Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Facebook
a. Ảnh hưởng tới học tập và sức khỏe.
- Ảnh hưởng tới học tập: Sử dụng facebook dù ít, dù nhiều, cũng khiến ta mất quỹ thời gian trong một ngày để làm việc khác. Việc này sẽ ảnh hưởng tới nhiều thứ trong cuộc sống của mỗi người, trong đó có học tập, làm việc. Sự ảnh hưởng này, tác động tới mọi người sử dụng facebook và giới trẻ cũng không phải là ngoại lệ. Trong thực tế, có nhiều bạn trẻ lúc nào cũng chỉ chăm chăm dùng điện thoại và máy tính để vào facebook, mà không để ý đến học tập hay những chuyện xung quanh. Vì tốn rất nhiều thời gian vào việc lên facebook, việc học hành của những bạn trẻ dành quá nhiều thời gian vào facebook sẽ sa sút dần.
- Ảnh hưởng tới sức khỏe: cơ thể cảm thấy mệt mỏi vì thời gian ngủ ít; việc tiếp xúc quá nhiều với máy tính và điện thoại cũng sẽ ảnh hướng tới mắt và có thể gây ra các bệnh về mắt; ảnh hưởng về đời sống tinh thần như bệnh ảo tưởng, tự kỉ.
b. Ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày.
- Việc sử dụng facebook nhiều có thể khiến các bạn trẻ ngày càng phụ thuộc vào nó. Họ chỉ thích sống trong thế giới “ảo” với những tin nhắn, hình ảnh, bài viết và nút like mà quên đi cuộc sống thực ngoài đời. Nhiều bạn trẻ mải nói chuyện với người trên mạng mà quên giao tiếp với người thân, chỉ đắm chìm trong thế giới ảo mà thờ ơ, dửng dưng với mọi người, không muốn và không biết cách giao tiếp, chia sẻ với mọi người xung quanh, thậm chí mất niềm tin nơi cuộc đời thực, có khi dẫn đến mặc cảm trong cô đơn, trầm cảm, thu mình lại. Nhiều ông bà, cha mẹ thấy cô đơn khi con cháu họ chỉ “ôm” điện thoại, laptop.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Facebook
FACEBOOK ĐỀ : Anh chị hãy viết một bài văn nghị luận (từ 1 đến 1,5 trang giấy thi) bàn về những mặt tiêu cực của mạng xã hội facebook đối với thế hệ trẻ hiện nay và nêu những giải pháp khắc phục những tiêu cực ấy. 1. MB: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. 2. TB: *SƠ qua về các tác dụng của fb *Những mặt tiêu cực của mạng xã hội facebook đối với thế hệ trẻ hiện nay. a. Ảnh hưởng tới học tập và sức khỏe. Ảnh hưởng tới học tập: Sử dụng facebook dù ít, dù nhiều, cũng khiến ta mất quỹ thời gian trong một ngày để làm việc khác. Việc này sẽ ảnh hưởng tới nhiều thứ trong cuộc sống của mỗi người, trong đó có học tập, làm việc. Sự ảnh hưởng này, tác động tới mọi người sử dụng facebook và giới trẻ cũng không phải là ngoại lệ. Trong thực tế, có nhiều bạn trẻ lúc nào cũng chỉ chăm chăm dùng điện thoại và máy tính để vào facebook, mà không để ý đến học tập hay những chuyện xung quanh. Vì tốn rất nhiều thời gian vào việc lên facebook, việc học hành của những bạn trẻ dành quá nhiều thời gian vào facebook sẽ sa sút dần. Ảnh hưởng tới sức khỏe: cơ thể cảm thấy mệt mỏi vì thời gian ngủ ít; việc tiếp xúc quá nhiều với máy tính và điện thoại cũng sẽ ảnh hướng tới mắt và có thể gây ra các bệnh về mắt; ảnh hưởng về đời sống tinh thần như bệnh ảo tưởng, tự kỉ. b. Ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày. Việc sử dụng facebook nhiều có thể khiến các bạn trẻ ngày càng phụ thuộc vào nó. Họ chỉ thích sống trong thế giới “ảo” với những tin nhắn, hình ảnh, bài viết và nút like mà quên đi cuộc sống thực ngoài đời. Nhiều bạn trẻ mải nói chuyện với người trên mạng mà quên giao tiếp với người thân, chỉ đắm chìm trong thế giới ảo mà thờ ơ, dửng dưng với mọi người, không muốn và không biết cách giao tiếp, chia sẻ với mọi người xung quanh, thậm chí mất niềm tin nơi cuộc đời thực, có khi dẫn đến mặc cảm trong cô đơn, trầm cảm, thu mình lại. Nhiều ông bà, cha mẹ thấy cô đơn khi con cháu họ chỉ “ôm” điện thoại, laptop. c. Ảnh hưởng tới nhân cách, đạo đức, lối sống. Việc tiếp xúc với những thông tin, hình ảnh, video, game không lành mạnh, những điều không hề thiếu trên facebook, có thể khiến nhiều bạn trẻ bị ảnh hưởng tò mò bắt chước làm theo và hậu quả là dẫn tới những hành động vi phạm đạo đức, thuần phong mĩ tục, thậm chí là vi phạm pháp luật. Hình thành những thói quen xấu: đăng lên dòng thời gian những nội dung thông tin vô nghĩa lí; tải lên những bức ảnh phản cảm; đưa ra những lời bình luận, đánh giá sai sự thật, vô căn cứ, nhấn nút "like" bừa bãi, hùa theo “tâm lí đám đông”, 3. Giải pháp khắc phục. Đối với các cấp quản lí nhà nước: phải vừa nghiên cứu để kiểm soát, quản lí việc sử dụng facebook của mọi người một cách chặt chẽ hơn vừa phải phối hợp với nhà trường tăng cường giáo dục và tự giáo dục về “văn hoá trên mạng”. Đối với thế hệ trẻ: Cần nhận thức rõ mặt lợi, hại của facebook để không là tín đồ ngu muội của facebook mà là người sử dụng một cách thông minh, hiệu quả. Cần hướng tới cái tích cực, trong sáng, lành mạnh, cái đẹp, cái có ích. Không lên facebook quá nhiều, chỉ dùng một cách có mức độ khi cần thiết, không kết bạn dễ dãi, không đưa lên facebook những nội dung xấu, hay những điều vụn vặt, vô nghĩa lí. Phải thận trọng với những nội dung mình đưa lên, tuyệt đối không xúc phạm người khác, làm ảnh hưởng xấu đến người khác. Phải tỉnh táo nhận biết đúng sai, phải trải, tránh mọi cạm bẫy, không a dua theo kiểu “tâm lí đám đông”. Hãy biết lên tiếng khi cần thiết và hãy học cách im lặng. Hãy sống tích cực với cuộc đời thực, mở lòng với cuộc sống xung quanh.
File đính kèm:
- on_tap_ngu_van_lop_9_nghi_luan_xa_hoi_de_bai_facebook.doc