Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Hoàng Lê nhất thống chí"

Tác phẩm:

1. Nhan đề: “Hoàng Lê nhất thống chí” viết bằng chữ Hán ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê. Nó không chỉ dừng lại ở sự thống nhất của vương triều nhà Lê, mà còn được viết tiếp, tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào 30 năm cuối thế kỷ XVIII và mấy năm đầu thế kỷ XIX. Cuốn tiểu thuyết có tất cả 17 hồi.

2. Thể loại: (chí là một lối văn ghi chép sự vật, sự việc).

Cũng có thể xem Hoàng Lê nhất thống chí là một cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi.

3. Hoàn cảnh: hồi thứ 14, viết về sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh.

4. Khái quát nội dung và nghệ thuật

- Nội dung: Với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, các tác giả “Hoàng Lê nhất thống chí” đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.

- Nghệ thuật: Kể chuyện xen kẽ miêu tả một cách sinh động cụ thể, gây được ấn tượng mạnh.

5. Đại ý

Đoạn trích miêu tả chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung, sự thảm bại nhục nhã của quân tướng nhà Thanh và số phận lũ vua quan phản nước, hại dân.

 

docx 29 trang linhnguyen 5100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Hoàng Lê nhất thống chí"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Hoàng Lê nhất thống chí"

Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Hoàng Lê nhất thống chí"
yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh thì ta có sợ gì chúng”.
d. Quang Trung là vị tướng có tài thao lược hơn người:
- Cuộc hành quân thần tốc do Quang Trung chỉ huy đến nay vẫn còn làm chúng ta kinh ngạc. Vừa hành quân, vừa đánh giặc mà vua Quang Trung hoạch định kế hoạch từ 25 tháng chạp đến mùng 7 tháng giêng sẽ vào ăn tiết ở Thăng Long, trong thực tế đã vượt mức 2 ngày.
- Hành quân xa, liên tục như vậy nhưng đội quân vẫn chỉnh tề cũng là do tài tổ chức của người cầm quân.
d. Hình ảnh vị vua lẫm liệt trong chiến trận:
- Vua Quang Trung thân chinh cầm quân không phải chỉ trên danh nghĩa. Ông làm tổng chỉ huy chiến dịch thực sự.
- Dưới sự lãnh đạo tài tình của vị tổng chỉ huy này, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh những trận thật đẹp, thắng áp đảo kẻ thù.
- Khí thế đội quân làm cho kẻ thù khiếp vía và hình ảnh người anh hùng cũng được khắc hoạ lẫm liệt: trong cảnh “khói tỏ mù trời, cách gang tấc không thấy gì” nổi bật hình ảnh nhà vua “cưỡi voi đi đốc thúc” với tấm áo bào màu đỏ đã sạm đen khói súng.
- Hình ảnh người anh hùng được khắc hoạ khá đậm nét với tính cách mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tài dùng binh như thần; là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại.
2. Số phận bi thảm của quân tướng nhà Thanh và bè lũ vua tôi Lê Chiêu Thống.
a. Đối lập với hình ảnh nghĩa quân Tây Sơn là chân dung của kẻ thù xâm lược.
- Tôn Sỹ Nghị kiêu căng, tự mãn, chủ quan:
+ Kéo quân vào Thăng Long dễ dàng “ngày đi đêm nghỉ” như “đi trên đất bằng”, cho là vô sự, không đề phòng gì, chỉ lảng vảng ở bên bờ sông, lấy thanh thế suông để doạ dẫm.
+ Hơn nữa y còn là một tên tướng bất tài, cầm quân mà không biết tình hình thực hư ra sao. Dù được vua tôi Lê Chiêu Thống báo trước, y vẫn không chút đề phòng suốt mấy ngày Tết “chỉ chăm chú vào việc yến tiệc vui mừng, không hề lo chi đến việc bất chắc”, cho quân lính mặc sắc vui chơi.
- Khi quân Tây Sơn đánh đến nơi, tướng thì sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp chuồng trước qua cầu phao, quân thì lúc lâm trận “ai nấy đều rụng rời, sợ hãi, xin ra hàng hoặc bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết”, “quân sĩ các doanh nghe thấy đều hoảng hốt, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều”, “đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa”. Cả đội binh hùng, tướng mạnh, chỉ quen diễu võ dương oai bây giờ chỉ còn biết tháo chạy, mạnh ai nấy chạy, “đêm ngày đi gấp, không dám nghỉ ngơi”.
* Nghệ thuật: kể chuyện, xen kẽ với những chi tiết tả thực thật cụ thể, chi tiết, sống động với nhịp điệu nhanh, dồn dập, gấp gáp gợi sự hoảng hốt của kẻ thù. Ngòi bút miêu tả khách quan nhưng vẫn hàm chứng tâm trạng hả hê, sung sướng của người viết cũng như của dân tộc trước thắng lợi của Sơn Tây.
b. Số phận thảm hại của bọn vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân
- Lê Chiêu Thống và những bề tôi trung thành của ông ta đã vì lợi ích riêng của dòng họ mà đem vận mệnh của cả dân tộc đặt vào tay kẻ thù xâm lược, lẽ tất nhiên họ phải chịu đựng nỗi sỉ nhục của kẻ đi cầu cạnh, van xin, không còn đâu tư cách bậc quân vương, và kết cục cũng phải chịu chung số phận bi thảm của kẻ vọng quốc.
- Khi có biến, quân Thanh tan rã, Lê Chiêu Thống vội vã cùng mấy bề tôi thân tín “đưa thái hậu ra ngoài”, chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền dân để qua sông, “luôn mấy ngày không ăn”. May gặp người thổ hào thương tình đón về cho ăn và chỉ đường cho chạy trốn. Đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị, vua tôi chỉ còn biết nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt, và sau khi sang đến Trung Quốc phải cạo đầu, tết tóc, ăn mặc giống người Mãn Thanh và cuối cùng gửi nắm xương tàn nơi đất khách quê người.
Nghệ thuật: Xen kẽ kể với tả sinh động, cụ thể gây ấn tượng mạnh. Ngòi bút đậm chút xót thương của tác giả bề tôi trung thành của nhà Lê.
IV. CÂU HỎI ÔN TẬP
Bài 1. Tóm tắt 
Lê Chiêu Thống sợ uy danh của quân Tây Sơn, sang cầu cứu nhà Thanh. Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu kéo quân vào Thăng Long. Ngô Văn Sở, tướng của Tây Sơn cho quân lui về núi Tam Điệp để bảo tồn lực lượng và cho quân cấp báo với Nguyễn Huệ. Thuận theo lòng tướng sĩ, ngày 25 tháng chạp Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung sau đó tiến quân ra Nghệ An. Ngày 29 tháng chạp , quân Tây Sơn ra đến Nghệ An, nhà vua lấy thêm quân mở cuộc duyệt binh lớn, huấn dụ quân sĩ ai nấy đều đồng sức đồng lòng rồi tiến quân ra Bắc. Ngày 30, quân của Quang Trung ra đến núi Tam Điệp gặp hai tướng Lân, Sở, Ngô Thời Nhiệm bàn kế hoạch sau khi đánh xong quân Thanh, mở tiệc khao quân, hẹn với tướng sĩ tối 30 lên đường, ngày 7 Tết tới Thăng Long. Giặc trấn thủ ở đó chưa đánh đã tan vỡ. Toán quân do thám bị bắt sống hết. Nửa đêm ngày mồng 3 Kỉ Dậu bắt đầu tấn công đồn Hạ Hồi quân giặc sợ hãi xin hàng. Sau đó tiếp tục dàn hàng thành chữ nhất tiến công đồn Ngọc Hồi vào rạng sáng mùng 5 tết, quân Thanh chống không nổi bỏ chạy tán loạn, rơi vào kế nghi binh của Tây Sơn, bị dồn xuống đầm vực, bị voi giày đạp chết hàng vạn người. Giữa trưa hôm ấy quân Tây Sơn kéo vào Thăng Long. Tôn Sĩ Nghĩ nghe tin sỡ hại không kịp mặc áo giáp chạy trốn. Vua Lê Chiêu Thống đem hoàn thân quốc thích rời bỏ kinh thành chạy theo quân Thanh đại bại.
Bài 2. Cho đoạn văn:
“Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam phương Bắc (chỉ đất Trung Quốc) chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng nữ vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ; các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. ở các thời ấy, Bắc, Nam riêng phận, bờ cõi lặng yên, các vua truyền ngôi lâu dài. Từ đời nhà Đinh tới đây, dân ta không đến nỗi khổ như hồi nội thuộc xưa kia. Mọi việc lợi, hại, được, mất ấy, đều là chuyện cũ rành rành của các triều đại trước. Nay người người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn. Chớ có quen theo thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước!”
Viết đoạn văn nêu cảm nhận
Hồi thứ 14 Hoàng Lê nhất thống chí đã khắc họa thật đậm nét vẻ đẹp của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ đặc biệt qua lời phủ dụ của vua Quang Trung với binh sĩ đã cho thấy ông là một người có trí tuệ sáng suốt và vô cùng nhạy bén. Trước hết nhà vua khẳng định với binh sĩ về chủ quyền độc lập dân tộc, ông chỉ rõ “Trong khoảng vũ trụ đất nào sao nấy đều đã phân biệt rõ ràng, phương nam phương bắc chia nhau mà cai trị” ; lên án, tố cáo hành động xâm lăng phi nghĩa và dã tâm cướp nước của quân Thanh “ cướp bóc nước ta, giết hại dân ta ” nhằm khơi dậy ở các tướng sĩ niềm tự tôn dân tộc và lòng căm thù quân cướp nước. Vua nhắc lại truyền thống chống giặc ngoại xâm anh dũng của dân tộc ta, khích lệ các tướng sĩ dưới quyền bằng những tấm gương chiến đấu dũng cảm giành lại độc lập của cha ông từ ngàn xưa như Trưng nữ vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành,.Đây là cách để Quang Trung động viên tinh thần của các tướng sĩ , mong họ sẽ noi gương những anh hùng trong lịch sử mà làm nên việc lớn bởi dã tâm của kẻ thù đã quá rõ ràng “ Nay nhà Thanh lại mưu đồ lấy nước Nam đặt làm quận huyện”. Sự sáng suốt của vua Quang Trung còn được thể hiện ở việc ông dự kiến Lê Chiêu Thống về nước có thể làm cho một số người phù Lê “ thay lòng đổi dạ” với mình nên ông đã có lời dụ với quân lính vừa chí tình vừa nghiêm khắc, kêu gọi quân sĩ đồng tâm hiệp lực, chống lại quân thù, bảo vệ đất nước; đề ra kỉ luật nghiêm minh “Chớ có thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai”. Lời kêu gọi ngắn gọn nhưng nó cho thấy cái tâm của người chủ tướng, tình ý thật sâu xa, lập luận hùng hồn có sức thuyết phục lớn đối với người nghe. Giọng điệu vừa ân cần, thiết tha vừa nghiêm khắc có tác động chấn chỉnh đội ngũ, củng cố sức mạnh của đại quân . Làm được điều đó chứng tỏ Quang trung phải là người vô cùng sáng suốt nhạy bén, có nhiệt huyết yêu nước, có khát vọng cháy bỏng về nền độc lập tự do cho đất nước!
Bài 3. Cho đoạn văn 
“Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày, có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy, chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?”
VIẾT ĐOẠN
Đoan văn đã khắc họa thật rõ nét vẻ đẹp trí tuệ của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ: một người có tầm nhìn xa, trông rộng. Sáng suốt và tài tình, vua Quang Trung biết lựa chọn thời cơ cho mình sao cho chiến thắng được quân địch một cách nhanh chóng nhất. Khi ấy, quân Thanh đang chiếm đóng gần hết vùng đất Bắc Hà, dù mới khởi binh đánh giặc, chưa giành được tấc đất nào vậy mà vua Quang Trung đã nói chắc như đinh đóng cột “phương lược tiến đánh đã có tính sẵn” và kiên quyết nêu ra mục tiêu tưởng chừng như không thể “ mười ngày đánh đuổi người Thanh”. Lời khẳng định đã thể hiện ý chí quyết thắng và niềm tin chiến thắng của nhà vua. Ông đã làm cho đội quân áo vải của mình di chuyển từ nam ra bắc một cách thần tốc và chiến đấu khiến cho những kẻ xâm lược không kịp phòng bị, tạo nên những chiến thắng nhanh chóng. Quang Trung còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng , đề phòng hậu hoạ: "Quân Thanh thua trận ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế việc binh đao không bao giờ dứt", chuẩn bị cho tướng Ngô Thì Nhậm thương thuyết với quân Thanh để tránh cho những chuyện binh đao sau này, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng . Qua cách nghĩ của vua Quang Trung, ta thấy ông không chỉ nhìn xa trông rộng mà còn hết lòng vì dân. Ông không muốn dân phải luôn luôn chịu cảnh binh đao xương rơi máu chảy. Thế mới biết, phải là người có chiến lược và tầm nhìn sâu rộng thì vua Quang Trung mới có thể làm được những điều như thế. Không chỉ có vậy, vua còn lập cho mình kế hoạch mười năm sau khi lên ngôi sẽ thay đổi đất nước như thế nào. Tất cả đều đã chứng minh được một điều vua Quang Trung là người có tầm nhìn chiến lược và là một trong những nhà quân sự, chính trị tài ba bậc nhất đất nước. 
Bài 4. So sánh ngòi bút của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy (một của quân tướng nhà Thanh và một của vua tôi Lê Chiêu Thống) có gì khác biệt? Giải thích vì sao có sự khác biệt đó?
- Tất cả đều là tả thực, với những chi tiết cụ thể, nhưng âm hưởng lại rất khác nhau:
- Đoạn văn trên nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả “ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp”, “tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau”, ngòi bút miêu tả khách quan nhưng vẫn hàm chứa tâm trạng hả hê, sung sướng của người thắng trận trước sự thảm bại của lũ cướp nước.
- Ở đoạn văn dưới, nhịp điệu có chậm hơn, tác giả dừng lại miêu tả tỉ mỉ những giọt nước mắt thương cảm của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua tôi Lê Chiêu Thống, cuộc theíet đãi thịnh tình “giết gà, làm cơm” của kẻ bề tôi âm hưởng có phần ngậm ngùi, chua xót. Là những cựu thần của nhà Lê, các tác giả không thể không mủi lòng trước sự sụp đổ của một vương triều mà mình từng phụng thờ, tuy vẫn hiểu đó là kết cục không thể tránh khỏi.
Bài 5. Vì sao các tác giả là những người thuộc triều đình nhà Lê mà vẫn xây dựng hình tượng đẹp về vua Quang Trung?
- Các tác giả là những người cầm bút có lương tri, có ý thức tôn trọng lịch sử. Sống giữa những biến động thời đại, họ nhận thấy rõ sự thối nát hèn kém của vua Lê chúa Trịnh. Đồng thời cũng không phủ nhận được công lao cũng như tài năng của người anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ.
- Các tác giả là những người tiến bộ, họ đã vượt qua định kiến giai cấp, vượt ra khỏi chỗ đứng giai cấp để phản ánh về Quang Trung – Nguyễn Huệ.
- Các tác giả là những người yêu nước, họ tự hào về chiến thắng vĩ đại của dân tộc, không thể không nhắc tới Quang Trung, là linh hồn và tổng chỉ huy của cuộc chiến đấu.
Bài 6. Đọc đoạn trích “ Quân Thanh sang.... không nói trước”
a. Những lời trên Quang Trung nói ở đâu?
b. Đọc đoạn văn trên em thấy giống thể loại gì trong văn học cổ?
c. Đọc hai câu cuối , em liên tưởng thấy giống như những lời văn trong bài nào của văn học cổ, do ai viết? Mục đích viết?
d. Nội dung đoạn văn gồm mấy ý chính? đó là những ý gì?
Gợi ý:
- Đó là lời phủ dụ quân sĩ ở Nghệ An
- Đoạn trên giống thể loại Hịch trong văn học cổ.
- Hai câu cuối khiến chúng ta liên tưởng tới những lời văn trong bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn. Mục đích viết kêu gọi quân sĩ học tập “ Binh thư yếu lược” để đánh giặc Nguyên Mông
- Nội dung gồm 5 ý lớn:
+ Xác định chủ quyền độc lập của ta
+ Nêu tội ác và âm mưa của người phương Bắc với dân tộc ta
+ Nêu truyền thống đánh giặc ngoại xâm cuả dân tộc ta
+ Âm mưu chiếm nước ta của nhà Thanh
+ Kêu gọi đồng tâm hiệp lực trong chiến đấu và trung thành với vua Quang Trung.
Bài 7.Trong hồi thứ 14 có đoạn viết: “...vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván....máu chảy thành suối, quân thanh đại bại”.
a. Nhận xét nghệ thuật của đoạn trích trên?
b. Đoạn trích trên cho em hiểu gì về người anh hùng dân tộc Quang Trung?
Gợi ý:
a. Nghệ thuật đặc sắc: trần thuật theo diễn biến sự việc; trần thuật xen lẫn miêu tả: tả việc làm, tả hình ảnh Quang Trung, tả quân sĩ Quang Trung, tả quân thanh, tả không gian chung của trận đánh.
b. Đoạn trích cho ta hiểu:
- Quang Trung là người thao lược, sáng tạo ra phương tiện độc đáo để chiến đấu.
- Là vị tướng có tài tổ chức trận đánh: bố trí quân lính lúc thì sử dụng binh khí, lúc thì đánh giáp lá cà
- Quang Trung không những là vị tướng tài mà còn là một người anh hùng trực tiếp xông pha chiến trận từ lúc bắt đầu trận đánh cho đến khi trận đánh kết thúc.
Bài 8. Đọc đoạn trích sau rồi trả lời câu hỏi:
Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh yên uỷ quân lính, truyền cho tất cả đều ngồi mà nghe lệnh, rồi dụ họ rằng:
- Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam phương Bắc (chỉ đất Trung Quốc) chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng nữ vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ; các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. ở các thời ấy, Bắc, Nam riêng phận, bờ cõi lặng yên, các vua truyền ngôi lâu dài. Từ đời nhà Đinh tới đây, dân ta không đến nỗi khổ như hồi nội thuộc xưa kia. Mọi việc lợi, hại, được, mất ấy, đều là chuyện cũ rành rành của các triều đại trước. Nay người người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn. (Ngữ văn 9, Tập một)
Câu hỏi: 
Câu 1: Nêu ngắn gọn nội dung chính trong lời dụ của vua Quang Trung trong đoạn trích trên.
Câu 2: Trong câu “Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị”. Nhắc em nhớ tới tác phẩm nào đã học trong chương trình Ngữ văn THCS. Vua Quang Trung muốn khẳng định điều gì qua câu nói trên.
Câu 3: Em hãy giải thích nghĩa của từ “lương tri, lương năng”
Câu 4: Trong đoạn “ Đời Hán có Trưng Nữ Vương các vua truyền ngôi lâu dài” giống với những câu thơ nào của Nguyễn Trãi. Từ đó, em hãy chỉ ra nét tương đồng về tư tưởng, thái độ của Nguyễn Trãi và vua Quang Trung.
Câu 5: Từ đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu có sử dụng thành phần phụ chú và phép nối nêu về suy nghĩ của em về vấn đề: Tuổi trẻ Việt Nam hiện nay cần làm gì để thể hiện lòng yêu nước?
Câu 6: Qua đoạn trích em thấy vua Quang Trung hiện lên là người như thế nào?
GỢI Ý
Câu 1: Lời hiệu dụ của vua Quang Trung:
- Vua Quang Trung nêu hoàn cảnh lâm nguy của đất nước “quân Thanh sang xâm lấn nước ta”.
- Khẳng định chủ quyền dân tộc, nền độc lập tự cường của quốc gia.
- Nhắc lại cho nghĩa quân, tướng sĩ nhớ tới lịch sử đau thương của quốc gia dân tộc khi bị giặc đô hộ, xâm chiếm.
- Nêu tấm gương những người anh hùng đấu tranh bảo vệ nền độc lập của dân tộc, để khơi dậy niềm tự hào, ý chí chiến đấu chống kẻ thù.
- Nêu rõ dã tâm của bọn giặc Thanh muốn mưu đồ cướp nước ta, và khẳng định kết cục thảm hại mà chúng phải nhận lấy.
- Quyết tâm giữ bờ cõi, khẳng định tướng lĩnh, nghĩa quân là người có lương tri, lương năng.
Câu 2. Trong câu “ Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” gợi nhắc tới hai câu thơ trong bài Sông núi nước Nam tương truyền của Lý Thường Kiệt.
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời”
- Câu nói của vua Quang Trung có ý nghĩa khẳng định nền độc lập, tự cường của nước ta, đất nước có ranh giới lãnh thổ rõ ràng, có vua cai trị. Đồng thời đây cũng là câu nói nhằm bảo vệ nền độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ trước mọi kẻ thù xâm lược.
Câu 3: Nghĩa của từ “lương tri” và “lương năng”.
Lương tri: Người có lương tấm, biết nhận thức đúng đắn, soi xét đúng sai.
Lương năng: người có tài năng, phẩm cách tốt.
Ý của vua Quang Trung: tất cả các tướng lĩnh, quân sĩ đều là những người biết phải trái, đúng sai, đều là những người có lương tâm, biết yêu nước thương dân.
Vua Quang Trung dùng cách nói này để khích lệ lòng tự tôn dân tộc của quân sĩ.
Câu 4: Trong bài Bình Ngô đại cáo, tác giả Nguyễn Trãi có viết.
“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập.
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau.
Xong hào kiệt đời nào cũng có”
- Điểm tương đồng trong tư tưởng của Nguyễn Trãi với Quang Trung:
+ Khẳng định sự tồn tại độc lập, bình đẳng của nước Nam với phương Bắc.
+ Nước ta đời nào cũng có anh hùng hào kiệt.
+ Tác giả nêu tấm gương sáng, ngợi ca anh hùng hào kiệt trong lịch sử và lên án hành động cướp nước, xâm lược của phương Bắc.
Câu 5:
- Tuổi trẻ Việt Nam khi thể hiện lòng yêu nước.
Tuổi trẻ đóng vai trò quan trọng trong việc kiến tạo vận mệnh, tương lai non sông đất nước vì vậy tuổi trẻ cần hiểu được vị trí quan trọng của mình.
+ Vốn tri thức, đạo đức được rèn luyện từ nhà trường là nền tảng cơ bản để thực hành trong đời sống.
+ Tuổi trẻ phải nỗ lực không ngừng học hỏi, phát triển về khoa học, kĩ thuật để bắt kịp với sự phát triển của thế giới.
+ Tuổi trẻ cần nuôi dưỡng trong mình tình yêu gia đình, quê hương, đất nước, niềm tự tôn dân tộc.
+ Cần ý thức việc trau dồi tri thức và đạo đức ngay khi còn trẻ.
Câu 6: Vua Quang Trung trong đoạn trích trên:
- Trước hết, vua Quang Trung là người mạnh mẽ, quyết đoán:
+ Nghe tin giặc tới Thăng Long ông vội vã đốc xuất đại binh ra Bắc.
+ Là người sáng suốt, nhạy bén:
Ngay khi mấy chục vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị kéo vào nước ta, thế giặc đang mạnh, tình thế khẩn cấp, ông đã lên ngôi hoàng đế để chính danh ra dẹp giặc.
- Sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch, ta.
+ Quang Trung khích lệ tướng lính bằng những những lời nói chân thành, những tấm

File đính kèm:

  • docxon_tap_ngu_van_lop_9_van_ban_hoang_le_nhat_thong_chi.docx