Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Từ "Tôi và Môda" đến "Chỉ có Môda"

A.Yêu cầu về kĩ năng

Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội;bài làm có kết cấu chặt chẽ,diễn đạt lưu loát,không mắc lỗi về chính tả,dùng từ và ngữ pháp.

B.Yêu cầu về kiến thức:

Thí sinh có thể đưa ra nhiều ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần hợp lí ,thiết thực ,chặt chẽ và có sức thuyết phục.Cần nêu bật được các ý sau:

-Sự trưởng thành trong nhận thức, bài học về đức tính khiêm tốn của mỗi con người.

-Nhận thức cuộc sống theo chiều dài của sự chiêm nghiệm,càng trải nghiệm trong cuộc sống,con người càng chín chắn hơn trong nhận thức.

-Bài học về sự khiêm tốn,thận trọng và chín chắn,không nên chủ quan,phiến diện khi đánh giá con người và đời sống,luôn tu dưỡng rèn luyện để trở thành con người toàn vẹn.

 

docx 3 trang linhnguyen 18/10/2022 2740
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Từ "Tôi và Môda" đến "Chỉ có Môda"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Từ "Tôi và Môda" đến "Chỉ có Môda"

Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Từ "Tôi và Môda" đến "Chỉ có Môda"
 Từ "Tôi và Môda" đến "Chỉ có Môda"
Nhạc sĩ S.Gu-nô người Pháp nói: Năm hai mươi tuổi tôi nói: “Tôi và Mô-da”.Năm ba nươi tuổi, tôi nói: “Mô-da và tôi”.Năm bốn mươi tuổi, tôi nói: “Chỉ có Mô-da”.
Trình bày trong một bài văn ngắn (không quá 400 từ) suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên.
A.Yêu cầu về kĩ năng
Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội;bài làm có kết cấu chặt chẽ,diễn đạt lưu loát,không mắc lỗi về chính tả,dùng từ và ngữ pháp.
B.Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể đưa ra nhiều ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần hợp lí ,thiết thực ,chặt chẽ và có sức thuyết phục.Cần nêu bật được các ý sau:
-Sự trưởng thành trong nhận thức, bài học về đức tính khiêm tốn của mỗi con người.
-Nhận thức cuộc sống theo chiều dài của sự chiêm nghiệm,càng trải nghiệm trong cuộc sống,con người càng chín chắn hơn trong nhận thức.
-Bài học về sự khiêm tốn,thận trọng và chín chắn,không nên chủ quan,phiến diện khi đánh giá con người và đời sống,luôn tu dưỡng rèn luyện để trở thành con người toàn vẹn.
 DÀN Ý:
1. Giải thích: câu nói ấy mang một ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc: con người càng lớn lên, càng sống lâu càng hiểu người và hiểu mình hơn.
     2. Bàn luận
     - Tuổi trẻ thường "ngông cuồng và dại dột", như chú Dế Mèn thuở nào của Tô Hoài.
     - Càng vào đời, càngđi nhiều sống lâu hơn ta mới thấy rõ mình là ai, mình có những gì?... Từ "Tôi và Mô-da đến "Mô-da và tôi" phải mất cả một quãng đời dài. Rồi từ "Mô-da và tôi" đến "Chỉ có Mô-da" là người ấy đã hiểu được mình, đã nhận ra được chính mình.
    - Tuy nhiên, ngông cuồng, kiêu ngạo vừa là nhược điểm tất yêu lại vừa là chỗ mạnh của tuổi trẻ: nó giúp thanh niên tự tin và hào hứng sáng tạo.
    3. Bài học nhận thức: khôgn nên chủ quan trong nhận thức và đánh giá vấn đề.
 BÀI THAM KHẢO
 Trong mỗi chúng ta ai cũng có 1 tuổi thơ đầy ắp những kỉ niệm, đó là 1 làng quê yêu dấu gắn liền với cây đa, giếng nước sân đình, hay 1 con phố nhỏ đơn sơ với những ngày cắp sách đến trường và chơi đùa thoả thích , 1 tuổi thơ hồn nhiên bé bỏng, với bao suy nghĩ ngây thơ của đứa trẻ 
Đến tuổi 18 đôi mươi tôi thực thụ đứng giữa ngã 3 đường,ở lứa tuổi như 1 ranh giới đời người, tôi đã biết được cái gì gọi là ước mơ, hoài bão, tôi tự quyết định được tương lai , sự nghiệp, biết bao thế hệ, bạn trẻ bị tan vỡ ước mơ do quá tự tin kỳ vọng vào bản thân, đây có lẽ là 1 phần thuộc tính của tuổi trẻ
Là thế hệ trẻ ai cũng muốn mình vươn lên tất cả để được mọi người nhìn ngắm , thán phục. Tất nhiên, được nổi bật là điều mà ai cũng thích nhưng cần phải xem lại nổi bật như thế nào cho đúng, đừng vì cái sự ngông cuồng ngạo mạn của bản thân mà đánh mất đi chính mình. Do ít tiếp cận nghiên cứu sách báo và phương tiện thông tin đại chúng, tuổi trẻ nhiều bạn còn thực tế, thực dụng, ít quan tâm đến cái hiện hữu quanh ta nên hay có những tư duy ngộ nhận, đánh giá phiến diện đơn giản chủ quan, nóng vội duy ý chí, đôi khi thiếu tính khiêm nhường, tự cho mình là trên hết tài năng.
Câu nói của nhạc sĩ lừng danh S.Gu-nô người Pháp: Năm 20 tuổi, tôi nói "Tôi và Mô-da", năm 30 tuổi , tôi nói "Mô-da và tôi", năm 40 tuổi, tôi nói "chỉ có Mô-da" đã nói lên điều đó, câu nói này rất có ý nghĩa như 1 chân lý đã giáo dục cho những bạn trẻ còn thiếu suy nghĩ về bản thân đừng đi lạc lối để rồi không biết mình đang đứng đâu
Năm 20 tuổi , tôi nói "tôi và Mô-da", cái tôi được đặt trước cả Mô-da, tức nhạc sĩ cho mình có tài năng xuất chúng Mô-da có giỏi mấy cũng đứng sau ta, rõ ràng trước 1 bậc tiền bối con người trẻ ấy đã có 1 sự đánh giá wá tự tin, 1 sự tự tin chết người of tuổi trẻ, có biết bao tài năng "ảo" xuất hiện quanh ta bởi sự hiếu thắng của tuổi trẻ .
10 năm sau : đó là thời gian để tuổi trẻ thử nghiệm, thử thách với đường đời, thử thách với chính tài năng thực của mình và tự thú :
"Ở nhà nhất mẹ nhì con
Ra ngoài nhiềuu kẻ còn giòn hơn ta"
Đúng thế "Đi 1 một ngày đàng học 1 sàng khôn" ở cái tuổi đã fải ổn định cho tương lai , sự nghiệp của mình , hạn chế bay cao với những ước mơ hảo huyền, viển vông , hạn chế mộng mơ lãng mạn để biết trở về với chính mình , có những suy nghĩ chín chắn, có những nhận định tốt hơn, biết mình biết người, biết dừng lại đúng lúc, đúng chỗ để từng bước phụng sự cho tương lai, tiền đồ của mình, xây dửng cho cái xã hội thu nhỏ ngày càng vững chắc và hạnh phúc , cái tuổi trẻ của 10 năm sau đã biết sắp xếp 1 trật tự mới hơp lôgic hơn , thực tế hơn, khoa học hơn, tạo ra 1 ấn tượng tươi sáng hơn cho 1 sự hoàn thiện trong tương lai tốt đẹp hơn.
Năm 40 tuổi, tôi nói "Chỉ có Mô-da"--đây là cái tuổi đi vào độ chín của đời người , cái tính bồng bột , kiêu căng, tự cao tự đại, cái tuổi nhìn đời 1 cách thiển cận của tuổi 20 đã biến mất , cái tuổi chỉ có "tôi", tôi là trên hết đã được thay thế ở tuổi 40, cái tuổi thực sự trân trọng tài năng , cái tuổi nhận xét con người thật biết kính nể và trân trọng , thiên tài Mô-da đã được trở về với vị trí đích thực của mình mà biết bao thế hệ của cả thế giới ngưỡng mộ . Cái tính cẩn trọng, bình tĩnh , khách quan vô tư được đánh giá chính xác, ta biết mình là ai, đang ở vị trí nào, ta làm được việc gì có ích cho XH, cho gia đình, bản thân...
Khi học cấp 2 tôi còn nhớ tác phẩm "Dế mèn phiêu lưu kí", tác phẩm ấy của nhà văn Tô Hoài đã dạy cho tôi hiểu thêm về tính ngạo mạn của giới trẻ, chính sự cao ngạo, đắc thắng của Dế Mèn đã cho cậu 1 bài học nhớ đời, cũng từ đó cậu ta đã trưởng thành qua thói kiêu căng của mình, biết mình biết ta, và không còn dám cho mình là nhất nữa.
Không những thế, phim Tây Du Ký tuy là phim thần thoại nhưng cũng cho ta rất nhiều điều bổ ích , dù đã được xem từ bé nhưng tôi vẫn mãi nhớ cảnh Tề Thiên bị sự trừng phạt của Phật Tổ vì thói ngông cuồng, tự đắc không biết trời cao đất dày là gì
Nói ra thật đáng xấu hổ ,khi bé tôi cũng đã từng làm 1 cái việc như thế và thiết nghĩ đây cũng là 1 bài học đắt giá của đời tôi, đó là 1 hành động bồng bột nông nổi lúc bấy giờ tôi đã phạm phải, khi tôi học cấp 2 , tôi thi đàn organ trong cuộc thi văn nghệ cuả quận, tôi có 1 chị bạn cũng đàn rất hay,chị cũng thi cùng tôi , nhưng theo tôi vẫn quá tầm thường so với tôi vì tôi đã có quá nhiều thành tích,còn chị chả có gì cả ,tôi cá cược với chị nếu tôi thua chị tôi sẽ khao chị 1 chầu kem, và còn nói 1 câu chắc như đinh đóng cột"chị thua e là cái chắc", đêm ấy tôi đã thua thực sự, tôi đã không còn tin vào mắt mình, tôi nhìn trân trân vào bảng điểm giám khảo chấm cho tôi và chị , tôi lặng người vì lần đầu mình đã thua 1 người vô danh trong giới đàn organ thiếu nhi bấy giờ, giữ lời hưá tôi đã khao chị 1 chầu kem, đến quán kem tôi đã bộc bạch hết những sai lầm của mình cho chị nghe ,chị kiên nhẫn lắng nghe lời sám hối của tôi như một người chị bao dung đang lắng nghe một đứa em dại dột.Đợi cho tôi nói xong, chị dịu dàng nói với tôi rằng:"em khá lắm, chị học đàn chơi thôi chứ không nghĩ sẽ thắng em, chị đi thi cho vui thôi, em còn nhỏ, tương lai còn sáng lắm, đừng lo"Giọng chị nhẹ nhàng là thế, mà tôi lạnh toát sống lưng, mồ hôi ướt áo.Và cũng từ đó, tôi luôn ghi nhớ trong lòng câu nói "Làm người phải biết mình là ai chứ!". Đến bây giờ, chị và tôi đã là hai chị em tốt của nhau. Chị dạy cho tôi rất nhiều thứ. Tôi học từ chị rất nhiều điều 
Nghiệm lại, quả không sai chút nào. Với tôi, bài học mà chị dạy lúc ấy, là bài học nhớ đời, tôi không bao giờ quên và dám quên được.
Kinh nhgiệm này tôi đã được trải qua và giờ đây tôi lại được học nó qua câu nói của nhạc sĩ, tính háu thắng của tuổi trẻ là thế , đó là bài học như khinh nhgiệm sống của tôi và tôi luôn xem nó như là 1 hành trang để dẫn dắt tôi vào đời, đi tiếp vào tương lai
Quả thực, "Núi cao còn có núi khác cao hơn" , làm người phải biết "đối nhân xử thế", phải biết kẻ trước người sau, cho dù là những tài năng trẻ mà không chú ý nhiều đến phẩm chất & quá trình rèn luyện của họ dễ làm tăng tính tự mãn, kiêu ngạo đi quá đà của sự bay bổng tai hại
Cuộc sống muôn màu, mỗi người ai cũng có 1 tài năng nhất định, không ai là hoàn hảo, để thấy được bản lĩnh mình đến đâu cần phải biết mình đang đứng ở đâu , không ai dám cho mình là nhất cả, luôn biết khiêm nhường, tôn trọng mọi người,học hỏi từ mọi người ,đối diện chính bản thân của mình, xem mình là ai , xem xét lại tài năng và thực tế mình đã làm được những gì, phải vượt lên được chính mình , biết sống với bản thân , biết cư xử với mọi người và cuộc đời thì người đó mới là con người hoàn thiện.....

File đính kèm:

  • docxon_tap_ngu_van_lop_9_nghi_luan_xa_hoi_de_bai_tu_toi_va_moda.docx