Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Trung thực
Giải thích:Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là “đức tính trung thực”?
- Trung là hết lòng với đất nước, Thực là thật, sự thật. Trung thực có thể hiểu là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải.
- Biểu hiện:
o Đức tính trung thực của con người được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm, không tham lam, gian dối lấy của người khác làm của mình.
o Trong học tập, thi cử, những biểu hiện của tính trung thực của mỗi học sinh cần được phát huy như không quay cóp, chép bài của bạn, không mang theo tài liệu và lật tài liệu trong lúc thi hoặc kiểm tra, không chạy điểm, không dùng bằng giả,.
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Trung thực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Trung thực
BÀI LÀM 2 Ai cũng biết rằng, người Việt Nam ta có rất nhiều phẩm chất tốt đẹp được lưu truyền qua nhiều thế hệ như: tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm, đức tính trung thực và lòng tự trọng,... Chúng ta rất tự hào về những phẩm chất tốt đẹp mà chúng ta đang có. Trong cuộc sống hàng ngày, đức tính trung thực được thể hiện rõ nhất qua từng hành động của con người Việt Nam như câu tục ngữ: “Ăn ngay nói thẳng”. 1.Giải thích:Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là “đức tính trung thực”? - Trung là hết lòng với đất nước, Thực là thật, sự thật. Trung thực có thể hiểu là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải. - Biểu hiện: Đức tính trung thực của con người được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm, không tham lam, gian dối lấy của người khác làm của mình. Trong học tập, thi cử, những biểu hiện của tính trung thực của mỗi học sinh cần được phát huy như không quay cóp, chép bài của bạn, không mang theo tài liệu và lật tài liệu trong lúc thi hoặc kiểm tra, không chạy điểm, không dùng bằng giả,... 2.Tại sao? Có thể thấy, trung thực là đức tính cần thiết, quý báu của mỗi người. Nếu có tính trung thực, nhân cách của mỗi người sẽ dần được hoàn thiện. Bản thân mỗi người sẽ được người khác kính trọng, yêu mến. Điều quan trọng hơn cả là bản thân người có tính trung thực sẽ tự gây dựng cho mình một hình ảnh, một chữ “tín” trong lòng mỗi người bạn và mọi người trong xã hội. Nhờ có tính trung thực trong học tập, chúng ta sẽ có được những kiến thức thực do chính ta học tập chứ không do học vẹt, học máy móc hoặc qua loa, đối phó. Tính trung thực còn giúp cho chúng ta có cái nhìn, đánh giá đúng năng lực của mỗi người. Học sinh có tính trung thực thì thầy cô giáo mới đánh giá đúng năng lực của mỗi học sinh để có kế hoạch bồi dưỡng, và nâng cao kiến thức. Nếu học sinh có những việc làm không thể hiện tính trung thực của mình, đừng vội nản lòng, các bạn vẫn có thể sửa những lỗi sai của mình để trở thành người tốt, góp phần làm cho xã hội trong sạch, văn minh và ngày càng phát triển. Không chỉ trong học tập, mà trong kinh doanh, nếu có tính trung thực, doanh nghiệp sẽ có được uy tín và lòng tin ở khách hàng, kinh doanh đạt hiệu quả cao. phần làm cho xã hội trong sạch, văn minh và ngày càng phát triển. Có nhiều người sẽ cho rằng: Trung thực là đức tính tốt nhưng có làm được hay không thì tuỳ và cũng chẳng có hậu quả gì đáng kể. Nhưng thật ra sự thiếu trung thực sẽ gây ra những hậu quả xấu. Bởi trong cuộc sống, điều quan trọng nhất của mỗi người là chữ “tín”. Nếu đánh mất nó đồng nghĩa với đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của mọi người đối với mình. Nếu trong kinh doanh làm ăn sẽ mất đi những người đối tác làm ăn. Nếu trong học tập mà không trung thực thì thầy cô, bạn bè không còn tin ở mình nữa. Trong làm việc, nếu số liệu báo cáo thiếu trung thực sẽ gây thiệt hại rất lớn đến nền kinh tế đất nước. Trong kinh doanh, chất lượng sản phẩm không trung thực sẽ ảnh hưởng không tốt đến người tiêu dùng, thậm chí gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đe doạ tính mạng con người. Trong học tập, đặc biệt là trong các kì thi sự thiếu trung thực luôn xảy ra. Sự gian lận trong thi cử vẫn còn phổ biến. Điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thực chất việc dạy của thầy cô giáo và học của học sinh, gây dư luận xấu trong xã hội. Do đó, thiếu trung thực trở thành căn bệnh lây lan nhanh, làm xuống cấp đạo đức xã hội. 3. Cách : Mỗi người cần phải có những hành động, việc làm cụ thể của riêng mình nhằm giúp đất nước ta không còn những hành vi thể hiện sự thiếu trung thực nữa. Đối với mỗi người, cần xây dựng ý thức trung thực trong từng việc nhỏ, việc lớn. Đặc biệt, đối với mỗi học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường việc tu dưỡng, rèn luyện đức tính thật thà là rất cần thiết. Để động viên những tấm gương người tốt, việc tốt nhà trường cần biểu dương một số tấm gương tiêu biểu về đức tính trung thực để học sinh noi theo đồng thời khuyến khích, động viên học sinh tham gia vào gìn giữ và phát huy những đức tính tốt đẹp của người Việt Nam. Cùng với việc biểu dương những tấm gương tốt về tính trung thực chúng ta cũng cần lên án sự dối trá và từng bước đẩy lùi những tiêu cực do thiếu trung thực gây nên tuỳ theo khả năng của mỗi người. III/KB: Trung thực là đức tính rất cần thiết trong cuộc sống. Trong thời đại hiện nay, nhất là khi chúng ta đang trong thời kì hội nhập với nền kinh tế tri thức toàn cầu thì đức tính trung thực lại càng cần thiết hơn bao giờ hết vì sống trung thực giúp chúng ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng. Vì vậy, mỗi người cần xác định đúng tư tưởng để có một tương lai tốt đẹp. Là một học sinh, em sẽ cố gắng phát huy đức tính trung thực của học sinh để góp phần hoàn thiện nhân cách bản thân và nhận được sự tin yêu của thầy cô, bạn bè, không ngừng học tập tốt Năm điều Bác Hồ dạy “...Khiêm tốn, thật thà, dùng cảm”. Đề : Suy nghĩ của anh/chị về đức tính trung thực trong thi cử và cuộc sống. BÀI LÀM Trong mỗi con người chúng ta , chúng ta phải cần rất nhiều những đức tính khác nhau để có thể trưởng thành hơn và thành công trong cuộc sống.Tuy nhiên, đối với thế hệ học sinh ngày nay thì việc trung thực trong thi cử và cuộc sống là rất quan trọng để chúng ta có thể tự lập và thành công hơn sau này. Thế trung thực là gì? Trung thực là ngay thẳng, thật thà , đúng với sự thật , không làm sai lệch đi những cái đúng , lẽ phải,và nó cũng thể hiện đúng trình độ , năng lực của chúng ta .Như trong thi cử, sự trung thực rất cần trong thi cử, nó giúp chúng ta biết được khả năng tới đâu và có thể chỉnh đốn việc học để đạt điểm cao hơn chứ không nên dùng phao , hỏi bài ,....Hay trong cuộc sống , việc trung thực sẽ giúp chúng ta được nhiều người yêu quý hơn ,ta có thể làm mích lòng người khác vì sự trung thực nhưng đó là sự thật , người đó phải chấp nhận nó.Hơn nữa , nó sẽ giúp cho ta được tin tưởng nhiều hơn,kính trọng hơn . Sự trung thực có ý nghĩa lớn lao đối với mỗi người , nó đánh giá đúng hiệu quả giáo dục , giúp xây dựng một xã hội văn minh, thân thiện ,...Tuy nhiên thì ngày nay, tình trạng thiếu trung thực trong học tập và thi cử lại ngày càng tăng một cách đột biến . Việc học sinh quay cóp trong giờ kiểm tra , hay dùng phao tài liệu là việc khá phổ biến hiện nay. Nó giúp những học sinh lười học bài , hay không chép bài đạt được điểm cao,...Trong cuộc sống hiện nay cũng vậy , sự gian dối , thiếu trung thực cũng phổ biến từ gia đình và xã hội , từ mọi lứa tuổi ,...họ có thể nói dối , thiếu trung thực để đạt được những mục đích của mình , các quan chức cấp cao lợi dụng chức vụ của mình để thoát tội , để gian dối trong việc kinh doanh,..Điều đó đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới đạo đức xã hội , nó còn khiếm cho niềm tin của con người vào những giá trị, phẩm chất tốt đẹp bị đổ vỡ , hơn nữa nó sẽ khiến cho đất nước chậm phát triển , tụt hậu ,... Những người thiếu trung thực trong thi cử , trong cuộc sống đều phải bị xã hội lên án . Chứ không phải thiếu trung thực rồi chỉ nói qua loa là hết ,cứ tưởng như vậy sẽ khiến cho họ ăn năn , hối cãi nhưng không, điều đó sẽ khiến cho những người vi phạm ngày càng lộng hành , và đến khi đó sẽ trở nên " vô phương cứu chữa".Mà hơn nữa , trung thực là phải tự nhiên , thật lòng , không gượng gạo. Trung thực không có nghĩa là tự hạ thấp mình. Vậy phải làm sao để ngăn chặn những hành vi thiếu trung thực đó?Chúng ta cần có một sự phối hợp ăn ý giữa nhà trường ,gia đình và xã hội để giúp các em thiếu trung thực có thể cải thiện nó và không còn thiếu trung thực nữa .Riêng với việc thiếu trung thực trong thi cử và cuộc sống thì phải xử lí nghiêm .Còn những con người luôn trung thực trong thi cử , cuộc sống và luôn đấu tranh với sự gian dối,thì phải được biểu dương toàn trường hay biểu dương ở địa phương mình sống để họ có niềm tin để tiếp tục con đường đấu tranh với gian dối . Còn riêng em thì để đạt được điểm cao và luôn trung thực trong thi cử , cuộc sống là chúng ta phải học thuộc bài thật kĩ , làm bài tập thật nhiều để quen và đạt điểm tối đa Có thể nói , trung thực là thước đo nhân cách của mỗi con người , nó giúp chúng ta được sống là chính mình, không ai khác .Và nó còn nói lên sự dạy dỗ của cha mẹ , nhà trường , xã hội đối với từng con người chúng ta .Trung thực sẽ giúp chúng ta thành công trong cuộc sống hiện tại và mai sau nữa .
File đính kèm:
- on_tap_ngu_van_lop_9_nghi_luan_xa_hoi_de_bai_trung_thuc.docx