Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Luyện tập tính thống nhất về chủ đề của văn bản
A. Các yếu tố trong văn bản bám sát chủ đề đã định
B. Văn bản có tính mạch lạc.
C. Văn bản có đối tượng xác định.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2: Chủ đề của văn bản là?
A. Là một luận điểm lớn được triển khai trong văn bản.
B. Là đối tượng mà văn bản nói tới, là tư tưởng, tình cảm thể hiện trong văn bản.
C. Là sự lặp đi lặp lại một số từ ngữ trong văn bản.
D. Là câu chủ đề của một đoạn văn trong văn bản.
Câu 3:Đọc đoạn văn sau và tìm câu chủ đề:
Bác hiện lên trong lần thức giấc đầu tiên của anh đội viên với một vẻ mặt trầm ngâm, lặng lẽ, suy tư. Hành động đốt lửa và lần lượt đi dém chăn cho từng chiến sĩ của Bác đã thể hiện tình cảm quan tâm, yêu mến của một vị chủ tịch nước đối với chiến sĩ của mình hay như một người cha đối với các con. Ở lần thức giấc thứ ba của anh đội viên, hình ảnh Bác Hồ hiện lên rõ nét hơn. Tư thế ngồi của Bác vẫn đinh ninh, không thay đổi và chòm râu im phăng phắc. Như vậy, Bác vẫn thức, vẫn trầm ngâm suy nghĩ suốt đêm dài. Lời giãi bày tâm trạng của Bác "Bác ngủ không an lòng - Bác thương đoàn dân công" bộc lộ nỗi lo lắng của lãnh tụ trước một chiến dịch lớn và tình thương của Người dành cho chiến sĩ đồng bào. Hình tượng Bác hiện lên trong bài thơ chân thực, giản dị, khiến người đọc càng thêm kính yêu Bác!
A. Hình tượng Bác hiện lên trong bài thơ chân thực, giản dị, khiến người đọc càng thêm kính yêu Bác!
B. Bác hiện lên trong lần thức giấc đầu tiên của anh đội viên với một vẻ mặt trầm ngâm, lặng lẽ, suy tư.
C. Như vậy, Bác vẫn thức, vẫn trầm ngâm suy nghĩ suốt đêm dài. Lời giãi bày tâm trạng của Bác "Bác ngủ không an lòng - Bác thương đoàn dân công" bộc lộ nỗi lo lắng của lãnh tụ trước một chiến dịch lớn và tình thương của Người dành cho chiến sĩ đồng bào.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Luyện tập tính thống nhất về chủ đề của văn bản
LUYỆN TẬP: TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN Câu 1:Tính thống nhất về chủ đề của văn bản thể hiện ở chỗ nào? Các yếu tố trong văn bản bám sát chủ đề đã định Văn bản có tính mạch lạc. Văn bản có đối tượng xác định. Cả A, B, C đều đúng. Câu 2: Chủ đề của văn bản là? A. Là một luận điểm lớn được triển khai trong văn bản. B. Là đối tượng mà văn bản nói tới, là tư tưởng, tình cảm thể hiện trong văn bản. C. Là sự lặp đi lặp lại một số từ ngữ trong văn bản. D. Là câu chủ đề của một đoạn văn trong văn bản. Câu 3:Đọc đoạn văn sau và tìm câu chủ đề: Bác hiện lên trong lần thức giấc đầu tiên của anh đội viên với một vẻ mặt trầm ngâm, lặng lẽ, suy tư. Hành động đốt lửa và lần lượt đi dém chăn cho từng chiến sĩ của Bác đã thể hiện tình cảm quan tâm, yêu mến của một vị chủ tịch nước đối với chiến sĩ của mình hay như một người cha đối với các con. Ở lần thức giấc thứ ba của anh đội viên, hình ảnh Bác Hồ hiện lên rõ nét hơn. Tư thế ngồi của Bác vẫn đinh ninh, không thay đổi và chòm râu im phăng phắc. Như vậy, Bác vẫn thức, vẫn trầm ngâm suy nghĩ suốt đêm dài. Lời giãi bày tâm trạng của Bác "Bác ngủ không an lòng - Bác thương đoàn dân công" bộc lộ nỗi lo lắng của lãnh tụ trước một chiến dịch lớn và tình thương của Người dành cho chiến sĩ đồng bào. Hình tượng Bác hiện lên trong bài thơ chân thực, giản dị, khiến người đọc càng thêm kính yêu Bác! A. Hình tượng Bác hiện lên trong bài thơ chân thực, giản dị, khiến người đọc càng thêm kính yêu Bác! B. Bác hiện lên trong lần thức giấc đầu tiên của anh đội viên với một vẻ mặt trầm ngâm, lặng lẽ, suy tư. C. Như vậy, Bác vẫn thức, vẫn trầm ngâm suy nghĩ suốt đêm dài. Lời giãi bày tâm trạng của Bác "Bác ngủ không an lòng - Bác thương đoàn dân công" bộc lộ nỗi lo lắng của lãnh tụ trước một chiến dịch lớn và tình thương của Người dành cho chiến sĩ đồng bào. Câu 4: Muốn tìm hiểu chủ đề của văn bản, cần tìm hiểu những yếu tố nào? A. Câu kết thúc của văn bản. B. Các ý lớn của văn bản. C. Câu mở đầu của mỗi đoạn trong văn bản. D. Tất cả các yếu tố của văn bản. Câu 5: Khi tạo lập văn bản, người viết cần làm gì để bài viết thống nhất chủ đề? A. Xác định nội dung, vấn đề sẽ viết B. Sắp xếp các ý tưởng C. Lập dàn ý D. Cả A, B, C Câu 6: Đoạn văn sau có thống nhất về chủ đề không? Hòa trong dòng người giữa một hoàng hôn thu muộn, tôi vẩn vơ đạp dạo quanh bàn cờ thành phố. Những ấn tượng vốn được lưu giữ trong tôi có bị sứt mẻ phần nào, nhưng may mắn thay, vẫn còn kìa những phố cổ dịu dàng núp bóng cây xanh. Chẳng hiểu sao những ngôi nhà ống dài dặc kia, cái mái ngói rêu phong nơi đều đặn, chỗ xô nghiêng kia ẩn tàng những gì mà có sức cuốn hút lòng người đến vậy. Biết bao nhiêu thế hệ, biết bao nhiêu con người đã gắn mình, đã sống chết, vui buồn, thăng trầm với phố cổ. A. Không B. Có C. Không rõ ràng Câu 7: Chủ đề của đoạn văn sau được thể hiện ở đâu? Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho tính nghịch ranh, ích kỉ. Bài học này thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt dành cho Dế Mèn: "Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy". Lời khuyên của Dế Choắt là câu nói cuối cùng trước khi Dế Choắt qua đời. A. Câu số 3 B. Câu số 1 C. Câu số 2 Câu 8:Đoạn văn sau có thống nhất về chủ đề không? Nước là một trong những nguồn tài nguyên vô giá trên Trái Đất. Nước tồn tại ở nhiều dạng: rắn, lỏng, khí. Vòng tuần hoàn nước là sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất, trong lòng đất và trong bầu khí quyển của Trái Đất.Thế nhưng hiện nay mọi nguồn nước đều bị ô nhiễm nặng nề. A. Có B. Không Câu 9: Một văn bản có chủ đề thống nhất có nghĩa là: A. Các đoạn văn có thể có chủ đề riêng nhưng thống nhất chủ đề với toàn văn bản B. Các câu và đoạn có thể diễn đạt những nội dung khác nhau, phong phú C. Tất cả các câu, đoạn trong văn bản phải diễn đạt cùng một nội dung Câu 10:Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về chủ để của tác phẩm “Tôi đi học”? A. Tôi đi học tô đậm niềm vui sường hân hoan của nhân vật “tôi” và các bạn vào ngày khai trường đầu tiên. B. Tôi đi học tô đậm sự tận tình và âu yếm của những người lớn như người mẹ, ông đốc, đối với những em bé lần đầu tiên đến trường. C. Tôi đi học tô đậm cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật “tôi” ở buổi đến trường đầu tiên. D. Tôi đi học tô đậm cảm giác lạ lẫm, sợ sệt của nhân vật “tôi” ở buổi đến trường đầu tiên. Câu 11: Những câu văn sau đây đã thống nhất về chủ đề chưa? Vì sao? Sáng nay mẹ đi công tác. Hoa quỳnh nở đêm qua. Lớp ta tổ chức đi tham quan. Cô giáo đã trả bài tập làm văn. Con mèo vằn lại về nhà sau mấy ngày bị lạc. Câu 12: Thử đặt tên cho bài thơ dưới đây. Giải thích vì sao lại chọn tên đó. Hôm nay trời nắng chang chang Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày Ước gì em hóa thành mây Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm (Thanh Hào) Câu 11: Những câu văn sau đây đã thống nhất về chủ đề chưa? Vì sao? Sáng nay mẹ đi công tác. Hoa quỳnh nở đêm qua. Lớp ta tổ chức đi tham quan. Cô giáo đã trả bài tập làm văn. Con mèo vằn lại về nhà sau mấy ngày bị lạc. Gợi ý: chưa. Vì các câu không hướng về 1 nội dung Câu 12: Thử đặt tên cho bài thơ dưới đây. Giải thích vì sao lại chọn tên đó. Hôm nay trời nắng chang chang Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày Ước gì em hóa thành mây Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm (Thanh Hào) Gợi ý: Tên bài thơ của tác giả là Đám mây, nhưng có thể đặt Mơ ước, hoặc Mẹ em theo ý nghĩa bài thơ. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: (1)Giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau. (2)Môi trường có ảnh hưởng đến mọi đặc tính của cơ thể. (3)Chỉ cần so sánh những lá mọc trong các môi trường khác nhau là thấy rõ điều đó. (4)Để thực hiện những nhiệm vụ thứ yếu hoặc do ảnh hưởng của môi trường, lá mọc trong không khí có thể biến thành tua cuốn như ở cây đậu Hà Lan, hay tua móc có gai bám vào trụ leo như ở cây mây. (5)Ở những miền khô ráo, lá có thể biến thành gai giảm bớt sự thoát hơi nước như ở cây xương rồng hay dày lên và chứa nhiều nước như ở cây lá bỏng. a) Có thể coi đoạn văn như một văn bản nhỏ bởi : - Nó có một chủ đề thống nhất với ý khái quát là : giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau. - Các câu tiếp theo của đoạn văn là các câu khai triển ý của chủ đề. Các câu này đã ra những dẫn chứng cụ thể về quan hệ của lá cây với môi trường trong việc duy trì sức sống của cây. b) Có thể đặt tiêu đề cho văn bản là : Cơ thể và môi trường hoặc Sự ảnh hưởng của môi trường đến cơ thể sống, 3. Sắp xếp các câu thành văn bản Tháng 10 năm 1954, các cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ rời Chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ “Việt Bắc”. Phần đầu bài thơ tái hiện một giai đoạn gian khổ, vẻ vang của Cách mạng và Kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc nay đã trở thành những kỉ niệm sâu nặng trong lòng người. Phần sau nói lên sự gắn bó giữa miền ngược và miền xuôi trong một viễn cảnh hoà bình tươi sáng của đất nước và kết thúc bằng lời ngợi ca công ơn của Bác Hồ, của Đảng đối với dân tộc. “Việt Bắc” là một đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp. Có thể đặt cho văn bản trên tiêu đề là : Hoàn cảnh ra đời bài thơ "Việt Bắc", hoặc Giới thiệu bài thơ "Việt Bắc". 4. Viết tiếp câu để hoàn tạo thành văn bản Môi trường sống của loài người hiện nay đang bị huỷ hoại ngày càng nghiêm trọng. Hàng năm có hàng triệu tấn rác thải không phân hủy bị vứt bừa bãi khắp nơi làm tắc cống rãnh và giết chết các loài sinh vật. Những cánh rừng ở đầu nguồn cũng dần vắng bóng khiến cho nạn lũ lụt, lở đất ngày càng hoành hành dữ dội hơn. Ở trên cao, bầu không khí của chúng ta cũng chịu chung số phận. Khí thải từ các nhà máy, các khu công nghiệp xả ra quá mức làm cho tấm lá chắn bảo vệ trái đất của chúng ta (tầng ôzôn) cũng đứng trước nguy cơ không còn giá trị. - Có thể đặt tên cho văn bản là : Chúng ta đang hủy hoại cuộc sống của chính mình.
File đính kèm:
- on_tap_ngu_van_lop_8_luyen_tap_tinh_thong_nhat_ve_chu_de_cua.docx