Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Tình mẫu tử

I. Mở bài:

- Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận.

II. Thân bài:

a. Giải thích:

+ Tình mẫu tử là tình ruột thịt nồng nàn giữa người mẹ và đứa con của mình.

+ Nó còn là sự hi sinh vo điều kiện của người mẹ giành cho con.

+ Là sự yêu thương tôn kính của đứa con với người mẹ của mình.

b. Vai trò của tình mẫu tử:

+ Giúp đời sống tinh thần của ta đầy đủ, phong phú và ý nghĩa.

+ Giúp ta tránh khỏi những cám dỗ trong cuộc sống.

+ Là điểm tựa tinh thần, tiếp thêm cho ta sức mạnh trước mỗi khó khăn.

+ Là niềm tin, là động lực và là mục đích cho sự nỗ lực và khát khao sống của cá nhân.

c. Để giữ gìn tình mẫu tử:

+ Biết tôn trọng và khắc ghi công ơn mẹ.

+ Biết sống sao cho xứng đáng với tình mẹ.

+ Cần biết đón nhận, cởi mở với mẹ của mình để tạo điều kiện cho sự thấu hiểu của hai người.

III. Kết bài

- Khẳng định vai trò tình mẫu tử.

 

docx 2 trang linhnguyen 18/10/2022 4200
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Tình mẫu tử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Tình mẫu tử

Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Tình mẫu tử
Tình mẫu tử
I. Mở bài:
- Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận.
II. Thân bài:
a. Giải thích:
+ Tình mẫu tử là tình ruột thịt nồng nàn giữa người mẹ và đứa con của mình.
+ Nó còn là sự hi sinh vo điều kiện của người mẹ giành cho con.
+ Là sự yêu thương tôn kính của đứa con với người mẹ của mình.
b. Vai trò của tình mẫu tử:
+ Giúp đời sống tinh thần của ta đầy đủ, phong phú và ý nghĩa.
+ Giúp ta tránh khỏi những cám dỗ trong cuộc sống.
+ Là điểm tựa tinh thần, tiếp thêm cho ta sức mạnh trước mỗi khó khăn.
+ Là niềm tin, là động lực và là mục đích cho sự nỗ lực và khát khao sống của cá nhân.
c. Để giữ gìn tình mẫu tử:
+ Biết tôn trọng và khắc ghi công ơn mẹ.
+ Biết sống sao cho xứng đáng với tình mẹ.
+ Cần biết đón nhận, cởi mở với mẹ của mình để tạo điều kiện cho sự thấu hiểu của hai người.
III. Kết bài
- Khẳng định vai trò tình mẫu tử.
Nghị luận xã hội về tình mẫu tử - Mẫu 1
Có những lúc mỏi mệt trên đường đời, có những phút yếu lòng tưởng chừng như ngã gục, có những khi lỡ lầm đường lạc lối thì không ai khác chính mẹ là người đã nâng đỡ, đã tiếp thêm sức mạnh cho tôi trên con đường lắm chông gai ấy. Tình mẫu tử quả là thiêng liêng và bất diệt, tôi càng thấm thía hơn câu thơ của Chế Lan Viên:
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ	
Đi suốt đười lòng mẹ vẫn theo con.”
Giải thích: 
Tình mẫu tử là tình cảm ruột thịt thiêng liêng cao qúy giữa người mẹ và đứa con. Đó là sự hi sinh vô điều kiện của người mẹ vì hạnh phúc và thành công của con cái mình, là sự tôn trọng, biết ơn và khắc cốt ghi tâm tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào, vô tận. 
Chúng ta với sự hữu hạn của tâm hồn và lí trí không bao giờ có thể cân đong đo đếm được giá trị thiêng liêng và vai trò to lớn của người mẹ trong hành trình trưởng thành, trong hành trình sống làm người của mỗi người.
Bàn luận:
Tình mẫu tử là suối nguồn yêu thương vĩ đại nhất mà nhân loại được ban tặng. Tình mẫu tử giúp ta được sống đầy đủ và phong phú hơn với những nguồn tình cảm vốn xứng đáng được hưởng đặc quyền như nhau. Hãy thử nhìn những số phận bất hạnh ngoài kia, những người mồ côi không nơi nương tựa đang khao khát tình mẹ, khoa khát được một lần áp mặt vào bầu sữa nóng của mẹ, được mẹ gối đầu, được sà vào vòng tay âu yếm của mẹ mà khó biết bao. 
Tình mẹ là điểm tựa vững chắc và mạnh mẽ giúp ta vượt qua những chông gai của cuộc đời. Mỗi khi cuộc sống khó khăn, mỗi khi thất bại tưởng chừng gục ngã, bên cạnh mẹ và những lời động viên của mẹ là liều thuốc thần tiên tiếp thêm cho ta sức mạnh để soi đường chỉ lối, giúp ta vượt lên phía trước. 
Tình mẹ bao la luôn dung chứa và khoan dung, độ lượng, nhân hậu vô điều kiện với những sai lầm và tội lỗi ta gặp phải trong hành trình trưởng thành làm người. Mẹ là ánh sáng trên cao soi đời con những lúc tăm tối, là ánh mặt trời bừng sáng để sưởi ấm và nạp đầy năng lượng cho những bước đi của con. Có những điều có thể mất đi, có thể thay thế nhưng tình mẫu tử thì không gì bù lấp được nếu mất đi.
Lòng mẹ bao la là bến đỗ bình yên nhất trong cuộc đời mỗi người. Thế nên phật dạy: “đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”. Đó là sự hi sinh, sự cắt máu và nhỏ những giọt nước mắt chắt ra từ an ruột để nuôi ta không lớn. 
 Là niềm tin, là động lực và là mục đích cho sự nỗ lực và khát khao sống của cá nhân.
Phê phán:
Ấy vậy mà vẫn có những người sẵn sàng vất bỏ đi tình mẹ thiêng liêng ấy, có khi chỉ vì những giá trị vật chất nhất thời, những danh lợi tầm thường và ti tiện. Rất phổ biến trong xã hội hiện nay là tình trạng con cái hỗ láo, đánh đạp và phụ bạc cha mẹ, bản thân sống trong giàu có, sung túc nhưng lại bỏ mặc mẹ già neo đơn, cô độc không nơi nương tựa. 
Hơn nữa là việc sau khi thành đạt rồi họ lại cảm thấy coi thường và xấu hổ chỉ vì mẹ mình không sang trọng và giàu có như người khác, ảnh hưởng đến thanh danh của họ nên cũng sẵn sàng gửi mẹ đến viện dưỡng lão hoặc phó mặc như một kẻ vô tình, máu lạnh. 
Buồn biết bao khi những giọt mồ hôi, máu và nước mắt của những dấu chân mẹ in mọi nẻo đường, những giọt mồ hôi thấm từng hạt gạo, bông lúa để tảo tần nuôi con ăn học, thành đạt mà nay lại bị đối xử như vậy.
Hãy sống như một con người chân chính đó là việc trân trọng tình mẹ thiêng liêng, tôn thờ vai trò và tấm òng thiêng liêng của mẹ. Chính tình mẫu tử là nguồn cội, gốc rễ sâu xa nhất cho sự trưởng thành và phát triển bền vững của tâm hồn ta.
on chẳng bao giờ cúi mặt trước uy nghiNhưng khi đứng trước mẹ con thấy miình nhỏ bé làm sao”
"Đời thiếu mẹ hiền, không phụ nữ/ Anh hùng, thi sĩ, hỏi còn đâu?"

File đính kèm:

  • docxon_tap_ngu_van_lop_9_nghi_luan_xa_hoi_de_bai_tinh_mau_tu.docx