làm 4 phần
Bốn câu thơ đầu: Giới thiệu chung về hai chị em Thúy Kiều
Bốn câu thơ tiếp: Gợi tả vẻ đẹp Thúy Vân
Mười hai câu thơ tiếp: Gợi tả vẻ đẹp Thúy Kiều
Bốn câu thơ cuối: Nhận xét chung về cuộc sống của hai chị em
Bố cục của đoạn trích rất chặt chẽ. Ở đây, đại thi hào Nguyễn Du đã dẫn người đọc đi từ cảm nhận chung về vẻ đẹp của hai chị em, sau đó chiêm ngưỡng bức chân dung cụ thể của từng người, sau cùng thì tìm hiểu cuộc sống chung của họ. Hơn nữa, Cụ Tố Như đã có sự sắp đặt với dụng ý nghệ thuật rõ ràng: Tác giả tả người em trước, tả cô chị sau, số lượng câu tả chị gấp 3 lần tả cô em. Từ đó, ta có thể thấy rằng: gợi tả Thuý Vân thực ra là để làm nền, làm nổi bật bức chân dung sắc – tài – tình của nhân vật trung tâm của tác phẩm, đó là Thuý Kiều.
Đoạn trích đã giới thiệu chung và miêu tả chân dung tuyệt mĩ của chị em Thúy Kiều, ca ngợi vẻ đẹp, tài năng và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh của Thúy Kiều.
Qua đó, tác giả thể hiện cảm hứng nhận văn sâu sắc: trân trọng, đề cao, ca ngợi vẻ đẹp của con người.
II/ PHÂN TÍCH
1/ Bốn câu thơ đầu, ND đã giới thiệu chung về hai chị em.
Đầu lòng hai ả Tố Nga
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
- Ỏ đây, cách giới thiệu nhân vật của tác giả rất ngắn gọn, giản dị mà đầy đủ:
Hai chị em gái đầu lòng của gia đình họ Vương đều đẹp “Đầu lòng hai ả tố nga”. Chị là Thúy Kiều, em là Thúy Vân.
“Mai cốt cách tuyết tinh thần” sử dụng bút pháp ước lệ, đã gợi tả được vẻ đẹp của hai chị em: cốt cách duyên dáng, thanh tao như mai, tinh thần trong trắng như tuyết.
Cả hai đều đẹp “Mười phân vẹn mười”, nhưng mỗi người có vẻ đẹp riêng “mỗi người một vẻ”, đều là vẻ đẹp lí tưởng theo quan điểm thẩm mĩ phong kiến.
2/Nhân vật Thúy Vân.: Thuý Vân- người con gái phúc hậu, đoan trang
Thi sĩ đã dành cho Thuý Vân những nét vẽ rất cụ thể, chi tiết, mỗi câu thơ nói về Thúy Vân là một nét vẽ tài hoa về bức chân dung của giai nhân. Cảm nhận chung về Thuý Vân, đó là vẻ đẹp “ trang trọng ”, “đoan trang” –một vẻ đẹp cao sang, quý phái.. 
Từ lời nhận xét chung đó, Nguyễn Du tiếp tục phác hoạ những nét cụ thể hơn. Vẻ đẹp Thuý Vân, trước hết, được toát lên từ khuôn mặt, nét ngài: “Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”
“Khuôn trăng”, “nét ngài” là hai hình ảnh ước lệ, tượng trưng, ẩn dụ gợi lên một khuôn mặt phúc hậu, tròn trịa, tươi sáng như trăng rằm, lông mày sắc nét, đậm như con ngài . 
Các từ láy “ đầy đặn”, “ nở nang” sử dụng thật giản dị nhưng sức diễn tả lại rất lớn; nó không chỉ gợi tả sự đầy đặn, nở nang trong nhan sắc mà đây còn là sự đầy đặn, mĩ mãn của số phận, của cuộc đời nàng. 
Khuôn mặt như đẹp hơn, rạng rỡ và tươi sáng hơn khi Thuý Vân cười. “ Hoa cười” là cười tươi như hoa. 
Nghệ thuật nhân hoá ấy gợi sự tươi tắn của nụ cười, của khuôn mặt, của nhan sắc giai nhân. Vì thế, Thuý Vân cũng dễ chiếm được cảm tình của mọi người. 
Vẻ đẹp đoan trang, quý phái của Thuý Vân còn bộc lộ trong ngôn ngữ, lời nói, mái tóc, làn da của nàng. 
Mỗi khi Thuý Vân “thốt” ra thì âm thanh nghe nhẹ nhàng, trong trẻo như “ngọc” vậy. Còn mái tóc của Vân óng ả, bồng bềnh, mềm mại hơn cả mây, làn da của nàng mịn màng, trắng sáng hơn cả tuyết.
Nhưng vẻ đẹp đó lại tạo nên một sự hoà hợp với thế giới xung quanh nên thiên nhiên sẵn sàng chấp nhận chịu “thua”, chịu “nhường”. 
Nghệ thuật nhân hoá khiến thiên nhiên như có hình thể và tính cách như con người. Hai từ “ thua”, “ nhường” được sử dụng rất tinh diệu. Nó vừa đặc tả vẻ đẹp viên mãn của Thuý Vân vừa thể hiện sự dự cảm của Nguyễn Du về số phận của nàng – một số phận, một cuộc đời bình lặng, êm ả... Nàng sinh ra dường như là để hưởng cuộc sống phong lưu, an nhàn. 
Chỉ bốn dòng thơ thôi nhưng bằng cách phối hợp các biện pháp nghệ thuật ước lệ, tượng trưng, ẩn dụ, nhân hóa, liệt kê, đối ngữ, nói quá và cách dùng các từ láy, từ Hán Việt điệu luyện, Nguyễn Du không chỉ vẽ nên một sắc đẹp tươi tắn, trẻ trung, kiều diễm của một cô gái đang độ trăng tròn mà còn dự báo số phận bình an, êm đềm của Thúy Vân trên những chặng đường đời . Điều này đã phần nào thể hiện được con mắt nhìn người sâu sắc và nghệ thuật miêu tả bậc thầy của Nguyễn Du.
3/Mười hai câu tiếp theo, ND đi vào miêu tả nhan sắc và tài năng của Thúy Kiều. Trước hết là nhan sắc
*Nhan sắc:
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước, nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai
Mặc dù tả Thuý Vân khá kĩ lưỡng nhưng Nguyễn Du vẫn còn chỗ dành cho Thuý Kiều bởi với nghệ thuật đòn bẩy, Thúy Vân trở thành điểm tựa để chân dung TK nổi bật hẳn lên ‘Kiều càng sắc sảo mặn mà”. Kiều không chỉ sắc sảo mặn mà trong hình sắc mà còn sắc sảo về trí tuệ và “ mặn mà” trong tình cảm.
Khác với Thuý Vân, khi gợi tả vẻ đẹp của Thuý Kiều, Nguyễn Du không liệt kê, không miêu tả chi tiết, cụ thể; ngòi bút của ông chỉ ngưng đọng ở đôi mắt “ Làn thu thuỷ, nét xuân sơn”. 
Đôi mắt ấy đẹp long lanh, trong sáng như làn nước mùa thu gợn sóng, có sức cuốn hút mãnh liệt “làn thu thủy”.
Nó lại ẩn dưới đôi lông mày thanh tú, tươi tắn như dáng núi mùa xuân “nét xuân sơn”. 
Những hình ảnh trong trẻo mỹ lệ của thiên nhiên dưới hình thức nghệ thuật ẩn dụ, ước lệ, tiểu đối được sử dụng tuyệt vời như đúc lại vẻ đẹp của giai nhân trong câu thơ sáu chữ để rồi mở rộng hơn, nâng cao hơn vẻ đẹp ấy đến tột đỉnh:“ Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”
Với Thuý Vân – một người con gái có vẻ đep đoan trang, phúc hậu, thiên nhiên sẵn sàng “thua” và “ nhường” còn vẻ đẹp của Kiều khiến cho hoa cũng phải “ghen”, liễu cũng phải “hờn”, hay nói cách khác nhìn vẻ đẹp của Thuý Kiều thiên nhiên, tạo hoái nảy sinh thái độ ghen ghét, đố kị. 
Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, tiểu đối trong câu thơ này đựợc sử dụng một cách tài tình khiến cho tính chất đố kị giữa vẻ đẹp của Kiều và thiên nhiên càng tăng thêm gấp bội. 
Một lần nữa, chúng ta lại thấy tài năng sử dụng ngôn từ của Nguyễn Du tuyệt vời đến mức nào
Bởi chỉ bằng hai chữ “ghen”, “hờn” thôi vậy mà tác giả vừa gợi tả được vẻ đẹp tuyệt mĩ của Thuý Kiều làm cho nước nghiêng, thành đổ lại vừa dự báo được tương lai, số phận, cuộc đời của nàng: lành ít, dữ nhiều.
*Tài năng:
Kiều không chỉ đẹp mà còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa. 
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riếng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân
Theo quan niệm thẩm mỹ phong kiến, một người con gái có tài năng phải giỏi “ cầm, kì, thi, hoạ”. 
Kiều đã đạt đến mức lý tưởng ấy. Nàng có một tài năng hiếm có, một năng khiếu trời cho. Những chữ “ pha nghề”, “ đủ mùi”, “lầu”, “ ăn đứt”, “nghề riêng”, “khúc nhà” đã nói rõ điều này. Tài của Kiều là toàn diện đặc biệt sở trường hơn người của nàng là đánh đàn: “ Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”. 
Nàng giỏi nhạc đến mức soạn riêng cho mình khúc nhạc “Bạc mệnh” ai nghe cũng buồn thảm “Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân”. 
Cung đàn mà Kiều sáng tác ấy chính là tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm, là tiếng nói nội tâm sâu sắc; nó vừa chứng tỏ cái “tài” vừa thể hiện cái “tình” của nàng đối với cuộc đời.
Chỉ bằng mấy câu thơ trong đoạn trích, Nguyễn Du không chỉ miêu tả được vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều mà còn dự báo trước tương lai của nàng, không những truyền cho người đọc tình cảm yêu mến nhân vật mà còn truyền cả nối lo âu phấp phỏng về tương lai nhân vật. 
Vẽ chân dung Thuý Kiều cũng như Thuý Vân, Nguyễn Du vẫn sử dụng bút pháp ước lệ, tượng trưng quen thuộc trong thơ Nôm thời Trung đại. Tuy vậy, bức chân dung mỗi nhân vật vẫn hiện lên rất sống động, có hồn, nét nào cũng hoàn hảo, lí tưởng, cao quý. ”.
4.4 câu cuối:
Một lần nữa ở bốn câu kết thúc của trích đoạn “Chị em Thúy Kiều” , Nguyễn Du miêu tả cuộc sống phong lưu, êm đềm, khuôn phép , mẫu mực và ngợi ca đức hạnh của cả hay chị em :
Phong lưu rất mực hồng quần ,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cặp kê ,
Em đềm trướng rủ màn che .
Tường đông ong bướm đi về mặc ai
Ở đây, ông đã sử dụng nghệ thuật đảo ngữ (Phong lưu rất mực hồng quần; Êm đềm trướng rủ màn che) để nhấn mạnh cuộc sống phong lưu, êm đềm của chị em Thuý Kiều. 
Họ đều đã “ xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê”. Cái hay của câu thơ này là ở cách sử dụng phối hợp các phụ âm một cách tài tình. 
Với việc dùng một loạt từ Hán – Việt: “Phong lưu”, “hồng quần”, “cập kê” và thành ngữ Tiếng việt “trướng rủ màn che”, tác giả đã nhấn mạnh cả hai chị em đã đến tuổi yêu, tuổi lấy chồng. Mặc dù vậy, họ vẫn giữ được nền nếp gia đình:
 “ Êm đềm trướng rủ màn che
 Tường đông ong bướm đi về mặc ai”
Họ sống trong môi trường gia giáo, nề nếp, tránh xa những chuyện thị phi ong bướm ngoài đời. 
III. Tổng kết
Bằng một thế giới ngôn ngữ phong ph , tính tế, kỳ diệu, bằng một bút pháp điêu luyện, bằng một thiên tài khám phá tuyệt vời kết hợp với lòng thương yêu của con người, nhất là người phụ nữa, Nguyễn Du vẽ lên bức chân dung vừa điển nhã , vừa có sức gợi cảm mãnh liệt của Thúy Vân và Thúy Kiều trong trích đoạn “Chị em Thúy Kiều”. 
Có thế nói rằng , Đây là lần đầu tiên trong lịch sử văn học nước nhà, hình ảnh người phụ nữ hoàn mĩ về hình thức lẫn tâm hồn được thể hiện dưới ngòi bút của thiên tài Nguyễn Du một cách say sưa , nồng nhiệt, tập trung và trân trọng nhất. Càng nâng niu, quý trọng “Truyện Kiều” ,chúng ta càng cảm phục tài năng và đức độ của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. 
CHỊ EM THÚY KIỀU
I/KIẾN THỨC CƠ BẢN
1/Tác giả-tác phẩm: sgk
2/ Vị trí đoạn trích+bố cục
Đoạn trích thuộc phần đầu của tác phẩm Truyện Kiều: Gặp gỡ và đính ước. Nó gồm có 24 câu thơ để được chia làm 4 phần
Bốn câu thơ đầu: Giới thiệu chung về hai chị em Thúy Kiều
Bốn câu thơ tiếp: Gợi tả vẻ đẹp Thúy Vân
Mười hai câu thơ tiếp: Gợi tả vẻ đẹp Thúy Kiều
Bốn câu thơ cuối: Nhận xét chung về cuộc sống của hai chị em
Đoạn trích đã giới thiệu chung và miêu tả chân dung tuyệt mĩ của chị em Thúy Kiều, ca ngợi vẻ đẹp, tài năng và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh của Thúy Kiều.
Qua đó, tác giả thể hiện cảm hứng nhận văn sâu sắc: trân trọng, đề cao, ca ngợi vẻ đẹp của con người.
II/ PHÂN TÍCH
1.Bốn câu thơ đầu, ND đã giới thiệu chung về hai chị em.
Đầu lòng hai ả Tố Nga
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
Sử dụng hình ảnh ước lệ, ẩn dụ, tiểu đối để giới thiệu về lai lịch, vị trí và khái quát vẻ đẹp của 2 chị em
Là con gái đầu gđ họ Vương
Về vị trí : TK là chị còn em là TV
Vẻ đẹp của 2 chị em :
“Mai cốt cách” vừa là cốt cách thanh cao như cây mai 
Còn “tuyết tinh thần” diễn tả vẻ đẹp tâm hồn trắng trong như tuyết của 2 Kiều. 
Lời bình khép lại bốn câu đầu cho thấy nét riêng của hai nhân vật, tô đậm vẻ đẹp chung hoàn hảo của hai chị em
Bằng cách phối hợp các biện pháp NT, tác giả đã giới thiệu ngắn gọn nhưng đầy đủ và mang đến những ấn tượng đậm nét về hai chị em
Từ đó, ta thấy được cảm hứng ngợi ca tài năng nhan sắc của con người đã tràn trề trong từng câu chữ.
2.Nhân vật Thúy Vân.: Thuý Vân- người con gái phúc hậu, đoan trang
Khái quát: Thi sĩ đã dành cho Thuý Vân những nét vẽ rất cụ thể, chi tiết, mỗi câu thơ nói về Thúy Vân là một nét vẽ tài hoa về bức chân dung của giai nhân. Cảm nhận chung về Thuý Vân, đó là vẻ đẹp “ trang trọng ”, “đoan trang” –một vẻ đẹp cao sang, quý phái.. 
Từ lời nhận xét chung đó, Nguyễn Du tiếp tục phác hoạ những nét cụ thể hơn. Vẻ đẹp Thuý Vân, trước hết, được toát lên từ khuôn mặt, nét ngài: “Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”
“Khuôn trăng”, “nét ngài” là hai hình ảnh ước lệ, tượng trưng, ẩn dụ gợi lên một khuôn mặt phúc hậu, tròn trịa, tươi sáng như trăng rằm, lông mày sắc nét, đậm như con ngài . 
Các từ láy “ đầy đặn”, “ nở nang” sử dụng thật giản dị nhưng sức diễn tả lại rất lớn; nó không chỉ gợi tả sự đầy đặn, nở nang của hình dáng bên ngoài mà đây còn là sự đầy đặn, mĩ mãn của số phận, cuộc đời nàng. 
Khuôn mặt như đẹp hơn, rạng rỡ và tươi sáng hơn khi Thuý Vân cười. “ Hoa cười” là cười tươi như hoa. 
Nghệ thuật nhân hoá ấy đã gợi được sự tươi tắn của nụ cười, của khuôn mặt, của nhan sắc giai nhân. Vì thế, Thuý Vân cũng dễ chiếm được cảm tình của mọi người. 
Mỗi khi Thuý Vân “thốt” ra thì âm thanh nghe nhẹ nhàng, trong trẻo như “ngọc” vậy.
Vẻ đẹp đoan trang, quý phái của Thuý Vân còn bộc lộ trong làn da, mái tóc của nàng. “Mây thua....”
Mái tóc của Vân óng ả, bồng bềnh, mềm mại hơn cả mây, làn da của nàng mịn màng, trắng sáng hơn cả tuyết.
Nhưng vẻ đẹp đó lại tạo nên một sự hoà hợp với thế giới xung quanh nên thiên nhiên sẵn sàng chấp nhận chịu “thua”, chịu “nhường”
Ở đây, nghệ thuật nhân hoá “ thua”, “nhường” được sử dụng thật hiệu quả làm cho thiên nhiên như có hình thể và tính cách như con người. 
Nó vừa đặc tả vẻ đẹp viên mãn của Thuý Vân vừa thể hiện sự dự cảm của Nguyễn Du về số phận của nàng – một số phận, một cuộc đời bình lặng, êm ả... Nàng sinh ra dường như là để hưởng cuộc sống phong lưu, an nhàn. 
Bốn dòng thơ đã sử dụng thành công nhiều biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa, liệt kê, đối ngữ, nói quá và cách dùng các từ láy, từ Hán Việt điệu luyện. Đặc biệt bút pháp ước lệ tượng trưng đã phát huy tác dụng. “Trăng, hoa, ngọc, mây, tuyết” – những tinh hoa của tạo hóa được dùng để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân. 
Qua đó, Nguyễn Du không chỉ vẽ nên một sắc đẹp tươi tắn, trẻ trung, kiều diễm của một cô gái đang độ trăng tròn mà còn dự báo s

File đính kèm:

  • docxon_tap_ngu_van_lop_9_van_hoc_trung_dai.docx