Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Các thành phần biệt lập trong câu

Bài tập 1. Tìm các thành phần biệt lập có trong các phần trích sau:

1 - Mời u xơi khoai đi ạ ! ( Ngô Tất Tố)

2 - Có lẽ văn nghệ rất kị “tri thức hóa” nữa. ( Nguyễn Đình Thi)

3. Ôi ! hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa xa vẫn thẳng hàng (Viễn Phương)

4. Trời ơi, sinh giặc làm chi

Để chồng tôi phải ra đi diệt thù (Ca dao)

5. Vâng, mời bác và cô lên chơi (Nguyễn Thành Long)

6. Này, rồi cũng phải nuôi lấy con lợn mà ăn mừng đấy ! (Kim Lân)

7. Lác đác hãy còn những thửa ruộng lúa con gái xanh đen, lá to bản, mũi nhọn như lưới lê – con gái núi rừng có khác. (Trần Đăng)

8. Ông lão bỗng ngờ ngợ như lời mình nói không đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế . . (Kim Lân)

9. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu.

10. Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu? (Thế Lữ)

11. Ngủ ngoan Akay ơi, ngủ ngoan Akay hỡi! (Nguyễn Khoa Điềm)

12. Có người khẽ nói:

-Bẩm, dễ có khi đê vỡ! (Phạm Duy Tốn)

13. Này, hãy đến đây nhanh lên.

14. Bác tôi, người đứng bên phải bức hình, là một cựu chiến binh.

15. Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy cho sướng miệng tôi. (Tô Hoài)

16. - Ông giáo để tôi nói Nó hơi dài một tí.

- Vâng, cụ nói.

- Nó thế này, ông giáo ạ! (Nam Cao)

17. Thật đấy, chuyến này không được độc lập thì chết cả đám chứ sống làm gì cho nó nhục. (Kim Lân)

 

docx 3 trang linhnguyen 18/10/2022 3300
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Các thành phần biệt lập trong câu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Các thành phần biệt lập trong câu

Ôn tập Ngữ văn Lớp 9 - Các thành phần biệt lập trong câu
LUYỆN TẬP : CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP TRONG CÂU
Đáp án cô sẽ up để các bạn đối chiếu.
Bài tập 1. Tìm các thành phần biệt lập có trong các phần trích sau:
1 - Mời u xơi khoai đi ạ ! ( Ngô Tất Tố)
2 - Có lẽ văn nghệ rất kị “tri thức hóa” nữa. ( Nguyễn Đình Thi)
3. Ôi ! hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa xa vẫn thẳng hàng (Viễn Phương)
4. Trời ơi, sinh giặc làm chi
Để chồng tôi phải ra đi diệt thù (Ca dao)
5. Vâng, mời bác và cô lên chơi (Nguyễn Thành Long)
6. Này, rồi cũng phải nuôi lấy con lợnmà ăn mừng đấy ! (Kim Lân)
7. Lác đác hãy còn những thửa ruộng lúa con gái xanh đen, lá to bản, mũi nhọn như lưới lê – con gái núi rừng có khác. (Trần Đăng)
8. Ông lão bỗng ngờ ngợ như lời mình nói không đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế . . (Kim Lân)
9. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu.
10. Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu? (Thế Lữ)
11. Ngủ ngoan Akay ơi, ngủ ngoan Akay hỡi! (Nguyễn Khoa Điềm)
12. Có người khẽ nói:
-Bẩm, dễ có khi đê vỡ! (Phạm Duy Tốn)
13. Này, hãy đến đây nhanh lên.
14. Bác tôi, người đứng bên phải bức hình, là một cựu chiến binh.
15. Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy cho sướng miệng tôi. (Tô Hoài)
16. - Ông giáo để tôi nói  Nó hơi dài một tí.
- Vâng, cụ nói.
- Nó thế này, ông giáo ạ! (Nam Cao)
17. Thật đấy, chuyến này không được độc lập thì chết cả đám chứ sống làm gì cho nó nhục. (Kim Lân)
18. Có thể bàn thắng này đã được sắp đặt từ trước, Nguyên nghi ngờ, nhưng cậu không có bằng chứng cụ thể.
19. Bài “Tràng giang” của Huy Cận, từ xưa tôi vẫn cho là hay, nhưng phải đợi tới lúc tôi nằm trên chiếc ghe bầu, lênh đênh trên trên những sông Tiền Giang và Hậu Giang, nhất là trong mùa nước đổ, mới thấm hết cái buồn man mác của nó. (Xuân Diệu)
20. Bạn ấy nói nhiều hơn mọi ngày, tôi nghĩ, chắc là muốn cho cô ấy để ý.
21. Buồn trông con nhện chăng tơ
Nhện ơi,nhện hỡi nhện chờ mối ai?
Buồn trông chênh chếch sao Mai
Sao ơi, sao hỡi nhớ ai sao mờ?
22. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
23. Thế rồi bỗng một hôm, chắc rằng hai cậu bàn cãi mãi, hai cậu chợt nghĩ kế rủ Oanh chung tiền mở cái trường (Nam Cao)
24. Hoa - bạn thân của tôi - học giỏi nhất lớp.
25. Nhìn cảnh ấy mọi người đều chảy nước mắt, dường như có ai đang bóp nghẹt tim tôi. 
26. Tác giả thay mặt cho đồng bào miền Nam – những người con ở xa, bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn.
27. Này ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn.
(Nam Cao – Lão Hạc)
28. Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.
(Kim Lân, Làng)
29) Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đó về.
(Hữu Thỉnh, Sang thu)
30. Hãy bảo vệ trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta, trước những nguy cơ gây ô nhiếm môi trường đang gia tăng.
31. Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa.
32. Hình như đó là bạn tôi
33. Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mệt mỏi lắm.
34. Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thuỳ mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.(Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ)
35. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề quen biết, nhưng lòng tôi vẫn không thấy sự xa lạ chút nào. ( Thanh Tịnh, Tôi đi học)
36. Tôi giấu giếm vợ tôi, thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm lão Hạc. Nhưng hình như lão cũng biết vợ tôi không ưng giúp lão. ( Nam Cao, Lão Hạc)
37. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà”
38. Người đồng mình thương lắm con ơi.( Y Phương, Nói với con)
39., ... Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. 
40. Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.(Nguyễn Thành Long)
41. Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời.(Thanh Hải)
41. Bỗng nhận ra hương Ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.(Hữu Thỉnh)
42. Mà Ông, thì ông không thích nghĩ ngợi như thế một tí nào.(Kim Lân)
43. Chết nỗi, hai ông bị chúng nó đuổi phải không?(Nguyễn Huy Tưởng)
44 – Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? (Thế Lữ)
45. Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi, tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm gì ấy trái tim tôi.(Nguyễn Quang Sáng)
46. Thì ra anh ta mới lên nhận việc, sống một mình trên đỉnh núi, bốn bê chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, chưa quen, thèm người quá, anh ta kiếm kê dừng xe lại để gặp chúng tôi, nhìn trông và nói chuyện một lát.(Nguyễn Thành Long)
47. Thế rồi bỗng một hụm, chắc rằng hai cậu bàn cói mói, hai cậu chợt nghĩ kế rủ Oanh chung tiền mở cỏi trường (Nam Cao)
48. Lan - bạn thân của tôi - học giỏi nhất lớp.
49. Nhìn cảnh ấy mọi người đều chảy nước mắt, còn tôi, tôi cảm thấy như có ai đang bóp nghẹt tim tôi. (Nguyễn Quang Sáng - Chiếc lược ngà)
50. Kẹo đây, con lấy mà chia cho em.
Bài tập 2: Xác định thành phần phụ chú trong những câu sau và cho biết chúng bổ sung cho chi tiết nào 
1. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh,mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.(Thanh Tịnh)
2. Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau.(Khánh Hoài)
3. Một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh: giải thích cho cụm từ buổi mai hôm ấy
4. Giọng em ráo hoảnh: bình luận về cách nói của người em.

File đính kèm:

  • docxon_tap_ngu_van_lop_9_cac_thanh_phan_biet_lap_trong_cau.docx