Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Suy nghĩ về lời cảm ơn và xin lỗi
Bàn luận:
Ý nghĩa: Tại sao?
o Những từ tưởng chừng như một đứa trẻ lên ba cũng có thể thốt lên được ấy lại đóng một vai trò vô cùng to lớn, nó thể hiện nếp văn hóa ứng xử lịch sự trong giao tiếp hằng ngày của chúng ta.
o Hơn nữa, đó còn là một chất keo kết dính mọi người lại với nhau, là sợi dây vô hình gắn kết những mối quan hệ trong xã hội.
• Chỉ với hai từ “cảm ơn” hay “xin lỗi” ấy, những mâu thuẫn, xích mích phút chốc cũng sẽ được xóa tan, khiến mọi người trở nên gần gũi và thân thiết hơn.
• Bản thân người xin lỗi, cảm ơn sẽ thấy lòng mình trở nên thanh thản, nhẹ nhõm.
• Về phía người nhận lời xin lỗi, cảm ơn, họ cũng cảm thấy ấm lòng, bao dung, độ lượng hơn.
o Quan trọng hơn, nói “cảm ơn” và “xin lỗi” đồng nghĩa với việc ta đã ý thức rất rõ về bản thân mình, biết tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình, dám dũng cảm nhận ra lỗi lầm của mình, biết quý trọng sự giúp đỡ của người khác. Nói tóm lại, biết nói lời cảm ơn và xin lỗi là biểu hiện của một lối sống có văn hóa và giàu ý thức tự trọng.
o Được mọi người yêu quý, dễ dàng chung sống và tự khảng định được giá trị của bản thân.
Phê phán:
o Trong thực tế nhiều người k nói được lời cảm ơn, xin lỗi vì không biết nói, hoăc biết nhưng còn ngại ngùng
o Hậu quả: .
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Suy nghĩ về lời cảm ơn và xin lỗi
SUY NGHĨ VỀ LỜI CẢM ƠN VÀ XIN LỖI Cảm ơn và xin lỗi là hai lời nói vô cùng đẹp đẽ trong giao tiếp, thể hiện văn hóa ứng xử của mỗi người. Vậy cảm ơn là gì và xin lỗi là gì? 1. Giải thích: Là gì? Có thể hiểu “cảm ơn” là lời bày tỏ thái độ biết ơn, cảm kích trước lời nói, hành động hay sự giúp đỡ của một ai đó. Trong khi đó, “xin lỗi” là lời bày tỏ thái độ ân hận, hối lỗi trước những sai lầm mình đã gây ra. 2.Bàn luận: Ý nghĩa: Tại sao? Những từ tưởng chừng như một đứa trẻ lên ba cũng có thể thốt lên được ấy lại đóng một vai trò vô cùng to lớn, nó thể hiện nếp văn hóa ứng xử lịch sự trong giao tiếp hằng ngày của chúng ta. Hơn nữa, đó còn là một chất keo kết dính mọi người lại với nhau, là sợi dây vô hình gắn kết những mối quan hệ trong xã hội. Chỉ với hai từ “cảm ơn” hay “xin lỗi” ấy, những mâu thuẫn, xích mích phút chốc cũng sẽ được xóa tan, khiến mọi người trở nên gần gũi và thân thiết hơn. Bản thân người xin lỗi, cảm ơn sẽ thấy lòng mình trở nên thanh thản, nhẹ nhõm. Về phía người nhận lời xin lỗi, cảm ơn, họ cũng cảm thấy ấm lòng, bao dung, độ lượng hơn. Quan trọng hơn, nói “cảm ơn” và “xin lỗi” đồng nghĩa với việc ta đã ý thức rất rõ về bản thân mình, biết tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình, dám dũng cảm nhận ra lỗi lầm của mình, biết quý trọng sự giúp đỡ của người khác. Nói tóm lại, biết nói lời cảm ơn và xin lỗi là biểu hiện của một lối sống có văn hóa và giàu ý thức tự trọng. Được mọi người yêu quý, dễ dàng chung sống và tự khảng định được giá trị của bản thân. Phê phán: Trong thực tế nhiều người k nói được lời cảm ơn, xin lỗi vì không biết nói, hoăc biết nhưng còn ngại ngùng Hậu quả:.. 3.Bài học nhận thức và hành động. Thế nào? Nhận thức: Đây là hai lời nói cần thiết, thể hiện văn hóa của mối người. Hành động Xã hội cần phải có một sự giáo dục toàn diện, nâng cao tầm văn hóa, nhận thức cho con người về văn hóa “xin lỗi” và “cảm ơn”. Bản thân mỗi người cần ý thức được lối sống có văn hóa, mẫu mực mà mình cần hướng đến Trong cuộc sống, chúng ta sữ bắt gặp muôn vàn tình huống khó khăn mà được giúp đỡ, hãy biết nói lời cảm ơn và đừng tiết kiệm lời cảm ơn. Lời cảm ơn phải chân thành, nó là văn hóa giao tiếp cần thiết và quan trọng. Trẻ em phải học cách nói lời cảm ơn khi bắt đầu tập nói, để khi lớn lên không dửng dưng, bạc bẽo với những gì được nhận. Đồng thời cũng không ngừng phê phán những biểu hiện không đẹp, biểu dương những lối ứng xử chuẩn mực trong cuộc sống. Nhưng phải nhớ rằng, lời nói luôn phải thống nhất với hành động cụ thể, phải xuất phát từ tận đáy lòng chân thành, tránh lối nói sáo rỗng, khẩu hiệu Tóm lại, nói lời “cảm ơn” và “xin lỗi” là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con người, là một hành động cần thiết trong những mối quan hệ giao tiếp hằng ngày. Mỗi người chúng ta càng không nên dè sẻn lời cảm ơn và tiết kiệm lời xin lỗi, hãy nói “cảm ơn” và “xin lỗi” khi cần thiết. Bởi lẽ, “lòng biết ơn thầm lặng không có mấy tác dụng với ai” (G.B.Stern) và “Một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn im lặng” (Stephen Gosson).
File đính kèm:
- on_tap_ngu_van_lop_9_nghi_luan_xa_hoi_de_bai_suy_nghi_ve_loi.doc