Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp em có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa "học" và "hành"

Vậy, “học” là gì?

 Trước hết, chúng ta cần phải hiểu “Học” là gì? “Hành là gì”? “Học” ở đây là học lý thuyết. Đó là quá trình tư duy nhằm chiếm lĩnh tri thức để làm giàu vốn hiểu biết của mỗi người

 Ta có thể học ở thầy cô, bạn bè, sách vở và các phương tiện truyền thông

 Đối tượng học: là tất cả mọi người đều cần phải học từ trẻ đến già, từ nam đến nữ, từ người đang đi làm hay người đã nghỉ hưu.

 Nội dung học: tất cả những kiến thức của đời sống như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội; từ kiến thức trong nhà trường, gia đình đến tri thức từ xã hội

 Cách học: Học phải học từ từ, từ thấp đến cao, từ cơ bản đến phức tạp, học rồi ta phải biết tóm gọn những ý chính, ý cơ bản.

 Mục đích của việc học: là để biết, để làm việc, để chung sống, để tự khẳng định mình đúng như bốn trụ cột mà UNESSCO đã nêu ra, từ đó đem đến lợi ích cho bản thân, cho gia đình, cho đất nước.

-> Như vậy, “học” mới chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.

 

doc 15 trang linhnguyen 18/10/2022 2400
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp em có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa "học" và "hành"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp em có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa "học" và "hành"

Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp em có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa "học" và "hành"
 Giới thiệu vấn đề cần bàn: Học cần đi đôi với hành. Tức là giữa học với hành có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
C1.Đi thẳng vào vấn đề cần bàn giới thiệu ngay việc học.
C2.Đi từ chung đến riêng từ việc khẳng định phương pháp học tập đúng đắn mang lại kết quả không nhỏ cho việc học tập rồi dẫn vào vấn đề đang bàn.
C3.Đi từ biểu hiện về sự gắn bó giữa hai yếu tố này rồi dẫn vào vấn đề đang bàn nhiều học sinh đang chăm chú nghe giảng trên lớp về nhà lại chăm chú làm bài tập.
C2:
Ai cũng biết học tâp là công việc quan trọng theo suốt cuộc đời của mỗi con người. Nhưng không phải ai cũng biết cần học như thế nào để đem lại hiệu quả cao.” .
Một thực tế là có nhiều người quá chú trọng vào việc học lí thuyết ở nhà trường mà đôi khi quên mất phải thực hành - một điều hết sức quan trọng.
Từ xa xưa LSPTNT trong bài “BLVPH” đã khẳng định: “theo điều học mà làm” nghĩa là “học” phải kết hợp với “hành”. Hai yếu tố này có mối quan hệ với nhau không thể tách rời.
C3
Từ xưa tới nay, mối tương quan chặt chẽ giữa “học” và “hành” đã được nhiều người quan tâm, bàn luận, “Học” quan trọng hơn “hành” hay “hành” quan trọng hơn học?
La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã góp một ý kiến xác đáng về vấn đề này trong bài “Bàn luận về phép học”:  “Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm”. 
Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử  đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành”  có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời. 
B. Thân bài
1. Sơ lược về bài “Bàn luận về phép phép học”
Ngay từ đầu văn bản, Nguyễn Thiếp đã chỉ ra mục đích chân chính của việc học: “Ngọc không mài không thành đồ vật. Người không học không biết đạo”. 
Từ đó, ông nghiêm khắc nêu ra và phê phán lối học chuộng hình thức, cưỡi ngựa xem hoa để rồi gây nên những tai hoạ lớn cho bản thân, gia đình và cả đất nước. 
Để mọi người biết học, biết đạo, tức là quan hệ, ứng xử trong gia đình, xã hội, ông đã xác định phương pháp học đúng đắn để có kết quả cao nhất. Những ý kiến của ông rất chính xác, nào là phải học từ thấp đến cao, học rộng rồi tóm lược cho gọn, “học” phải đi đôi với “hành”.	
1.Giải thích “học” là gì? “Hành” là gì?
a.Vậy, “học” là gì?
“Học” là gì? Học ở đây là học lý thuyết. Đó là quá trình tư duy nhằm chiếm lĩnh tri thức để làm giàu vốn hiểu biết của mỗi người 
Ví dụ: học sinh đến trường học có chương trình, có thầy cô giáo hướng dẫn. Người đi làm đi học thêm, chúng ta xem tivi đọc sách báo, nghe thời sự. Chúng đều là những biểu hiện của việc “học”. 
Đối tượng học: là tất cả mọi người đều cần phải học từ trẻ đến già, từ nam đến nữ, từ người đang đi làm hay người đã nghỉ hưu. 
Nội dung học: tất cả những kiến thức của đời sống như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội; từ kiến thức trong nhà trường, gia đình đến tri thức từ xã hội 
Cách học: Học phải học từ từ, từ thấp đến cao, từ cơ bản đến phức tạp như xây một ngôi nhà cao, móng có vững bền thì ngôi nhà mới chắc được. Khối óc con người không có khả năng nhớ quá lâu, quá nhiều và tỉ mỉ vì vậy khi có nhiều kiến thức, ta phải biết tóm gọn những ý chính, ý cơ bản.
Mục đích của việc học: là để biết, để làm việc, để chung sống, để tự khẳng định mình đúng như bốn trụ cột mà UNESSCO đã nêu ra. Quá trình này nhằm đến cái đích chung, đó là làm phong phú hiểu biết của con người, giúp phát triển toàn diện nhân cách và đặc biệt, học trang bị cho mỗi con người chúng ta những kiến thức, những kĩ năng, những kĩ xảo nghề nghiệp từ đó tham gia vào hoạt động sản xuất của XH, đem đến lợi ích cho bản thân, cho gia đình, cho đất nước.
-> Như vậy, “học” mới chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.
b.Vậy “hành” là gì?
“Hành” Hành là làm, là thực hành, là vận dụng kiến thức lý thuyết và đời sống để giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể; tạo ra những sản phẩm về vật chất và tinh thần quý báu. 
Ví dụ như: học sinh học lí thuyết xong làm bài tập, xuống phòng thí nghiệm thực hành, làm một bài văn, giải một bài toán. Vì thế, không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết, qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý, Hóa, Sinh. Người lái xe điều khiển xe trên đường sau khi đã học lý thuyết, người cứu hộ sơ cứu người bị đuối, một bác sĩ đem những kiến thức tiếp thu được trong suốt quá trình đào tạo sáu, bảy năm ở trường đại học để vận dụng vào việc chữa bệnh cho mọi người. Những kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng đem kiến thức đã học để thiết kế và thi công bao công trình.Chúng đều là biểu hiện của yếu tố “hành.”
Hành” có nhiều cấp độ: Bắt chước người khác làm, làm lại những gì còn lưu trong trí nhớ, sáng tạo những cách thức hoạt động mới, 
Mục đích: Việc thực hành giúp ta nắm chắc được kiến thức hơn, nhớ lâu hơn, hiểu sâu hơn, cụ thể hơn những điều được học. 
Hiệu quả của việc thực hành phụ thuộc vào kiến thức học tích lũy được từ việc “học” 
Tóm lại từ sự giải thích trên ta thấy “học” và “hành” có mối liên hệ chặt chẽ với nhau,. “Học” cần đi đôi với “hành” nghĩa là học lý thuyết phải gắn với thực hành, ứng dụng những điều đã học vào việc giải quyết các tình huống trong thực tế. Có như vậy việc học mới có ý nghĩa và đạt kết quả cao, người học sẽ trở nên giỏi giang, nhuần nhuyễn kỹ năng, mang lại những giá trị tốt đẹp cho bản thân gia đình và xã hội.
2.Tại sao “học” phải đi đôi với “hành”? Học và hành là hai mặt thống nhất với nhau, bổ sung cho nhau.
a. Nếu ta chỉ “học” mà không “hành” sẽ rất lãng phí. Như vậy ”hành” rất quan trọng
Chúng ta cần hiểu một điều rằng: học lí thuyết để áp dụng vào thực tế có hiệu quả . Học môn Giáo dục công dân là để rèn giũa phẩm hạnh đạo đức, lý thuyết các văn bản hành chính công cụ là để viết các đơn khi cần.học Toán là để........ học các loại thuốc là để.........học lý thuyết lái xe là để .....
Một khi đã nắm vững kiến thức, đã tiếp thu lí thuyết mà ta không vận dụng vào thực tiễn, thì học cũng trở nên vô ích. 
Có thể bạn là một cây Toán, cây Văn của trường lớp mà bài tập về nhà không làm, bài văn không chịu viết mà chỉ khư khư ôm quyển sách thì liệu bạn có học tốt lên được không? Hay chỉ làm cho tài năng, năng khiếu của bạn bị mai một, kiến thức bị rỗng, có mà như không. Bạn thích học Vật lí, Hoá học mà không làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, không biết ứng dụng kiến thức về máy cơ đơn giản, về tính chất của ôxi vào đời sống thực tế thì liệu bạn có giữ mãi được những gì mình học, có học tốt được? Hay tình yêu của bạn đối với môn học chỉ ngày một nhạt phai. 
Có nhiều bạn trẻ khi rời ghế nhà trường đi làm nhưng lúng túng không biết phải làm công việc mà chuyên môn mình đã được học như thế nào. Nhiều học sinh giỏi của ta đi thi quốc tế phần lí thuyết không kém ai, nhưng phần thực hành thì còn thua kém các nước. Đó chẳng phải do “học” mà không “hành” hay sao?
Tác dụng của việc “học” đi đôi với “hành” là giúp ta khắc sâu kiến thức đã “học”, khẳng định được con đường chiếm lĩnh tri thức là đúng đắn, phát huy được sự chủ động và sáng tạo trong học tập. 
b.Chỉ hành mà không học -Việc “hành” quan trọng là thế nhưng ý nghĩa của “học” cũng không hề nhỏ bé. Nếu ta chỉ cắm cúi “hành” mà không “học” -> không nắm được bản chất của sự vật, hiện tượng-> sẽ làm việc một cách khó khăn, lúng túng, sản phẩm làm ra sẽ không đạt chất lượng cao.  
Việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.
Không một học sinh nào có thể làm được bài tập Toán Lý Hóa mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Ta có thể viết được một bài văn nghị luận chặt chẽ thuyết phục không nếu không biết luận điểm, luận cứ là gì, cách sắp xếp các luận điểm theo một trình tự hợp lí ra sao? 
Trong công việc, nếu ta chỉ làm theo thói quen, theo kinh nghiệm mà không có lí thuyết soi sáng thì năng suất công việc sẽ thấp và chất lượng không cao. Cách làm theo thói quen chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp có liên quan đến khoa học kĩ thuật thì chúng ta bắt buộc phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thời đại. Nói như vậy để thấy rằng việc “học” là vô cùng cần thiết.
c.Khẳng định đây là phương pháp học tập đúng đắn
Bởi thế, Quan niệm về “học” và “hành” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp cho đến nay vẫn giữ nguyên tính khoa học và tính thực tiễn của nó. Muốn thành công trong công việc phải biết kết hợp giữa “học” và “hành” một cách chặt chẽ và xuyên suốt. Lấy lí thuyết hỗ trợ cho hành động và ngược lại lấy hành động để khẳng định sự đúng đắn của lí thuyết. Vận dụng lí thuyết vào hành động thì lí thuyết được kiểm chứng. 
Đặc biệt, trong giai đoạn khoa học phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì lí thuyết đúng đắn có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho thực hành. Con người sẽ rút ngắn thời gian mò mẫm, thử nghiệm và tránh được những sai lầm đáng tiếc. Lí thuyết gắn với thực hành sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Kết hợp học và hành sẽ giúp ta trở thành con người toàn diện.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy này của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ  mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống. 
d.Thực tế
Trần Quốc Tuấn khuyên các tướng sĩ học tập “Binh thư yếu lược” chăm lo tập luyện sẵn sàng đánh giặc. Và kết quả ông đã cùng các tướng sĩ nhà Trần làm nên những chiến công hiển hách trong ba lần kháng chiến chống Nguyên Mông
Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Sau 30 năm học tập miệt mài Bác đã bắt gặp và học tập luận cương của Lênin người đã trở về áp dụng vào nó trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Bác còn trực tiếp ra trận chỉ huy lãnh đạo phong trào cách mạng góp phần và giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi hai lần gọi hai tên đầu sỏ là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ
Giáo sư Lương Đình Của lai tạo các giống lúa làm gì khi biết học luôn kết hợp với hành 
Liên hệ bản thân
Học đi đôi với “hành” là một bài học mang tính triết lý để chúng ta áp dụng cho mình mang lại kết quả cao trong học tập, trong công việc, trong cuộc sống. 
Từ đó mỗi người cần có hành động để thực hiện đúng phương pháp này:
Ta cần phát huy yếu tố “học” bằng cách tích cực thu nhận kiến thức từ nhiều con đường tự học, học qua sách vở, học từ thầy cô hoặc bạn bè học ở mọi lúc, mọi nơi. 
Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường em làm gì? Tích cực học lý thuyết làm nền tảng cơ bản. Từ những gì đã học, áp dụng vào thực tế cuộc sống bằng cách làm bài tập thực hành thí nghiệm, giải quyết các tình huống có liên quan 
Khi thực hành cần làm tuần tự theo các bước lý thuyết. Có lý thuyết không hẳn là thành công liền. Khi thực hành bạn sẽ gặp thử thách đôi khi là thất bại. Những lúc như thế mỗi người hãy cố gắng xem kỹ lý thuyết, kiên trì để đi tiếp 
Phê phán: Một số biểu hiện khi “học” chưa kết hợp với “hành” 
C. Kết bài:
Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. 
“Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”.
 Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.
ĐỀ: Trình bày suy nghĩ của em qua câu nói sau: “Hãy yêu sách, đó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”
1. Tìm hiểu đề
Kiểu bài: Nghị luận xã hội
Vấn đề nghị luận: Tác dụng của sách
Phạm vi: hiểu biết, kiến thức trong đời sống
2. Tìm y 
Giải thích sách là gì? Kiến thức là gì? 
Tại sao nói sách là nguồn kiến thức? 
Tại sao nói kiến thức là con đường sống? 
Chúng ta phải yêu sách như thế nào??? 
3. Lập dàn y
a. MB 
Dẫn dắt vào vấn đề (nêu sự gần gũi, gắn bó, thân thiết của sách đối với đời sống con người)
Trích lời nói dẫn của M.Go-Rơ -Ki vào. 	
b. TB: 
b1. Giải thích sách là gì? Kiến thức là gì? 	
- Sách là sản phẩm tinh thần sáng tạo của con người. là nguồn lưu trữ và là kho trí tuệ vô giá của con người.	 
- Kiến thức là những tri thức, những hiểu biết, những kinh nghiệm của con người trong cuộc số	 
- Con đường sống là đường phát triển của trí tuệ. 	
b2 . Tại sao nói sách là nguồn kiến thức? 	
- Sách là nguồn kiến thức được tích lũy, chọn lọc tổng hợp.	 
- Sách là nơi cung cấp những kiến thức, những kinh nghiệm, những thông tin cần thiết (khoa học, kĩ thuật, chính trị...) nêu ví dụ.	 
- Sách nuôi dưỡng đời sống tình cảm, tâm hồn mỗi người. dạy ta bíết yêu, ghét,thương cảm số phận của những con người bất hạnh (dc)	 
b3. Tại sao nói kiến thức là con đường sống?	 
- Cuộc sống con người co rất nhiều` nhu cầu chính đáng và cũng luôn đối mặt với những thách thức trong cuộc sống. Để đáp ứng nhu cầu của con người và đối phó với những nguy cơ ấy phải có kiến thức và chỉ có kiến thức mới thực hiện được. 
- Sách giúp con người tự học, tự bồi dưỡng, giúp con người bíết nuôi dưỡng ước mơ.	 
b4 . Chúng ta phải yêu sách như thế nào?	 
- Bảo quản, giữ gìn tôn trọng và bíết ơn sách	 
- Yêu sách, thường xuyên đọc. 
- Phải chọn sách phù hợp với lứa tuổi 	
- Phải có phương pháp đọc. luôn tìm tòi không ngừng.
- Tránh đọc bừa bãi, đọc không hiểu, đọc những sách thiếu lành mạnh. Yêu sách nhưng không mù quáng như Đôn ki hô tê
c. KB:
- Khẳng định tác dụng của sách từ trước tới nay	
- Sách mãi mãi gắn với sự phát triển của cuộc sống
 - Liên hệ thực tế : chúng ta có thể truy cập Internet để lấy những thông tin, kiến thức mới mẻ nhung đọc sách vẫn là cách tốt nhât.
4. Viết bài: 
Mở bài: 	
Để cho xã hội phát triển toàn diện con người cần phải có tri thức và việc học tập là vô cùng quan trong. Nhưng để việc học có hiệu quả thì tư tuổng mới của Nguyễn Thiếp đã thể hiện rõ trong bài" Bàn luận về phép học": Cứ theo điều học mà làm: nghĩa là học phải kết hợp với hành. Và để kế tục những tư tưởng đó, T5.1950, Bác hồ đã nói: HỌc phải đi đôi với hành. Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy. Từ đó, ta thấy được tầm quan trọng giữa việc học và hành. 	
II. Thân bài: 	
1. Thế nào là học: 	
- Học là tiếp thu kiến thức được tích lũy trong sách vỏ, là nắm vững lí luận đã được đúc kết trong cá bộ môn khoa học, đồng thời tiếp nhận những kinh nghiệm của cha anh đi trước. Học la trau dồi kiến thức, mở mang trí tuệ. Tóm lại học là sự thu nhận kiến thức từ người khác, rèn luyện thành kĩ năng nhận thức tri thức. 
- Không có học là ko có kiến thức về KH-XH, con người- đời sống. CHo nên, "Người không học như ngọc không mài". 
2. Thế nào là hành: 	
- Hành nghĩa là làm, là thực hành các ứng dụng, kiến thức vào thực tiễn đời sống. Ta lấy những điều đã học để làm. 
- HỌc với hành phải đi đôi, không thể tách rời mà phải gắn liền. 	
- Học và hành là một quá trình thống nhất. Nó phải được đúc kết và nâng cao trong thực tiễn đời sống. HỌc thì dễ,	 nhưng học kết hợp với hành là vô cùng khó khăn, đòi hỏi hs tự có ý thức rèn luyện. 	
3. Tại sao học fải kết hợp với hành:	 
- trong thực tế học tập, hành chính là mục đích và phương pháp học tập bởi vì kiến thức học được phải được áp dụng trong cuộc sống. 	
- Khi người học đã có kiến thức, lý thuyết mà không vận dụng vào thực tiễn, không thực hành thì học vô ích, việc học chẳng để làm gì. Vì ng` đi học fải trải qua một quá trình lâu dài, fải đầu tư vào thời gian, sức lực, tiền của. Nếu những điều đã được học mà không thực hành, áp dụng vào trong thực tiễn sẽ trở nên lãng phí. 	
* Nguyên nhân để việc học mà không hành: 	
+ Biệc học không thấu đáo, không đầy đủ, học một đằng thực hành một nẻo; hoặc người đi học không có môi trường để hoạt động. 	
Kiến thức chưa được trang bị dầy đủ, việc thực hành thiếu tự tin, không làm được việc gì, bị chê cười => ngại ra với thực tiễn, XH. 	
- Người đi học muốn thực hành mà không có lý thuyết, lí luận chỉ đạo và thiếu kinh nghiệm thì việc ứng dụng vào thực tiễn sẽ không tránh khỏi sự vấp váp, lúng túng, gặp nh` khó khăn trở ngại, thậm chí dẫn đến sai lầm. VÌ vậy, đúng như Chủ tịch hồ chí minh đã nói: "hành mà không học thì hành không trôi chảy". 	
Hay lê-nin có câu: Ngu dốt + nhiệt tình = kẻ phá hoại. 	
- Trong thực tế cuộc sống đã không có ít trường hợp vô tình trở thành kẻ phá hoại chỉ vì người đó hành mà không học. 
- Dẫn chứng : Bạn hãy lấy trong nhà trường, việc học.... hay như vụ việc Ngân Thương bị dính doping tại Omlympic 2008 ở Bắc Kinh.v.v... 	
- Vì vậy việc học để có tri thức, tích lũy tri thức là vô cùng quan tọng vì nó là yếu tố quyết định cho việc hành. 
4. Học ntn cho có hiệu quả?	 
- Khi sinh ra ta bắt đầu tiếp xúc với môi trường xq, con người ta đã bắt đầu học :Học ăn, học nói, học gói, học mở.	 
- Đến tuổi đến trường thì được học kiến thức trong nhà trường (TNXH, cuộc sống...)	 
- Đến khi trưởng thành, rời ghế nhà trường, bước vào thực tế cuộc sống vẫn tiếp tục fải học những ng` xq: HỌc	, học nữa, học mãi (Lenin) 	
- Đối với hs đi học, ngoài những kiến thức mà thầy cô cung cấp trong nhà trường phải cố gắng trau dồi kĩ năng học tập, phải biết tự học có phương pháp, học tập phải toàn diện và có mục đích rõ ràng. 	
- Phạm vi học tập là rất rộng lớn, học Phổ thông - đại học.... rồi lên cao nữa, nhưng ko bao h` được coi mình là ng` đã có đầy đủ tri thức. Một người tri thức chân chính luôn tự coi mình còn kém cỏi, luôn muốn học thêm nữa. 
- XH ngày càng tiến bộ, con ng` càng có nh` đ/kiện học tập để lam chủ vũ trụ, làm chủ thiên nhiên và cuộc sống của mình. " Việc học tập là quyển vở không trang cuối cùng". Việc học của chúgn ta cần fải tiến sát với tiến bộ của nhân loại. 
- Học phải kết hợp với hành. Học một làm mười cho thành thạo. Trong quá trình học phải biết sáng tạo để thực hành, không chỉ biết làm theo các khuôn mẫu cứng nhắc và phức tạp để việc hành được dễ dàng (cái này là mình viết nha/ chẳng biết thế nào?) 	
III. Kết bài; 	
Những tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Thiếp về việc kết hợp học với hành đã trở thành một nguyên lí, phương châm giáo dục và đó cũng là một phương pháp học tập của chúng ta. 	
- Nhớ ng` xưa, vâng lời bác Hồ dạy, ng` hs fải biết học kết hợp với hành để đủ trình đọ nhận thức, đóng góp cho XH, kế tục sự nghiệp của các bậc đàn anh. 	
Đề bài: Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩa của em về mối quan hệ giữa học và hành
Bài làm
Mười bốn tuổi. Mười bốn tuổi với tám năm ngồi trên ghế nhà trường đã giúp tôi trưởng thành và chín chắn hơn rất nhiều. Tôi đã từng nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh nói “Học phải đi đôi với hành. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Nhưng đến khi học văn bản “Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, tôi mới thực nhận ra sự học và mối quan hệ giữa học và hành.
Ngay từ đầu văn bản, Nguyễn Thiếp đã chỉ ra mục đích chân chính của việc học: “Ngọc không mài không thành đồ vật. Người không học không biết đạo”. Từ đó, ông nghiêm khắc nêu ra và phê phán lối học chuộng hình thức, cưỡi ngựa xem hoa để rồi gây nên những tai hoạ lớn cho bản thân, gia đình và cả đất nước. Để mọi người biết học, biết đạo, tức là quan hệ, ứng xử trong gia đình, xã hội, ông đã xác định phương pháp học đúng đắn để có kết quả cao nhất. Những ý kiến của ông rất chính xác, nào là phải học từ thấp đến cao, học rộng rồi tóm lược cho gọn, học phải đi đôi với hành.
Để hiểu rõ được bài học sâu sắc của Nguyễn Thiếp, trước hết ta cần hiểu xem học và hành là gì. Học là quá trì

File đính kèm:

  • docon_tap_ngu_van_lop_9_nghi_luan_xa_hoi_de_bai_tu_bai_ban_luan.doc