Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Ý chí. Nghị lực. Chuyện cái kén bướm

Câu chuyện như sau: “ Một cậu bé tìm thấy cái kén bướm. Một hôm cậu thấy cái kén hé lỗ nhỏ. Cậu ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi cậu bé thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố hơn được nữa?! Vì thế, cậu quyết định giúp chú bướm nhỏ. Cậu lấy kéo rạch cho cái lỗ to thêm.

Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén. Nhưng thân mình nó sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn cậu bé cứ ngồi quan sát cái kén với hy vọng một lúc nào đó thân mình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh xòe rộng hơn đủ để nâng đỡ thân hình

Nhưng chẳng có gì thay đổi! Sự thật là chú bướm đã phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó chẳng bao giờ có thể bay được. Có một điều mà cậu bé không thể hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới chui qua được cái lỗ nhỏ xíu kia là quy luật tự nhiên tác động lên đôi cánh và cơ thể của bướm, giúp chú có thể bay ngay khi thoát ra ngoài.

Đôi khi đấu tranh là rất cần thiết trong cuộc sống. Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, dễ dàng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mỗi người đều có. Và chẳng bao giờ ta có thể bay được. Vì thế, nếu bạn thấy mình đang phải vượt qua nhiều áp lực và căng thẳng thì hãy tin rằng sau đó bạn sẽ trưởng thành hơn”.

 

docx 18 trang linhnguyen 18/10/2022 2000
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Ý chí. Nghị lực. Chuyện cái kén bướm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Ý chí. Nghị lực. Chuyện cái kén bướm

Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Ý chí. Nghị lực. Chuyện cái kén bướm
 chắn trước khi hành động.
3. Kết bài: nghị luận xã hội về cái kén bướm
– Mỗi người trong chúng ta đều có sức mạnh của riêng mình để vượt qua khó khăn, khó khăn như đã trở thành điều tất yếu của cuộc sống mà không ai có thể tránh khỏi.
– Hãy đừng vội từ bỏ ước mơ vì những khó khăn áp lực trước mắt, vượt qua tất cả ta sẽ thành công.
– Không nên có thói quen nương nhờ, dựa dẫm, ta sẽ trở nên yếu đuối mà không thể làm chủ được cuộc đời cho riêng mình.
– Giúp đỡ người khác là việc nên làm nhưng giúp đỡ như thế nào để sự giúp đỡ đó trở nên hữu ích và không mang lại hậu quả xấu là điều mà chúng ta cần cân nhắc.
Ngọn gió và cây sồi
Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã. Ngọn gió mỏi mệt đành đầu hàng và hỏi:
- Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?
Cây sồi từ tốn trả lời:
- Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gẫy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ông ngọn gió ạ! Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.
	BÀI HỌC GIÁO DỤC EM NHẬN ĐC TỪ CÂU TRUYỆN ?
Cảm nhận về ý nghĩa giáo dục từ câu chuyện “Ngọn gió và cây sồi”
*Mở bài:
Để vượt qua những khó khăn trở ngại trong cuộc sống, đạt đến thành công, con người cần phải có ý chí, nghị lực kiên cường và niềm tin tất thắng. Câu chuyện “Ngọn gió và cây sồi”, in trong Hạt giống tâm hồn – Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, NXB Tổng hợp TPHCM, 2011, gợi cho ta bài học giáo dục sâu sắc về khả năng vượt lên chiến thắng nghịch cảnh và niềm tin vững chắc vào sức mạnh của bản thân.
Thân bài:
Chuyện kể rằng có một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng nọ. Với sức mạnh khủng khiếp, nó tàn phá mọi thứ. Thế nhưng nó không thể nào quật ngã được cây sồi già. Bởi cây sồi già có bộ rễ khỏe khoắn bám chặt vào lòng đất mẹ. Bộ rễ khỏe khoắn ấy đã được rèn luyện qua biết bao nhiêu bão tố. Sự điên cuồng của cơn gió mạnh càng giúp cây sồi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh kiên cường của mình.
Câu chuyện ngắn gọn, giản dị nhưng có ý nghĩa sâu sắc. Ngọn gió điên cuồng kia là hình ảnh tượng trưng cho những khó khăn thử thách, những nghịch cảnh trong cuộc sống. Cây sồi già với bộ rễ vững chắc là hình ảnh tượng trưng cho lòng dũng cảm, ý chí dám đối đầu, không gục ngã trước nghịch cảnh.
Từ câu chuyện, chúng ta rút ra được bài học giáo dục đầy ý nghĩa. Trong cuộc sống cần có lòng dũng cảm, sự tự tin vào bản thân mình. Phải rèn luyện nghị lực vươn lên và bản lĩnh vững vàng trước những nghịch cảnh. Khó khăn, thử thách chính là cơ hội để rèn luyện bản lĩnh của mình. Cũng chính trong khó khăn, thử thách con người mới chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.
 * Bàn luận:
Cuộc sống luôn ẩn chứa muôn vàn trở ngại, khó khăn và thách thức. Nếu con người không có lòng dũng cảm, sự tự tin để đối mặt sẽ dễ đi đến thất bại.
Không có trở ngại, không có thành công. Bởi trong khó khăn, thử thách, con người mới được rèn luyện và kiện toàn năng lực một cách mạnh mẽ nhất. Người xưa từng khuyên: “Làm việc đừng mong thuận lợi. Thuận lợi quá sinh ra kiêu ngạo”. Thật vậy, để vượt qua khó khăn, thử thách, đạt đến thành công con người phải tự biết vươn lên hoàn thành từng nhiệm vụ.
Mỗi thành công đều bồi đắp bằng những nỗ lực không ngừng và rất nhiều sức lao động. Càng rèn luyện con người càng thêm vững vàng. Cây sồi kia có bộ rễ có khỏe mạnh, chịu đâm sâu, bám chặt vào lòng đất là bởi có những cơn gió mạnh thường xuyên lung lay, đe dọa quật ngã chúng. Bản năng tự vệ đã giúp cây sồi không ngừng tăng cường khả năng bám chặt. Bão tố càng lớn, bộ rễ càng đâm sâu hơn. Nếu không ý thức được điều đó, chắc chắn, cây sồi đã bị bật gốc từ lâu như bao cây khác trong rừng.
Khó khăn thử thách là cơ hội để chứng tỏ khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình. Không có gì có thể vững chắc và có giá trị nếu chưa được rèn luyện, thử thách. Chỉ có trải qua khó khăn, thử thách, tâm hồn và năng lực con người mới trở nên mạnh mẽ hơn. Ý chí vượt lên trên nghịch cảnh giúp hình thành nghị lực và đạt đến thành công. Thử thách là cơ hội để kiểm nghiệm và khẳng định các năng lực, chứng tỏ bản thân.
Sống phải có ý chí, nghị lực mạnh mẽ. Phải luôn sẵn sàng đương đầu và chiến thắng khó khăn, thử thách. Lấy khó khăn, thử thách là điều kiện để rèn luyện luyện bản thân. Phải biết kiện toàn năng lực, đạt đến thành công trong cuộc sống.
Cuộc sống vốn khắc nghiệt. Không có thành công nào đến với ta một cách dễ dàng. Chỉ có lao động mới tạo ra được các giá trị. Chỉ có rèn luyện qua thử thách, con người mới trở nên mạnh mẽ. Càng rèn luyện càng mạnh mẽ.
Những tấm gương sáng ngời về ý chí vượt qua số phận luôn để lại cho chúng ta cảm hứng bất tận về khả năng chiến thắng nghịch cảnh của con người. Thầy Nguyễn Ngọc Kí bằng sự kiên trì rèn luyện mà có thể viết được chữ dù bị khuyết tật cả hai tay. Nick Vujicic  trở thành người truyền cảm hứng khắp thế giới dù không có cả chân lẫn tay. Sự tồn tại của họ đã là phi thường. Cuộc sống hữu ích của họ càng khiến chúng ta khâm phục và ngưỡng mộ.
Muốn thành công trong cuộc sống con người phải có niềm tin vào bản thân. Phải tôi luyện cho mình ý chí và khát vọng vươn lện để chiến thắng nghịch cảnh. Như câu chuyện của nhà bác học Edison không khỏi khiến ta suy nghĩ về niềm tin vào chính mình.
Thuở nhỏ, Edison học rất kém. Một ngày nọ, thầy giáo gọi mẹ của Edisonvào dẫn cậu bé về nhà cùng một bức thư. Tò mò, Edison hỏi mẹ thầy giáo đã viết gì trong bức thư. Sau lúc bối rối, bà mỉm cười trả lời rằng thầy giáo nói con là một thiên tài, không ai đủ năng lực để dạy con. Thầy muốn con tự học. Lúc ấy, Edison tin điều đó là sự thật. Từ đó, cậu miệt mài đọc sách và nghiên cứu. Không lâu sau, cậu trở thành một nhà khoa học vĩ đại.
Ba mươi lăm năm sau, khi mẹ đã qua đời. Trong một lần dọn dẹp ngôi nhà, ông phát hiện ra bức thư của thầy giáo năm nào. Trong bức thư, thầy giáo nói rằng cậu là một học trò ngu dốt. Không ai có thể dạy cho cậu trở nên tốt hơn. Edison hiểu ra sự thật và đã khóc thật nhiều ngay sau đó. Mẹ ông đã giấu điều đó suốt bao năm qua. Chỉ bởi một lí do, bà không muốn làm tổn thương đến ý chí học tập của con mà thôi.
Không nên tuyệt vọng, bi quan hay yếu đuối trước hoàn cảnh. Phải luôn tự tin, bình tĩnh để tìm ra gải pháp cần thiết nhằm vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
Câu chuyện sáng tạo của Steve Job là một minh chứng đầy thuyết phục. Sau bao lần thất bại, thậm chí là phá sản cũng không khiến Steve Job chán nản. Ông tiếp tục nghiên cứu, tiếp tục nuôi dưỡng ý tưởng. Và đến một ngày, sau bao nhiêu nỗ lực, chiếc Iphone đầu tiên đã ra đời. Nó thực sự đã tạo ra một cơn cuồng phong dữ dội sắp xếp lại trật tự ngành viễn thông thế giới. Có thể nói, kinh nghiệm của những thách thức và thất bại trong suốt thời gian dài đã kết tinh thành một sản phẩm có tính cách mạng, lưu danh trong lịch sử ngành điện thoại di động.
Biết tự rèn luyện, tu dưỡng bản thân để luôn có một bản lĩnh kiên cường trước hoàn cảnh. Biết lên án phê phán những người có hành động và thái độ buông xuôi, thiếu ý chí, thiếu nghị lực. Bài học từ cây sồi thật quá rõ ràng. Sự điên cuồng của cơn gió mạnh không những không làm nó nao núng hay hoảng sợ. Mà đó là cơ hội để nó chứng tỏ sức mạnh quật cường của mình trước sự gục ngã của bao loài cây khác. Nó tự hào về điều đó và đáp trả lại cơn gió một bài học đích đáng.
 * Phê phán
Trong cuộc sống không phải ai cũng có nghị lực và lòng can đảm dám đối đầu và vượt qua thử thách. Họ sống yếu đuối, hèn kém. Họ thường sớm bị khuất phục trước khó khăn, thử thách dù chưa một lần thực sự đối diện. Bởi thế họ hay dựa dẫm, ỷ lại vào người khác. Những người như thế thật đáng chê trách.
*Kết bài:
Câu chuyện “Ngọn gió và cây sồi” đã mang lại cho người đọc bài học giáo dục sâu sắc vô cùng. Tuy nó không có gì mới lạ nhưng đã tác động mãnh liệt vào niềm tin tưởng của con người về sức mạnh của bản thân và khả năng chiến thắng nghịch cảnh.
NGỌC TRAI VÀ NGHỊCH CẢNH
“Không hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt vào được bên trong cơ thể một con trai. Vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây rất nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai. Không thể tống hạt cát ra ngoài, cuối cùng con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát.
Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp<”
(Theo Lớn lên trong trái tim của mẹ – B i Xuân Lộc – NXB Trẻ, 2005) Suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa câu chuyện trên?
@ Gợi ý:
Nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
Hạt cát: biểu tượng cho những khó khăn và những biến cố bất thường< là những yếu tố khách quan có thể xảy ra với con người bất kì lúc nào.
Con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát<biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp: biểu tượng cho con người biết thích nghi với hoàn cảnh mới và chấp nhận thử thách để đứng vững, biết vượt lên hoàn cảnh, tạo ra những thành quả đẹp cống hiến cho cuộc đời ( luôn luôn làm chủ hoàn cảnh và luôn suy nghĩ tích cực, lạc quan).
Câu chuyện ngắn gọn nhưng trở thành bài học sâu sắc về thái độ sống tích cực; phải có ý chí và bản lĩnh, mạnh dạn đối mặt với khó khăn gian khổ. uôn luôn làm chủ hoàn cảnh và chinh phục hoàn cảnh để đat được kết quả tốt đẹp mới.
Suy nghĩ và bàn luận: Câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc đối với cuộc đời mỗi con người.
Những khó khăn, trở ngại vẫn thường xảy ra trong cuộc sống, luôn vượt khỏi toan tính, dự định của con người. Vì vậy, mỗi người phải đối mặt, chấp nhận thử thách để đứng vững, phải hình thành cho mình nghị lực, niềm tin, sức mạnh để vượt qua (như con trai cũng đã cố gắng nỗ lực, không tống được hạt cát ra ngoài thì nó đối phó bằng cách tiết ra chất dẻo bọc quanh hạt cát ).
Khó khăn, gian khổ cũng là điều kiện thử thách và tôi luyện ý chí, là cơ hội để mỗi người khẳng định mình. Vượt qua nó, con người sẽ trưởng thành hơn, sống có ý nghĩa hơn. (Dẫn chứng về những con người vượt lên số phận làm đẹp cho cuộc đời).
Phê phán những người có lối sống hèn nhát, chấp nhận đầu hàng, buông xuôi, đổ lỗi cho số phận.
Khẳng định vấn đề và rút ra bài học trong cuộc sống.
Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng, cũng thuận buồm xuôi gió. Khó khăn, thử thách luôn là quy luật của cuộc sống mà con người phải đối mặt.
Phải có ý thức sống và phấn đấu, không được đầu hàng, không được gục ngã mà phải can đảm đối đầu, khắc phục nó để tạo nên thành quả cho cuộc đời, để cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Khẳng định lối sống tích cực: động viên cổ vũ con người nổ lực vương lên<
CÁ CHÉP CON VÀ CUA
Cá Chép con dạo chơi trong hồ nước. Lúc đi ngang nhà Cua, thấy Cua đang nằm, vẻ mặt rất đau đớn, Cá Chép con bèn bơi lại gần và hỏi:
Bạn Cua ơi, bạn làm sao thế?
 Cua trả lời:
Tớ đang lột xác bạn à..
Ôi, chắc là bạn đau lắm. Nhưng tại sao bạn lại phải làm như thế ?
Họ hàng nhà tớ ai cũng phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được, dù rất đau đớn Cá Chép con ạ.
À, bây giờ thì tớ đã hiểu.
(Những mẩu chuyện thiếu nhi chọn lọc – NXB Kim Đồng,
2009)
Suy nghĩ của anh/ chị về bài học rút ra từ câu chuyện trên.
@ Gợi ý:
Phân tích khái quát câu chuyện:
Câu chuyện nhấn mạnh đến cách thức mà cua con ‚lớn lên và trưởng thành‛
– đó là ‚lột xác‛. ‚ ột xác‛ là trút bỏ lớp vỏ cũ, hình thành và phát triển một lớp vỏ hoàn toàn mới, vừa vặn hơn với cơ thể. Mỗi lần lột xác là loài cua lại lớn hơn. Song quá trình ‚lột xác‛ lại rất đau đớn và thường gặp nguy hiểm nữa. Tuy nhiên, loài cua không thể lớn lên mà không lột xác.
Điều quan trọng là cách chấp nhận rất tự nhiên của cua con với quá trình lột
xác của họ hàng nhà mình, coi như đó là cách duy nhất để lớn lên và trưởng thành.
Bình luận: Giải thích và chứng minh ý nghĩa câu chuyện
Câu chuyện đã gợi cho ta bài học nhân sinh sâu sắc về quá trình lớn lên và trưởng thành của muôn loài và con người: muốn lớn lên và trưởng thành,
muốn đạt đến thành công thì tất cả muôn loài và con người cần phải trải qua chông gai thử thách, qua những quá trình lột xác đau đớn.
Giải thích vì sao ?
Cuộc đời con người là một hành trình dài, trong đó có những dấu mốc thành công không thể phai mờ, nó đánh dấu sự trưởng thành của mỗi chúng ta trên đường đời. Nhưng để đi đến những thành công ấy, con người đã phải qua quá trình ‚lột xác‛ đau đớn. Quá trình này là tự thân, không ai thay thế được chính bản thân ta. Do đó, để ‚lớn lên và trưởng thành‛, con người phải tự thân vận động vượt qua khó khăn, thử thách, chông gai cũng như loài cua, cua con cũng phải tự lột xác mới lớn lên được.
Thái độ chấp nhận thử thách, khó khăn như một điều tất yếu trong cuộc sống là thái độ cần thiết để con người có thể ‚lớn lên và trưởng thành‛ và đạt tới thành công. Vượt qua thử thách cũng là một cách để thể hiện bản lĩnh, ý chí, nghị lực sống của con người, khẳng định ý nghĩa sự sống của mỗi con người.
Từ quá trình ‚lột xác‛ của cua con, câu chuyện cũng đưa ra một quy luật của sự sống: sự sống là một sự phát triển liên tục mà ở đó cái mới thay thế cái cũ là điều tất yếu. Con người cần nhận thức được quy luật của sự phát triển ấy để thích ứng và làm chủ bản thân trong những thử thách và chông gai trên đường đời. Mỗi cá nhân đều cần lột xác để trưởng thành, từ đó thúc đẩy sự phát triển đi lên của xã hội.
Mở rộng vấn đề:
Phê phán lối sống nhu nhược, sợ hãi, không dám đương đầu với thử thách và chông gai, giam mình trong vỏ ốc, cả đời không đạt đến thành công.
Phê phán lối sống ỷ lại, không tự thân vận động, ngại thay đổi, phụ thuộc vào người khác.
Bài học rút ra: Con người cần biết dũng cảm đương đầu với khó khăn, trong phong ba bão táp, con người sẽ trưởng thành rất nhanh chóng và đạt đến những thành công trên đường đời.
CÂU CHUYỆN CON LỪA
“Một ngày kia, con lừa của bác nông dân sảy chân ngã xuống cái giếng bỏ hoang. Con vật kêu lên thảm thiết nhiều giờ liền trong lúc người chủ của nó nghĩ xem nên làm gì để cứu con lừa lên. Cuối cùng, ông quyết định rằng, vì con lừa cũng già rồi và cái giếng thì đằng nào cũng phải lấp, nên sẽ có cách để không phải bận tâm đến con lừa nữa. Ông nhờ hàng xóm đến giúp ông một tay. Mỗi người cầm một cái xẻng xúc đất đổ vào giếng. Nhận ra sự thật phũ phàng, con lừa rên rỉ thảm thiết. Sau khi hứng những xẻng đất đầu tiên, nó hoàn toàn tuyệt vọng, nhìn lên với đôi mắt đầy ai óan. Chỉ đến khi đất ngập đến gần hết chân, nó mới bừng tỉnh, nó cảm nhận điều gì đó đang và sẽ xảy ra đối với nó. Nó không nhìn lên nữa mà cố gắng xoay sở để trồi lên. Bác nông dân và mọi người chăm chú nhìn xuống giếng, họ kinh ngạc trước những gì đang diễn ra. Cứ mỗi xẻng đất đổ lên lưng, con lừa lại lắc mình cho đất rôi xuống chân và bước lên lớp đất ấy. Cứ thế, từng xẻng đất, rồi từng lớp đất. Và chẳng bao lâu, chú lừa đã có thể bước lên miệng giếng, mệt nhọc chạy ra ngoài trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người.
Anh(chị) hiểu thế nào về câu chuyện trên? Từ câu chuyện đó, anh(chị) rút ra bài học gì cho cuộc sống?
@ Gợi ý:
Nội dung câu chuyện.
Lừa rơi xuống giếng và kêu la, đó là một phản ứng tự nhiên của con vật.
Con lừa già bị xem là vô dụng và thái độ, việc làm của ông chủ đối với lừa.
Lừa hiểu và đứng yên, lắc mình, bước chân lên cao hơn.
Lừa tự cứu mình, thoát chết và thản nhiên tiếp tục cuộc sông.
Ý nghĩa câu chuyện: thông qua chuyện con lừa, tác giả nêu lên bài học về cách ứng xử đối với khó khăn hoạn nạn của con người trong cuộc sống.
Bàn luận vấn đề.
Trong cuộc sống, bạn có thể bị thất bại do nhiều nguyên nhân, thậm chí có thể gặp hoạn nạn bất cứ lúc nào<
Điều quan trọng là đứng trước thất bại chúng ta không bỏ cuộc, dũng cảm đương đầu với thử thách, biết đứng dậy để vươn lên. Hãy xem mỗi vấn đề bạn gặp phải là một hòn đá để bạn bước lên cao hơn. Phải biết xem sau mỗi khó khắn, phức tạp mà bạn gặp phải trong cuộc sống để làm bài học và bước vững vàng hơn.
Mạnh dạn đối mặt với những thử thách của cuộc đời, đó là sức mạnh tinh thần lớn lao có thể giúp con người vượt qua được những giới hạn của cuộc sống. Nhạy bén, sáng tạo, thông minh<.để vượt qua những thử thách đó.
Có gian nan, khó khắn mới biết cuộc sống đầy những phức tạp và con người cần trải nghiệm, qua cuộc sống đầy phức tạp đó là rèn luyện cho mình một ý chí, một trải nghiệm vững vàng luôn đối diện trước những thử thách của cuộc sống.
Rút ra bài học cho bản thân.
Về nhận thức: Hãy dũng cảm, lạc quan, bản lĩnh thép sẽ dẫn bước thành công.
Về hành động: Hãy làm lại sau mỗi lần thất bại, không bỏ cuộc,nỗ lực vươn lên, không đầu hàng số phận<
 DỰA VÀO CHÍNH MÌNH
“Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!”
“Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh” – Ốc sên mẹ nói.
“Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”
“Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy”.
“Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”
“Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy”.
Ốc sên con bật khóc, nói: “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta”.
“Vì vậy mà chúng ta có cái bình!” – Ốc sên mẹ an ủi con – “Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính mình con ạ”.
(Theo nguồn Internet)
Hãy bày tỏ ý kiến của anh/chị về câu chuyện trên.
@ Gợi ý:
Ý nghĩa nội dung câu chuyện:
Câu chuyện hai mẹ con ốc sên là hình tượng về con người trong cuộc sống. Trong cuộc sống, có những người, có những lúc may mắn được nương dựa, chở che, bảo vệ< Trong sự thắc mắc của ốc sên con thì sâu róm và giun đất chính là hình ảnh để nói về cái thời khắc may mắn đó của con người.
Nhưng có phải con người lúc nào cũng gặp được may mắn như thế. Điều
quan trọng là con người biết chấp nhận hoàn cảnh, vươn lên, dựa vào nội lực của chính mình. Đó vừa là quy luật tất yếu vừa là một yêu cầu đối với con người trong cuộc sống.
Bàn luận về ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện nêu lên bài học cuộc sống :
Con người không bao giờ tồn tại một cách đơn lẻ mà bao giờ cũng gắn mình với môi trường tự nhiên, xã hội. Và trong môi trường sinh tồn ấy, con người được cưu mang, che chở.
Mặt khác, mỗi con người cũng là một cá thể độc lập, đơn nhất. Nó tồn tại,
phát triển bằng chính sự nỗ lực nội sinh của mình. Đó chính là cái đảm bảo lâu dài, bền vững và quan trong hơn cả.
Từ cá nhân đến xã hội, đến mọi quốc gia, dân tộc đều phải gắn mình vào sự
bảo đảm đó.
Các cơ hội đảm bảo cho con người là như nhau, nhưng điều quan trọng là phải dựa vào chính mình. Đó là quy luật có tính tất yếu, vừa là một yêu cầu, là khát vọng tự thân, có ý nghĩa không chỉ đối với sự sinh tồn mà còn có ý nghĩa đối với sự phát triển của con người chân chín Chứng minh qua những câu chuyện, những con người trong cuộc sống.
Phê phán những con người sống dựa dẫm, phụ thuộc vào hoàn cảnh, không nỗ lực, phấn đấu, sống bi quan<
Bài học nhận thức và hành động:
Dựa vào chính mình để sinh tồn, để hòa nhập, để sáng tạo và phát triển, để thể hiện lòng tự trọng cá nhân. Dựa vào chính mình còn là danh dự của quốc gia, dân tộc, là tinh thần tự cường, tự tôn cần thiết.
Dựa vào chính mình là yếu tố quan trọng nhất nhưng không phải là duy nhất
cho cuộc sống sinh tồn và đơm hoa kết trái. Con người phải biết kết hợp hài hòa giữa cá nhân và khách thể bên ngoài.
GIÁ TRỊ CỦA NGHỊCH CẢNH
Những nông dân ở miền nam Alabama đã quen trồng chỉ m

File đính kèm:

  • docxon_tap_ngu_van_lop_8_nghi_luan_xa_hoi_de_bai_y_chi_nghi_luc.docx