Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Vấn đề thực phẩm bẩn

- Tình trạng thực phẩm bẩn hiện nay khiến nhiều người dân hoang mang, vấn nạn này đã kéo hơn chục năm nay và ngày càng trở nên nghiêm trọng.

- Thực phẩm bẩn, không rõ nguồn được bày bán, tiêu thụ khắp mọi nơi, ở đâu có thực phẩm ở đó có các chất độc hại. VD: Ở Thạch Thất còn có chợ bán thịt lợn chết hoạt động vào ban đêm được gọi là “chợ âm phủ”.

- Các chất độc hại như thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng để cây phát triển nhanh, . các loại thuốc tăng trọng, chất bảo quản, chất chống ẩm mốc, .được sử dụng tràn lan, không đúng liều lượng, thời gian quy định.

- Nhiều cơ sở chế biến không thực hiện đúng quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ các lò giết mổ gia súc đến các cơ sở chế biến thực phẩm đều bẩn đến mức không thể bẩn hơn. VD: Thịt đông lạnh để từ những năm 1970 đến nay vẫn được bán ra thị trường.

- Công nghệ chế biến ngày càng tinh vi với hàng loạt các sản phẩm phụ gia như chất tạo màu chất làm tươi thực phẩm. VD: có thể làm ra cả thịt giả, trứng giả, gạo giả, nội tạng động vật hôi thối được dùng hóa chất để biến thành thực phẩm tươi sống.

- Người tiêu dùng phải tự đối phó với thực phẩm bẩn bằng cách mua thực phẩm ở các miền quê, trồng cây trong các hộp xốp, . tuy nhiên tình trạng thực phẩm bẩn vẫn tiếp tục lan rộng.

 

docx 5 trang linhnguyen 6540
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Vấn đề thực phẩm bẩn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Vấn đề thực phẩm bẩn

Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Vấn đề thực phẩm bẩn
Đề 1: Nghị luận xã hội về vấn đề thực phẩm bẩn
 I. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Một đại biểu Quốc hội đã phát biểu trên nghị trường: “Chưa bao giờ con đường từ dạ dày đến nghĩa địa ngắn như ngày nay”. Đây là lời cảnh báo đầy đau xót về tình trạng thực phẩm phẩm.
II. Thân bài
1. Thực trạng thực phẩm bẩn
- Tình trạng thực phẩm bẩn hiện nay khiến nhiều người dân hoang mang, vấn nạn này đã kéo hơn chục năm nay và ngày càng trở nên nghiêm trọng.
- Thực phẩm bẩn, không rõ nguồn được bày bán, tiêu thụ khắp mọi nơi, ở đâu có thực phẩm ở đó có các chất độc hại. VD: Ở Thạch Thất còn có chợ bán thịt lợn chết hoạt động vào ban đêm được gọi là “chợ âm phủ”.
- Các chất độc hại như thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng để cây phát triển nhanh, ... các loại thuốc tăng trọng, chất bảo quản, chất chống ẩm mốc, ...được sử dụng tràn lan, không đúng liều lượng, thời gian quy định.
- Nhiều cơ sở chế biến không thực hiện đúng quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ các lò giết mổ gia súc đến các cơ sở chế biến thực phẩm đều bẩn đến mức không thể bẩn hơn. VD: Thịt đông lạnh để từ những năm 1970 đến nay vẫn được bán ra thị trường.
- Công nghệ chế biến ngày càng tinh vi với hàng loạt các sản phẩm phụ gia như chất tạo màu chất làm tươi thực phẩm. VD: có thể làm ra cả thịt giả, trứng giả, gạo giả, nội tạng động vật hôi thối được dùng hóa chất để biến thành thực phẩm tươi sống.
- Người tiêu dùng phải tự đối phó với thực phẩm bẩn bằng cách mua thực phẩm ở các miền quê, trồng cây trong các hộp xốp, ... tuy nhiên tình trạng thực phẩm bẩn vẫn tiếp tục lan rộng.
2. Nguyên nhân
- Người sản xuất chỉ quan tâm đến lợi nhuận, coi thường sức khỏe của cộng đồng, chỉ nghĩ cái lợi trước mắt, không nghĩ đến cái lợi lâu dài. Đó chính là tính hẹp hòi, ích kỉ, sự xuống cấp về mặt đạo đức.
- Chính quyền cơ sở làm ngơ trước tình trạng thực phẩm bẩn.
- Một bộ phận người tiêu dùng chưa thực sự quan tâm đến sức khỏe của mình và gia đình, chỉ chú ý đến những thực phẩm bắt mắt, có giá rẻ.
3. Hậu quả
- Xuất hiện nhiều căn bệnh lạ do thực phẩm bẩn gây ra, với người tiêu dùng và ngay cả đối với những người chế biến thực phẩm bẩn do thường xuyên tiếp xúc với chất độc hại (ngộ độc thực phẩm, ung thư, biến đổi gen, ...)
VD: “Theo số liệu điều tra của Hội Ung thư Việt Nam, đến thời kỳ 2010 - 2015, mỗi năm có khoảng 150.000 người mắc bệnh ung thư (tăng gấp đôi thời kỳ trước đó). Dự báo đến năm 2020, Việt Nam sẽ có khoảng 200.000 người mắc bệnh ung thư mỗi năm, là một trong những nước có tốc độ mắc bệnh ung thư nhanh nhất”.
- Môi trường ô nhiễm do các loại chất thải độc hại trong quá trình phun, ngâm thực phẩm, ... chế biến thực phẩm.
- Thực phẩm bẩn còn khiến cho nền kinh tế của đất nước chậm phát triển: gia đình người mắc bệnh phải chi trả viện phí, các công ty sản xuất phải thu hồi sản phẩm, ảnh hưởng đến uy tín thực phẩm của đất nước trên thị trường quốc tế, ...
4. Hướng giải quyết
- Lên án những kẻ chạy theo lợi nhuận, không quan tâm đến sức khỏe cộng đồng.
- Thức tỉnh lương tâm của mỗi người, phải có lương tâm “sạch” mới có thể có thực phẩm sạch.
- Các cơ quan địa phương, cơ quan chức năng cần có biện pháp xử lí nghiêm ngặt với những cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm bẩn, thắt chặt các công đoạn kiểm tra chất lượng thực phẩm.
- Cần có các biện pháp tuyên truyền rộng rãi về tác hại của thực hẩm bẩn.
- Người tiêu dùng cũng cần tự bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình, biết cách phòng tránh thực phẩm không an toàn.
III. Kết bài
- Rút ra bài học, suy nghĩ của bản thân về vấn đề thực phẩm bẩn, nêu ra thông điệp để kêu gọi mọi người cùng xóa sổ thực phẩm bẩn.
Đề 2: DÀN Ý NGHỊ LUẬN VỀ BÀI VĂN NGHỊ LUẬN HIỆN TƯỢNG HỌC VẸT HỌC TỦ CỦA HỌC SINH HIỆN NAY
I. MỞ BÀI
Dẫn dắt, nêu khái quát về vấn đề học vẹt và học tủ trong xã hội ngày nay. Sơ lược nhận định, ý kiến của em về vấn đề này.
II. THÂN BÀI
Nêu khái niệm về học vẹt học tủ:
Học tủ là gì? Chỉ học một hoặc một vài phần trong số những kiến thức, bài học cần thiết.
Học vẹt là gì? Học thuộc vanh vách câu từ nhưng không hiểu ý nghĩa bài học.
Học tủ, học vẹt là cách học sai lầm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng học tập.
Nêu thực trạng học vẹt và học tủ trong nhà trường: cách học trở nên phổ biến, tràn lan, ít được quan tâm, kiểm soát,...(dẫn chứng một số ví dụ cụ thể).
Những nguyên nhân dẫn đến học vẹt, học tủ:
Tinh thần tự giác học tập của học sinh chưa cao (lười học bài, chờ may rủi nên chỉ học một phần).
Học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc lí giải và vận dụng kiến thức.
Nhiều trường hợp giáo viên nhồi nhét kiến thức, không tóm gọn trọng tâm bài học, cho ghi chép tràn lan khiến học sinh khó có thể vừa học thuộc vừa lí giải kĩ, tạo cảm giác mệt mỏi, chán học.
Việc rèn luyện, thực hành, ứng dụng thực tế trong nhà trường chưa được chú trọng khiến học sinh không có cơ hội kiểm chứng kiến thức, tiếp thu kiến thức thụ động, khó làm chủ kiến thức.
...
Những tác hại của học tủ, học vẹt:
Học sinh mất hứng thú với việc học, dễ chán nản.
Không làm chủ được kiến thức, không ứng dụng được kiến thức vào thực tế khiến việc học mất đi ý nghĩa của nó.
Chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống.
Hiệu quả làm việc trong tương lai không lí tưởng.
Xã hội ngày càng kém phát triển.
...
Biện pháp khắc phục việc học vẹt học tủ:
Tuyên truyền giúp học sinh cần nâng cao ý thức, điều chỉnh thái độ trong học tập và tiếp cận kiến thức.
Học sinh xác định rõ mục tiêu học tập để có phương pháp học phù hợp.
Cải cách, điều chỉnh phương thức giảng dạy kiến thức trong nhà trường.(tăng số lượng và hiệu quả các tiết thực hành, tóm gọn kiến thức trọng tâm tránh cho học sinh ghi chép thừa quá nhiều, làm sinh động bài giảng,...)
III. KẾT BÀI
Khẳng định lại quan điểm, ý kiến về vấn đề học tủ, học vẹt. Bàn luận mở rộng vấn đề.
Đề 3: 
I. Mở bài: Giới thiệu về cách học đối phó
Ví dụ: Không phải một học sinh nào hiện nay cũng có được tinh thần học tập tốt mà chúng luôn lười biếng với những bài học. Để ngụy biện cho sự đối phó của mình thì những học sinh đã có một cách học đối phó, cách học sai lầm mà nhiều học sinh mắc phải. Sự đối phó ấy sẽ tạo cho những lứa học sinh sau này thành thói quen và có những biểu hiện tiêu cực trong học tập, cách học đối phó là một cách học rất sai lầm.
II. Thân bài: Nghị luận về cách học đối phó
- Thế nào là học đối phó?
+ Đối phó trong học tập là học không đam mê, không tích cực và không có hứng thú
+ Học đối phó là sự học sơ sài, qua loa
+ Học đối phó là một cách học lừa dối thầy cô, cha mẹ
- Biểu hiện của lối học đối phó:
+ Sử dụng sách tham khảo khi thầy cô giao bài tập về nhà
+ Không thực sự cố gắng học tập
+ Làm mọi cách để có điểm cao, không quan tâm đến mọi người xung quanh
+ Có sự thiếu trung thực trong thi cử, học tập
- Tác hại của việc học đối phó:
+ Gây cho học sinh một cách thụ động, dễ gây nhàm chán trong học tập
+ Làm cho học sinh mất cân bằng, mất gốc trong học tập
+ Nghiêm học là suy thoái nền giáo dục nước nhà
- Biện pháp ngăn chặn việc học đối phó:
+ Chủ động trong học tập
+ Trung thực trong thi cử cũng như trong học tập
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về cách học đối phó
Ví dụ: Học đối phó là một cách học sai lầm, gây nhiều ảnh hưởng đến thế hệ học sinh. Chính vì thế mà chúng ta nên tạo hứng thú trong học tập và có những cách học đúng đắn để học tập tốt hơn.
Đề 4: Lập dàn ý Nghị luận về hiện tượng nghiện Facebook của giới trẻ hiện nay
Bài tham khảo 1
I. Mở bài: Giới thiệu về hiện tượng Facebook
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu xã hội và giải trí ngày càng cao chính vì thế mà thế giới ảo nhanh chóng ra đời, trong đó không thể không kể đến Facebook. Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay, chi phối rất nhiều người và gây ảnh hưởng rất lớn đến con người. Tình trạng thanh thiếu niên nghiện Facebook ở nước ta ngày càng nhiều và tình trạng này càng nguy hiểm. chính vì thế mà chúng ta nên kịp thời hạn chế hiện tượng này.
II. Thân bài:
1. Facebook là gì?
- Facebook là một mạng xã hội được truy cập miễn phí, là nơi mà con người có thể giao lưu, kết bạn và học hỏi
- Facebook có thể dùng dưới các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học hoặc khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác.
- Bên cạnh những mặt hại thì facebook cũng có mặt tích cực riêng
2. Hiện trạng sử dụng facebook ở nước ta hiện nay?
Theo số liệu thống kê năm 2015 thì:
- Hơn 20 triệu người dùng facebook hàng ngày, 2,5 giờ trung bình mỗi ngày được dành ra để sử dụng Facebook
- Mỗi tháng ở Việt Nam có tới 30 triệu người dùng Facebook
- ¾ người dùng facebook ở Việt Nam từ độ tuổi 18 đến 35 tuổi
3. Lợi ích của việc sử dụng facebook?
- Facebook là cầu nối, giúp kết nối con người với con người lại gần nhau hơn, bất kể bạn ở khắp mọi nơi, kể cả trong nước và trên thế giới bạn đều có thể giao lưu kết bạn. Bạn có thể dễ dàng làm quen với những người bạn mới mà bạn chưa từng biết nhờ tính năng chat miễn phí và không giới hạn của facebook.
- Facebook giúp con người học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích từ những lớp học online.
- Facebook giúp cập nhật thông tin bạn bè, người thân một cách nhanh chóng, kịp thời.
- Facebook là phương tiện giúp bạn bày tỏ quan điểm và ý kiến của bản thân như: Quan niệm sống, phong cách thời trang
- Nơi quảng cáo, kinh doanh buôn bán của các doanh nghiệp
- Giúp bạn làm việc nhóm dễ dàng hơn
- Là nơi bạn có thể trút giận và chia sẻ vui buồn
4. Tác hại của facebook
- Lâm vào tình trạng nghiện facebook, làm lãng phí thờ gian của con người
- Bạn có thể bị lấy cắp thông tin khi tham gia facebook
- Nhiều người sử dụng facebook với mục đích xấu như: Nói xấu, bôi nhọ danh phẩm người khác,.
- Làm con người càng tin vào thế giới ảo, không quan tâm đến thế giới ảo
- Làm con người lâm vào các trạng thái tiêu cực như: Ghen tỵ, mặc cảm, đua đòi,.
5. Biện pháp giảm thiểu tình trạng sử dụng facebook thường xuyên
- Nhà nước: Đưa ra các biện pháp sử dụng facebook lành mạnh, có hình phạt cho những hành vi xấu trên facebook
- Nhà trường: Quan tâm đến học sinh, hướng dẫn học sinh sử dụng facebook một cách có hiệu quả
- Bản thân: Có ý thức đúng đắn khi sử dụng facebook
III. Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em về hiện trạng sử dụng facebook.
Đề 5: 

File đính kèm:

  • docxon_tap_ngu_van_lop_9_nghi_luan_xa_hoi_de_bai_van_de_thuc_pha.docx