Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Hiện tượng quay cóp trong kiểm tra

I. Mở bài: giới thiệu gian lận trong thi cử

Trung thực là một đức tính rất đáng quý và đáng coi trọng tỏng xã hội. hiện nay làm gì cũng cần đức tính trung thực kể cả bạn có làm gi đi nữa thì trung thực vẫn luôn đặc lên hàng đầy. nhưng hiện nay, thế hệ trẻ, tương lai của đất nước thể hiện tính không trung thực qua gian lận trong các kì thi, vì bệnh thành tích mà đẩy con người đến gian lận trong kì thi.

II. Thân bài: nghị lận gian lận trong kì thi

1. Giải thích gian lận trong thi cử là gi:

- Là không trung thực, dối trá trong kì thi

- Không làm đúng với khả năng của mình

- Làm không đúng với tư duy của mình, sai lệch sự thật

2. Hiện trạng gian lận trong kì thi cử hiện nay:

- Gian lận trong thi cử diễn ra ngày càng nhiều và phổ biến.

- Gian lận trong thi cử diễn ra với nhiều hình thức: quay cóp, dung phao, thi hộ, sử dụng những vật công nghệ hiện đại để xme tài liệu, .

- Các hình thức gian lận ngày càng tinh vi hơn

3. Nguyên nhân dẫn đến gian lận trong thi cử:

- Do học sinh lười học

- Do cha mẹ háo danh vọng, ép buộc con

- Nhà trường vì bệnh thành tích

4. Hậu quả của gian lận trong thi cử:

- Chất lượng học sinh khi ra trường không đảm bảo chất lượng

- Làm mất niềm tin vào thế hệ tương lai của đất nước

- Thiếu trung thực trong học tập sẽ dẫn đến thiếu trung thực trong cuộc sống xã hội

5. Khắc phục tình trạng gian lận trong thi cử:

- Ý thức được hành vi gian lận của mình là sai

- Xử lí nghiêm khắc đối với học sinh gian lận trong thi cử

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về hành vi gian lận trong thi cử

- Đây là một vấn nạn hết sức không tốt

- Chúng ta hãy loại bỏ vấn nạn này

 

docx 6 trang linhnguyen 5300
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Hiện tượng quay cóp trong kiểm tra", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Hiện tượng quay cóp trong kiểm tra

Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Hiện tượng quay cóp trong kiểm tra
Việc quay cóp khiến chúng ta có thói quen ỷ lại vào người khác trong học tập, thụ động, không tư duy sáng tạo. Nó tạo cho ta những lỗ hổng kiến thức vô cùng nghiêm trọng khó có thể bù đắp, nó làm cho ta trở nên mục nát. Với những cuộc thi lớn hơn, khi các giám thị coi thi nghiêm túc hơn, khi các bạn xung quanh không cho chép bài thì chúng ta sẽ ra sao?
Không có kiến thức mà vẫn lên lớp ắt dẫn đến tình trạng ngồi nhầm lớp. Xã hội ngày càng phát triển, không kiến thức thì mình sẽ làm gì? Liệu ta có thể là gánh nặng của xã hội hay không? Những mầm non ấy, sau này sẽ cống hiến được gì cho đất nước? Dân tộc ta, đất nước ta sẽ ra sao khi những con người bất tài làm chủ nhân?
Việc quay cóp trong giờ kiểm tra còn làm cho các thầy cô mất lòng tin đối với ta, làm nảy sinh sự nghi ngờ và làm sứt mẻ mối quan hệ thầy trò thiêng liêng. Không chỉ vậy, chúng ta còn tự tạo ra cơ hội cho mình dối trá, tự bôi bẩn nhân phẩm, tư cách của mình. Thật xấu hổ cho những ai mắc bệnh quay cóp!
Việc quay cóp là cực kì đáng chê trách, nó có tác hại rất nhiều và hết sức to lớn đối với tương lai của học sinh và tương lai của đất nước. Bản thân chúng ta cần phải hiểu điều đó để trách xa việc quay cóp.
- Nguyên nhân
Nguyên nhân của việc quay cóp, trước hết là do mỗi học sinh chúng ta không tự nhận thức được mục đích và phương pháp học tập. Nhiều bạn chưa ý thức được việc học của mình quan trọng đến mức nào, các bạn hay mang trong mình tư tưởng “được đâu hay đó”, hay “nước đến chân mới nhảy”, nhiều bạn chủ quan trong học tập, nhiều bạn học theo lối học hình thức, chỉ muốn điểm cao nhưng lại không chịu khó học bài, để rồi đến giờ kiểm tra thì loay hoay, nhờ vả hay chép tài liệu để đối phó với điểm số, với thầy cô. Nguyên nhân khác là do ta thiếu lòng tự trọng, không tôn trọng giáo viên và không tôn trọng chính bản thân mình.
Nhưng cũng không thể nói hoàn toàn là lỗi của học sinh, thầy cô cũng là nguyên nhân khách quan, các thầy cô coi thi không lường trước hết các “mánh khoé” quay cóp của học sinh nên không chấn chỉnh được. Khi nhìn thấy bạn mình quay cóp mà không bị xử lí, các bạn khác liền bắt chước làm theo. Cứ như vậy dẫn đến việc “người người giở tài liệu, nhà nhà giở sách” hoặc có thầy cô quá nhân nhượng, vì những lí do khác nhau, không có biện pháp xử lý thích đáng trước những hành động sai trái của học sinh, làm cho học sinh coi thường kỉ cương.
- Giải pháp chống quay cóp
Để tránh việc quay cóp, trước hết bản thân học sinh chúng ta cần phải tự xác định được mục đích học tập là tích luỹ tri thức, kỹ năng để làm hành trang cho mình trong cuộc sống. Để nói không với quay cóp hãy học thật, thi thật. Chúng ta hãy giành thời gian để học bài, giảm bớt thời gian chơi bời, có phương pháp học tập hiệu quả. Đối với những môn khó học bài như Lịch sử, Địa lý, các bạn hãy ghi những ý chính, những từ quan trọng, trên lớp thì tập trung nghe giảng bài, về nhà thì học bài kỹ, làm bài đầy đủ.
Còn về phía nhà trường, các thầy cô nên nghiêm khắc hơn, tăng “mức án” phạt cho mỗi “tội phạm” quay cóp, để cho những “tội phạm” này “cải tà quy chính”.
Quay cóp là hiện tượng xấu trong học đường, là con mọt gặm nhấm kiến thức, phá hoại nhân cách của học sinh, vì vậy hãy nói không với quay cóp. Chúng ta – tất cả học sinh những chủ nhân tương lai của đất nước, hãy cố gắng học tập để trở thành những người vừa có đức vừa có tài và cùng nhau xây dựng một đất nước giàu mạnh hơn.
2. Giáo dục là một vấn đề được xã hội Việt Nam chú ý đến rất nhiều trong những năm đầu của thế kỉ XXI. Mặc dù đây là một trong những ngành quan trọng bậc nhất của đất nước và nhận được sự quan tâm rất lớn của chính phủ, nhưng nhưng khuất mắc, tiêu cực trong ngành vẫn cứ tồn tại và lan rộng ra. Một trong những vấn đề lớn nhất, nổi bật nhất chính là hiện tượng gian lận trong thi cử, kiểm tra, hay nói một cách khác là tình trạng quay cóp bài của học sinh trong kiểm tra, thi cử.
 “Quay cóp bài” là tình trạng học sinh xem bài của nhau hoặc xem tài liệu trong giờ kiểm tra, thi cử. Nói một cách đơn giản hơn, đó là những hiện tượng tiêu cực trong một nền giáo dục.
Và đáng tiếc thay, cái tiêu cực đó dường như đã trở thành “một phần tất yếu trong cuộc sống” của học sinh thời nay và nó đang ăn sâu, lan rộng vào tiềm thức của những người đang ngồi trên ghế nhà trường.
 Xét về một mặt nào đó, những hành động này có thể cho họ lợi ích nhất thời, đó có thể là những điểm tám, điểm chín,..trong các kì thi, kiểm tra chẳng hạn. Nhưng nếu ta xét một cách toàn diên và sâu rộng hơn, thì cái lợi trước mắt đó sẽ lại là cái hại lâu dài cho chính bản thân họ và cho cả đất nước, dân tộc. Khi những người học sinh thực hiện những hành động tiêu cực đó, thì liệu khi họ rời khỏi ghế nhà trường nhà bước vào xã hội, trong bộ óc của họ có chứa được một tý kiến thức nào để có thể chung sống với xã hội hay không. Và liệu một dân tộc, một đất nước sẽ ra sao khi nền giáo dục của đất nước đó, dân tộc đó chỉ tạo ra những con người trẻ tuổi với cái đầu rỗng tuếch và suy nghĩ dối trá, tôi chắc hẳn rằng sẽ trở nên suy yếu đi, thậm chí là diệt vong.
 Mọi thứ đều có nguyên nhân của chính nó và những tiêu cực trên cũng thế. Nguyên nhân trước hết chính là mỗi bản thân người học sinh đã không tự xác định được học để làm gì và học như thế nào, từ đó suy nghĩ và hành động của họ trở nên sai trái là đương nhiên. Nhưng ta cũng ko thể trách họ hoàn toàn được, làm sao họ có thể tốt được khi mà những người thầy, người cô cứ mãi đếm tỉ lệ lên lớp, tỉ lệ tốt nghiệp,khi mà những người đứng đầu ngành cứ mãi loay hoay với những vấn đề “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” như cải cách sách giáo khoa, học phí,khi mà.Và tất cả những thứ đó đã góp phần tạo nên một hiện tượng tiêu cực phổ biến này.
Để có thể giải quyết một cách triệt để dc những hiện tượng trên, thì những vị lãnh đạo của chúng ta cần phải có những chiến lược, mục đích thật sự đúng đắn và sáng tạo cho ngành giáo dục, cùng với đó những người giáo viên phải truyền được cho học sinh tinh thần học tập, phải cho họ thấy mục đích của học tập không phải là để trở thành “ông này bà nọ”, để được “ăn sung mặc sướng”, để có cái bằng cấp vô nghĩa,mà là tích lũy tri thức để có thể tồn tại, chung sống, phát triển và tự khẳng định mình. Và trên hết. bản thân mỗi học sinh cần phải tự nỗ lực học tập, tự xác định được mục đích học tập và phương pháp học tập hiệu quả, và nhất là phải để cho lòng tự trọng của mình lên tiếng trước những cám dỗ của tiêu cực.
 Hãy hành động ngay bây giờ, và đừng chờ đợi nữa. Nếu không, đến một lúc nào đó, khi những sản phẩm thất bại này của ngành giáo dục bước ra xã hội lọt vào trong bộ máy Nhà nước thì sẽ gây ra hậu quả khôn lường cho dân tộc ta, đất nước ta.
3.
 “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”. Câu tục ngữ đã thể hiện phần nào sự thông minh, tinh nghịch của những cô cậu tuổi đến trường. Sự thông minh ấy được bộc lộ trong việc tiếp thu bài, trong việc vui chơi, trong việc sinh hoạt tập thể. Tụy nhiên, thời gian gần đây, sự thông minh của học trò được sử dụng vào một mục đích không tốt, gây bức xúc trong nhà trường nói riêng và với xã hội nói chung. Mục đích đó là: gian lận trong thi cử.
 Gian lận trong thi cử là sử dụng những hình thức vi phạm quy chế thi cử như mang tài liệu vào phòng thi, quay cóp, nhờ người thi hộ, bản bài, viết “phao”, trong đó hình thức quay cóp, bản bài, viết “phao” được áp dụng rất phổ biến. Quay cóp, viết “phao” thường xảy ra nhiều nhất trong những giờ kiểm tra môn xã hội – những bộ môn học thuộc lòng khó “nhằn”. Còn đối với các bộ môn tự nhiên như Toán, Vật lí, hóa học, thì hình thức bản bài hay nhìn bài bạn được học sinh “ứng dụng” triệt để.
Một thực trạng đáng buồn hiện nay là việc gian lận trong thi cử đã trở thành chuyện “thường ngày ở huyện” đối với học sinh. Ở những nơi gần phòng thì ta có thể nhặt được rất nhiều mẫu giấy bé hơn lòng bàn tay chi chít những con chữ nhỏ xíu. Chủ nhân của những mẩu giấy này dường như chẳng cần chọn chỗ hủy “phao”, bởi họ quan niệm “người người chép phao, nhà nhà chép phao, có phải mình mình chép đâu mà sợ!”. Còn việc bản bài, nhìn bài bạn hay thậm chí là cho bạn nhìn bài mình qua con mắt học sinh trở thành biểu tượng của tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái! Gian lận trong thi cử dường như không có gì sai trái, mà lại còn là cách học sinh thể hiện sự thông minh của mình trong việc mặt giám thị.
Nhưng liệu gian lận trong thi cử có thật sự là một việc làm thông minh? Hãy cùng nhau xem xét. Đối với học sinh, gian lận trong thi cử có thể khiến họ trở nên lười biếng, không chịu động não, không chịu đào sâu suy nghĩ vào bài học. Không những vậy, việc có được điểm số cao một cách không quá khó khăn khiến cho học sinh kém chú ý trong giờ học, quay ra làm việc riêng hoặc nói chuyện, vừa ảnh hưởng tới trật tự lớp, cản trở việc tập trung nghe giảng của các bạn khác, vừa ảnh hưởng đến việc giảng dạy của thầy cô. Hơn nữa, không nắm được kiến thức cơ bản khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường sẽ khiến học sinh không đủ hành trang để bước vào cuộc đời, khó có thể tìm kiếm cho bản thân con đường đúng dân để xây dựng đất nước.
Hơn nữa, gian lận khi còn trong giai đoạn trường thành có thể khiến học sinh mất đi tính trung thực, tự giác, khả năng phấn đấu, học hỏi, từ đó những tính xấu như dối trá, biếng lười có thể thừa cơ phát triển. Gian lận trong thi cử đang làm hỏng cả một thế hệ tương lai của đất nước. Còn đối với gia đình và nhà trường, điểm số “ảo” do gian lận trong thi cử có được sẽ khiến đánh giá của các bậc cha mẹ và giáo viên đối với học sinh trở nên rối loạn gây khó khăn trong việc giúp đỡ học sinh tiến bộ. Như vậy, gian lận trong thi cử hoàn toàn là một việc làm xấu, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội.
Vậy nguyên nhân nào đã dẫn đến những việc làm thiếu trung thực ấy?
Có nhiều ý kiến cho rằng việc học sinh gian lận trong thi cử xảy ra bởi sự phát triển quá nhanh chóng của công nghệ thông tin. Những trang web, mạng internet, những trò chơi trực tuyến đang ngày một thu hút thêm Sự chú ý và say mê của giới trẻ. Thời gian dành cho việc lướt web, chơi game thay thế cho thời gian học tập ở nhà vốn đã vô cùng ít ỏi. Khi học sinh sa vào những trò chơi hấp dẫn này, thì đừng nói một tiếng, cả đêm thậm chí cả ngày hôm sau cũng khó mà có thể dứt ra được. Như vậy, các trò chơi trên Internet đã gây ra ảnh hưởng tiêu cực đối với việc học hành thi cử của học sinh. 
Không những vậy, có rất nhiều học sinh chia sẻ rằng lí do khiến họ phải gian lận trong thi cử là do sức ép từ các bậc phụ huynh, những người luôn muốn được tự hào khoe thành tích học tập của con mình. Khá nhiều bậc phụ huynh đầu tư kĩ lưỡng cho việc học của con bằng cách thuê gia sư về dạy kèm con, cho con đi học thêm, luyện thi ở các “lò” luyện đông đúc chật chội. Họ không hiểu rằng những gì con họ cần là thời gian dành cho việc làm bài tập và tự ôn luyện. Nhiều học sinh nhà xa, đến được với trung tâm ôn luyện đã mất nửa tiếng, mệt đứt hơi ngồi trong lớp mà mắt cứ díp lại, đầy mệt mỏi. Thử hỏi kiến thức thu thập được là bao? Sức ép từ gia đình, từ thầy cô khiến học sinh mất phương hướng, lầm tưởng mục đích của việc học là để có điểm cao,`chứ không phải là để trau dồi kiến thức cho chính bản thân mình. Từ đó, việc gian lận trong thi cử diễn ra như một Cách để học sinh đối phó với gia đình và nhà trường, một cách để họ tự giải tỏa phiền phức cho bản thân. 
Tuy nhiên tất cả những lí do ấy thực chất chỉ là ngụy biện cho sự nản chí, không có quyết tâm vươn lên trong học tập. Nếu họ ham học hỏi thì sự kiềm chế của họ đối với những trò chơi điện tử phải mạnh mẽ hơn những gì họ nói. Nếu họ quyết tâm phấn đấu thì những sức ép từ gia đình sẽ biến thành động lực khiến họ cố gắng hơn, khiến cho họ chuyên cần hơn và thẳng thắn hơn để đối diện với cha mẹ và nói lên những điều họ mong muốn. “Lười biếng” mới chính là “con sâu làm rầu nồi canh”, phá hoại những đức tính tốt đẹp khác của học trò. 
Gian lận trong thi cử là một việc làm xấu, cần phải được nhanh chóng đẩy lùi ngăn chặn. Với mong muốn có được môi trường học thân thiện, công bằng, nghiêm túc, đặc biệt là xóa bỏ việc gian lận trong thi cử, cả xã hội đang chung tay góp sức thực hiện những việc làm thiết thực cho nền giáo dục. 
Hiểu được tâm lí học trò thích các hoạt động vui chơi, hiện nay trường học đẩy mạnh hình thức học có giáo cụ trực quan, tổ chức trò chơi cũng cố kiến thức bài học trên lớp, giúp cho học sinh có thể “học mà vui, vui mà học”. Hình thức giảng dạy theo cách thảo luận nhóm cũng giúp học sinh nhớ kiến thức lâu hơn. Khi học sinh nắm chắc và nhớ kĩ kiến thức, việc ôn luyện cho kiểm tra sẽ đỡ vất vả hơn, học sinh sẽ không cần phải dựa dẫm vào “phao” thi hay bất cứ hình thức gian lận nào khác nữa. Thêm vào đó, cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” đã và càng đi sâu vào tâm lí học sinh, khiến cho họ ý thức rõ nét hơn về những tác hại mà gian lận gây ra cho cuộc sống mai sau của họ. Sự thấu hiểu của gia đình đối với những cố gắng nỗ lực của con em mình cũng khiến cho nhiều học sinh thay đổi cách nghĩ, trở nên kiên trì hơn trong quá trình học tập.
Nhưng điều quan trọng nhất cần phải chú ý đến, đó là mỗi học sinh cần phải nâng cao ý thức tự giác học tập. Chúng ta có thể thực hiện những việc làm nho nhỏ để “lên dây cót tinh thần” khi học: như trang trí góc học tập với. những khẩu hiệu kích thích tính ham học, như: “Học, học nữa, học mãi”, “Không gian lận trong thi cử”, “Học vì ngày mai tươi sáng”, Khi nhìn những khẩu hiệu này, vô hình trung chúng ta đang tự xác định lại mục đích học tập đúng dẫn cho bản thân mình, từ đó học tập sẽ trở thành nhu cầu thiết yếu mà học sinh không thể phủ nhận.
Hơn nữa, học sinh cũng cần phải biết cách sử dụng thời gian của mình có hiệu quả nhất. Thay vì lên mạng lướt web, chơi game, tại sao ta không lên các diễn đàn trao đổi tư liệu, kinh nghiệm học để mở rộng thêm kiến thức đã được học trên lớp. Với cách này, internet sẽ trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy đối với mỗi học sinh, giúp học sinh trau dồi kiến thức, tiếp tục bước đi trên con đường học vấn của mình.
Học tập không phải vì điểm số mà là vì chính tương lai củạ bạn. Đừng để gian lận trong thi cử làm hại đến cuộc sống mai sau. Trung thực và thẳng thắn từ bây giờ, sẽ giúp cuộc sống mai sau của bạn tươi đẹp và mãi mãi vững bền!
Có lẽ rằng học sinh, sinh viên luôn luôn phải đối diện với các kỳ thi khó nhọc để có được những kết quả cao. Và cũng chính vì các kỳ thi này được đề ra thì tất cả chúng ta đều coi trọng kết quả nên làm cho một bộ phận những bạn lười học đã gian lận trong thi cửa mặc dù biết đó chính là một điều xấu xa.
Vậy, bạn hiểu như thế nào là gian lận trong thi cử là sử dụng những hình thức vi phạm những quy chế thi cử đã được đề ra. Đó chính là những hành động như mang tài liệu vào phòng thi, quay cóp, nhờ người thi hộ, bản bài, viết “phao”, trong đó có thể nói hình thức quay cóp, bản bài, viết “phao” dường như cũng đã được áp dụng rất phổ biến. Những hành động như quay cóp, viết “phao” thường thường cũng đã xảy ra nhiều nhất trong những giờ kiểm tra môn xã hội – những bộ môn học thuộc lòng khó “nhằn” mà chúng ta phải mất nhiều thời gian. Có thể nói rằng còn đối với các bộ môn tự nhiên như Toán, Vật lí, hóa học, thì dường nhhuw ta cũng đã thấy được những hình thức bản bài hay nhìn bài bạn được học sinh “ứng dụng” triệt để.
Và chúng ta không thể không chạnh lòng khi nhìn những thực trạng đáng buồn hiện nay đó chính là việc gian lận trong thi cử đã trở thành chuyện “thường ngày ở huyện” đối với học sinh. Ta còn bàng hoàng hơn khi ở những nơi gần phòng thì ta có thể nhặt được rất giấy photo tài liệu nhỏ trong lòng bàn tay. Và đây quả thực là điều rất đáng buồn biết bao nhiêu.
Gian lận để có thể đạt được kết quả cao thì liệu gian lận trong thi cử có thật sự là một việc làm thông minh? Nếu như chúng ta gian lận thành công tức là không bị giám thị phát hiện thì chúng ta có thể đạt được kết quả cao. Xong nếu như bạn cứ gian lận mãi thì liệu bạn có may mắn không bị phát hiện hay không? Hơn nữa là bạn gian lận đạt được kết quả cao đấy nhưng thực chất trong đầu bạn rỗng tuếch thì bạn nghĩ sao? Với cương vị là học sinh những người được xem là chủ nhân của đất nước làm sao cứ cầm những bảng thành tích ra khoe trong khi đó hỏi ra thì bạn không có chút kiến thức gì về lĩnh vực đó. Và quả thật rất đáng buồn biết bao nhiêu. Ngay ở lứa tuổi nhỏ mà bạn đã gian lận thì không biết liệu lớn lên bạn có thể làm những gì? Và nếu như may mắn được làm ông này bà kia thì cũng nhanh chóng bị xã hội tẩy chay mà thôi.
Hiện nay thì đã có nhiều ý kiến cho rằng việc học sinh gian lận trong thi cử xảy ra đó chính là bởi sự phát triển quá nhanh chóng của công nghệ thông tin. Ta cũng như đã được thấy những trang web, mạng internet, và đó cũng chính là những trò chơi trực tuyến đang ngày một thu hút thêm Sự chú ý và say mê của giới trẻ. Thời gian dành cho việc lướt web, bạn lại cứ mải miết chơi game thay thế cho thời gian học tập ở nhà vốn đã vô cùng ít ỏi. Có thể nói rằng khi học sinh sa vào những trò chơi hấp dẫn này thì cứ ngày tháng triền miên mải mieestm à bỏ bê học hành.
Một thực tế đáng buồn những có thật đó chính là có rất nhiều học sinh chia sẻ rằng lí do mà cũng đã tác động, đã khiến họ phải gian lận trong thi cử là do sức ép từ các bậc phụ huynh, những sức ép từ những người luôn muốn được tự hào khoe thành tích học tập của con mình. Và ta cũng đã biết đó chính là cũng có khá nhiều bậc phụ huynh đầu tư kĩ lưỡng cho việc học của con cái đó chính là bằng cách thuê gia sư về dạy kèm con, cho con đi học thêm, luyện thi ở các “lò” luyện đông đúc chật chội. Nhưng dường như ở chính họ lại như không hiểu rằng những gì con họ cần là thời gian dành cho việc làm bài tập và tự ôn luyện. Cũng đã có rất nhiều học sinh nhà xa, đến được với trung tâm ôn luyện đã mất nửa tiếng, và các bạn như mệt đứt hơi ngồi trong lớp mà mắt cứ díp lại, đầy mệt mỏi rồi. Sức khỏe không được đảm bảo thì sao mà có thể học tốt được.
Và ắm bắt cũng như đã hiểu được tâm lí học trò thích các hoạt động vui chơi, hiện nay đã có rất nhiều trường học đẩy mạnh hình thức học có giáo cụ trực quan. Đó là các hoạt động tổ chức trò chơi cũng cố kiến thức bài học trên lớp, giúp cho học sinh có thể “học mà vui, vui mà học”.
Nhà trường đã có chính sách thì quan trọng hơn là chính bản thấn các em cũng hãy biết tự làm mới bản thân mình. Bởi sẽ không ai ép được bạn khi bạn đã tự ý thức được tốt xấu, nên hay không nên,
Ta có thể khẳng định rằng học tập không phải vì điểm số mà là vì chính tương lai củạ bạn. Và các bạn đừng để gian lận trong thi cử làm hại đến cuộc sống mai sau. Trung thực cũng như là phải thẳng thắn từ bây giờ, sẽ giúp cuộc sống mai sau của bạn tươi đẹp hơn và có tương lai tốt đẹp hơn.
 Và ắm bắt cũng như đã hiểu được tâm lí học trò thích các hoạt động vui chơi, hiện nay đã có rất nhiều trường học đẩy mạnh hình thức học có giáo cụ trực quan. Đó là các hoạt động tổ chức trò chơi cũng cố kiến thức bài học trên lớp, giúp cho học sinh có thể “học mà vui, vui mà học”.
Nhà trường đã có chính sách thì quan trọng hơn là chính bản thấn các em cũng hãy biết tự làm mới bản thân mình. Bởi sẽ không ai ép được bạn khi bạn đã tự ý thức được tốt xấu, nên hay không nên,
Ta có thể khẳng định rằng học tập không phải vì điểm số mà là vì chính tương lai củạ bạn. Và các bạn đừng để gian lận trong thi cử làm hại đến cuộc sống mai sau. Trung thực cũng như là phải thẳng thắn từ bây giờ, sẽ giúp cuộc sống mai sau của bạn tươi đẹp hơn và có tương lai tốt đẹp hơn.
4. Ngày nay, vấn đề học tập của học sinh rất quan trọng và cần được quan tâm bởi nó chính là nền tảng của một đất nước phát triển. Nhưng thực trạng học tập của nước ta hiện nay là chất lượng dạy và học của học sinh có chiều hướng giảm sút rất nhiều, một trong những nguyên nhân đó là thái độ thiếu trung thực trong thi cử, gian lận, quay cóp dẫn đến học giả, thi giả.
Vậy thế nào là thiếu trung thực? Thiếu trung thực là làm không đúng, là không ngay thẳng, thật thà đối với một vấn đề được giao. Thiếu trung thực trong học tập chính là sự gian lận, coi trọng điểm chác mà bỏ quên kiến thức thực.
Nhưng nguyên nhân nào dẫn tới việc học sinh lại thiếu trung thực trong học tập? Ng

File đính kèm:

  • docxon_tap_ngu_van_lop_8_nghi_luan_xa_hoi_de_bai_hien_tuong_quay.docx