Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Đồng chí"

a.Hoàn cảnh sáng tác

-Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào đầu năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) của quân và dân ta đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc

b. Vị trí: Rút từ tập thơ “Đầu súng trăng treo”, là bài thơ thành công của Chính Hữu, là tác phẩm tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Pháp

c. Nhan đề: Đồng chí: chỉ những người có cùng chí hướng lí tưởng, những người cùng ở trong một đoàn thể chính trị hay một tổ chức cách mạng hay gọi nhau là đồng chí. Từ sau CMT8 năm 1945, đồng chí đã trở thành từ xưng hô quen thuộc trong các cơ quan, đoàn thể và đơn vị quân đội.

d. Mạch cảm xúc

-Bài thơ theo thể tự do, gồm hai mươi dòng chia làm ba đoạn. Cả bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội, nhưng ở mỗi đoạn sức nặng của tư tưởng và cảm xúc được dẫn dắt để dồn tụ vào những dòng thơ gây ấn tượng sâu đậm (các dòng thứ bảy, mười bảy và hai mươi).

-Sáu dòng đầu có thể xem là sự lý giải về cơ sở của tình đồng chí. Dòng thứ bảy có cấu trúc đặc biệt (chỉ một từ với dấu chấm than) như một phát hiện, một lời khẳng định sự kết tinh tình cảm giữa những người lính.

-Mười dòng tiếp theo, mạch cảm xúc sau khi dồn tụ ở dòng thứ bảy lại tiếp tục khơi mở trong những hình ảnh, chi tiết biểu hiện cụ thể, thấm thía tình đồng chí và sức mạnh của nó.

-Ba dòng thơ cuối được tác giả tách ra thành một đoạn kết, đọng lại và ngân rung với hình ảnh đặc sắc “Đầu súng trăng treo” như là một biểu tượng giàu chất thơ về người lính.

 

docx 20 trang linhnguyen 17/10/2022 3720
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Đồng chí"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Đồng chí"

Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Đồng chí"
cơ sở của tình đồng chí. Dòng thứ bảy có cấu trúc đặc biệt (chỉ một từ với dấu chấm than) như một phát hiện, một lời khẳng định sự kết tinh tình cảm giữa những người lính. 
-Mười dòng tiếp theo, mạch cảm xúc sau khi dồn tụ ở dòng thứ bảy lại tiếp tục khơi mở trong những hình ảnh, chi tiết biểu hiện cụ thể, thấm thía tình đồng chí và sức mạnh của nó.
-Ba dòng thơ cuối được tác giả tách ra thành một đoạn kết, đọng lại và ngân rung với hình ảnh đặc sắc “Đầu súng trăng treo” như là một biểu tượng giàu chất thơ về người lính.
e. Bố cục: 3 đoạn
+ Đoạn 1: 7 câu thơ đầu: Cơ sở hình thành tình đồng chí 
+ Đoạn 2: 10 câu thơ tiếp theo: Những biểu hiện của tình đồng chí
+ Đoạn 3: 3 câu kết: Biểu tượng đẹp về tình đồng chí.
VD MỞ BÀI:
Chính Hữu là nhà thơ thành công với đề tài người lính và chiến tranh. Nói đến thơ ca kháng chiến chống Pháp không thể không kể đến bài thơ Đồng chí của Chính Hữu. Bài thơ mang vẻ đẹp giản dị của tình đồng đội, đồng chí. Đó là tình cảm mộc mạc nhưng thật sâu sắc của những người lính cụ Hồ trong những năm tháng kháng chiến gian khổ, ác liệt.
II.Đọc-hiểu văn bản:
1/Bảy câu đầu: Cơ sở hình thành tình đồng chí
Bài thơ mở đầu là lời tâm sự của hai người chiến sĩ:
 “Quê hương anh nước mặn đồng chua 
 Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
- “Quê hương anh”, “làng tôi”: Đều mang nghĩa chỉ quê hương, gốc gác, nguồn cội. Song là “anh” và “tôi” thì “quê hương” và “làng” trở thành gốc gác cụ thể, nguồn cội riêng biệt của hai con người.
- Đặc điểm của gốc gác, nguồn cội ấy được biểu hiện qua 2 cụm từ mang ý nghĩa cô đúc “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”.
-Chính Hữu đã khắc hoạ thành công cái chất hiền lành, tình nghĩa mộc mạc mà dung dị cũng như tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng cao cả của những người lính nông dân áo vải.
 +Thành ngữ: “nước mặn đồng chua”: là vùng đồng bằng chiêm trũng ven biển nhiễm phèn khó làm ăn, cày cấy.
 +Hình ảnh: “đất cày lên sỏi đá”: vùng trung du, đồi núi đất đai khô cằn, bị đá ong hoá, khó canh tác.
+Nghệ thuật sóng đôi “quê hương anh-làng tôi” gây ấn tượng về sự chất chồng, nối tiếp của khó khăn với khó khăn, nhọc nhằn cùng cơ cực song quan trọng nhất nó tạo nên sự gặp gỡ đầu tiên của hai con người – sự tương đồng về cảnh ngộ. Mà theo lẽ thường, sự đồng cảnh chính là cơ sở đầu tiên tạo mối đồng cảm. Với chi tiết này, nhà thơ đã sớm gieo một cái mầm để nó nảy nở lên thành ý tưởng về tình đồng chí.
-Họ là những người nông dân từ những vùng quê lam lũ đói nghèo, quanh năm chỉ biết đến con trâu mảnh ruộng, các anh giã từ quê hương lên đường chiến đấu.
-Tuy hai miền đất xa nhau, “đôi người xa lạ” nhưng cùng giống nhau ở cái nghèo và cùng về đây tập hợp lại trong đội quân cách mạng
-Từ mọi miền quê trên dải đất quê hương, những con người xa lạ bỗng đứng lên theo tiếng gọi của Tổ quốc, cùng họp lại với nhau, trở thành một con người mới: Người Lính.
→Sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân và xuất phát từ điểm chung là tình yêu đất nước đã tạo cơ sở ban đầu để hình thành tình đồng chí.(đồng cảnh, cùng chung giai cấp)
 "Anh với tôi đôi người xa lạ
 Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”
- Buổi đầu: “tự phương trời” là từ những phương trời, những miền đất khác nhau - khoảng cách không gian. “Đôi người xa lạ” là những người hoàn toàn lạ, không hề quen biết, chưa từng có mối quan hệ với nhau - khoảng cách của tâm hồn, tình cảm khi chưa hình thành mối dây liên hệ. Nghĩa là ở cái buổi đầu ấy ta không thấy có chút dự báo nào về sự gắn bó, tình cảm.
“Quen”: mối hiểu biết, sự thông thuộc do tiếp xúc, hoặc có quan hệ, có sự hiểu biết mà có.
“Chẳng hẹn quen nhau” - “Không hẹn mà nên”, “không hẹn mà gặp” - nhìn qua ngỡ họ vô tình quen biết, đọc kỹ lại thấy cơ sở tạo nên mối quen biết của họ chính là tiếng gọi của Tổ quốc, của lòng yêu nước ở những người thanh niên chân chính.
-Cụm từ “anh với tôi” và từ “đôi” đã nhấn mạnh sự gắn bó, keo sơn của những người lính. Họ là những người xa lạ, chẳng hẹn mà nên quen bởi họ có chung tình yêu đất nước.
-Đoạn thơ gợi nhớ đến những câu thơ trong bài “Nhớ” (Hồng Nguyên):
“Lũ chúng tôi
Bọn người tứ xứ
Gặp nhau hồi chưa biết chữ
 Quen nhau từ buổi “một, hai”
-Đôi bạn gắn bó với nhau bởi bao kỉ niệm đẹp:
 “Súng bên súng đầu sát bên đầu
 Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
 Đồng chí!”
- Hình ảnh: “súng” - vừa là hình ảnh cụ thể, vừa là biểu tượng về cuộc chiến đấu, về nhiệm vụ mà người lính cần gánh vác. “Súng bên súng”: cùng chung kẻ thù, chung nhiệm vụ, cùng chung ý chí chiến đấu
-“Đầu” là hình ảnh thuộc về con người - gắn với lý tưởng, nhận thức và khát vọng; “chăn” là vật dụng đời thường cũng là biểu tượng cho đời sống sinh hoạt riêng tư, bình dị. Đầu sát bên đầu: cùng chung lí tưởng đánh giặc bảo vệ quê hương
- Nghệ thuật điệp cấu trúc “súng bên súng” “đầu sát bên đầu” và hình ảnh gợi mối quan hệ gắn bó “đêm rét chung chăn” nhấn mạnh vào sự gắn bó khăng khít trong nhiệm vụ, trong lí tưởng và trong cả những sinh hoạt đời thường - những cơ sở quan trọng tạo thành mối quan hệ gắn bó thắm thiết.
-Đây là hai hình ảnh cụ thể được hoán dụ, lại sắp xếp theo kiểu sóng đôi, kết hợp với phép đối và điệp ngữ (súng, đầu, bên)→nhấn mạnh sự gắn kết, sát cánh bên nhau của những người lính khi họ cùng chung lí tưởng, chung nhiệm vụ, chung một chiến hào.
Nhất là hình ảnh chiếc chăn trong “đêm rét” còn gợi mối liên hệ ấm áp - cái ấm áp của cảm giác dẫn đường cho cái ấm áp trong lòng.
-Ngày cùng chung nhiệm vụ chiến đấu vai kề vai, “súng bên súng”, chia nhau gian khổ, nguy hiểm, đêm đắp chung một chiếc chăn chịu rét. “Chung chăn” có nghĩa là chung cái khắc nghiệt, khó khăn của cuộc đời người lính, là chung hơi ấm để vượt qua cái lạnh.
- Từ ngữ: “tri kỉ” - mối quan hệ bạn bè thân thiết giữa những người hiểu rõ lòng nhau.
(Giảng kĩ về tình tri kỉ, từ tình bạn đến tình tri kỉ là cả quá trình)
-Từ những người “xa lạ” những người lính đã thành “đôi tri kỉ”, về sau thành “đồng chí”.
-Những người lính hiểu ra họ có cùng chung quê hương vất vả khó nghèo, chung tình giai cấp, chung lí tưởng và mục đích chiến đấu.
Cả 7 câu thơ có duy nhất từ “chung” nhưng bao hàm nhiều ý: chung cảnh ngộ, chung giai cấp, chung chí hướng, chung một khát vọng
-Những cái chung đã biến những con người xa lại thành đôi tri kỉ. Sự đồng cảnh, đồng cảm và hiểu nhau là cơ sở, là cái gốc để làm nên tình bạn, tình đồng chí.
Nhìn lại cả 7 câu thơ đầu những từ ngữ nói về người lính: đầu tiên là “anh”, “tôi” trên từng dòng thơ như một kiểu xưng danh khi mới gặp gỡ, dường như giữa họ vẫn là hai thế giới riêng biệt. Rồi “anh với tôi” trong cùng một dòng, đến “đôi người” nhưng là “đôi người xa lạ”, và rồi đã biến thành đôi tri kỷ - một tình bạn keo sơn, gắn bó, thấu hiểu lẫn nhau. Và cao hơn nữa là “đồng chí”. Như vậy, từ rời rạc riêng lẻ, những người lính đã dần nhập thành chung, thành một, khó tách rời.
Hai tiếng “Đồng chí!” Đây là câu thơ rất đặc biệt, độc đáo: Bởi nó chỉ là một từ ghép có hai tiếng “Đồng chí” và dấu chấm cảm, nó nhắc lại nhan đề và kết thúc khổ thơ tạo sự sâu lắng chỉ với hai chữ “Đồng chí”. Nó được coi là linh hồn của bài thơ, tạo một nét nhấn như một điểm tựa, như đòn gánh, gánh hai đầu là những câu thơ đồ sộ. Nó vang lên như một phát hiện, một lời khẳng định, một tiếng gọi trầm xúc động từ trong tim, lắng đọng trong lòng người về 2 tiếng mới mẻ, thiêng liêng ấy. Câu thơ như một bản lề gắn kết hai phần bài thơ làm nổi rõ một kết luận: cùng hoàn cảnh xuất thân, cùng lý tưởng thì trở thành đồng chí của nhau. Đồng thời nó cũng mở ra ý tiếp theo: những biểu hiện cụ thể của tình đồng chí.
- Nếu ở thời nay, tiếng “đồng chí” đã trở nên phổ biến, thông thường và dễ nhòa lẫn với các đại từ nhân xưng khác bởi cuộc sống thời bình đi vào ổn định đã đưa con người trở về với những toan tính, mưu cầu mang tính chất cá nhân thì trong những năm chiến tranh, hai tiếng “đồng chí” vang lên có một ý nghĩa rất thiêng liêng: cha con gặp nhau nơi chiến trường, trong niềm xúc động và tự hào về con, người cha có thể bật lên tiếng “chào đồng chí” vừa hóm hỉnh lại vừa tha thiết. Trong “Người mẹ cầm súng”, chị Út Tịch khi cùng chiến đấu với chồng đã nhủ chồng rằng: “Tôi chia lửa cho đồng chí chồng đó, nghen!”. Nói như thế để hiểu rằng, trong bối cảnh của những năm tháng chiến tranh, tình đồng chí có thể còn được đặt cao hơn, thiêng liêng hơn tất cả những tình cảm thông thường khác của con người dù là tình cha con, anh em hay chồng vợ. Bởi khi Tổ quốc lâm nguy, bất kì ai có lương tri và trách nhiệm cũng đều hiểu rằng cần đặt phần riêng tư vào góc khuất của cuộc sống và tâm hồn để lo cho việc nước. Đó cũng là một trong những lý do tạo nên sức nặng của hai tiếng “đồng chí”. Hơn nữa, khi là đồng chí, con người có thể cùng chiến đấu, cùng chia ngọt sẻ bùi, cùng sống chết nên tình cảm sẽ nảy sinh như một lẽ tự nhiên - đó là chiều sâu của tiếng “đồng chí”.
(Từ tình bạn đến tình tri kỉ đến tình đồng chí là chặng đường dài, tình đồng chí đặt trong hoàn cảnh chiến tranh là thứ tình cảm cao quý thiêng liêng và cao hơn tất cả các tình cảm khác)
- Trong bài thơ này, đặt vào mạch thơ, tiếng “đồng chí” đứng riêng thành một dòng thơ để chốt lại cả đoạn - nó có ý nghĩa như một lời tổng kết, cũng có ý nghĩa như một lời giải thích cho tất cả: vì là đồng chí mà từ xa lạ thành quen biết, từ gần gũi thành tri kỉ và đồng chí là một quan hệ (chứ không đơn giản là một cách xưng hô) được hình thành từ sự đồng cảnh, đồng cảm, đồng nhiệm vụ của “anh” và “tôi” - những người nông dân - chiến sĩ. Dòng thơ chỉ chặng đường từ “xa lạ” đến “quen nhau” rồi thành “tri kỉ”, đồng thời nó cũng mở ra một vùng trời khác cao, rộng và sâu hơn: cuộc sống, lí tưởng và những biểu hiện tình cảm của những người là “đồng chí”.
2/ Mười câu tiếp: Những biểu hiện của tình đồng chí:
a. Mối đồng cảm sâu sắc:
Tình đồng chí đó là sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng thầm kín của nhau:
 “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày 
 Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
 Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
- Hình thức lời kể song dường như có sự hòa nhập tuyệt đối của 2 giọng kể: giọng anh kể tôi nghe và giọng tôi kể lại. Hai giọng kể ấy dường như không phải để kể cho ai đó thứ ba nghe mà để tự lắng trong chính mình.
- Hình ảnh: “ruộng nương”, “gian nhà”, “giếng nước gốc đa” là cả một thế giới thân thiết gắn bó như máu thịt, như sự sống của những người lính. Đọc văn học 30-45 mới thấy mơ ước “người cày có ruộng” tha thiết đến chừng nào. Cách mạng đã cho người nông dân cơ hội để thực hiện ước mơ ấy. Và đến lượt mình, họ lại sẵn lòng dẹp niềm mơ ước riêng tư để vì nghĩa vụ chung.
- Thái độ: được bộc lộ qua giọng điệu và từ ngữ.
+ Giọng điệu: có sự vận động ở biểu hiện bên ngoài và chiều sâu bên trong: Từ giọng kể bình thường đến giọng nói ngang tàng mạnh mẽ và cuối cùng là giọng tâm tình đầy tha thiết. Ở chiều sâu bên trong, ngay cả khi vẻ ngoài tỏ ra lạnh lùng ngang tàng mạnh mẽ thì dường như vẫn còn chút gì khắc khoải, tha thiết ở bên trong - điều này chỉ biểu hiện được, cảm được khi biết rõ tâm lí người nông dân và lối biểu hiện của những thanh niên đầy nhiệt huyết để thấy chút giằng xé không dễ nhận ra khi cất bước theo tiếng gọi của lý tưởng.
+ Từ ngữ: “Gửi bạn thân cày” - chữ “gửi” có một nghĩa thật hay là giao cái thuộc về mình cho người khác giữ gìn, trông coi, bảo quản, mà người khác ở đây lại là “bạn thân”, người bạn gần gũi, gắn bó để có thể tin tưởng nhất - đủ thấy với thửa ruộng, lòng người lính nông dân tha thiết, yêu quý đến chừng nào.
-Người lính đi chiến đấu để lại sau lưng mình những gì thân thương nhất của quê hương: ruộng nương, gian nhà, giếng nước gốc đa... 
-Từ “mặc kệ” vốn chỉ thái độ thơ ơ, vô tâm, dửng dưng nhưng ở đây nó là sự kiên quyết, dứt khoát, mạnh mẽ của người ra đi khi lí tưởng đã rõ ràng, khi mục đích đã lựa chọn. 
-Đây cũng là điều Quang Dũng từng phản ánh trong bài “Tây Tiến” : “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”, 
-Hay Nguyễn Đình Thi trong bài “Đất nước” : 
 “Người ra đi đầu không ngoảnh lại
 Sau lưng thềm nắng, lá rơi đầy”. 
-Phải chăng chính bởi những người biết quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh ấy mà chúng ta mới có độc lập, tự do như hôm nay?
-Nhưng đọc kĩ câu thơ ta vẫn cảm thấy thấy tình yêu, sự gắn bó tha thiết của những người lính với quê hương :“Giếng nưóc gốc đa nhớ người ra lính”. 
-Câu thơ sử dụng nghệ thuật nhân hóa: giếng nước gốc đa mà biết “nhớ”. Cũng có thể xem đây là một hoán dụ : “giếng nước gốc đa” chỉ quê hương và những người thân nơi hậu phương. 
Cách nói này tế nhị mà sâu sắc vừa gợi được nỗi nhớ của hậu phương với người ra trận, vừa nói được nỗi nhớ của người lính với quê hương, nỗi nhớ hai chiều ngày càng da diết.
“Nhớ”: nghĩ đến với tình cảm tha thiết muốn được gặp hay được thấy người hoặc cảnh thân thiết nào đó đang ở cách xa mình. Điều rất lạ là chủ thể của nỗi nhớ lại là “giếng nước gốc đa” - hiện thân của quê hương và đối tượng của nỗi nhớ là anh - “người ra lính”. Nhưng lạ mà hoàn toàn có thể hiểu và cảm được: vì muốn thể hiện đến cùng sự cứng cỏi mà anh đâu thể trực tiếp thể hiện được nỗi nhớ trong lòng mình. Cách nói hoán đổi này thật tế nhị và cũng thật sâu sắc: là quê hương nhớ thương người ra lính, song cảm biết được nỗi nhớ của quê hương phải là một tấm lòng tha thiết hướng về, như đứa con vô tâm thì sao hiểu nỗi ngóng trông của mẹ già hôm mai luôn tựa cửa! Cách nói ấy không chỉ là cái khéo léo của kỹ thuật, nghệ thuật mà là sự cảm hiểu đến tận đáy lòng nhau.
b. Sự sẻ chia chân tình:
Tình đồng chí còn là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính
 “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
 Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.
 Áo anh rách vai
 Quần tôi có vài mảnh vá
 Miệng cười buốt giá
 Chân không giày
 Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!"
- Sự lặp lại của một hình thức diễn đạt để gợi mở một nội dung mới: 
“Anh với tôi đôi người xa lạ.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh.”
Từ “xa lạ” đến “biết” là một sự thay đổi. Song cái “biết” mà nhà thơ nói ở đây không phải là quen biết, cũng không chỉ là nhận biết mà là trải nghiệm. Mà nội dung trải nghiệm lại là một thử thách khắc nghiệt của đời lính: những trận sốt rét rừng. Nhà thơ Trần Lê Văn từng kể rằng “Lính Tây Tiến đánh trận tử vong ít, sốt rét tử vong nhiều” đủ thấy cái sức mạnh bòn rút, tiêu hao sức sống của những cơn sốt rét nó ghê gớm đến mức nào. Hơn nữa, cũng chỉ có trải nghiệm trực tiếp mới đem đến những cảm nhận cụ thể về biểu hiện của cơn sốt rét: “cơn ớn lạnh” “run người” “vầng trán ướt mồ hôi”.
“Ớn lạnh”: cái lạnh từ trong ra làm gai người.
“Run”: rung động nhẹ chân tay hoặc cơ thể do sự co giật khẽ của các cơ gây ra bởi cơn sốt.
“Ướt mồ hôi”: trạng thái nhọc mệt vì cơn sốt hành hạ, rút kiệt sức lực của con người. Trong điều kiện bình thường, nó sẽ khiến người ta mệt mỏi, chán nản. Trong thời kỳ chiến tranh, nó là thử thách làm tỏa sáng ý chí con người.
-Vẻ đẹp tâm hồn nơi người lính không chỉ xuất phát từ những hiện thực khó khăn hiểm nguy mà còn phát ra từ vừng ánh sáng lung linh, chính là tình đồng đội. 
-Vượt rừng đâu phải chuyện dễ dàng! Những căn bệnh quái ác, những cơn sốt rét rừng mà không có thuốc điều trị, những đêm tối lạnh buốt xương, những thiếu thốn vật chất của đoàn quân làm sao kể hết. Nhưng những người lính đã cùng nhau vượt qua. Họ lo cho nhau vượt qua từng cơn sốt, từng miếng áo rách, quần vá. Với họ, quan tâm tới những người đồng đội giờ đây cũng như là quan tâm chăm sóc cho chính mình. 
-Ta cũng từng bắt gặp hình ảnh người lính phải đối mặt với gian khổ nơi chiến trường, những cơn sốt rét khiến họ “không mọc tóc” trong câu thơ của Quang Dũng:
 “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm” 
 (Tây tiến-Quang Dũng)
-Những hình ảnh thơ chân thực nhưng cô đọng và gợi cảm biết bao: áo rách, quần vá, chân không giày -> nhấn mạnh sự thiếu thốn vật chất của những người lính ở chiến trường, các anh phải đối mặt với hiện thực khắc nghiệt, đồng cam cộng khổ cùng nhau.
-Tác giả đã xây dựng những cặp câu sóng đôi, đối xứng nhau: “Áo anh rách vai/Quần tôi có vài mảnh vá” (trong từng cặp câu) và từng câu: “anh với tôi”.
-Đáng chú ý là người lính bao giờ cũng nhìn bạn, nói về bạn trước khi nói về mình, chữ “anh” bao giờ cũng xuất hiện trước chữ “tôi”. Cách nói ấy phải chăng thể hiện nét đẹp trong tình cảm của người lính: coi trọng người đồng chí của mình hơn cả bản thân.
-Hình ảnh “miệng cười buốt giá”: đối mặt với khó khăn, những người lính không hề một chút sợ hãi, những thử thách giữa nơi rừng thiêng nước độc cứ kéo đến liên miên nhưng người lính vẫn đứng vững, vẫn “miệng cười buốt giá”. →hình ảnh của sự lạc quan, yêu cuộc sống, là sự động viên giản dị của những người lính với nhau. Từ trong sự bình thường, hình ảnh người lính của Chính Hữu vẫn ánh lên vẻ đẹp rực rỡ của lí tưởng, sẵn sàng đối mặt với khó khăn gian khổ, giữ vững tinh thần lạc quan cách mạng.
-Hành động: “tay nắm lấy bàn tay” :Ôi ấm áp biết mấy là cái xiết tay của đồng đội lúc gian khó. Cái xiết tay truyền đi hơi ấm, sức mạnh cho ý chí con người. Và cùng nhau, giúp đỡ nhau, những người lính vượt qua với tư thế ngẩng cao đầu trước mọi thử thách, gian nan-> diễn tả sâu sắc sự gắn bó đồng cam cộng khổ của các anh.
(Hình ảnh : thương nhau tay năm lấy bàn tay gợi nhiều xúc cảm. Hành động nắm lấy bàn tay là phương thuốc duy nhất đặt trong hoàn cảnh đó để ng lính vượt qua cái khủng khiếp của những cơn sốt rét rừng khiến cho vầng trán họ đẫm mồ hôi,là phương thuốc tinh thần quý giá. Trong câu thơ chỉ có hành động, không có lời nói nhưng chúng ta vẫn có thể tưởng tượng được, cùng với hành động nắm lấy bàn tay là ánh mắt đầy sẻ chia, yêu thương, lo lắng, khích lệ ở trong đó. Bàn tay nắm lấy bàn tay là một ngôn ngữ không có lời nhưng chính trong cái ngôn ngữ không lời đó, bàn tay đã truyền đi cho nhau hơi ấm, sức mạnh, chỗ dựa về mặt tinh thần. Có phải trong suốt cuộc đời mình, chúng ta cảm thấy hạnh phúc nhất là trong những lúc khốn khó nhất của cuộc đời, ai đó chì ra cho chúng ta một bàn tay. Có phải ta thấy trong những lúc ta buồn thì cái người bạn thân mà ta mong đợi nhất không phải là người xuất hiện bên cạnh chúng ta khuyên giải, giảng giải cho ta mọi điều mà đơn giản thôi, đó là người ở bên cạnh ta lúc đó, lặng lẽ nắm lấy bàn tay ta hoặc để cho chúng ta có thể khóc òa và cho ta mượn bờ vai để dựa vào. Cho nên hình ảnh bàn tay hay hình ảnh bờ vai trong văn học luôn là biểu tượng cho sự gắn kết, sự yêu thương, sự sẻ chia.
-Câu thơ “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” không chỉ nói lên tình cảm gắn bó sâu nặng của những người lính mà còn thể hiện sức mạnh của tình đoàn kết. 
═˃Nhờ có tình đoàn kết, gắn bó, sẻ chia gian khổ, sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội mà người lính đã cùng nhau vượt qua tất cả khó khăn gian khổ, sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ, lập nên những chiến công hiển hách.
3/Ba câu cuối: Biểu tượng cao đẹp về tình đồng chí
Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh rất đặc sắc:
 “Đêm nay rừng hoang sương muối
 Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới 
 Đầu súng trăng treo”.
- “Rừng hoang”: cái mênh mông ngút ngàn, nơi hoang vu xa lạ, nơi có thể chứa đầy bất trắc - nhất là ở thời khắc “đêm” - khi bóng tối vây bọc, trùm lấp toàn bộ không gian.
- “Sương muối”: sương giá đọng thành hạt nhỏ trắng xóa như muối trên cây cỏ hay mặt đất - cái khắc nghiệt của thời tiết.
-> Tạo ra một cái nền để làm bật lên vẻ đẹp của hình tượng người lính và của tình đồng chí.
-Bức tranh đơn sơ, thi vị về người lính trong một đêm chờ giặc tới giữa nơi rừng hoang sương muối. Trong cảnh “rừng hoang sương muối” - rừng mùa đông ở Việt Bắc sương muối phủ đầy trời, nhưng những người lính vẫn đứng cạnh bên nhau, im lặng, phục kích chờ giặc tới.
-Từ “chờ” khắc họa được tư thế chủ động, sẵn sàng chiến đấu của họ.
Mặt khác, hai từ “cạnh bên” đi liền với nhau đã nhấn mạnh sự kề vai sát cánh của những người lính làm mờ đi cái gian khổ ác liệt của cuộc chiến, tạo nên tư thế thành đồng vách sắt trước quân thù, cùng hướng mũi súng vào kẻ thù.
-Hình ảnh “đầu súng trăng treo”: là hình ảnh độc đáo, bất ngờ, là nhãn tự của toàn bài thơ. Trong cái vắng lặng bát ngát của rừng khuya, trăng bất ngờ xuất hiện chơi vơi lơ lửng nơi đầu súng.→hình ảnh vừa chân thực vừa lãng

File đính kèm:

  • docxon_tap_ngu_van_lop_9_van_ban_dong_chi.docx