Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Nói với con"
1: Cho đoạn thơ sau:
“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”
( Nói với con – Y Phương)
1. Trong đoạn thơ trên, người cha đã nói với con về điều gì?
2. Cách miêu tả bước chân con “chạm tiếng nói”, “tới tiếng cười” có gì đặc biệt?
3. Theo em “Người đồng mình” được nói đến trong đoạn thơ trên là ai? Cách gọi “người đồng mình” của Y Phương có gì sâu sắc?
4. Hai câu thơ “ Đan lờ cài nan hoa – Vách nhà ken câu hát” sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
5. Trong câu thơ: Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Nói với con"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Nói với con"
CÂU HỎI THÔNG HIỂU "NÓI VỚI CON" 1: Cho đoạn thơ sau: “Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng” ( Nói với con – Y Phương) 1. Trong đoạn thơ trên, người cha đã nói với con về điều gì? 2. Cách miêu tả bước chân con “chạm tiếng nói”, “tới tiếng cười” có gì đặc biệt? 3. Theo em “Người đồng mình” được nói đến trong đoạn thơ trên là ai? Cách gọi “người đồng mình” của Y Phương có gì sâu sắc? 4. Hai câu thơ “ Đan lờ cài nan hoa – Vách nhà ken câu hát” sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó? 5. Trong câu thơ: Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng các từ “rừng, hoa, con đường” được hiểu theo những nghĩa nào? * Gợi ý: 1. Người cha đã nói với con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người là gia đình và quê hương. 2. Cách miêu tả bước chân con đặc biệt như sau: - Tác giả đã dùng hình ảnh cụ thể, chuyển đổi cảm giác giàu chất thơ kết hợp với nét độc đáo trong tư duy, cách diễn đạt của người miền núi để nói khung cảnh một gia đình ấm cúng, đầy ắp niềm vui, đầy ắp tiếng nói cười. - Làm cho câu thơ có nhịp điệu, hình ảnh độc đáo. 3. “ Người đồng mình” được nói đến trong đoạn thơ là những người cùng làng, cùng bản, cùng nơi sinh sống. Cách gọi độc đáo đó đã thể hiện tình cảm cộng đồng gần gũi, ấm áp. 4. Hai câu thơ sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Tác dụng: làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho lời thơ. Cụ thể: - Câu thơ “Đan lờ cài nan hoa”: gợi vẻ đẹp của người đồng mình trong công việc. Họ không chỉ cần cù, chăm chỉ lao động mà còn tài hoa, khéo léo, như gửi cả tâm hồn vào những việc làm, những sản phẩm trong cuộc sống hàng ngày của họ. - Câu thơ “Vách nhà ken câu hát”: gợi tả cuộc sống lao động của người đồng mình luôn tràn ngập niềm vui, niềm hạnh phúc. 5. Các từ: rừng, hoa, con đường có thể được hiểu theo 2 nghĩa: - Nghĩa thực: chỉ sự vật cụ thể - Nghĩa ẩn dụ: chỉ quê hương 2: Em cảm nhận như thế nào về tình cảm của người cha đối với con trong bài “Nói với con”? Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền lại cho con qua những lời dặn này là gì? * Gợi ý: - Tình cảm của cha đối với con trong bài thơ “Nói với con” là: +Tình yêu thương trìu mến thiết tha của những bậc sinh thành +Niềm tin, ước mong con trưởng thành, sống xứng đáng với quê hương, dân tộc ->Tình yêu con hòa với tình yêu dân tộc, quê hương. - Điều lớn lao nhất mà cha muốn truyền cho con là niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ và truyền thống tốt đẹp của quê hương. Cha thiết tha mong con hãy tự tin bước vào đời, hãy kế tục và phát huy xứng đáng những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Lời cha dặn là lời gửi trao thiêng liêng là lời chuyển giao của các thế hệ người Việt Nam. 3: Ba bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”, “Con cò” của Chế Lan Viên và “Nói với con” của Y Phương mặc dù cách thể hiện khác nhau nhưng đều là những lời căn dặn, những khát khao, những mong ước của cha mẹ với con cái. Theo em, những mong muốn ấy là gì? Gợi ý: - Ba bài thơ là lời căn dặn với những cách thể hiện khác nhau: +Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm: mượn thể thức là lời hát ru + Con cò của Chế Lan Viên là lời giãi bày, tâm tình qua hình tượng con cò trong ca dao. + “Nói với con” của Y Phương là lời trò chuyện, dặn dò của cha đối với con. ->Dù là lời căn dặn của người cha trong “Nói với con”, hay là mong muốn bình dị của nguuwòi mẹ trong “Khúc hát ru...”, tất cả đều chan chứa tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái, đều gửi gắm trong đó những mong muốn, khát khao, những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với con, mong con khôn lớn, trưởng thành và vững vàng trong mọi hoàn cảnh và hãy tin cha mẹ mãi bên con. 4. Hãy làm rõ cách nói, cách diễn tả độc đáo mang đậm bản sắc của người miền núi trong bài thơ “Nói với con”. Gợi ý: Cách nói, cách diễn đạt của bài thơ rất độc đáo, mang đậm bản sắc của người miền núi: thích cách nói ví von qua hình ảnh cụ thể, diễn tả mộc mạc mà gợi cảm, mạnh mẽ. Hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa có sức khái quát, mang hàm ý sâu xa, có khi mơ hồ nhưng mơ hồ một cách có lí, vẫn giàu chất thơ. 5: Em hãy chỉ rõ hàm ý của cụm từ “nhỏ bé” trong câu sau? Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Gợi ý: - Hàm ý: Tạo cho ý thơ có sự tương phản, tuy người đồng mình “thô sơ da thịt” nhưng ẩn đằng sau đó là vẻ đẹp của tâm hồn, giàu tự trọng, giàu ý chí và niềm tin, giàu khát vọng sống có ích cho quê hương nên không hề nhỏ bé. à Qua đó tác giả cũng ca ngợi vẻ đẹp sức sống bền bỉ của người đồng mình và mong con tiếp nối và phát huy những phẩm chất cao đẹp đó 6: Theo em việc dùng từ phủ định trong câu thơ “Không bao giờ nhỏ bé được” nhằm khẳng định điều gì? Gợi ý: Việc dùng từ phủ định trong câu thơ “Không bao giờ nhỏ bé được” nhằm khắc sâu thêm ý khẳng định trong lời nhắn nhủ của cha với con về lòng tự tôn, ý thức về tầm vóc dân tộc mình - Cha nhắc cho con niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương để từ đó, cha mong con phải sống xứng danh người đồng mình luôn mang trong tim hành trang là tình yêu và niềm tự hào về quê hương, để tự tin vững bước trên đường đời. Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng con không được bé nhỏ, tầm thường, lời cha dặn con vừa nghiêm khắc vừa chứa chan tình yêu và tràn đầy niềm tin tưởng. 7: Tìm thành ngữ trong khổ 2 của bài “Nói với con” Và việc sử dụng thành ngữ đó có tác dụng gì? Gợi ý: - Câu thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” gợi về cuộc sống đầy gian nan, vất vả, cực nhọc. à Và qua việc sử dụng thành ngữ tác giả ca ngợi nghị lực phi thường, tâm hồn phóng khoáng, mạnh mẽ của người đồng mình. à Cha nói với con về cuộc sống của người đồng mình nhưng cũng là lời nhắc nhở con sống mạnh mẽ cao thượng biết vượt qua những gian nan thử thách bằng ý chí bằng nghị lực bằng niềm tin tiếp nối truyền thống quê hương. 8: Phép so sánh “Sống như sông như suối..” có tác dụng gì trong việc diễn tả vẻ đẹp của người đồng mình? Gợi ý: Gợi tả vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người đồng mình, tuy gian khó gian khổ nhưng họ vẫn tràn đầy sinh lực tâm hồn lãng mạn khoáng đạt như hình ảnh đại ngàn của sông của núi à Tình cảm của họ trong trẻo dạt dào như dòng sông, dòng suối trước niềm tin yêu cuộc sống tin yêu con người.
File đính kèm:
- on_tap_ngu_van_lop_9_van_ban_noi_voi_con.docx