Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Phân tích bài thơ "Viếng lăng Bác"

* Cảm xúc khi đứng trước lăng Bác:

- Tình cảm chân thành giản dị, chân thành của tác giả Viễn Phương cũng chính là tấm lòng đau đáu thương nhớ Bác của người con miền Nam nói chung.

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”

+ Câu thơ gợi ra tâm trạng xúc động của một người từ chiến trường miền Nam bao nhiêu năm mong mỏi bây giờ được ra lăng viếng Bác.

+ Đại từ xưng hô “con” rất gần gũi, thân thiết, ấm áp tình thân mật, diễn tả tâm trạng của người con ra thăm cha sau nhiều năm mong mỏi.

- Hình ảnh hàng tre là hình ảnh ẩn dụ đa nghĩa:

+ Với tính chất tượng trưng, hình ảnh hàng tre gợi lên những liên tưởng thân thuộc của hình ảnh làng quê, đất nước đã thành biểu tượng của dân tộc.

+ Cây tre tượng trưng cho khí chất, tâm hồn, sự thẳng thắn, kiên trung của con người Việt Nam.

+ Từ cảm thán "Ôi", biểu thị niềm xúc động tự hào của tác giả không kìm nén được và bật lên.

 

docx 2 trang linhnguyen 18/10/2022 2380
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Phân tích bài thơ "Viếng lăng Bác"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Phân tích bài thơ "Viếng lăng Bác"

Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Phân tích bài thơ "Viếng lăng Bác"
DÀN Ý HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH BÀI THƠ "VIẾNG LĂNG BÁC" - NGỮ VĂN 9
👉 Bí kíp viết văn hay: bit.ly/Bí-kíp-đạt-điểm-cao-văn-thi-vào-10
🔻 PHẦN MỞ BÀI:
- Giới thiệu về nhà thơ Viễn Phương và bài thơ "Viếng lăng Bác" của ông.
- Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động của nhà thơ đối với Người khi vào lăng viếng Bác với giọng trang trọng, tha thiết thể hiện niềm yêu thương, biết ơn Bác.
🔻 PHẦN THÂN BÀI:
Phân tích cảm xúc của tác giả ở ba giai đoạn: Khi đứng trước lăng Bác, khi đã vào trong lăng Bác và cảm xúc trước khi ra về.
* Cảm xúc khi đứng trước lăng Bác:
- Tình cảm chân thành giản dị, chân thành của tác giả Viễn Phương cũng chính là tấm lòng đau đáu thương nhớ Bác của người con miền Nam nói chung.
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
+ Câu thơ gợi ra tâm trạng xúc động của một người từ chiến trường miền Nam bao nhiêu năm mong mỏi bây giờ được ra lăng viếng Bác.
+ Đại từ xưng hô “con” rất gần gũi, thân thiết, ấm áp tình thân mật, diễn tả tâm trạng của người con ra thăm cha sau nhiều năm mong mỏi.
- Hình ảnh hàng tre là hình ảnh ẩn dụ đa nghĩa:
+ Với tính chất tượng trưng, hình ảnh hàng tre gợi lên những liên tưởng thân thuộc của hình ảnh làng quê, đất nước đã thành biểu tượng của dân tộc.
+ Cây tre tượng trưng cho khí chất, tâm hồn, sự thẳng thắn, kiên trung của con người Việt Nam.
+ Từ cảm thán "Ôi", biểu thị niềm xúc động tự hào của tác giả không kìm nén được và bật lên.
* Cảm xúc trước dòng người vào lăng Bác:
- Hình ảnh ẩn dụ: "Mặt trời" - Bác là mặt trời của dân tộc mang ánh sáng ấm áp cho cuộc sống của dân tộc, đồng thời thể hiện niềm yêu mến kính trọng của tác giả đối với Bác.
- Hình ảnh dòng người đi trong thương nhớ, đây là hình ảnh thực diễn tả nỗi xúc động bồi hồi trong lòng tiếc thương kính cẩn của người dân khi vào lăng viếng Bác.
- Điệp ngữ “ngày ngày”: Chỉ thời gian vô tận, tấm lòng của người dân chưa bao giờ thôi nhớ Bác.
- Hình ảnh thể hiện sự kết tinh đẹp đẽ “kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
+ Đoàn người vào viếng Bác là hình ảnh thực, đây còn là hình ảnh ẩn dụ đẹp đẽ, sáng tạo của nhà thơ: Cuộc đời của dân tộc ta nở hoa dưới ánh sáng cách mạng của Bác
+ Bảy mươi chín mùa xuân: là hình ảnh hoán dụ chỉ số tuổi của Bác, cuộc đời Bác tận hiến cho sự phát triển của đất nước dân tộc.
* Cảm xúc khi vào trong lăng Bác:
- Niềm biết ơn thành kính dần chuyển sang sự xúc động nghẹn ngào khi tác giả nhìn thấy Bác:
"Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền"
+ Ánh sáng dịu nhẹ trong lăng gợi lên sự liên tưởng thú vị: “vầng trăng sáng dịu hiền”
+ Những vần thơ của Bác luôn gắn chặt với ánh trăng, hình ảnh “vầng trăng” gợi lên niềm xúc động, và khiến ta nghĩ tới tâm hồn thanh cao của Bác.
+ Ở Người là sự hòa quyện giữa sự vĩ đại thanh cao với sự giản dị gần gũi.
- Nhà thơ xúc động, đau xót trước sự ra đi mãi mãi của Người:
"Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim"
+ Nỗi lòng “nghe nhói ở trong tim” của tác giả chính là sự quặn thắt tê tái trong đáy sâu tâm hồn khi đứng trước di hài của Người, đó chính là sự rung cảm chân thành của nhà thơ.
* Cảm xúc trước lúc ra về:
- “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”: Thể hiện cảm xúc trực tiếp lưu luyến không muốn rời xa.
- Phép liệt kê, ẩn dụ “con chim, đóa hoa, cây tre” cùng với điệp ngữ “muốn làm”: Niềm dâng hiến tha thiết,mãnh liệt, muốn làm một điều gì đó vì Bác.
- Hình ảnh cây tre được lặp lại tạo kết cấu đầu cuối tương ứng.
⇒ Chủ thể “con” đến đây không xuất hiện thẻ hiện ước nguyện này không phải của riêng tác giả mà là của tất cả mọi người, của dân tộc ta đối với Bác.
🔻 PHẦN KẾT BÀI:
+ Bài thơ "Viếng lăng Bác" sử dụng thể thơ 8 chữ, giọng điệu thiết tha, sâu lắng, sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ quen thuộc, ngôn ngữ thơ giản dị mà cô đọng.
+ Thể hiện niềm xúc động, thành kính, và nỗi đau xót của nhà thơ trước sự ra đi của Bác, ước nguyện là được ở mãi bên Bác, đang lên Bác tất cả lòng tôn kính và biết ơn.

File đính kèm:

  • docxon_tap_ngu_van_lop_9_phan_tich_bai_tho_vieng_lang_bac.docx