Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Ý kiến về phương châm “Học đi đôi với hành”

1. Giải thích

- Học là tiếp thu tri thức loài người tích lũy lại trong quá trình tìm hiểu, khám phá và chinh phục tự nhiên xã hội và tư duy. Học thường hiểu là sự tiếp thu về phương diện lý thuyết, lý luận.

- Hành là làm, làm việc, làm thực tế, thực hành ứng dụng kiến thức, lý thuyết vào thực tiễn đời sống và lao động sản xuất.

- Học và hành có liên hệ mật thiết với nhau, là hai mặt của quá trình thống nhất, hướng dẫn bổ sung cho nhau. Học “đi đôi” kết hợp với hành, làm cho nhận thức và hành động của con người ngày càng thống nhất, hoàn thiện. Học mà không có hành sẽ chỉ là lý thuyết suông, không thể nhận thức được sâu sắc và đầy đủ. Hành mà không có học vấn soi đường thường không dẫn tới kết quả, hoặc kết quả không cao, hiệu quả thấp , không như mong muốn, thường gặp khó khăn và có khi bị sai lầm.

2. Bàn luận

- ”Học đi đôi với hành” là một nguyên lý giáo dục quan trọng ở nước ta, “hành” còn ít, học chay còn nhiều. Chúng ta cần phải tìm mọi cách khắc phục tình trạng đó.

- Có nhiều biện pháp để thực hiện ”Học đi đôi với hành”. Mọi người phải cố gắng thực hiện phương châm đó phù hợp với hoàn cảnh của mình. Áp dụng lý thuyết vào thực tiễn, tìm tòi khám phá lý thuyết qua thực tiễn. “Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý”

3. Liên hệ

- Nhận thức đầy đủ hơn phương châm: ”Học đi đôi với hành”

- Trong học tập và làm việc, sinh hoạt cố gắng áp dụng các kiến thức đã học để có kết quả tốt nhất.

 

docx 2 trang linhnguyen 18/10/2022 2740
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Ý kiến về phương châm “Học đi đôi với hành”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Ý kiến về phương châm “Học đi đôi với hành”

Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Ý kiến về phương châm “Học đi đôi với hành”
Đề bài: Ý kiến về phương châm “Học đi đôi với hành” 
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI 
1. Giải thích 
- Học là tiếp thu tri thức loài người tích lũy lại trong quá trình tìm hiểu, khám phá và chinh phục tự nhiên xã hội và tư duy. Học thường hiểu là sự tiếp thu về phương diện lý thuyết, lý luận. 
- Hành là làm, làm việc, làm thực tế, thực hành ứng dụng kiến thức, lý thuyết vào thực tiễn đời sống và lao động sản xuất. 
- Học và hành có liên hệ mật thiết với nhau, là hai mặt của quá trình thống nhất, hướng dẫn bổ sung cho nhau. Học “đi đôi” kết hợp với hành, làm cho nhận thức và hành động của con người ngày càng thống nhất, hoàn thiện. Học mà không có hành sẽ chỉ là lý thuyết suông, không thể nhận thức được sâu sắc và đầy đủ. Hành mà không có học vấn soi đường thường không dẫn tới kết quả, hoặc kết quả không cao, hiệu quả thấp , không như mong muốn, thường gặp khó khăn và có khi bị sai lầm. 
2. Bàn luận 
- ”Học đi đôi với hành” là một nguyên lý giáo dục quan trọng ở nước ta, “hành” còn ít, học chay còn nhiều. Chúng ta cần phải tìm mọi cách khắc phục tình trạng đó. 
- Có nhiều biện pháp để thực hiện ”Học đi đôi với hành”. Mọi người phải cố gắng thực hiện phương châm đó phù hợp với hoàn cảnh của mình. Áp dụng lý thuyết vào thực tiễn, tìm tòi khám phá lý thuyết qua thực tiễn. “Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý” 
3. Liên hệ 
- Nhận thức đầy đủ hơn phương châm: ”Học đi đôi với hành” 
- Trong học tập và làm việc, sinh hoạt cố gắng áp dụng các kiến thức đã học để có kết quả tốt nhất. 
BÀI LÀM THAM KHẢO 
Mở bài 
“Học đi đôi với hành” là một nguyên lý giáo dục quan trọng. Tại sao và chúng ta thực hiện nguyên lý này bằng cách nào? 
Thân bài 
1. Thế nào là học đi đôi với hành 
Học tiếp thu tri thức về phương châm lý thuyết, lý luận. Hành là sự vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn đời sống và lao động sản xuất.
Học “đi đôi” kết hợp với hành cho nhận thức và hành động của con người có tính thống nhất, bổ sung cho nhau, làm cho cái ta học được trở nên sâu sắc và vững chắc, hành động của ta có cơ sở khoa học, sẽ trôi chảy, dễ dàng, có thể logic và sáng tạo, để đạt tới kết quả cao. Có nhà khoa học đã viết: “Một con ngựa đi chậm nhưng lại đúng đường thì sẽ tới đích, nếu con ngựa đi nhanh nhưng sai đường thì càng đi càng xa đích”. Hành mà không đi 
đôi với học thường có kết quả thấp hoặc thất bại. Học không hành thì chỉ nắm lý thuyết suông, không thể nắm bắt ý nghĩa sâu sắc của nó với thực tiễn. 
2. Lợi ích của việc “Học đi đôi với hành” 
Học đi đôi với hành là rất cần thiết và quan trọng với tất cả mọi người. Song, thực tế nước ta, nguyên lý này đang bị coi nhẹ. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng giáo dục, đào tạo ở nước ta chưa cao, chưa đạt tới sự kỳ vọng của xã hội. 
Nguyên nhân khách quan là nước ta còn nghèo, chưa mua sắm được nhiều dụng cụ học tập và phòng thí nghiệm cho các môn học. Nguyên nhân chủ quan là chúng ta chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa to lớn của nguyên lý học đi đôi với hành để có biện pháp khắc phục. 
3. Xác định mục đích học tập đúng đắn là điều kiện thực hiện học đi đôi với hành. 
Để thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành, mỗi người phải xác định cho mình mục đích học tập đúng đắn. UNESCO (Tổ chức Văn hóa Khoa học Giáo dục thuộc Liên hợp quốc) đã đề xướng “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Học trở thành nhu cầu tự thân và chúng ta sẽ tìm mọi cách, mọi biện pháp, mọi cơ hội để vận dụng vào cuộc sống. 
Với động cơ, mục đích học tập đúng đắn, chúng ta mới có thể say mê học tập, nghiêm túc, chăm chỉ để tiếp thu đầy đủ nội dung, làm bài tập để củng cố, mở rộng bài học. Trên cơ sở nắm chắc bài học, chúng ta sẽ có điều kiện vận dụng vào thực tiễn. Trồng một cây, chúng ta cũng phải biết cách đào hố nông sâu như thế nào, lấy loại đất nào và phân bón gì cho vào hố, cho cây trồng vào hố và dặm đất thật chặt xung quanh rễ cây ra sao, tưới nước nhiều ít sao cho phù hợp với từng loại cây. Học đi đôi với hành sẽ soi sáng cho ta nhiều điều cụ thể và sinh động. 
Học không chỉ ở trường lớp mà cả tự học, học bạn, học người thân, học đồng môn, đồng nghiệp. Hành không chỉ ở trong phòng thí nghiệm mà phải vận dụng vào cuộc sống hàng ngày, trong ăn ở, đi lại, giao tiếp và làm việc. Có nhiều cơ hội trong cuộc sống mà ta có thể vận dụng , để hành, những điều học được. 
4. Liên hệ bản thân 
“Học đi đôi với hành” vừa là nguyên lý giáo dục vừa là phương pháp học tập hiệu quả. Bản thân em sẽ cố gắng vận dụng thường xuyên “Học đi đôi với hành”, “Học tập suốt đời” và suốt đời thực hiện “Học đi đôi với hành”.
Bác Hồ kính yêu đã dạy “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy.” Hành không chỉ là hành động cụ thể mà là cả thực tiễn đời sống và lao động sản xuất. Trong lao động sản xuất, phải luôn luôn nghĩ tới vận dụng nguyên lý nào, lý thuyết gì để giải quyết công việc, lao động có năng suất cao. Từ sắp xếp đồ dùng, ghế ngồi cao thấp, đặt để nguyên vật liệu ở đâu, ánh sáng mức độ thế nào, ta đều phải suy nghĩ vận dụng lý thuyết vào hoàn cảnh thực tế cụ thể. 
Kết luận 
Học và hành là hai khâu mà chúng ta phải làm tốt cả hai mới kết hợp chúng với nhau được. Học giỏi nắm chắc kiến thức thì mới giúp ta hành tốt. Hành sẽ bổ sung, hoàn thiện kiến thức mà ta học được. Mỗi học sinh chúng ta đều phải học tốt, hành tốt và kết hợp “Học đi đôi với hành”. 

File đính kèm:

  • docxon_tap_ngu_van_lop_8_nghi_luan_xa_hoi_de_bai_y_kien_ve_phuon.docx