Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Mục đích của việc học
-Học: là quá trình tư duy nhằm chiếm lĩnh tri thức của nhân loại để làm giàu vốn kiến thức của bản thân.
-Học ở đâu? Ta có thể học ở thầy cô, bạn bè, sách vở và các phương tiện truyền thông
- Đối tượng học: tất cả mọi người, từ trẻ đến già, từ những học sinh sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường hay những người đã đi làm, ai cũng cần phải học tập không ngừng
- Nội dung học: tất cả những kiến thức của đời sống như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội; từ kiến thức trong nhà trường, gia đình đến tri thức từ xã hội
-Cách học: Học phải học từ từ, từ thấp đến cao, từ cơ bản đến phức tạp, học rồi ta phải biết tóm gọn những ý chính, ý cơ bản.
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Mục đích của việc học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Mục đích của việc học
Mục đích của việc học I Mở bài: -Giới thiệu tầm quan trọng của việc học tập đối với mỗi người -Để việc học tập đạt hiệu quả, cần xác định đúng đắn mục đích của việc học tâp. -Unesco đã xác định bốn mục đích của việc học : học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình. II.Thân bài: 1.Giải thích -Học: là quá trình tư duy nhằm chiếm lĩnh tri thức của nhân loại để làm giàu vốn kiến thức của bản thân. -Học ở đâu? Ta có thể học ở thầy cô, bạn bè, sách vở và các phương tiện truyền thông - Đối tượng học: tất cả mọi người, từ trẻ đến già, từ những học sinh sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường hay những người đã đi làm, ai cũng cần phải học tập không ngừng - Nội dung học: tất cả những kiến thức của đời sống như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội; từ kiến thức trong nhà trường, gia đình đến tri thức từ xã hội -Cách học: Học phải học từ từ, từ thấp đến cao, từ cơ bản đến phức tạp, học rồi ta phải biết tóm gọn những ý chính, ý cơ bản. -Mục đích của việc học: là để biết, để làm việc, để chung sống, để tự khẳng định mình đúng như bốn trụ cột mà UNESSCO đã nêu ra, từ đó đem đến lợi ích cho bản thân, cho gia đình, cho đất nước. +Học để biết: việc học tập giúp ta tiếp thu tri thức của nhân loại để làm giàu tri thức của bản thân. Từ đó biết cách ứng xử đúng đắn. Biết có nhiều cấp độ: Nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá, sáng tạo. +Học để làm : vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống. Nếu có tri thức, học tập tốt chúng ta sẽ làm tốt hơn, đạt hiệu quả hơn. Việc học sẽ giúp ích cho chúng ta trong công việc trong cuộc sống. +Học để chung sống: Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Nhờ có học, có tri thức, chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong giao tiếp, trong ứng xử, có kĩ năng hòa nhập tốt hơn, biết cách đối nhân xử thế, dễ hòa nhập, dễ làm việc và chung sống. +Học để khẳng định mình: Nhờ có tri thức, có trình độ chúng ta sẽ thuận lợi trong công việc, có vị trí xã hội xứng đáng, được mọi người tôn trọng. Có tri thức ta sẽ được lựa chọn công việc phù hợn với khả năng, sở trường của mình, có cuộc sống, tương lai tốt đẹp như mình mong muốn. 2.Bàn luận, mở rộng: a. Khẳng định: Việc xác định mục đích học tập là điều vô cùng quan trọng cần thiết b.Phân tích ý nghĩa, tác dụng: (Vì sao phải xác định mục đích học tâp?) + Học tập tốt hơn, có động lực hơn trong học tập + Định hướng được tương lai, đưa ra mục tiêu để mỗi người phấn đấu + Nỗ lực hơn trong học tập, có ý chí vươt khó, vượt qua nỗi sợ thất bại +Nếu mọi người xác định được mục đích học tập, xã hội sẽ ngày càng phát triển, tốt đẹp c.Dẫn chứng: -Tấm gương học tập lớn nhất mà chúng ta không thể quên đó là Bác Hồ- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Người đã tự học hỏi để biết, để làm, đặt ra mục tiêu đi ra nước ngoài học tập những cái tiến bộ của họ để tìm ra con đường giải phóng dân tộc . Với nghị lực phi thường, Bác đã làm được điều vĩ đại ấy. -Phạm Nhật Vượng sinh ra trong một đình ngheò khó nhưng vì phấn đấu học tập nên ông được học bổng du học ở trường Đại học Thăm dò địa chất Liên bang Nga. Ông đã mở công ti nhiều lần nhưng ko thành công. Vì không khuất phục trước thất bại nhiều lần nên bây giờ ông đã thành công và trở thành 1 trong những tỉ phú đứng đầu VN. -Khang A Tủa, dân tộc Mông người đạt giải Top 5 nhân vật truyền cảm hứng tại sân khấu Chương trình WeChoice qua các dự án vì cộng đồng. Nhà Tủa ở Mù Cang Chải một huyện nghèo của tỉnh Yên bái, đông con nên anh đã đặt ra mục tiêu: chỉ có học mới thay đổi cuộc đời. Anh là người đầu tiên của Mù Cang Chải đậu đại học Bách Khoa Hà Nội. Anh đã giành được học bổng toàn phần của ĐH Fulbright. Nếu không đặt ra mục tiêu phân đấu học tập cho mình thì làm sao mà Khang A Tủa lại có thể thành công trên con đường học vấn như vậy? d.Bàn luận, mở rộng, phản đề: +Mục đích học tập này thực sự đáp ứng, hoàn toàn phù hợp với yêu cầu giáo dục, đào tạo con người trong thời đại ngày nay. Mục đích này không chỉ dành riêng cho học sinh, sinh viên mà còn dành cho tất cả những ai là người học. Vì thế, có thể coi đây là mục đích học tập chung, có tính chất toàn cầu. +Mục đích học tập giúp con người, xã hội điều chỉnh được nhận thức về thời gian học: không chỉ học ở một giai đoạn mà phải học suốt đời; không chỉ học trong nhà trường mà cần phải học ngoài xã hội; người dạy không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn dạy "làm người".. +Từ mục đích học tập đúng đắn này, mỗi người học thấy rõ những sai lầm nhận thức về việc học: học không có mục đích; coi việc học là thực hiện nghĩa vụ với người khác; học vì bằng cấp; học vì thành tích; học mà không có khả năng làm, không biết chung sống, không thể khẳng định mình. Ví dụ: Học sinh không biết viết đơn xin nghỉ học đúng quy cách; kĩ sư giỏi, được đào tạo bài bản mà không chế tạo được những công cụ trong sản xuất nông nghiệp; có học vị, bằng cấp nhưng cách ứng xử thì vụng về, lối sống lại thiếu văn hóa 3.Bài học nhận thức, hành động: -Nhận thức: Nội dung đề xướng về mục đích học tập của UNESCO thật sự đúng đắn, đầy đủ, toàn diện. Việc xác định mục đích học tập là vô cùng cần thiết đối với mỗi người. Hành động: + Xác dịnh mục tiêu đúng đắn trong học tập và phấn đấu vì mục tiêu ấy +Học bài kĩ trước khi đến lớp +Làm BT đầy đủ, soạn bài chu đáo +Tham gia tốt các hoạt động học tập +Thay đổi phương pháp học: học vẹt→học chủ động, tích cực -+Lập kế hoạch học tập cụ thể +Có ý thức tự giác học tập +Rèn luyện thêm về sức khỏe để học tốt khỏe III.Kết bài: -Khẳng định vai trò của học tập: học để không bị ngu dốt, nghèo nàn và lạc hậu. Học để khẳng định sự thành đạt của cá nhân và sự tiến bộ của nhân loại. -Rút ra bài học: Để học tốt cần xác định mục tiêu cụ thể, đề ra biện pháp để thực tiêu -Dẫn một câu thơ/danh ngônđể khẳng định ý nghĩa, tầm quan trong của việc học tập sẽ đem đến sự thành công cho mỗi người.
File đính kèm:
- on_tap_ngu_van_lop_9_nghi_luan_xa_hoi_de_bai_muc_dich_cua_vi.docx