Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Lòng tự trọng

1. Giải thích về lòng tự trọng

- Lòng tự trọng là ý thức của chính bản thân, có nghĩa là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của chính mình.

- Tự trọng là lòng tự quý mình, tự coi mình có giá trị không bao giờ thất vọng về bản thân

=>Phân biệt được giá trị của bản thân: Thiện ác và quan niệm về lí tưởng sâu sắc

2. Phân tích chứng minh biểu hiện của lòng tự trọng

a. Tự trọng là sống trung thực

- Hết lòng vì công việc, trung thực trong công việc và học tập là tự trọng- Dám nhận ra lỗi sai của mình, sống có trách nhiệm và sống trong sang, thẳng thắng

Dẫn chứng cụ thể tích cực

- Trong thực tế có rất nhiều người sống một cách trung thực, dám nhận lỗi sai khi làm sai

- Trong văn học có nhân vật Phương Định, nhân vật Lão Hạc.

b. Tự trọng là biết giữ gìn nhân cách, phẩm giá của mình.

- Lòng tự trọng thể hiện ở dám bên vực kẻ yếu dù cho nó có ảnh hưởng đến quyền lợi của mình

- Lòng tự trọng có nhiều mức độ: Tự trọng bản thân, tự trọng quốc thể, tự trọng dân tộc.

Ví dụ: Hoàng không học bài, Hoàng chấp nhận điểm kém chứ nhất quyết không copy bài bạn.

Tiêu cực: Tuy nhiên bên cạnh đó có 1 số bộ phận sống không tự trọng như nhiều bạn không dám thừa nhận lỗi sai của mình khi làm sai hoặc có nhiều người sống không trung thực trong học tập và trong thi cử.

 

docx 7 trang linhnguyen 18/10/2022 2080
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Lòng tự trọng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Lòng tự trọng

Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Lòng tự trọng
Dàn ý Văn nghị luận xã hội ôn thi vào 10
Đề 1: Lòng tự trọng
I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần lập dàn ý
Từ xưa đến nay, trên khắp đất nước Việt Nam ta bất kể thời đại nào thì nhân dân ta vẫn luôn đặt đạo đức là chuẩn mực hàng đầu đối với con người. Điều đó lại càng đặc biệt cần thiết trong xã hội hiện đại ngày nay. Chính vì thế mà đạo đức luôn là thước đo để đánh giá một con người. Một trong những đức tính được quan tâm và đánh giá nhất là lòng tự trọng, lòng tự trọng là đức tính đầu tiên con người cần phải có. Để hiểu rõ hơn về đức tính này ta cùng đi tìm hiểu về lòng tự trọng.
II. Thân bài
1. Giải thích về lòng tự trọng
- Lòng tự trọng là ý thức của chính bản thân, có nghĩa là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của chính mình.
- Tự trọng là lòng tự quý mình, tự coi mình có giá trị không bao giờ thất vọng về bản thân
=>Phân biệt được giá trị của bản thân: Thiện ác và quan niệm về lí tưởng sâu sắc
2. Phân tích chứng minh biểu hiện của lòng tự trọng
a. Tự trọng là sống trung thực
- Hết lòng vì công việc, trung thực trong công việc và học tập là tự trọng- Dám nhận ra lỗi sai của mình, sống có trách nhiệm và sống trong sang, thẳng thắng
Dẫn chứng cụ thể tích cực
- Trong thực tế có rất nhiều người sống một cách trung thực, dám nhận lỗi sai khi làm sai
- Trong văn học có nhân vật Phương Định, nhân vật Lão Hạc.
b. Tự trọng là biết giữ gìn nhân cách, phẩm giá của mình.
- Lòng tự trọng thể hiện ở dám bên vực kẻ yếu dù cho nó có ảnh hưởng đến quyền lợi của mình
- Lòng tự trọng có nhiều mức độ: Tự trọng bản thân, tự trọng quốc thể, tự trọng dân tộc.
Ví dụ: Hoàng không học bài, Hoàng chấp nhận điểm kém chứ nhất quyết không copy bài bạn.
Tiêu cực: Tuy nhiên bên cạnh đó có 1 số bộ phận sống không tự trọng như nhiều bạn không dám thừa nhận lỗi sai của mình khi làm sai hoặc có nhiều người sống không trung thực trong học tập và trong thi cử.
3. Đánh giá về lòng tự trọng
- Lòng tự trọng là một thước đo nhân cách của con người trong xã hội
- Xã hội ngày càng văn minh và hiện đại nếu con người biết sống tự trọng
- So sánh giữa tự trọng với tự ái, tự cao,.
4. Bài học nhận thức về lòng tự trọng
- Giá trị bản thân mỗi con người được làm nên từ lòng tự trọng, hướng con người tới những chuẩn mực chung của xã hội, giúp cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn.
III. Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em về lòng tự trọng và rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Đề 2: Lòng vị tha
A. Mở bài
Để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc và thành công, mỗi người cần có nhiều đức tính. Một trong những đức tính cần có đó là lòng vị tha.
B. Thân bài
1. Vị tha là gì?
Vị tha có nghĩa là sống vì người khác (vị = vì; tha = người khác), không ích kỷ, không vì riêng mình, không mưu lợi cá nhân. Lòng vị tha là sự hy sinh một điều gì cho ai đó không phải là bản thân mình (ví dụ hy sinh thời gian, tiền bạc, của cải) mà không kỳ vọng sẽ được ghi nhận hay sự đền đáp hoặc lợi ích dù là trực tiếp, hay gián tiếp từ phía người nhận hoặc cộng đồng.
Lòng vị tha chính là biểu hiện cao đẹp nhất phẩm chất nhân hậu của con người. Nó không đòi hỏi gì nhiều ngoài một trái tim biết chia sẻ vui buồn, biết yêu thương đồng loại.
2. Những biểu hiện của lòng vị tha:
2.1. Trong công việc
– Người có lòng vị tha là người luôn đặt mục đích của mọi việc làm là vì người khác, vì xã hội. Nếu có vì mình cũng luôn cố gắn với lợi ích chung của mọi người.
– Khi làm việc luôn giành phần khó khăn về mình, không lười biếng, tránh né, đùn đẩy công việc cho người khác. Khi gặp khó khăn biết đứng ra gánh vác trọng trách.
– Khi gặp thất bại không đỗ lỗi cho người khác. Phải nghiêm túc nhìn nhận những sai trái của bản thân. Khi thành công không khoe khoang, kể lể công trạng. (Dựa vào biểu hiện để nêu ví dụ, hoặc có thể nêu biểu hiện)
Ví dụ: Người mẹ, Kiều trong Truyện Kiều.
2.2. Trong quan hệ với mọi người
– Người có lòng vị tha luôn sống hòa nhã, vui vẻ, thân thiện với mọi người. Họ dễ đồng cảm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ người khác. Họ cũng biết kìm nén cảm xúc của riêng mình để làm vui lòng người khác.
– Luôn nghĩ về người khác trước khi nghĩ đến mình (lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ).
– Người có lòng vị tha dễ thông cảm à tha thứ lỗi lầm của người khác. Họ ít khi bắt bẻ hay gây khó dễ cho người khác khi họ mắc lỗi lầm.
– Người có lòng vị tha luôn trăn trở, day dứt về những hành động và lời nói. Không bao giờ họ làm phương hại đến người khác.
Đề 3: Nghị luận về hiện tượng nghiện facebook của giới trẻ hiện nay
I. Mở bài:
Xã hội ngày phát triển, nhu cầu giao tiếp của con người ngày càng tăng. Mạng facebook được tạo ra giúp mọi người dễ dàng kết nối. Tuy nhiên càng ngày hiện tượng nghiện facebook lại càng phổ biến.
II. Thân bài:
Giải thích
Facebook: Mạng xã hội tiện ích do Mark Zuckerberg sáng tạo ra cho phép mọi người kết nối với nhau mà không bị cản trở bởi khoảng cách địa lý
Nghiện facebook là hiện tượng người sử dụng luôn chăm chăm vào mạng facebook, không thể rời ra và cảm thấy thiếu thốn, không thể sống được nếu thiếu facebook.
Hiện trạng:
Lượng người truy cập Facebook rất cao
Theo thống kê, Việt Nam là nước có số lượng người sử dụng facebook nhiều nhất, lâu nhất đứng hàng đầu thế giới
Nguyên nhân:
Nhu cầu kết bạn toàn cầu tăng, hội nhập với thế giới cũng được đề cao.
Trên mạng xã hội, người sử dụng thoải mái được bày tỏ ý kiến mà không sợ bị kiểm soát
Người sử dụng có thể dùng Facebook để che dấu bản thân, sống ảo với nhiều người khác, là một con người khác nên họ thích sử dụng mạng xã hội nhiều hơn
Facebook là nơi có nhiều người được nổi tiếng, khiến nhiều người ham muốn được nổi tiếng mà sử dụng nhiều hơn, thường xuyên hơn
Tác hại:
Tốn thời gian
Dễ dàng bị mất thông tin cá nhân
Dễ dàng sống trong thế giới ảo mà quên mất bản thân mình và trở nên tự ti ở ngoài
Gây ra tính cách xấu cho người dùng: tự ti, mặc cảm, đố kị, ghen ghét
Biện pháp:
Quản lý thời gian sử dụng hợp lý, tự ý thức được bản thân mình
Nhà nước phải đưa ra các chính sách sử dụng phù hợp và quản lý chặt chẽ các trường hợp xấu
Đối với học sinh: Học tập, sử dụng facebook là công cụ giải trí, kết bạn lành mạnh dưới sự quản lý của cha mẹ, nhà trườn
III. Kết bài:
Thay vì lúc nào cũng sống trong thế giới mạng xã hội, hãy cùng nhau tham gia những hoạt động ngoại giờ bổ ích.
Đề 1. Tình hình biển đảo tổ quốc hiện nay và hành động của thanh thiếu niên, học sinh.
Đặt vấn đề
Tình hình biển đảo Việt Nam hiện nay đang có những diễn biến phức tạp đe dọa trực tiếp đến chủ quyền lãnh thổ của dân tộc. Trước tình hình căng thẳng ở biển Đông, "Thanh niên cần làm gì để bảo vệ Tổ quốc?", là câu hỏi nhận được sự quan tâm đặc biệt của các bạn trẻ khi đề cập đến thời sự biển Đông.
Giải quyết vấn đề.
1. Tình hình biển đảo? Nhận thức về tình hình?
Biển đảo Việt Nam trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của người Việt Nam. Điều này đã được chứng minh bằng lịch sử và các tài liệu khoa học. Các tư liệu khoa học và pháp lý được công bố hiện nay, đều thể hiện quá trình khai phá, chiếm hữu và thực thi chủ quyền liên tục, của Việt Nam suốt chiều dài lịch sử. Tuy nhiên những năm gần đây, Trung Quốc đã có nhiều hành động xâm hại đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam: bắt ngư dân Việt làm ăn, tấn công các tàu Việt trên vùng biển của chính Việt Nam, ngang ngược xây dựng thành phố Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa...
Những hành động nói trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam; vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011; trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Tuyên bố cấp cao kỷ niệm 10 năm DOC, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp.
2. Hành động của thanh niên hiện nay
Để bảo vệ chủ quyền biển đảo, trước hết thanh niên và thanh niên học sinh nói riêng phải xác định phải giữ biển đảo bằng tri thức về chủ quyền biển đảo. Chúng ta cần nghiên cứu và nhận thức sâu sắc về ý nghĩa thiêng liêng chủ quyền biển đảo và giá trị to lớn chủ quyền mà ông cha ta đã đổ xương máu để xây dựng; về lịch sử Việt Nam đặc biệt là lịch sử địa lý liên quan đến chủ quyền biển đảo, về lịch sử hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa... tìm hiểu rõ chính sách ngoại giao nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề biển đông cũng như nội dung của luật pháp, chế độ pháp lý của các vùng biển theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982.
Thanh niên cần hưởng hứng và tích tực các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên internet, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi xâm phạm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Thanh niên là hậu phương chỗ dựa tình cảm vững chắc đối với các lính biển đảo, bằng những việc làm thiết thực như gửi thư đến các lính Hải đảo để chia sẻ động viên và tiếp sức cho các anh thêm nghị lực để trông giữ biển đảo.
Điều quan trọng nữa là không ngừng tu dưỡng phẩm chất người Việt Nam mới, tích cực tham gia xây dựng đất nước giàu mạnh, có định hướng lý tưởng yêu nước và đoàn kết thì chúng ta sẽ kết nối khối sức mạnh lớn đủ sức bảo vệ chủ quyền biển đảo. Bên cạnh đó sẵn sàng chuẩn bị tinh thần tham gia trực tiếp vào công cuộc giữ gìn biển đảo quê hương bằng tất cả những gì mình có thể.
Kết luận
Biển đảo Việt Nam là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc được cha ông truyền lại. Trách nhiệm của tuổi trẻ nói riêng là ra sức gìn giữ toàn vẹn phần lãnh thổ này như lời Bác Hồ năm xưa đã dặn "các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước".
Đề 2: Sự kiện Trung Quốc xâm lấn lãnh hải và nhiệm vụ của thanh niên học sinh
Vào những ngày đầu tháng 5.2014, khi mà cả nước đang tưng bừng kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ thì Trung Quốc đã bất ngờ hạ giàn khoan 981 xuống lãnh hải Việt Nam. Tình hình trên biển xung quanh khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 vẫn liên tục gia tăng những diễn biến phức tạp. Ngày 9-5, Trung Quốc vẫn sử dụng  79 tàu thuộc 6 lực lượng hoạt động tại khu vực. Đến nay Trung Quốc sử dụng hàng trăm tàu trong đó có nhiều tàu quân sự có tàu hộ vệ tên lửa 534, hai tàu tuần tiễu tấn công nhanh 752 và 753, và các máy bay chiến đấu... Tất cả những hành động ngang nược này đều nằm trên hải phận, không phận Việt Nam.
Trước biến động này, có nhiều suy nghĩ và hành động trong giới trẻ. Đã có một số bạn tham gia biểu tình tự phát theo xúi dục của kẻ xấu gây lên những sự kiện đáng Buồn ở Bình Dương, Thanh Hoá... có nhiều bạn lo lắng vì thế giặc mạnh, nên hoang mang dao động. Nhưng tất cả những hành động trên là sai lầm.
Có thể nói, dân tộc ta có một lòng yêu nước nồng nàn, vô song. Chúng ta có chính nghĩa, chúng ta anh dũng, không sợ hi sinh. Sự kiện này không phải là sự kiện đầu tiên và duy nhất trong quá khứ và kể cả trong tương lai. Chúng ta đã từng lật đổ 1000 năm thống trị của quân xâm lược Phương Bắc, ba lần đại phá quân Nguyên, một đội quân mạnh nhất lịch sử trung đại. Và đã chiến thắng trong 2 cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại là chống Pháp và chống Mỹ xâm lược. Bên cạnh đó chúng ta có sức mạnh của nhân dân luôn đoàn kết trong các cuộc chiến tranh. Nhất định chúng ta sẽ bảo vệ được độc lập chủ quyền của mình.
Trong cuộc đối đầu với Trung Quốc lần này, Việt Nam có hai thứ mà Trung Quốc không bao giờ có. Đó là pháp lý và đạo lý. Sức mạnh vật chất cộng với đạo lý tạo nên sức mạnh bất khả xâm phạm. Trung Quốc mạnh nhưng họ có rất nhiều chỗ yếu, yếu nhất là pháp lý và đạo lý. Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ thì người Việt Nam bằng mọi cách sẽ bảo vệ.
Trước tình hình an nguy tới vận mệnh quốc gia, chủ quyền dân tộc; Đồng hành với dân tộc Việt Nam; thế hệ trẻ chúng ta cùng lên tiếng phản đối và tỏ rõ sự bất bình, phẫn nộ trước lối hành xử bất chấp lễ phải, đạo lý và luật pháp quốc tế của nhà cầm quyền Trung Quốc. Đồng thời bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ với các chiến sỹ, nhân dân đang ngày đêm bất chấp hiểm nguy để bám biển, bám tàu thuyền, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh hải thiêng liêng của Tổ Quốc.
Ngay lúc này, chúng ta cần có hành động bảo vệ tổ quốc theo đúng luật pháp Việt Nam và quốc tế. Chúng ta cũng sẵn sàng cống hiến tuổi trẻ của mình khi tổ quốc kêu gọi. Nhiệm vụ trước mắt là học và rèn luyện tự đào tạo mình thành những con người có ích xây dựng đất nước mạnh giàu và trở thành quốc gia lớn mạnh trong tương lai gần.
Đề 3. Giá trị của biển đảo với cuộc sống của người Việt Nam
Đặt vấn đề
Biển đảo Việt Nam là phần lãnh thổ đất nước Việt Nam, qua nghìn đời nó luôn gắn chặt với đời sống của cư dân nước Việt cả về vật chất và tinh thần. Bởi vậy, biển đảo trong tâm thức người Việt là đất nước, là cuộc sống; và thực tế hàng ngàn năm lịch sử người Việt đã ra sức khai phá dựng xây sẵn sàng đổ cả máu xương cho chủ quyền biển đảo.
Giải quyết vấn đề
1. Những giá trị mang lại từ biển
Việt Nam có bờ biển dài, thềm lục địa rộng lớn trên một triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền; có hơn 3.000 hòn đảo. Biển nước ta có nguồn tài nguyên tiềm tàng, khoáng sản nổi bật là dầu khí (với trữ lượng khoảng 3-4 tỷ tấn), và  nhiều loại khoáng sản như: than, sắt, ti tan, cát thủy tinh..., hải sản có tổng trữ lượng khoảng 3-4 triệu tấn. Đặc biệt đáng chú ý là vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch có giá trị như những cánh cửa rộng mở để chủ động hội nhập kinh tế với thế giới.
Vùng biển nước ta còn có vị trí đặc biệt quan trọng về quân sự, là biên giới phía Đông, là đường tiếp cận, bàn đạp tiến công, các thế lực xâm lược. Lịch sử cho thấy rằng trong 14 cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù đối với nước ta, thì có 10 cuộc bắt đầu từ hướng biển.
Biển nước ta luôn gắn với những giá trị thiêng liêng tâm linh và lịch sử: truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ, những chiến công lịch sử Bạch Đằng, Vân Đồn xưa, Cồn cỏ, đường huyền thoại Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ... đã cấu thành những thành tố thuộc về dân tộc nâng đỡ sức mạnh tinh thần cho muôn thế hệ.
2- Bàn luận mở rộng vấn đề
Phê phán: Tuy nhiên, trong một thời kỳ lâu dài, chúng ta vẫn chưa nhận thức được giá trị và tầm quan trọng của biển. Hiện nay còn nhiều cấp, nhiều ngành, địa phương và các lực lượng hoạt động trên biển chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò chiến lược của biển trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chưa thấy hết được tiềm năng to lớn của biển trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công tác nghiên cứu khoa học về biển còn hạn chế...
Bài học: Để biển phát huy tiềm năng, chúng ta cần nâng cao nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của biển, hải đảo; cũng như tôn vinh những giá trị của nó với sự sống cộng đồng. Nâng cao trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên, môi trường biển, hải đảo.
Đặc biệt, trong thời điểm hiện tại cần xây dựng ý thức vươn ra biển, làm giàu từ biển trong cộng đồng người Việt Nam, từng bước khẳng định vị thế Việt Nam là một quốc gia mạnh về biển trong khu vực. Và song song với đó là xây dựng lực lượng quân sự hùng hậu đủ sức bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Kết luận
Biển nước ta giàu tài nguyên thiên nhiên, là nơi nương tựa của hàng chục triệu người dân đất Việt, là không gian sinh tồn của dân tộc, là địa bàn chiến lược trong bảo vệ và phát triển đất nước. Do vậy bảo vệ chủ quyền và phát huy tiềm năng biển đảo là mệnh lệnh của Tổ quốc cho mỗi người Việt Nam.

File đính kèm:

  • docxon_tap_ngu_van_lop_9_nghi_luan_xa_hoi_de_bai_long_tu_trong.docx