Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Lòng khoan dung

1. Giải thích:

Khoan dung: là rộng lòng tha thứ, tôn trọng, thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sữa chữa lỗi lầm, là biết chấp nhận những yếu đuối sai phạm của người khác và giúp họ đứng lên sau vấp ngã. Khoan dung, còn có nghĩa là tự tha thứ cho chính mình.

Biểu hiện:

-Bỏ qua lỗi lầm cho những người sai phạm lần đầu, chia sẻ thông cảm cho người làm sai vì có điều khó xử hoặc chưa ý thức được việc làm của họ là sai.

-Tha thứ cho những lỗi sai không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng chưa nghiêm trọng đến mình và người khác

Cụ thể:

Nhường nhịn bạn bè, các em nhỏ

Ôn tồn, góp ý, thuyết phục giúp bạn sửa khuyết điểm

Cư xử tế nhị với mọi người, sống cởi mở, thân ái

-Khoan dung - ấy là khi bạn bỏ qua cho người lạ vừa vô tình dẫm lên chân bạn trên xe buýt.

-Khoan dung - ấy là khi tôi chân thành đón nhận lời xin lỗi của người bạn vừa khiến tôi buồn.

-Khoan dung - là khi người mẹ giang rộng vòng tay ôm lấy đứa con trai sau những chuỗi ngày lang thang, nay đã ân hận trở về. Khoan dung, có nhiều cách biểu hiện, nhưng đều chung một trái tim: Nhân ái!!!

 

docx 7 trang linhnguyen 18/10/2022 1900
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Lòng khoan dung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Lòng khoan dung

Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Lòng khoan dung
LÒNG KHOAN DUNG
I.Mở bài:
C1:-Trong cuộc sống, không ai là hoàn hảo. Ai cũng mang trong mình những yếu đuối rất con người và có những lần sai phạm, mắc khuyết điểm. 
-Và vì thế ai cũng cần được khoan dung...
C2:
Trong cuộc sống, trước những khó khăn thử thách hay cám dỗ, con người dễ dàng phạm phải những sai lầm. Nếu chúng ta không biết bỏ qua, vị tha thì mối quan hệ giữa người với người sẽ chỉ là những toan tính nhỏ nhen và tràn ngập sự thù hận. Ngược lại, khi biết độ lượng, bao dung, con người sẽ dễ dàng thấu hiểu và sống tốt hơn. Đó cũng chính là sức mạnh của lòng khoan dung.
II.Thân bài:
Giải thích:
Khoan dung: là rộng lòng tha thứ, tôn trọng, thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sữa chữa lỗi lầm, là biết chấp nhận những yếu đuối sai phạm của người khác và giúp họ đứng lên sau vấp ngã. Khoan dung, còn có nghĩa là tự tha thứ cho chính mình...
Biểu hiện:
-Bỏ qua lỗi lầm cho những người sai phạm lần đầu, chia sẻ thông cảm cho người làm sai vì có điều khó xử hoặc chưa ý thức được việc làm của họ là sai.
-Tha thứ cho những lỗi sai không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng chưa nghiêm trọng đến mình và người khác
Cụ thể:
Nhường nhịn bạn bè, các em nhỏ
Ôn tồn, góp ý, thuyết phục giúp bạn sửa khuyết điểm
Cư xử tế nhị với mọi người, sống cởi mở, thân ái
-Khoan dung - ấy là khi bạn bỏ qua cho người lạ vừa vô tình dẫm lên chân bạn trên xe buýt. 
-Khoan dung - ấy là khi tôi chân thành đón nhận lời xin lỗi của người bạn vừa khiến tôi buồn. 
-Khoan dung - là khi người mẹ giang rộng vòng tay ôm lấy đứa con trai sau những chuỗi ngày lang thang, nay đã ân hận trở về. Khoan dung, có nhiều cách biểu hiện, nhưng đều chung một trái tim: Nhân ái!!!
2.Bàn luận:
a. Khẳng định: 
Lòng khoan dung là một trong những đức tính tốt, là biểu hiện của lối sống đẹp, vị tha, cần có ở mỗi người.
b.Phân tích tác dụng:
*Người mắc lỗi
-Nếu được khoan dung, tha thứ, thì họ sẽ cảm thấy vui vẻ, bớt đi cảm giác ân hận, tự trách
-Lòng khoan dung sẽ cảm hoá được lỗi lầm, là động lực thúc đẩy, khuyến khích họ nhận ra sai lầm và sửa chữa.
-Giúp họ tìm lại được niềm tin vào chính mình và sống tốt hơn, làm những điều tốt đẹp để bù đắp lỗi lầm
*Với bản thân
- Lòng khoan dung khiến ta thoải mái hơn, không phải khó chịu khi tiếp xúc với người đã mắc lỗi
-Lòng khoan dung giúp chúng ta sống vui vẻ, lạc quan, hạnh phúc
-Lòng khoan dung giúp ta thanh lọc tâm hồn, có lối sống đẹp, tâm hồn đẹp, được mọi người yêu quý, tin cậy, tôn trọng.
-Ta nên khoan dung vì bản thân ta xứng đáng được sống vui vẻ, hạnh phúc
-Nên khoan dung với người khác và khoan dung với bản thân
-Người có lòng bao dung sẽ luôn biết trân quý giá trị của cuộc sống. Họ luôn biết yêu thương, biết khiêm tốn, tự trọngVì thế họ dễ dàng chung sống, tự khẳng định được giá trị của bản thân, dễ thành công trong cuộc sống.
-Sống khỏe mạnh, trí tuệ dồi dào sáng suốt, bĩnh tĩnh làm chủ cảm xúc khi xử lí các tình huống khó khăn trong cuộc sống. Họ sống hòa nhã, vui vẻ, thân thiện với mọi người. Họ dễ đồng cảm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ người khác. Họ cũng biết kìm nén cảm xúc của riêng mình để làm vui lòng người khác.
-Người lãnh đạo có lòng bao dung thì sẽ thu phục được lòng người, được nhân viên nể trọng, trung thành.
*Với xã hội:
-Xã hội mà ai cũng có lòng bao dung thì không còn những định kiến, luôn phát triển, văn minh tiến bộ, mọi người sẽ sống trong yêu thương, hạnh phúc, cuộc sống sẽ đẹp hơn, đáng sống hơn.
-Lòng bao dung cũng có thể chuyển hóa những người xấu trở thành người tốt.
c.Dẫn chứng:
-Có một thiền sư trú trong túp lều tranh ở trên núi. Một buổi tối, khi đi thuyết pháp trở về nhìn thấy một tên trộm đang chiếu cố túp lều của mình nhưng không tìm được vật gì cả. Ngài bèn cởi chiếc áo ngài đang mặc trên người, đứng ở ngoài, đợi tên trộm ra vì ngài sợ làm kinh động tên trộm. Tên trộm vừa quay ra thì gặp thiền sư. Trong lúc tên trộm hốt hoảng, thiền sư liền nói: “Anh bạn, đường sá xa xôi, vất vả lên núi thăm tôi. Tôi không đành lòng để anh ra về tay không. Đêm khuya rồi, hãy khoác chiếc áo mà về cho đỡ lạnh”. Nói xong, ngài cầm chiếc áo khoác lên người tên trộm. Hắn xấu hổ, cúi đầu rồi chạy thẳng xuống núi, không dám quay đầu nhìn lại. Vị thiền sư nhìn dáng tên trộm khuất dần trong núi rừng mờ mịt, không ngừng thương cảm nói: “Rất đáng thương, tôi muốn tặng cho anh cả vầng trăng để soi sáng con đường anh xuống núi”. Vài hôm sau, khi thiền sư đang mở to đôi mắt nhìn ánh bình minh thì phát hiện chiếc áo ngài khoác cho tên trôm được xếp rất ngay ngắn, đặt trước cổng. Thiền sư vui vẻ nói: “Cuối cùng thì ta cũng đã tặng anh ta cả vầng trăng sáng rồi”.
-Hãy xem cách dân tộc Việt Nam tha thứ cho kẻ thù xâm lược để thấy đưọc truyền thông nhân đạo, nhân ái của ông cha ta đáng khâm phục đến nhường nào. Trong "Bình Ngô đại cáo", Nguyễn Trãi viết:	
 Mã Kì, Phương Chính cấp cho 500 chiếc thuyền
 Vương Thông, Mã Anh cấp cho hàng nghìn cỗ ngựa
-Trong "Tuyên ngôn độc lập” Bác đã khẳng định: "Tuy vậy, dân tộc Việt Nam trước sau vẫn giữ thái độ khoan hồng, nhân đạo với kẻ thù thất thế"...
Hẳn là khi viết lại những hành động khoan dung, nhân đạo ấy của dân tộc ta, các tác giả phải tự hào biết bao!
-Phan Thị Kim Phúc “em bé Napalm” trong bức ảnh gây chấn động thế giới về chiến tranh Việt Nam đã chịu những vết thương sâu sắc cả về thể xác lẫn tinh thần. Khi trưởng thành, Kim Phúc đã tha thứ cho những người ở bên kia chiến tuyến, những kẻ đã trực tiếp gây ra nỗi đau cho cô. Kim Phúc nói: “Sự tha thứ giải thoát tôi khỏi long hận thù. Vẫn còn nhiều vết sẹo trên thân thể tôi và sự đau đớn vẫn kéo dài trong nhiều ngày nhưng tâm tôi nay đã được an lành”. 
-Hằng năm, Đảng và nhà nước ta hoan hồng cho biết bao tù nhân, khiến họ cảm kích
“Tha thứ là chìa khóa giải thoát chúng ta khỏi xiềng xích thù hận”- William Ward
“Tha thứ đã là tốt, quên đi càng tốt hơn”- Epicure
Đánh kẻ chạy đi, k ai đánh kẻ chạy lại
“Khi bạn ngã, theo một nghĩa nào đó, đừng chỉ nhìn vào nơi bạn ngã xuống mà hãy nhìn vào nơi bạn bắt đầu trượt chân.Cuộc đời là để sửa chữa những sai lầm.”
Sự tha thứ có khả năng làm ấm con tim và làm mát cơn đau. – William Arthur Ward Xã hội mà ai cũng có lòng bao dung thì không còn những định kiến, luôn phát triển, văn minh tiến bộ.
Nếu chúng ta ăn miếng trả miếng thì cả thế giới này sẽ chết hết. Nếu ta lấy lại con mắt của người đã từng móc mắt ta thì cả thế giới này sẽ mù hết – Mahatma Gandhi
Chúng ta gieo trồng loại hạt giống nào thì sẽ thu hoạch được loại quả đó. Nếu như chúng ta rải khắp nơi hạt giống “nguyền rủa” thì chúng ta sẽ thu hoạch được “nguyền rủa”. Còn nếu chúng ta rải khắp nơi hạt giống “chúc phúc” thì đương nhiên thứ mà chúng ta thu hoạch được sẽ là “chúc phúc”!
 d.Bàn luận, mở rộng, phản đề:
Thực tế:
Trong cuộc sống, ai cũng có lúc sai lầm nên việc bao dung, tha thứ là điều cần thiết đối với mỗi người. Thế nhưng trong xã hội ngày nay vẫn còn một số người vẫn hay xét nét, để ý lỗi lầm của người khác, không cho họ cơ hội để sửa lỗi. Một số người khác có lối sống cố chấp, định kiến, hoặc thờ ơ, lạnh nhạt thiếu lòng vị tha, bao dung.
Hậu quả:
-Nếu không có lòng bao dung thì khoảng cách giữa người với người ngày càng xa, sự thù hằn mâu thuẫn càng cao khiến cho người sai phạm ngày càng chìm vào hố sâu tội lỗi, khiến cho tội ác lan rộng, cuộc sống xã hội phức tạp.
-Khi không có lòng khoan dung, ta khó mà sống vui vẻ, hạnh phúc, không nhận được sự tôn trọng, yêu quý của mọi người.
Phản đề:
-Khoan dung với người khác là rất tốt nhưng cũng không nên dằn vặt, tự trách, đày đọa bản thân khi mình sai phạm, mắc lỗi.
-Khoan dung không phải bao che, che giấu tội lỗi. Khi ta che giấu tội lỗi là ta đã tiếp tay cho người sai phạm khiến họ không nhận ta lỗi lầm, ngày càng lún sâu vào con đường phạm tội.
-Bên cạnh thái độ khoan dung ta nên phân tích, chỉ ra sai phạm để người mắc lỗi sửa sai, khắc phục sai trái.
3. Bài học nhận thức, hành động:
a.Nhận thức:
Khoan dung là đức tính quý báu cần có ở mỗi người.
b.Hành động:
-Cần biết cảm thông, chia sẻ, tha thứ lỗi lầm cho người khác
-Giúp người mắc lỗi nhận ra và khắc phục sai lầm
-Biết sống nhường nhịn, không tranh giành, hơn thua, đố kị, ganh ghét với người khác
-Biết chấp nhận sự khác biệt, biết đặt mình vào vị trí của đối phương để suy nghĩ, nhìn nhận; khi có sự việc ta cần tìm hiểu thấu đáo trước khi kết luận và luôn giữ bình tĩnh để hiểu rõ vấn đề.
III.Kết bài:

File đính kèm:

  • docxon_tap_ngu_van_lop_9_nghi_luan_xa_hoi_de_bai_long_khoan_dung.docx