Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Cách làm dạng bài nghị luận xã hội về một vấn đề được rút ra từ tác phẩm văn học

I. Kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống tích hợp với nghị luận văn học.

Các bước tiến hành:

- Bước 1: Giới thiệu tên văn bản, tên tác giả và sự việc, hiện tuợng đời sống cần nghị luận; Giới thiệu ngắn gọn về nội dung văn bản có liên quan đến sự việc hiện tượng đời sống cần nghị luận.

- Bước 2: Giải thích khái niệm ( nếu có)

- Bước 3: Trình bày hiện trạng (biểu hiện của sự việc, hiện tượng đó).

- Bước 4: Nêu nguyên nhân của sự việc, hiện tượng

- Bước 5 : Phân tích mặt lợi- hại của sự việc, hiện tượng.

- Bước 6: Đưa ra giải pháp khắc phục / phát huy (7).

- Bước 7: Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động.

II. Kiểu bài nghị luận một vấn đề tư tưởng, đạo lí tích hợp với nghị luận văn học.

Các bước tiến hành

- Bước 1: Giới thiệu tên văn bản, tên tác giả và vấn đề tư tưởng đạo lí, cần nghị luận; Giới thiệu ngắn gọn về nội dung văn bản có liên quan đến vấn đề tư tuởng đạo lí cần nghị luận.

- Bước 2: Giải thích nội dung tư tuởng, đạo lí bao gồm nghĩa đen và nghĩa bóng( nghĩa hẹp – nghĩa mở rộng)

- Bước 3: Nêu biểu hiện của tư tưởng.

- Bước 4: Nêu ý nghĩa của tư tưởng.

- Bước 5: Chứng minh bằng dẫn chứng trong sách vở hoặc thực tế.

- Bước 6 : Nêu phản đề (nếu có).

- Bước 7 : Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động.

 

docx 3 trang linhnguyen 4580
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Cách làm dạng bài nghị luận xã hội về một vấn đề được rút ra từ tác phẩm văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Cách làm dạng bài nghị luận xã hội về một vấn đề được rút ra từ tác phẩm văn học

Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Cách làm dạng bài nghị luận xã hội về một vấn đề được rút ra từ tác phẩm văn học
CÁCH LÀM DẠNG BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ MỘT VẤN ĐỀ ĐƯỢC RÚT RA TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC
I. Kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống tích hợp với nghị luận văn học.
Các bước tiến hành:
- Bước 1: Giới thiệu tên văn bản, tên tác giả và sự việc, hiện tuợng đời sống cần nghị luận; Giới thiệu ngắn gọn về nội dung văn bản có liên quan đến sự việc hiện tượng đời sống cần nghị luận.
- Bước 2: Giải thích khái niệm ( nếu có)
- Bước 3: Trình bày hiện trạng (biểu hiện của sự việc, hiện tượng đó). 
- Bước 4: Nêu nguyên nhân của sự việc, hiện tượng
- Bước 5 : Phân tích mặt lợi- hại của sự việc, hiện tượng.
- Bước 6: Đưa ra giải pháp khắc phục / phát huy (7). 
- Bước 7: Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động.
II. Kiểu bài nghị luận một vấn đề tư tưởng, đạo lí tích hợp với nghị luận văn học.
Các bước tiến hành
- Bước 1: Giới thiệu tên văn bản, tên tác giả và vấn đề tư tưởng đạo lí, cần nghị luận; Giới thiệu ngắn gọn về nội dung văn bản có liên quan đến vấn đề tư tuởng đạo lí cần nghị luận.
- Bước 2: Giải thích nội dung tư tuởng, đạo lí bao gồm nghĩa đen và nghĩa bóng( nghĩa hẹp – nghĩa mở rộng)
- Bước 3: Nêu biểu hiện của tư tưởng.
- Bước 4: Nêu ý nghĩa của tư tưởng.
- Bước 5: Chứng minh bằng dẫn chứng trong sách vở hoặc thực tế.
- Bước 6 : Nêu phản đề (nếu có).
- Bước 7 : Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động.
III. Bài viết tham khảo
1. Trong văn bản “ Chuẩn bị hành trang vào thể kỉ mới” của Vũ Khoan, tác giả nhắc tới việc “ học chay, học vẹt”. Em hiểu vấn đề này như thế nào? Hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn khoảng một trang giấy thi.
Trong văn bản “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của Vũ Khoan, tác giả có nhắc tới việc “ Học chay, học vẹt”. Đây là một bài viết được đăng trên tạp trí Tia sáng năm 2001 – năm mở đầu cho một thế kỉ mới. Khi chỉ ra những cái mạnh và cái yếu của con người Việt Nam, tác giả có viết : “ Cái mạnh của con người VN không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mớiNhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng tồn tại không ít cái yếu. Ấy là lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chay theo những môn học “ thời thượng” , nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lỗi học chay, học vẹt nặng nề” . Vậy học chay, học vẹt là gì? Có thể nói, học vẹt là học thuộc làu làu những định nghĩa, khái niệm trong sách vở, học một cách máy móc và thụ động mà không hiểu bản chất thực sự của nó. Còn học chay là chỉ học lí thuyết, biết lý thuyết nhưng không áp dụng được vào thực hành, vào bài tập. Kiểu học này có thể giúp người học nhớ nhanh m quên cũng rất nhanh dẫn đến nhiều sai lầm tệ hại trong học tập và trong cuộc sống. Bề ngoài thì những học sinh đó có vẻ là người chăm chỉ nhưng thực chất bên trong chỉ trống rỗng dẫn tới kiến thức tiếp thu được chỉ là con số không. Từ đó, học sinh không có khả năng vận dụng những gì mình được dạy đưa vào thực tiễn. Điều đó khiến cho việc học của chúng ta trở nên vô ích, tốn sức lực, thời gian của bản thân và gia đình và cả các thầy cô. Đồng thời, việc học chay, học vẹt còn khiến cho khả năng thực hành, sáng tạo của mỗi người bị hạn chế. Ấy thế mà rất nhiều học sinh bây giờ chỉ biết học thuộc lòng các bài mẫu rồi áp dụng một cách máy móc. Vậy nên các môn học thuộc lòng các em thường điểm cao hơn các môn cần tư dung. Vậy nguyên nhân do đâu? Một trong những nguyên nhân có thể kể đến là do chương trình học còn nặng lí thuyết, đôi chỗ khô khan khiến một một bộ phận học sinh chán học, học chống đối. Nhà trường cũng chưa có điều kiện để học sinh có cơ hội áp dụng bài học vào cuộc sống hoặc do phương pháp giảng dạy của một số giáo viên chưa phù hợp. Bản thân các bậc phụ huynh lại tạo ra sức ép, gây áp lực việc học tập lên con cái trong khi chưa hề có một định hướng cụ thể. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận nguyên nhân một phần xuất phát từ chính bản thân mỗi học sinh. Chưa thấy được tầm quan trọng của việc học, chưa ý thức tự giác trong học tập, còn học chống đối, thụ động. Nhiều học sinh ngay từ đầu đã không có mục đích, động cơ học tập rõ ràng dẫn đến lười học, học chưa đúng phương phápTừ đó, ta thấy sự cần thiết phải phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và cá nhân mỗi học sinh để giảm thiểu, bài trừ những phương pháp học tiêu cực này. Phụ huynh cần có những định hướng cụ thể trong việc học tập của con em, dành thời gian để con tham gia các hoạt động ngoài trời lành mạnh, bổ ích. Nhà trường cần có những phương pháp nhằm giảm áp lực học tập cho học sinh trong từng bộ môn. Đặc biệt, bản thân mỗi học sinh cần xây dựng cho mình ý thức tự giác, chủ động, sáng tạo trong tiếp thu tri thức, biết cách học đi đôi với hành sao cho ý nghĩa và thoải mái nhất. Qua đây, em thấy rằng việc học chay, học vẹt là không nên. Em và các bạn sẽ tìm cho mình phương pháp học tập đúng đắn trên con đường tiếp thu tri thức, cống hiến cho đất nước.
2. Từ văn bản “ Bàn về đọc sách” của tác giả Chu Quang Tiềm, em hãy viết một đoạn văn nên lên suy nghĩ của mình về vai trò của sách và cách đọc sách.
Bài làm
Qua văn bản “Bàn về đọc sách” của tác giả Chu Quang Tiềm, với những lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng cụ thể, sinh động, cách lập luận chặt chẽ, tác giả giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vai trò của sách và cách đọc sách. Trước hết, chúng ta cần hiểu sách là gì? Có thể nói, sách là kho tàng quý báu cất giữ tri thức, di sản tinh thần nhân loại. Cũng có thể nói, sách là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại. Sách chứa đựng trong nó rất nhiều các loại kiến thức thuộc các lĩnh vực khác nhau ( cả về khoa học tự nhiên lẫn đời sống xã hội) mà kiến thức nào cũng cần thiết đối với con người. Tất cả những kiến thức ấy không phải tự nhiên mà có. Đây là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, tích lũy ngày đêm. Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách là con đường quan trọng của học vấn. Đọc sách không chỉ là trả món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy hàng ngàn năm, là hưởng thụ các kiến thức, lời dạy của biết bao người đã kì công tìm hiểu mới thu nhận được; mà đọc sách còn là sự chuẩn bị hành trang tốt nhất cho mỗi người tự tin vững bước vào đời, có thể phát hiện thế giới mới với biết bao điều kì thú. Đến với sách, trí tuệ con người được khai thông, tâm hồn rộng mởSách và việc đọc sách có ý nghĩa như vậy nên mỗi người cần phải biết quý trọng sách, có cách đọc sách đúng đắn. Hiện nay, có một số thiên hướng sai lệch khi đọc sách. Giờ đây, sách nhiều, dễ kiếm nhưng lại sinh ra kiểu đọc “ liếc qua” nhiều mà đọng lại chẳng bao nhiêu. Giống như ăn uống quá nhiều các thứ không tiêu hóa được, dễ sinh đau dạ dày, nhiều thói xấu hư danh nông cạnHoặc, sách nhiều cũng dễ làm cho người đọc lạc hướng, đọc cả những cuốn sách vô thưởng vô phạt, chỉ tốn thời gian, phí công vô íchVậy, phương pháp đọc sách đúng đắn là như thế nào? Theo nhà mĩ học và lí luận văn học Trung Quốc – Chu Quang Tiềm: “ Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ”. Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta phải biết chọn sách để đọc-chọn những cuốn vừa bổ ích, vừa phù hợp với bản thân. Cần kết hợp đọc sách có kiến thức phổ thông và sách chuyên sâu. Đã đọc cuốn nào thì đọc thật kĩ để rèn luyện cho mình nếp suy nghĩ sâu xa, biết trầm ngâm tích lũy, phát huy tưởng tượng tự do đến mức làm thay đổi khí chấtLà học sinh, trước hết chúng ta cần đọc và học hết những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, sau bổ sung và nâng cao bằng các cuốn sách tham khảo, bài tập nâng cao, mở rộng ra, đọc cả những cuốn sách khoa học nghiên cứu về vũ trụ, hay viết về cuộc sống, xã hội con ngườiđể tìm hiểu hơn về cuộc sống, từ đó có vốn sống và sống tốt hơn. Đặc biệt, gần đây, có một số kẻ xấu lợi dụng sách báo để tuyên truyền những nội dung phản cách mạng hay văn hóa phẩm đồi trụyChúng ta cần tránh xa những loại sách báo này. Phải phân biệt rõ sách tốt và sách xấu. Những cuốn sách có nội dung chân chính hữu ích với con người cần được trân trọng và bảo vệ.

File đính kèm:

  • docxon_tap_ngu_van_lop_9_nghi_luan_xa_hoi_de_bai_cach_lam_dang_b.docx