Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Suy nghĩ về lòng dũng cảm

1. Giải thích

Lòng dũng cảm là một phẩm chất cao quý trong nhân cách, đạo đức con người. Lòng dũng cảm là sự quả cảm, kiên cường, ý chí nghị lực cao khi đương đầu với các hoàn cảnh và tình huống không thuận lợi trong cuộc sống. Lòng dũng cảm cũng như lòng yêu nước, thể hiện đặc biệt rõ ràng, nổi bật khi chiến đấu với kẻ thù của dân tộc, trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho tổ quốc. Trong cuộc sống thường ngày, lòng dũng cảm thể hiện qua hành động và ý chí, vượt qua tình huống khó khăn, hiểm nghèo. Lòng dũng cảm cũng có thể là nghị lực cao vượt qua các cám dỗ, thói xấu gặp phải trong đời sống thường nhật. Những hành động cụ thể, thiết thực hưởng ứng cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” là biểu hiện của lòng dũng cảm.

2. Bàn luận về lòng dũng cảm.

Người có lòng dũng cảm luôn khẳng định năng lực và phẩm chất của mình, coi đó là nguồn sức mạnh chân chính, có ý nghĩa quyết định giúp con người vững vàng, lạc quan và thành công trong cuộc sống. Do đó lòng dũng cảm là đức tính quý báu.

Lòng dũng cảm là đức tính phải được nuôi dưỡng rèn luyện bằng ý chí, nghị lực vượt qua các tình huống, hoàn cảnh khó khăn, bão táp gặp phải trong cuộc sống, học tập và công tác.

Lòng dũng cảm bộc lộ khi đối diện với cái xấu, cái tiêu cực.

3. Bài học về nhận thức và hành động.

Lòng dũng cảm là đức tính tốt, quý báu, cần phải được rèn luyện nuôi dưỡng.

Khi gặp phải những khó khăn, thử thách trong học tập, công tác và đời sống con người phải có ý chí cao để vượt lên, đạt kết quả và thành công.

Khi phải đối đầu với cái xấu, cái tiêu cực hoặc kẻ thù của dân tộc, phải nêu lên lòng dũng cảm để đấu tranh giành thắng lợi.

 

docx 2 trang linhnguyen 18/10/2022 3880
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Suy nghĩ về lòng dũng cảm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Suy nghĩ về lòng dũng cảm

Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Suy nghĩ về lòng dũng cảm
 NGHỊ LUẬN XÃ HỘI- VĂN 9
Đề bài: Suy nghĩ về lòng dũng cảm. 
1. Giải thích 
Lòng dũng cảm là một phẩm chất cao quý trong nhân cách, đạo đức con người. Lòng dũng cảm là sự quả cảm, kiên cường, ý chí nghị lực cao khi đương đầu với các hoàn cảnh và tình huống không thuận lợi trong cuộc sống. Lòng dũng cảm cũng như lòng yêu nước, thể hiện đặc biệt rõ ràng, nổi bật khi chiến đấu với kẻ thù của dân tộc, trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho tổ quốc. Trong cuộc sống thường ngày, lòng dũng cảm thể hiện qua hành động và ý chí, vượt qua tình huống khó khăn, hiểm nghèo. Lòng dũng cảm cũng có thể là nghị lực cao vượt qua các cám dỗ, thói xấu gặp phải trong đời sống thường nhật. Những hành động cụ thể, thiết thực hưởng ứng cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” là biểu hiện của lòng dũng cảm. 
2. Bàn luận về lòng dũng cảm. 
Người có lòng dũng cảm luôn khẳng định năng lực và phẩm chất của mình, coi đó là nguồn sức mạnh chân chính, có ý nghĩa quyết định giúp con người vững vàng, lạc quan và thành công trong cuộc sống. Do đó lòng dũng cảm là đức tính quý báu. 
Lòng dũng cảm là đức tính phải được nuôi dưỡng rèn luyện bằng ý chí, nghị lực vượt qua các tình huống, hoàn cảnh khó khăn, bão táp gặp phải trong cuộc sống, học tập và công tác. 
Lòng dũng cảm bộc lộ khi đối diện với cái xấu, cái tiêu cực. 
3. Bài học về nhận thức và hành động.
Lòng dũng cảm là đức tính tốt, quý báu, cần phải được rèn luyện nuôi dưỡng. 
Khi gặp phải những khó khăn, thử thách trong học tập, công tác và đời sống con người phải có ý chí cao để vượt lên, đạt kết quả và thành công. 
Khi phải đối đầu với cái xấu, cái tiêu cực hoặc kẻ thù của dân tộc, phải nêu lên lòng dũng cảm để đấu tranh giành thắng lợi. 
BÀI LÀM THAM KHẢO 
Mở bài 
Thế nào là lòng dũng cảm? Tại sao chúng ta cần có lòng dũng cảm và phải làm gì để có lòng dũng cảm? Đó là những câu hỏi mà em muốn trả lời trong bài văn này. 
Thân bài
1. Thế nào là người có lòng dũng cảm, ý nghĩa, vai trò của nó. 
Người có lòng dũng cảm là người có nghị lực, có ý chí sắt đá. Lòng dũng cảm thể hiện ở sự quả cảm, kiên cường, vượt qua những khó khăn đặc biệt, thể hiện phẩm chất anh hùng, phẩm chất vượt lên chính mình, chống lại sự cám dỗ của thói xấu, hành động bảo vệ chân lý, lẽ phải, chống lại cái xấu, cái tiêu cực, có khi phải hy sinh quyền lợi bản thân và cả bản thân mình cho cộng đồng, xã hội và Tổ quốc. 
Chứng minh: lịch sử và thơ văn nước ta đã kể lại nhiều tấm gương về lòng dũng cảm. Đó là anh hùng trẻ tuổi Trần Quốc Toản bóp nát quả cam và anh dũng đứng lên chống giặc Nguyên Mông tàn bạo, là Lê Lai liều mình cứu chúa. Đó còn là hình ảnh chú bé liên lạc trong bài thơ “Lượm” (Tố Hữu) , cô thanh niên xung phong ”Lấy thân mình hứng lấy luồng bom” (Thơ Lâm Thị Mĩ Dạ), anh Nguyễn Văn Trỗi hiên ngang ra pháp trường, chị Đặng Thùy Trâm, anh Nguyễn Văn Thạc dũng cảm lên chiến địa. tất cả đều là những tâm gương sáng ngời của lòng dũng cảm. 
2. Bình luận: bàn về lòng dũng cảm. 
- Nguồn gốc và vai trò, ý nghĩa của nó. 
Cuộc sống luôn luôn phức tạp. Mỗi người và đất nước luôn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức, nguy cơ hiểm nghèo, khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, rủi ro. Vì vậy ai cũng cần có lòng dũng cảm để vượt qua các tình huống đó, giúp mình, giúp người khác, giúp cộng đồng và dân tộc, Tổ quốc. 
Lòng dũng cảm không phải tự nhiên mà có. Mỗi người có nhận thực, hiểu biết và rèn luyện không ngừng để có lòng dũng cảm. 
Phải vượt lên chính mình “Chiến thắng vĩ đại nhất là chiến thắng chính bản thân mình” . Khắc phục thói xấu, ích kỷ và cá thói xấu khác, sống có lý tưởng vì dân, vì nước là những tiền đề mà mỗi người cần có để chứa chất lòng dũng cảm. 
Lòng dũng cảm ấy là phẩm chất quan trọng nhất của những người hùng trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Đúng như Tố Hữu đã viết : “Dân ta gan dạ anh hùng. Trẻ là đấu súng, già xông lửa đồn. Chân toạc máu, chân đau đuổi giặc. Tay chém thù tay sắc như gươm”. Họ đã cùng toàn dân quyết tâm làm nên một chiến công Điện Biên Phủ “Chín năm làm một Điện Biên; Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng” Những chiến sĩ Điện Biên là những con người mang trong mình chất thép của lòng dũng cảm: “Chiến sĩ Điện Biện, chiến sĩ anh hùng. Đầu nung lửa sắt, gan không núng, chí không mònNhững đồng chí thân chôn làm giá súng; đầu bịt lỗ châu mai, băng mình qua núi thép gai, ào ào như vũ bã., Những đồng chí chèn lưng cứu pháo, nát thân, nhắm mắt còn ôm” Vào cuộc kháng chiến 
chống Mỹ, lớp lớp thanh niên lại lên đường, mang trong mình truyền thống Điện Biên, quyết xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, bất chấp bom đạn Hoa Kỳ tàn bạo, tiến thẳng vào Sài Gòn để có ngày 30/4 lịch sử: “Ôi buổi trưa nay tuyệt trần nắng đẹp! Bác Hồ ơi! Toàn thắng về ta. Chúng con đến xanh ngời ánh thép.Thành phố tên người lộng lẫy cờ hoa.” Cùng với lòng yêu nước thiết tha, lòng dũng cảm của những người chiến sĩ ấy đã giúp họ có được lẽ sống rất đẹp: sẵn sàng đổ máu mình cho cây Tổ Quốc đơm hoa Độc lập, kết trái tự do và viết nên trang sử mới của thời đại Hồ Chí Minh đầy tự hào.
3. Bài học nhận thức hành động. 
Lòng dũng cảm phải rèn luyện, thể hiện trong hành động, việc làm. Trong những tình huống khó khăn, hiểm nghèo như gặp phải vụ hỏa hoạn, lũ quét, người bị nạn trên đường, bản thân bị mất việc, bị bệnh ung thư không may nhiễm HIV, viêm gan virut, người ta rất cần tới lòng dũng cảm và biểu hiện bằng bản lĩnh vững vàng, vượt qua một cách sáng suốt, tỉnh táo. Khi đó, lòng dũng cảm là “Nhất biến ứng phó với vạn biến” 
Để khuyến khích mọi người tu dưỡng, rèn luyện lòng dũng cảm, nhà trường nhà nước và xã hội phải thường xuyên biểu dương, ca ngợi, khen thưởng người có hành động, việc làm dũng cảm. 
Lòng dũng cảm phải dựa trên cơ sở khoa học, hiểu biết tri thức mới thể hiện có hiệu quả, có ích nhiều cho bản thân và xã hội. Nhiệt tình cách mạng cộng cới sự dốt nát sẽ trở thành kẻ phá hoại (Lenin). Lòng dũng cảm mà không có tri thức sẽ phản tác dụng. Không biết bơi mà nhảy xuống biển cứu người chết đuối không chỉ hại đến thân mà còn gây khó khăn cho người khác trong việc cứu người. 
Kết luận 
Lòng dũng cảm là đức tính tốt đẹp xã hội cần đề cao và mỗi người cần tu dưỡng, rèn luyện để có được. 
Bản thân em sẽ quyết tâm học tập, rèn luyện để có lòng dũng cảm và tìm các cơ hội để thể hiện lòng dũng cảm. 

File đính kèm:

  • docxon_tap_ngu_van_lop_9_nghi_luan_xa_hoi_de_bai_suy_nghi_ve_lon.docx