Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Đức tính khiêm tốn là đức tính cần có ở mỗi con người

Khiêm tốn là gì? Người có đức tính khiêm tốn là người như thế nào?

 Là gì?

- Khiêm tốn (hay còn gọi là khiêm nhường, khiêm cung) là sự kính nhường, có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân. Khiêm tốn là không kiêu căng, tự mãn, không tự cho mình là hơn người khác, luôn hướng về phía tiến bộ. Khiêm tốn cũng là không ngừng học hỏi ở người khác và trong cuộc sống.

 Biểu hiện

- Biểu hiện cao nhất của sự khiêm tốn là lòng biết ơn. Người khiêm tốn luôn thể hiện sự trân trọng và tri ân của mình đối với thành quả lao động. Bởi đó là kết tinh của sức lực và tinh thần, của tình yêu thương và trách nhiệm đối với cuộc sống mà bản thân mình phải giữ gìn.

- Người có đức tính khiêm tốn là người biết kính trên nhường dưới, không tự mãn về những gì mình có. Họ không kiêu ngạo về những gì mình làm, luôn cẩn thận gìn giữ những giá trị mình nhận được.

- Người có đức khiêm tốn thường rấy nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng thượng, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời. Người khiêm tôn luôn đề cao tri thức và sự hiểu biết, hoài bão của cá nhân là tiến mãi không ngừng. Chủ đích của người khiêm tốn là không khoe khoang, không tự đề cao cá nhân mình với người khác.

- Người có lòng khiêm tốn luôn khiêm nhường học hỏi, theo đuổi tận cùng các giá trị tốt đẹp. Họ luôn biết tôn trọng tri thức, con người và đề cao những gì tốt đẹp, chuẩn mực trong cuộc sống. Người khiêm tốn cũng luôn giữ gìn nhân cách lành mạnh và cao thượng.

- Người có sẵn tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại. Lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường không đáng kể. Họ luôn luôn tìm đủ mọi phương diện để học hỏi thêm lên. Họ luôn là người giàu khát vọng, có ý chí vươn cao, vươn xa đạt được những thành tựu lớn lao và cống hiến hết mình cho xã hội.

- Người khiêm tốn không đề cao mình và hạ thấp người khác. Không bao giờ so sánh thiệt hơn, nên bản thân luôn vô vi, an lạc và hạnh phúc. Trong công việc họ luôn cầu tiến, tương trợ lẫn nhau, khiêm nhường lắng nghe và chia sẻ kinh nghiệm một cách chân thành.

 

docx 19 trang linhnguyen 18/10/2022 1980
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Đức tính khiêm tốn là đức tính cần có ở mỗi con người", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Đức tính khiêm tốn là đức tính cần có ở mỗi con người

Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Đức tính khiêm tốn là đức tính cần có ở mỗi con người
suốt khi đối diện và vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống này, vươn tới thành công.
Người có đức tính khiêm tốn, sống chuẩn mực. luôn được mọi người yêu mến, hợp tác và hỗ trợ. Thái độ nhã nhặn, lịch sự, cầu thị luôn là những yếu tố thuyết phục lòng người. Bởi thế, những bậc vĩ nhân thường hết sức khiêm tốn khi nói về bản thân và sự nghiệp của mình.
Khiêm tốn là biểu hiện của con người đúng đắn, biết nhìn xa trông rộng, được mọi người yêu quý.
c.Ta cần làm gì để có được đức tính khiêm tốn?
Để có được đức tính khiêm tốn, trước hết ta phải biết sống bao dung, sống vì mọi người, không tham lam, gỉ dối hay hận thù người khác. Một khi tâm hồn rộng mở, lòng tham không còn, đức tính khiêm tốn tự khác sẽ có.
Sách Thượng Thư viết “Biết dung nạp sẽ thành vĩ đại”. Khổng Tử cũng cho rằng nếu khoan dung từ thiện sẽ có được cảm tình của mọi người. Cuộc sống luôn vận động theo quy luật nhân quả, tạo tác điều tốt đẹp tất sẽ nhận lại được điều tốt đẹp tương xứng.
Để khiêm tốn cũng cần phải sống có lòng biết ơn, biết trân trọng những gì tốt đẹp mà người khác đã dành cho mình. Lòng biết ơn giúp ta biết sống đúng lẽ phải, biết quý trọng công sức và của cải, biết sống tương trợ hòa đồng với mọi người. Không ai có tự mình làm nên tất cả. Kế thừa và phát huy các thành quả lao động sẵn có của người khác đã gây dựng nên để tạo ra những gì mới mẻ và tiến bộ hơn, lớn lao hơn vốn là bản chất của xã hội loài người. Bởi thế, những gì chúng ta có hôm nay chính là sự kết tinh sức lao động của nhiều thế hệ. Sống biết ơn là thể hiện trách nhiệm của mình trước cuộc đời.
Để có được tính khiêm tốn thì đừng bao giờ so đo tính toán thiệt hơn. Cũng đừng vì hơn thua mà tranh đoạt hiềm khích lẫn nhau. Hãy cố gắng giúp đỡ người khác, điều làm cho bạn cảm thấy tốt và khiêm tốn với người khác. Tránh nói nhiều về những việc làm tốt của bạn, thay vào đó, mọi người biết rằng bạn đang làm những việc tốt cho họ. Hãy luôn biết lắng nghe và thấu hiểu. Lắng nghe để thấu nhận đúng đắn, thấu hiểu để cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ những ai còn khó khăn hơn mình. hãy luôn hướng suy nghĩ về những điều tốt đẹp, tìm lấy cái thiện trong chính mình để có thể sống khiêm nhường.
Hãy khên ngợi người khác nhiều hơn là chê bai. Lời khên ngợi phải luôn chân thành, xuất phát từ trí tuệ sáng suốt và trái tim đầy ắp yêu thương. Lời khen chân thành là biểu hiện của lòng biết ơn và sự khiêm tốn của mình. Không nên bảo thủ khi phạm phải sai lầm mà hỹ dũng cảm thừa nhận khuyết điểm của bản thân, ra sức sửa chữ và hoàn thiện nhân cách, nhân lực của mình. 
Luôn giúp đỡ người khác là hành động thường thấy của người khiêm tốn. Hãy luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác mỗi khi họ gặp khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. 
Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời.
Bài học nhận thức và hành động
Trân trọng những người khiêm tốn. Phê phán những người thiếu khiêm tốn: luôn tự cao, tự tại, cho mình là nhất mà coi thường người khác.
Học lối sống và hoàn thiện mình và không ngừng phấn đấu vươn lên để đạt được thành công trong cuộc sống.
3.Kết bài:
“Hành trang quan trọng nhất của con người là khiêm tốn và giản dị” (Angghen). Mỗi chúng ta ngày nay với những con người có tài năng thì hãy biết xây dựng bồi đắp và rèn luyện cho mình đức tính khiêm tốn này bởi vì chỉ có thế thì bạn mới được lòng những người xung quanh mình và nhận lại những cái mình học hỏi từ họ, cả sự kính trọng yêu mến của họ dành cho mình nữa.
ÓM TẮT KHÁI NIỆM KHIÊM TỐN
– Khiêm tốn là một đức tính tốt đẹp của con người
– Thể hiện qua:
+ Lời nói
+ Cử chỉ, cách ăn mặc.
+ Hành động thật tâm
– Khiêm tốn giúp chúng ta:
+ Sống tích cực
+ Làm phong phú thêm kiến thức, kinh nghiệm
+ Tăng cường Uy tín, lòng tin và sự yêu mến
Những người có đức tính khiêm tốn họ không biểu lộ sự tự mãn, kiêu căng, bốc đồng nói quá về những gì mình có, đang làm, đang biết nhờ vậy tạo được sự gần gũi, đồng cảm, giao tiếp ôn hòa nhờ đó kết giao được với nhiều người, các mối quan hệ trở nên tốt đẹp, thân tình.
Khiêm tốn cho thấy khả năng tự chủ, kiểm soát bản thân, chiến thắng cái tôi trong mỗi con người. Người khiêm tốn họ biết tự nhìn nhận bản thân, ý thức được đã là con người thì “Nhân vô thập toàn” – không ai là hoàn hảo mười phân vẹn mười; họ không ảo tưởng sức mạnh của bản thân mình, không bị cuốn theo những hào nhoáng hay tham vọng cá nhân hay xu hướng đám đông.
Triết gia Ralph Waldo Emerson từng nói: “Bất kỳ người nào tôi gặp cũng có chỗ hơn tôi, đáng cho tôi bắt chước.”
Đại thi hào người Nga Lep Tolstoi cho rằng: “Người ta như một phân số trong đó tử số là giá trị thật của họ còn mẫu số là giá trị mà người ta tưởng tượng là mình có. Nếu mẫu số càng to thì phân số càng nhỏ. Khi mẫu số là vô cùng tận thì phân số bằng 0.”
Ngược nghĩa với khiên tốn là Kiêu căng, Bốc đồng, Tự mãn, Tự cao tự đại
Mayakovski cũng đã nhắn nhủ rằng: “Đừng vì lẽ không thể là một vì sao mà đành chịu làm một đám mây mù. Mà cũng đừng bao giờ nghĩ rằng: mình là một ngôi sao duy nhất trên bầu trời vì xung quanh còn nhiều ngôi sao khác nữa và bất cứ ngôi sao nào cũng có thể lấp lánh hơn mình”.
Walter Scott thì lại có câu danh ngôn: “A sound head, an honest heart, and an humble spirit are the three best guides through time and to eternity” tạm dịch “Một cái đầu tỉnh táo, một trái tim trung thực và một linh hồn khiêm nhường, đó là ba người dẫn đường tốt nhất qua thời gian và cõi vĩnh hằng“.
Dân gian cũng có câu: “Núi cao, còn có núi cao hơn”; quả thật như vậy, dù ta có giỏi cũng chỉ giỏi một mảng, một lĩnh vực, một khía cạnh nào đó mà thôi. Suy cho cùng sự khiêm nhường sẽ gây ấn tượng tốt với người đối diện; khi càng khoe khoang, tự đề cao mình, xem mình quan trọng, tài giỏi để tạo ấn tượng thì lại tạo ra những ấn tượng không tốt.
Khiêm tốn là đức tính phải được tu dưỡng, nó không phải khả năng thiên bẩm mà chúng ta phải rèn luyện hàng ngày.
Khiêm tốn cũng là phương thức hữu hiệu giúp ta tránh xa thói kiêu căng, tự mãn, tự cao tự đại chính vì thế mỗi người hãy tự mình rèn luyện bản thân, nói ít đi, suy nghĩ nhiều hơn, đọc sách nhiều hơn, tiếp cận thông tin đúng đắn sẽ giúp hình thành sự khiêm tốn nhanh hơn.
Rèn luyện đức tính khiêm tốn như thế nào?
Để khiêm tốn cần – BAO DUNG
– Lão tử nói “Sông và biển mênh mông sâu thẳm là do chúng ở vị trí thấp nhất để tiếp nhận lấy nước từ những khe suối nhỏ bé”
– Khổng Tử nói “Nếu bạn khoan dung từ thiện sẽ có được cảm tình của mọi người”
– Sách Thượng Thư viết “Biết dung nạp sẽ thành vĩ đại”
Vì thế hãy để mình luôn có thể bao dung được mọi thứ, bao dung được người khác
Để khiêm tốn cần – BIẾT ƠN
– Biết ơn những gì ta đang có, luôn tự nhủ rằng “Những cái căn bản nhất ta có đều không do ta mà có.”: Ta có bộ óc tốt, có thân hình đẹp, giọng hát hay không phải do ta mà có mà ta được “may mắn” ban cho, nên thay vì kiêu ngạo thì thãy biết ơn với lòng thành kính.
– Hãy phân tích những gì giúp bạn làm tốt và làm cho bạn có tâm tình biết ơn với người khác. Cũng vậy, hãy ghi nhận những khả năng của người khác và cố gắng dành tặng lời khen ngợi với họ. Khả năng của bạn, trí tuệ, sự hiểu biết, kỹ năng của bạn, có thể đều được hình thành từ sự giúp đỡ của người khác. Hãy biết ơn với lòng thành kính.
– Biết ơn để nhận ra những thiếu sót của mình, chứ không phải tìm ra lỗi của người khác và chân thực nhìn ra những khía cạnh của mình một cách đúng đắn nhất.
Để khiêm tốn – ĐỪNG SO SÁNH
– Con người ai cũng có điểm yếu và điểm mạnh. Vì thế, đừng so sánh mình với người khác và cố gắng làm cái gì đó tốt hơn họ, điều này chỉ làm cho bạn bành trướng thêm điểm yếu của chính mình
– Hãy cố gắng giúp đỡ người khác, điều làm cho bạn cảm thấy tốt và khiêm tốn với người khác. Tránh nói nhiều về những việc làm tốt của bạn, thay vào đó, mọi người biết rằng bạn đang làm những việc tốt cho họ
– Bất kỳ cái gì mình có, chẳng quí hơn người khác có tí nào: Giọng ca triệu đô, chẳng có lý do gì mà quý hơn khả năng còng lưng 10 tiếng lao động trên cánh đồng, hay khả năng đánh bóng 1 đôi giày trên hè phố.
Để khiêm tốn cần – LẮNG NGHE, THẤU HIỂU và THÀNH KÍNH
– Hãy mở tâm trí và lắng nghe ý kiến của người khác. Hãy làm cho bạn can đảm và đừng thay đổi ý kiến của mình do sợ hãi hay vì cảm xúc. Hãy tự tin lắng nghe, đôi khi có thể bạn không am hiểu, bạn không biết tất cả mọi thứ, và bạn không nhận ra chính mình, hãy lắng nghe.
– Tất cả những gì mình có, có thể mất ngay trong một sớm một chiều: cháy nhà, mất tài sản, tình yêu tan vỡ, cái đầu thông thái bị mất khi đụng xe, sức khỏe tiêu tan vì 1 cơn bệnh
– Nhìn vào bức tranh tổng thể mình chỉ là một dấu chấm nhỏ bé tí ti: So với lịch sử hàng triệu triệu năm thì cuộc đời 60-100 năm chỉ là 1 dấu chấm tí ti. So với 9 tỉ người trái đất hiện tại, so với toàn thể loài người từ cổ chí kim thì cuộc đời mình chưa bằng 1 dấu chấmVì vậy hãy luôn tư duy rộng hơn và sâu sắc hơn, lắng nghe, thấu hiểu với lòng thành kính để thấy rằng mình vẫn còn nhỏ bé luôn cần cố gắng hơn nữa!
Để khiêm tốn cần – TÌM CÁI THIỆN TRONG MỖI CON NGƯỜI
Nếu ai có một số kinh nghiệm mà bạn không có thì đó là thầy của bạn trong lĩnh vực ấy. Albert Einstein, được coi là một trong những người có trí thông minh phi thường, đã nói “Tôi chưa bao giờ gặp một người ngu đến nỗi tôi không học được điều gì từ người ấy”.
Để khiêm tốn cần – KHEN CHÂN THÀNH
– Lời khen chân thành là biểu hiện của lòng biết ơn và sự khiêm tốn của mình.
– Càng chân nhận (chân thành – thừa nhận) khả năng của người khác, trong lời nói càng ít rơi vào cạm bẫy của sự tự kiêu tự đại.
– Lời khen chân thành là biểu hiện của cái “Tôi” của mình không còn nữa hoặc được giảm đi rất nhiều.
– Lời khen chân thành giúp bản thân mình thêm hoàn thiện việc đánh giá đúng giá trị của bản thân mình, hay của người được khen
– Lời khen chân thành giúp người khác tự tin hơn, được cổ vũ, nâng đỡ và tiếp thêm năng lượng (tốt) cho họ đối với điều được khen.
Để khiêm tốn cần – NHẬN RA KHUYẾT ĐIỂM CỦA MÌNH
Hãy lắng nghe những dấu hiệu, sự góp ý, lời khuyên, phản ứng từ những người khác, từ môi trường, từ những biểu hiện, Từ đó, bạn sẽ tìm ra khuyết điểm của mình, nhận thấy rằng mình không hoàn hảo, để cố gắng hơn nữa.
Để khiêm tốn – HÃY CHẤP NHẬN GIỚI HẠN VÀ NHU CẦU CỦA BẠN
– Mình không phải là hoàn hảo, mình vẫn còn nhiều thiếu sót, sự yếu kém về cả thể chất, tinh thần, nhận thức. Hãy thừa nhận sự thật đó và hãy khiêm tốn đón nhận sự trợ giúp của tha nhân với lòng “Thành Kính” và lời “Cảm ơn” chân thành nhất!
Để khiêm tốn – HÃY GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC
– Mình khiêm tốn đón nhận sự giúp đỡ của người khác với lòng Thành Kính và sự Biết Ơn, vì vậy cũng hãy cho đi sự giúp đỡ Chân Thành của mình với người khác.
– Hãy làm cho người khác điều bạn muốn người khác làm cho mình.
Ý nghĩa đức tính khiêm tốn
– Khi đảm đương công việc không khoe khoang cố chấp, dồn tâm huyết tới kết quả cuối cùng
– Biết ơn sự giúp đỡ của mọi người với lòng thành kính
– Biết kính trọng người giỏi (hiểu biết hơn mình), và nhường nhịn giúp đỡ người yếu (chưa biết) hơn mình.
– Chăm chỉ học hỏi trau dồi bản thân, luôn cầu thị sự hiểu biết, không cầu thị sự thể hiện.
– Biết ơn những gì mình đã nhận được, biết ơn mọi người xung quanh mình, vì có họ mới có tổ chức, có môi trường của mình, và mới có sự tồn tại của mình ở đây.
– Tất cả vì sự hoàn thành mục tiêu công việc, vì đó là thước đo giá trị của bản thân mình, không vì sự thỏa mãn, vì sự thể hiện hay vì lợi ích cá nhân.
ó rất nhiều định nghĩa cũng như cách hiểu về cụm từ khiêm tốn nhưng chung quy lại, khiêm tốn là “Biết kính trên nhường dưới, không tự mãn về những gì mình có, không kiêu ngạo về những gì mình làm, luôn cẩn thận gìn giữ những giá trị mình nhận được. Bởi vì biết rằng những gì mình đã làm được chỉ là một phần nhỏ bé trong con đường đi của mình và luôn ý thức được rằng cuộc sống và vũ trụ rộng lớn.”
- Khiêm: nhúng nhường. Tốn: nhún nhường, nhường nhịn
- Khiêm tốn là một trong những mẫu đức của con người. 
- Khiêm tốn là tính nhã nhặn, sự kính nhường, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng thượng, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, luôn đề cao (cầu) sự hiểu biết, hoài bão của cá nhân là tiến mãi không ngừng, chủ đích là không khoe khoang, không tự đề cao cá nhân mình với người khác. 
- Luôn có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu.
- Luôn thành kính, biết tôn trọng lẫn nhau, để có thể học hỏi được từ người khác.
Tóm lại: Hiểu đơn giản, khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng thượng, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng nuôi cao óc học hỏi, hoài bão trọng đại của cá nhân là tiến mãi không ngừng, chủ đích là không khoe khoang, không tự đề cao cá nhân mình với người khác.
Người vốn có tính khiêm tốn thường hay tự cho rằng kiến thức của mình vẫn còn nhỏ bé, còn phải tiến thêm nữa và cần phải trau dồi, học hỏi nhiều hơn nữa. Người có sẵn tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường không đáng kể, luôn luôn tìm đủ mọi phương diện để học hỏi thêm lên.
Biểu hiện của người khiêm tốn
- Biểu hiện cao nhất của sự khiêm tốn là lòng biết ơn
- Người vốn có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải tiến thêm nữa và cần phải trau dồi, học hỏi nhiều hơn nữa. 
- Người có sẵn tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường không đáng kể, luôn luôn tìm đủ mọi phương diện để học hỏi thêm lên.
- Người khiêm tốn không bao giờ biểu lộ sự tự mãn về những gì mình có, mình biết, nhờ vậy dễ tạo được sự đồng cảm và mối quan hệ thân thiện với người khác trong giao tiếp,nên kết giao được với nhiều người.
- Người khiêm tốn không đề cao mình và hạ thấp người khác, không so sánh thiệt hơn, nên bản thân luôn vô vi, an lạc và hạnh phúc.
- Người khiêm tốn thể hiện khả năng tự chủ cao, chiến thắng “cái tôi” bản ngã của mình.
Một số ví dụ về sự khiêm tốn của người xưa
1. Lep Tolstoy  
“Người ta như một phân số 
mà tử số là giá trị thật của người ta, 
còn mẫu số là giá trị mà người ta 
tưởng tượng là mình có. – 
Mẫu số càng to thì phân số càng nhỏ. 
Khi mẫu số là vô cùng tận 
thì phân số bằng 0.”
2.Ăng-gen (engels)   
“Hành trang quan trọng nhất 
của con người là 
khiêm tốn và giản dị”
3. Karl Marx 
“Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ,
Tự kiêu một chút cũng là thừa”
4.Einstein
Nhà bác học Einstein là người phát minh ra học thuyết tương đối, mặc dù được giới khoa học tôn xưng là một trong những người vĩ đại nhất thế giới, nhưng ông vẫn rất khiêm tốn. Một lần, cậu con trai chín tuổi hỏi ông “Vì sao bố được nổi tiếng như vậy?”. Ông trả lời “Bởi vì một con ruồi bò trên mặt quả địa cầu, nhưng nó không biết nó đang bò trên một đường cong. Còn bố thì may mắn hơn là biết được điều đó, nhờ thế mà bố nổi tiếng”. Einstein cho rằng, nổi tiếng chỉ là một điều may mắn, mà là may mắn hơn con ruồi khi biết được điều đó chứ không có gì hay, không có gì quan trọng hết. Một lời nói hết sức khiêm nhường!
Lần khác, một nhà báo phỏng vấn, nhờ đâu mà ông tìm ra được học thuyết tương đối? Nhà bác học trả lời “Mọi người may mắn hơn tôi là hiểu được không gian và thời gian ngay từ khi còn bé. Còn riêng tôi, do trí khôn chậm phát triển nên lúc lớn rồi tôi vẫn chưa hiểu được thế nào là không gian và thời gian, vì vậy tôi đã gắng công để tìm hiểu và tình cờ đi đến học thuyết tương đối”. 
Rồi cũng một lần khác, có người hỏi ông rằng “Thưa bác học, những tư tưởng vĩ đại thường xảy ra trong đầu Ngài vào lúc nào trong ngày?” Ông mỉm cười nói: “Suốt cả đời, tôi chỉ may mắn có được một ý tưởng tạm dùng được, đó là học thuyết tương đối. Ngoài ra, hầu hết là những ý tưởng tủn mủn, vụn vặt, nhỏ nhặt, không có gì đáng kể”. Ông nói một cách rất thật thà, khiêm cung.
Người ta kể, khi ông đến nhận chức giáo sư tại trường đại học Bristol ở Anh, ông sai người tùy phái lựa một cái soọc rác nào to nhất mang vào phòng cho ông. Mọi người ngạc nhiên hỏi tại sao lại cần cái soọc rác lớn đến như vậy, ông giải thích “Tôi cần nó để đựng giấy loại vì tôi thường hay mắc phải sai lầm”.
- “Vì sao bố được nổi tiếng như vậy?”. Ông trả lời “Bởi vì một con ruồi bò trên mặt quả địa cầu, nhưng nó không biết nó đang bò trên một đường cong. Còn bố thì may mắn hơn là biết được điều đó, nhờ thế mà bố nổi tiếng”. 
- Nhờ đâu mà ông tìm ra được học thuyết tương đối? Nhà bác học trả lời “Mọi người may mắn hơn tôi là hiểu được không gian và thời gian ngay từ khi còn bé. Còn riêng tôi, do trí khôn chậm phát triển nên lúc lớn rồi tôi vẫn chưa hiểu được thế nào là không gian và thời gian, vì vậy tôi đã gắng công để tìm hiểu và tình cờ đi đến học thuyết tương đối”. 
- “Thưa bác học, những tư tưởng vĩ đại thường xảy ra trong đầu Ngài vào lúc nào trong ngày?” Ông mỉm cười nói: “Suốt cả đời, tôi chỉ may mắn có được một ý tưởng tạm dùng được, đó là học thuyết tương đối. Ngoài ra, hầu hết là những ý tưởng tủn mủn, vụn vặt, nhỏ nhặt, không có gì đáng kể”. Ông nói một cách rất thật thà, khiêm cung
- Người ta kể, khi ông đến nhận chức giáo sư tại trường đại học Bristol ở Anh, ông sai người tùy phái lựa một cái soọc rác nào to nhất mang vào phòng cho ông. Mọi người ngạc nhiên hỏi tại sao lại cần cái soọc rác lớn đến như vậy, ông giải thích “Tôi cần nó để đựng giấy loại vì tôi thường hay mắc phải sai lầm”.
5.Viên Liễu Phàm (Viên Hoàng)
Kinh dịch dạy luật của vũ trụ:
- Luật thiên: Dư thừa bị rút bớt, Thiếu hụt được bổ thêm
- Luật địa: Cao lồi bị bào mòn, Trũng thấp được bồi đắp
- Luật quỷ thần: Kiêu ngạo bị trừng phạt, khiêm tốn được ban phước
- Luật người: Tự mãn bị ghét, khiêm hạ (khiêm tốn) được giúp thương
Qua những quy luật trên chúng ta thấy từ thiên, địa, quỷ, thần, nhân đều bênh vực bên khiêm hạ (tốn). Trong kinh dịch có 64 quẻ, quẻ nào cũng bao gồm tốt/xấu, chỉ có quẻ Khiêm trong đó 6 hào đều tốt.
Kinh thư cũng dạy: « Tự mãn gây thiệt thòi, Tự khiêm được ích lợi ». Ta nhiều lần đi thi với những bạn học đều nhận thấy rằng những thí sinh sắp sửa thi đậu đều có một khuôn mặt tràn đầy khiêm tốn.
Tại sao cần phải có tính khiêm tốn?
- Khiêm tốn để loại bỏ các tính xấu như coi thường, nói xấu, hạ thấp người khác..
- Khiêm tốn để “học hỏi”, mở ra tiếp cận cánh cửa chân lý của sự hiểu biết.
- Khiêm tốn để loại bỏ “cái tôi tự cao”, nhìn đúng giá trị thật của mình.
- Khiêm tốn giúp ta nhìn nhận bản thân đúng đắn, ý thức được “ Nhân vô thập toàn ”, không ảo tưởng để bị cuốn theo những tham vọng cá nhân. 
- Khiêm tốn để “khiêm hạ”, khiêm hạ để không phải xô bồ, bon chen, tức giận.. với đời.
- Khiêm tốn là phương thức tốt nhất giúp ta tránh xa thói kiêu căng, tự mãn.
- Khiêm tốn là giữ lại cho mình !
Cuộc đời là một trường tranh đấu bất tận, tài nghệ của một cá nhân so ra quan trọng, nhưng thật sự đối với tất cả mọi người thì tài cán kia chỉ là những giọt nước bé bỏng giữa một đại dương vô tận. Sự hiểu biết của một cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng sống chung với mình, vì thế con người dù tài cán đến đâu cũng luôn luôn phải tìm học thêm học thêm mãi mãi.
Tôi không chối cãi với bạn, là con người khi đã tự tạo cho mình một tài năng cao siêu, quán chúng, một địa vị lẫy lừng, một tiếng tăm vang dội, tạo được cho mình một đời sống ấm no ai lại không ấy đó làm mừng. Nhưng, thưa bạn, đối với chính cá nhân con người là như thế, song bạn có dám quả quyết là những tài ba ấy, những kinh nghiệm ấy, những khôn ngoan ấy có thể là một định luật bất di bất dịch đối với tất cả mọi người không? Bạn có đủ tin tưởng rằng với những thứ mình đã thực hiện được trên đời không ai có không. 
Tôi tin tưởng là không bao giờ, và tôi còn dám cả quyết là con người dù tài bao nhiêu chăng nữa, cái tài ấy, cái khôn ngoan hiện hữu ấy vẫn không bao giờ quả quyết là không ai hơn được. Những ai còn tin tưởng như vậy là sai lầm, là khờ dại, là chưa biết nghệ thuật xử thế.
Tôi xin bạn nhớ cho rằng tài cán con người là một chuyện đương nhiên, nhưng tài quán chúng tuyệt đối với tất cả mọi người là một chuyện khác, con người chúng ta chỉ hơn được người 

File đính kèm:

  • docxon_tap_ngu_van_lop_9_nghi_luan_xa_hoi_de_bai_duc_tinh_khiem.docx