Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Đời người có ba điều bất hạnh là tuổi già, cái chết và những đứa con hư

Cuộc đời mỗi người khó tránh khỏi những điều bất hạnh, có lẽ bởi vì thế mà triết lí

phật giáo cho rằng đời là bể khổ. Nhưng có những bất hạnh vốn là quy luật của tự

nhiên mà con người buộc phải chấp nhận rồi cũng có những nỗi bất hạnh mà tự

thân mỗi người có thể thay đổi được nó. Trải nghiệm cuộc đời đã chỉ cho con

người ta thấy rằng , ba điều bất hạnh nhất đời người đó là tuổi già, cái chết và

những đứa con hư.

Bất hạnh là gì? Bất hạnh là những điều không may gặp phải khiến con người cảm

thấy đau khổ. Tuổi già và cái chết là nỗi bất hạnh mà người ta vốn đã lường trước

được. Nhưng còn những đứa con hư thì sao?

pdf 3 trang linhnguyen 18/10/2022 2480
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Đời người có ba điều bất hạnh là tuổi già, cái chết và những đứa con hư", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Đời người có ba điều bất hạnh là tuổi già, cái chết và những đứa con hư

Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Đời người có ba điều bất hạnh là tuổi già, cái chết và những đứa con hư
 Suy nghĩ của anh chị về ý kiến sau : “Đời người có ba điều bất hạnh là tuổi 
già, cái chết và những đứa con hư”. 
Cuộc đời mỗi người khó tránh khỏi những điều bất hạnh, có lẽ bởi vì thế mà triết lí 
phật giáo cho rằng đời là bể khổ. Nhưng có những bất hạnh vốn là quy luật của tự 
nhiên mà con người buộc phải chấp nhận rồi cũng có những nỗi bất hạnh mà tự 
thân mỗi người có thể thay đổi được nó. Trải nghiệm cuộc đời đã chỉ cho con 
người ta thấy rằng , ba điều bất hạnh nhất đời người đó là tuổi già , cái chết và 
những đứa con hư. 
Bất hạnh là gì? Bất hạnh là những điều không may gặp phải khiến con người cảm 
thấy đau khổ. Tuổi già và cái chết là nỗi bất hạnh mà người ta vốn đã lường trước 
được. Nhưng còn những đứa con hư thì sao? 
Tuổi già đến với mỗi người một cách tự nhiên như vị khách không mời mà đến, và 
dẫu là ai đi chăng nữa cũng khó lòng tránh khỏi nỗi sợ hãi bởi sự hiện diện của “vị 
khách ” này. Khi những nếp nhăn bắt đầu hỏi thăm trên khóe mắt và trên trán bắt 
đầu lộ diện những vết chân chim thì người ta đã lo lắng tìm cách trì hoãn nó bởi 
người ta biết rằng không thể ngăn cấm nó thôi đến với mình. Người ta sợ tuổi già 
bởi tuổi già đến cũng là lúc sức khỏe chẳng còn được dẻo dai, trí tuệ không còn 
được minh mẫn và nhất là sắc đẹp bị đánh gục bởi sức mạnh thời gian. Tuổi già 
không thể là hạnh phúc. Tuổi già chỉ có thể yên vui hoặc đau khổ. Tuổi già trở nên 
yên vui khi được mọi người kính trọng , đau khổ khi bị quên lãng và sống trong 
cảnh trơ trọi. Hãy yêu thương nhiều hơn, quan tâm nhiều hơn đến ông bà, cha mẹ 
mình để cho tuổi già đến mà không hẳn là nỗi khổ đau, bất hạnh. 
Đã là kiếp người thì phải trải qua sinh lão bệnh tử. Ấy là lẽ vô thường mà đạo phật 
đã dạy cho chúng ta. Thường con người chỉ sợ chết, nhưng chết lại là giai đoạn 
nhanh chóng nhất của bốn thời kỳ. Sinh ra chưa có trí khôn thì cũng chỉ vài ba năm 
là đã bắt đầu có ý thức. Đến khi lớn tuổi, lúc nào thấy được mình không còn sức 
vui thú với tuổi già thì mới bắt đầu nghĩ đến cái chết. Chết chỉ là một khoảng thời
gian ngắn nhất để lìa đời. Biết rằng nó sẽ đến nhưng ai mà không sợ cái chết, đến
con giun con dế còn muốn sống huống chi là con người . Biết bao người dù biết
mình chẳng sống được bao lâu nhưng vẫn muốn được sống dù chỉ là thêm những
giây phút ngắn ngủi . Người ta sợ chết có thể vì muốn được sống để được thấy
những thứ tươi đẹp của cuộc đời, nhưng không hẳn thế, người ta sợ chết vì nghĩ 
 mình chết đi rồi thì ai nuôi dưỡng con cái, ai thay mình đảm đương trách nhiệm 
làm cha , làm mẹ của những đứa con. Có vô vàn lí do khiến người ta sợ chết nhưng 
vẫn phải đương đầu với nó, sẵn sàng đón nhận nó bởi biết nó là quy luật. Bất hạnh 
của đời người bắt nguồn từ những điều không muốn mà vẫn phải chấp nhận như 
vậy đó. 
 Trong cuốn "Một nghìn lẻ một đêm" một nhà thông thái đã trả lời đám đông: 
"Nỗi khổ nhất và dai dẳng nhất trên đời là có đứa con hư". Tuổi già không thể đảo 
ngược. Cái chết không thể tránh khỏi. Không ai có thể tránh khỏi những điều bất 
hạnh này. Nhưng người ta có thể tránh việc con cái hư hỏng như tránh lửa. Và điều 
đó không chỉ tuỳ thuộc vào người cha, người mẹ mà còn tuỳ thuộc vào bản thân 
những đứa con. 
“Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ” , ai sinh con ra cũng mong con khôn lớn 
trưởng thành, đủ đầy hiếu nghĩa; ai cũng muốn dành cho con những điều tuyệt vời 
nhất, cha mẹ có thể chịu đói chịu khổ nhưng vẫn luôn cố gắng cho con mình những 
bữa cơm no, những manh áo ấm. Bao nhiêu niềm tin và hi vọng đều được gửi gắm 
vào những đứa con, nhưng nếu như niềm tin bị đổ vỡ bởi đứa con hư thì đó thực là 
bất hạnh . Nói như vậy để thấy rằng con cái có vai trò, sứ mệnh vô cùng to lớn, 
quan trọng đối với cha mẹ, gia đình. Con cái góp phần quyết định đến việc cha mẹ,
gia đình có tránh được điều bất hạnh thứ ba ấy hay không. Nếu con cái chăm ngoan 
và biết nghe lời thì đó chính là nguồn vui, niềm hạnh phúc của cha mẹ. Nếu
con cái 
hư hỏng tức là đã mang điều bất hạnh đến cho cha mẹ, gia đình. 
 Thế nào là một đứa con trai tốt, đứa con gái ngoan? Đó là những đứa con 
chỉ biết mang về cho gia đình sự hòa thuận và thanh thản, niềm vui và hạnh phúc. 
Đừng mang về gia đình sự lo âu, đau khổ và nhục nhã, tủi hổ. Đừng để cho tuổi già 
của cả cha và mẹ bị đầu độc bởi những hành vi xấu của bản thân. Hãy luôn quan 
tâm đến sự thuận hòa và niềm thanh thản trong gia đình , đến niềm vui và hạnh
phúc của cha mẹ . Những đứa con ngoan là niềm thanh thản của tuổi già; những 
đứa con hư làm tuổi già biến thành địa ngục. Tục ngữ U-crai-na đã nói như vậy. 
Những lời nói độc ác của ta sẽ làm xây xát tâm hồn mỏng manh của mẹ. Mẹ có thể 
chịu đựng được tất cả: sự xúc phạm, nỗi đau đớn, điều phiền muộn..... nhưng mỗi 
vết xước là một vết thương đời đời trong tâm hồn mẹ. Mỗi người hãy nhớ kỹ điều 
ấy, hãy nhớ rằng ta chỉ có một người mẹ duy nhất ở trên đời mà thôi. 
 Làm một đứa con trai tốt, đứa con gái ngoan, điều mong muốn đó phải thấm 
vào máu thịt của tuổi thơ ấu, tuổi thiếu niên, tuổi thanh niên, tuổi thành niên và 
tuổi già. Con người cần phải là những đứa con ngoan cho đến những ngày cuối 
cùng của đời mình. Trách nhiệm của mỗi người đối với con cái của mình càng lớn 
thì nghĩa vụ làm con của người đó, ngay cả khi cha mẹ đã từ giã thế giới này, càng 
cao. Một đứa con ngoan không phải là đứa con biết mang thật nhiều tiền bạc về 
cho cha mẹ mà là đứa con biết mang lại cho cha mẹ những niềm vui, những động
lực tinh thần lớn lao. Những điểm 9, điểm 10 trên mỗi bài học là niềm vui khôn 
xiết dành cho cha mẹ; những việc làm hữu ích với bản thân, với gia đình và xã hội
là hạnh phúc dành cho cha mẹ. Không phải bằng những lí thuyết khô khan về đạo
hiếu với cha mẹ mà hãy bằng những hành động thiết thực nhất để khiến cha mẹ vui 
lòng. Luôn ghi nhớ những lời dạy dỗ của cha mẹ để biến đó thành kim chỉ nam cho 
mỗi hành động của bản thân, hãy luôn nhớ rằng cha mẹ mãi bên ta, theo dõi ta trên 
khắp chặng đường đời. Yêu thương, kính trọng cha mẹ là nghĩa vụ thiêng liêng mà 
chúng ta cần có và phải có. Làm sao để cha mẹ vơi bớt đi được những bất hạnh của
đời người là trách nhiệm của mỗi chúng ta. 
Tuổi già và cái chết đến với mỗi người vốn là quy luật tất yếu của tự nhiên , dẫu 
biết rằng là bất hạnh mà người ta vẫn luôn phải sắn sàng đón nhận nó. Còn những 
đứa con hư, có ai lại sẵn sàng đón nhận điều đó bao giờ? Mỗi người sinh ra đều 
đang gánh trên vai mình trách nhiệm làm con. Hãy luôn là những đứa con ngoan để
 cha mẹ được vui lòng, được hạnh phúc, đừng để nỗi buồn hằn lên đôi mắt mẹ cha. 
Mỗi suy nghĩ và hành động đúng của chúng ta chính là góp phần kéo lùi xa những 
bất hạnh đến với cha mẹ mình. 

File đính kèm:

  • pdfon_tap_ngu_van_lop_9_nghi_luan_xa_hoi_de_bai_doi_nguoi_co_ba.pdf