Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Lòng thương người

Hai biển hồ

 Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống cũng bị bệnh. Không một ai muốn sống ở gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút khách du lịch nhiều nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng có thể sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây ở đây tốt tươi nhờ nguồn nước này.

 Nhưng điều kỳ lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ, nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó mà tràn qua các các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muôn thú và con người.

 Một định lý trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa lan tỏa. Một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười . Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.

 Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ cho riêng mình . "Sự sống" trong họ rồi cũng chết dần chết mòn như nước trong lòng biển chết!

 

docx 10 trang linhnguyen 3440
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Lòng thương người", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Lòng thương người

Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Lòng thương người
Hai biển hồ
 	Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ... Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống cũng bị bệnh. Không một ai muốn sống ở gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút khách du lịch nhiều nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng có thể sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây ở đây tốt tươi nhờ nguồn nước này...
 	Nhưng điều kỳ lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ, nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó mà tràn qua các các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muôn thú và con người.
 	Một định lý trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa lan tỏa. Một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười . Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.
 	Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ cho riêng mình . "Sự sống" trong họ rồi cũng chết dần chết mòn như nước trong lòng biển chết!
1: Dưới đây là một câu chuyện: Người ăn xin
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi ông tái nhợt, quần áo tả tơi. Ông chìa tay xin tôi:
Tôi lục hết túi nọ, túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì để cho ông cả.
 Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
 Khi ấy, tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
(Theo Tuốc – ghê – nhép)
Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về ý nghĩa của hai từ được in đậm trong câu chuyện trên. (2điểm)
Hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện.(12điểm)
GỢI Ý
1.MB: Dẫn dắt nêu vấn đề
Tình yêu thương, sự cảm thông giữa người với người là một đạo lí tốt đẹp, nhất là đối với những người nghèo khổ, những người có hoàn cảnh đặc biệt.
Truyện “Người ăn xin” của Tuốc – ghê – nhép là một câu chuyện đầy cảm động về tình cảm cao đẹp đó.
2.Thân bài:
Tóm tắt truyện và rút ra bài học: Vì sao cậu bé và ông lão ăn mày không có gì cho nhau mà họ lại cảm thấy nhận được ở nhau một điều gì đó?
Ông lão ăn mày đã già, quần áo, bộ dạng thật khổ sở, tội nghiệp. Ông lão chìa tay xin cậu bé nhưng cậu lục lọi khắp mọi túi chẳng có tiền, cũng chẳng có một vật gì để cho ông lão. Cậu đã nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông lão và nói : Xin đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả”
Ông lão nhìn cậu chăm chăm, mỉm cười và trả lời: Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi” và cậu bé chợt hiểu ra: cậu cúng vừa nhận được cái gì đó từ ông.
Bình luận rút ra ý nghĩa câu chuyện
Câu chuyện mang đến cho người đọc một ý nghĩa triết lí sâu sắc, tinh tế, cảm động.
Đối với một người ở vào hoàn cảnh khốn khổ, bần cùng như ông lão (hạng người này chỉ bị xã hội coi thường, cho cũng chỉ là bố thí) nhưng cậu bé đã không làm như thế. Thái độ cử chỉ, hành động của cậu rất chân thành, thể hiện sự tôn trọng, lòng thương và sự quan tâm, chia sẻ thực sự với ông lão. Ông lão đã nhận thấy điều đó ở cậu và như vậy, cậu đã cho lão nhiều lắm rồi. Tình cảm chân thực đó có khi còn hơn cả tiền bạc.
Còn cậu bé cũng chơt hiểu ra từ cái nhìn chăm chăm và nụ cười nhân hậu, câu nói của ông lão, cũng thấy như vừa nhận được một tình cảm, sự hiểu biết tinh tế, và sự cảm thông của ông lão với mình. Cách ứng xử đầy yêu thương trân trọng giữa hai con người với nhau thật quý giá và cảm động.
Câu chuyện ngắn gọn, giản dị nhưng hấp dẫn vì nó chứa đựng một đạo lí cao đẹp, đó là tình yêu thương, sự trân trọng, sự cảm thông sâu sắc giữa con người với con người. Cả ông lão và cậu bé đều nhận ở nhau điều đó, mặc dù họ chẳng có gì cho nhau về vật chất.
b.Tại sao cần có sự yêu thương?
Yêu thương, cảm thông, chia sẻ, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau là đạo lí tốt đẹp của xã hội.
Bởi con người có tình thương với nhau sẽ giúp cho mối quan hệ thêm gần gũi, gắn bó nhất là những hoàn cảnh éo le, nghèo khổ như ông lão. Họ sẽ có thêm sức mạnh và niềm tin vào cuộc sống.
Khi ta chia sẻ, giúp đỡ người khác, ta sẽ được người khác yêu quý, chính ta vui vẻ, thấy mình có ích với mọi người
Người có tấm lòng san sẻ, giúp đỡ người khác cũng phải thật sự chân thành. Tình thương ấy phải từ thiện tâm của mình, không vụ lợi hay giúp đỡ người khác với thái độ hàm ơn, bề trên, coi thường, bố thí khiến người khác mặc cảm tủi thân.
Xã hội ngày càng phát triển, tiếp cận dần với xã hội văn minh. Tuy có người giàu, người nghèo những xã hôi ta không thờ ơ trước những nỗi đau, sự nghèo khó của đồng loại mà vẫn luôn sẵn sàng nhường cơm sẻ áo, tương thân, tương ái. Điều đó được thể hiện rất rõ qua các phong trào, các cuộc vận động như: trái tim cho em, quỹ bảo trợ trẻ em, các cuộc đấu giá vào dịp cuối năm, các cuộc quyên góp giúp đỡ đồng bào gặp thiên tai.
Bên cạnh những nghĩa cử cao đẹp ấy vẫn có những con người sống thờ ơ, ích kỉ, phớt tỉnh trước khó khăn của đồng loại. Điều đó thật đáng trách.
Cách rèn luyện:
3.Kết bài
Câu chuyện đã đem lại cho con người một bài học về cách ứng xử giữa con người với con người.
Tuy nhiên, lòng thương người cũng phải được rèn luyện từ nhỏ. Do đó từ bây giờ mỗi học sinh nên tự rèn luyện cho mình một lòng yêu thương, biết cách ững xử với người xung quanh từ việc làm nhỏ nhất.
TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU
Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ khu rừng có tiếng vọng trở lại: “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về và sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu không sao hiểu được từ trong khu rừng lại có người ghét cậu.
Người mẹ nắm tay con, đưa trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”
(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2002) Trong Câu chuyện trên, người mẹ đã nói với con về một định luật trong cuộc sống.
Anh (chị) có đồng ý với định luật đó không? Hãy nêu suy nghĩ của mình.
@ Gợi ý:
Giải thích định luật cuộc sống.
Yêu: là trạng thái cảm xúc quyến luyến, quý mến, gắn bó giữa người với người và giữa người với vạn vật trong cuộc sống. Khi mình thể hiện thái độ, cảm xúc trân trọng quý mến đối với ai, với vật gì thì mình sẽ nhận lại được những tình cảm tương tự.
Ghét: là trạng thái ác cảm, không gắn bó, không ưa thích của con người, đối lập hẳn với yêu. Khi mình bày tỏ thái độ, tình cảm khinh bạc, hắt hủi đối với một ai đó, với vật gì đó thì sẽ nhận được kết quả tương tự.
Câu chuyện đề cập đến mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc đời mỗi con người. Khi con người trao tặng cho người khác tình cảm gì thì sẽ nhận lại được tình cảm đó. Đấy là mối quan hệ nhân quả và cũng là quy luật tất yếu của cuộc sống.
Biểu hiện của mối quan hệ cho và nhận trong cuộc sống.
Mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống vô cùng phong phú, bao gồm cả vật chất lẫn tinh thần.
Mối quan hệ giữa cho và nhận không phải bao giờ cùng ngang bằng trong cuộc sống: có khi ta cho nhiều nhưng nhận lại ít hơn và ngược lại.
Mối quan hệ giữa cho và nhận không phải bao giờ cũng là mình cho người đó và nhận của người đó, mà nhiều khi mình nhận ở người mà mình chưa hề cho. Và cái mình nhận có khi là sự bằng lòng với chính mình, là sự hoàn thiện hơn nhân cách làm người của mình trong cuộc sống.
Làm thế nào để thực hiện tốt mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống?
Con người phải biết cho cuộc đời này những gì tốt đẹp nhất: Đó là sự yêu thương, trân trọng, cảm thông giúp đỡ lẫn nhau cả về vật chất lẫn tinh thần chứ không phải là sự cho – nhận vì mục đích vụ lợi.
Con người cần phải biết cho nhiều hơn là nhận lại.
Phải biết cho mà không hi vọng mình sẽ được đáp đền.
Để cho nhiều hơn, con người cần phải cố gắng phấn đấu rèn luyện và hoàn thiện mình, làm cho mình giàu có cả về vật chất lẫn tinh thần để có thể yêu thương nhiêu hơn cuộc đời này.
Khẳng định vấn đề: vấn đề đặt ra trong câu chuyện là bài học về một lối sống đẹp: sống nhân ái, luôn yêu thương và bao dung với cuộc đời.
Ý kiến bổ sung:
CÁI LẠNH
Sáu con người, do sự tình cờ của số phận, mắc kẹt vào cùng một cái hang rất tối và lạnh. Mỗi người còn một que củi nhỏ, trong khi đống lửa chính đang lụi dần.
Người phụ nữ đầu tiên định quẳng que củi vào lửa, nhưng đột nhiên rụt tay lại. Bà vừa nhìn thấy một khuôn mặt da đen trong nhóm người da trắng.
Người thứ hai lướt qua các bộ mặt quanh đống lửa, thấy một người trong số đó không đi chung nhà thờ với ông ta. Vậy là thanh củi cũng bị thu về.
Người thứ ba trầm ngâm trong bộ quần áo nhàu nát. Ông ta kéo áo lên tận cổ, nhìn người đối diện, nghĩ thầm: “ Tại sao mình lại phải hi sinh thanh củi để sưởi ấm cho con heo béo ị, giàu có kia?”
Người đàn ông giàu lui lại một chút, nhẩm tính: “ Thanh củi trong tay, phải khó nhọc lắm, mới kiếm được, tại sao ta phải chia sẻ nó với tên khố rách áo ôm lười biếng đó?”
Ánh lửa bùng lên một lần cuối, soi rõ khuôn mặt người da đen đang đanh lại, lộ ra những nét hằn thù: “Không, ta không cho phép mình dùng thanh củi này sưởi ấm những gã da trắng!”
Chỉ còn lại người cuối cùng trong nhóm. Nhìn những người khác trầm ngâm trong im lặng, anh ta tự nhủ: “ Mình sẽ cho thanh củi, nếu có ai đó ném phần của họ vào đống lửa trước.”
Cứ thế, đêm xuống dần. Sáu con người nhìn nhau căng thẳng, tay nắm chặt những khúc củi. Đống lửa chỉ còn than đỏ rồi lụi tắt. Sáng hôm sau, khi những người cứu hộ tới nơi, cả sáu người đã chết cóng. Họ không chết vì cái lạnh bên ngoài mà chết vì sự buốt giá trong sâu thẳm tâm hồn.
( Theo Lời nói của trái tim – NXB Văn hóa Sài
Gòn)
Suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa đƣợc gợi ra từ câu chuyện trên?
@ Gợi ý:
Ý nghĩa câu chuyện.
Trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống, con người cần hỗ trợ, giúp đỡ nhau. Nếu ai cũng nhỏ nhen, ích kỉ, chỉ giữ riêng cho mình mà vô cảm trước những khó khăn, đau khổ của đồng loại thì họ không chỉ chết về thể xác mà còn chết về tâm hồn.
Những suy nghĩ đƣợc gợi lên từ câu chuyện trên.
Cuộc sống không phải bao giờ cũng bằng phẳng, toàn những màu hồng. Cuộc sống còn có những khó khăn, gian nan và thử thách mà con người không tự mình giải quyết được.
Nếu mọi người biết đoàn kết, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn thì không dẫn
đến kết cục đau lòng.
Mọi người cần mở lòng ra để hỗ trợ, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, thử thách, đau khổ.
Phê phán thói ích kỉ, nhỏ nhen, vì những lí do không đáng mà dửng dưng, lạnh lùng, vô cảm trước người khác.
Khi con người vô cảm trước cuộc sống, trước nỗi đau của đồng loại, họ không chỉ chết về thể xác mà còn chết về tâm hồn.
Cần biết cân nhắc, xem xét vấn đề: việc nào cần làm việc nào không nên làm.
Rút ra bài học bản thân.
Hãy mở lòng ra để sống chan hòa, cảm thông, chia sẻ với nỗi đau, khó khăn của người khác.
Hãy biết đoàn kết, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn.
Câu chuyện: "Cậu bé và cây si già"
	Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá xum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:
- Chào cậu bé. Tên cậu là gì nhỉ?
- Cháu tên là Ngoan.
- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!
Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:
- Cảm ơn cây.
- Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? – Cây hỏi.
Cậu bé rùng mình, lắc đầu:
- Đau lắm, cháu chịu thôi!
- Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?
 	(Theo Trần Hồng Thắng)
Khi nội dung câu chuyện được khép lại cũng chính là lúc một bài học làm người có ý nghĩa sâu sắc được mở ra. Em hãy viết một bài văn nghị luận về bài học đó.
-------------------------
Đây là một đề bài mang tính chất mở nên có sự đòi hỏi cao về tính sáng tạo của người làm bài. Thí sinh có thể có rất nhiều cách trình bày khác nhau miễn là giải quyết được yêu cầu mà đề bài đặt ra. Hướng dẫn chấm chỉ định hướng một số yêu cầu cơ bản như sau: 
1. Về kiến thức: 
- Trên cơ sở nắm diễn biến và mối liên hệ của các sự việc, thí sinh cần xác định được bài học toát lên từ câu chuyện đặc biệt là ở lời thoại cuối cùng của nhân vật cây si: “Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?”. Bài học đó là: những gì mà bản thân mình không muốn thì đừng bắt người khác phải nhận ( thí sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau về nội dung bài học).
- Thí sinh phải xác định được nội dung bài học được rút ra từ câu chuyện chính là vấn đề nghị luận mà người làm bài phải triển khai thông qua hệ thống luận điểm, luận cứ và các phép lập luận. Vấn đề nghị luận ấy có thể được triển khai bằng nhiều luận điểm và luận cứ khác nhau miễn là có sức thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý:
+ Từ câu chuyện thí sinh có thể xác định được trong cuộc sống, có nhiều điều mà bản thân mình không muốn nhận ( sự đau đớn, khổ đau, mất mát, bất hạnh...). Và dù vẫn có lúc không tránh được nhưng bản thân mỗi người không ai mong những điều đó đến với mình. 
+ Không nên đem lại cho người khác những điều mà mình không muốn (nỗi đau đớn, khổ đau, sự mất mát hay bất hạnh) dù vô tình hay cố ý.
+ Không được ích kỷ hay thờ ơ, dửng dưng, vô tình trước hậu quả của những lời nói hay hành động mà chính bản thân mình đã gây nên đối với người khác và phải biết đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu, sẻ chia và thông cảm 
+ Mỗi con người không chỉ biết đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho bản thân mà còn cần biết đem lại cho người khác niềm vui, niềm hạnh phúc
+ Bài học rút ra cho bản thân trong quan hệ với người khác.
2. Về kỹ năng:
+ Có kỹ năng xác định được vấn đề nghị luận.
+ Hiểu đúng yêu cầu của đề, biết làm một bài văn nghị luận trong đó có sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn các phép lập luận như giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận 
+ Có kỹ năng triển khai luận điểm, luận cứ, bố cục sáng rõ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.
* Biểu điểm: 
- Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng => 3.0 điểm
	- Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức nhưng còn hạn chế về kỹ năng = > 2.0 điểm
	- Nội dung bài viết thể hiện tính sơ sài.=> 1.0 điểm 
 * Lưu ý:
 - Các thang điểm chi tiết khác giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để xác định.
 - Thí sinh có thể có nhiều cách lập luận khác nhau miễn là hợp lý. 
 - Đặc biệt trân trọng những bài viết giàu cảm xúc, lập luậnsắc sảo, mạch lạc, chặt chẽ, thể hiện sự phát hiện, khám phá mang tính chiều sâu.

File đính kèm:

  • docxon_tap_ngu_van_lop_8_nghi_luan_xa_hoi_de_bai_long_thuong_ngu.docx