Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Luyện tập bố cục của văn bản

Câu 1:Đọc đoạn văn sau và nhận xét về bố cục của đoạn văn?

 Dòng sông ấy thực sự là chiếc nôi ấm, mềm sản sinh những câu hò, điệu lý vang vọng trong không gian và thời gian, để nuôi dưỡng một tình yêu lịch sử và thiên nhiên sâu thẳm, ru vỗ, an ủi con người. Tưởng nhớ nàng công chúa nhà Trần đã vì nghĩa lớn dấn thân, câu hò trên dòng sông vút cao, lan xa, truyền đi trên sóng nước: “Nước non ngàn dặm ra đi Mượn màu son phấn, đền nợ Ô - Ly ”. Ngậm ngùi trước thất bại của vị vua yêu nước và các nghĩa sĩ, giọng mái nhì trên dòng sông ai oán: “Chiều chiều trước bến Văn Lâu/Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm, ai thương, ai cảm, ai đợi, ai trông, thuyền ai thấp thoáng bên sông.?”. Tất cả, tất cả thường hằng, rì rào như tiếng sóng nhẹ vỗ về bờ cỏ, như tiếng chuông chiều man mác, ngân nga truyền lan trên mặt sông, như tiếng gió reo trong ngàn thông đôi bờ, trải thời gian, đã kết tụ, thăng hoa thành Nhã nhạc cung đình, trở thành giá trị văn hóa phi vật thể, đóng góp vào đời sống nhân loại.

 A. Bố cục rõ ràng, mạch lạc

 B. Không phân định được được mở, thân , kết của đoạn văn

 C. Chưa có bố cục rõ ràng

 D. Các ý lộn xộn

Câu 2:Nhiệm vụ của 3 phần Mở bài, thân bài, kết bài giống nhau hay khác nhau?

 A. Giống nhau

 B. Khác nhau

 C. Mở bài và Kết bài giống nhau

 

docx 7 trang linhnguyen 17/10/2022 3940
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Luyện tập bố cục của văn bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Luyện tập bố cục của văn bản

Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Luyện tập bố cục của văn bản
LUYỆN TẬP : BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN
Câu 1:Đọc đoạn văn sau và nhận xét về bố cục của đoạn văn?	
 	Dòng sông ấy thực sự là chiếc nôi ấm, mềm sản sinh những câu hò, điệu lý vang vọng trong không gian và thời gian, để nuôi dưỡng một tình yêu lịch sử và thiên nhiên sâu thẳm, ru vỗ, an ủi con người. Tưởng nhớ nàng công chúa nhà Trần đã vì nghĩa lớn dấn thân, câu hò trên dòng sông vút cao, lan xa, truyền đi trên sóng nước: “Nước non ngàn dặm ra đi Mượn màu son phấn, đền nợ Ô - Ly”. Ngậm ngùi trước thất bại của vị vua yêu nước và các nghĩa sĩ, giọng mái nhì trên dòng sông ai oán: “Chiều chiều trước bến Văn Lâu/Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm, ai thương, ai cảm, ai đợi, ai trông, thuyền ai thấp thoáng bên sông...?”. Tất cả, tất cả thường hằng, rì rào như tiếng sóng nhẹ vỗ về bờ cỏ, như tiếng chuông chiều man mác, ngân nga truyền lan trên mặt sông, như tiếng gió reo trong ngàn thông đôi bờ, trải thời gian, đã kết tụ, thăng hoa thành Nhã nhạc cung đình, trở thành giá trị văn hóa phi vật thể, đóng góp vào đời sống nhân loại.
A. Bố cục rõ ràng, mạch lạc
B. Không phân định được được mở, thân , kết của đoạn văn
C. Chưa có bố cục rõ ràng
D. Các ý lộn xộn
Câu 2:Nhiệm vụ của 3 phần Mở bài, thân bài, kết bài giống nhau hay khác nhau?
A. Giống nhau
B. Khác nhau
C. Mở bài và Kết bài giống nhau
Câu 4:Để giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, một bạn đã đưa ra các ý sau: 	
a. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ	
b. Giải thích tại sao người xưa lại nói Ăn quả nhớ kẻ trồng cây	
c. Nêu bài học vận dụng câu tục ngữ ấy trong cuộc sống	
Bố cục như vậy đã hợp lí chưa?	
A. Hợp lí
B. Còn thiếu ý
C. Các ý lộn xộn
Câu 5:Bố cục của văn bản là gì?	
A. Tạo lập văn bản hoàn chỉnh
B. Sự sắp xếp các ý để tạo lập văn bản
C. Sự tổ chức các đoạn văn thể hiện chủ đề chung của văn bản
Câu 6:Phần Mở bài có vai trò như thế nào trong một văn bản?
A. Giới thiệu các nội dung của văn bản
B. Nêu diễn biến của sự việc, nhân vật
C. Giới thiệu sự vật, sự việc, nhân vật.
D. Nêu kết quả của sự việc, câu chuyện
Câu 7:Văn bản thường có bố cục mấy phần?
A. 2 phần
B. 3 phần
C. 1 phần
D. 4 phần
Câu 8:Nội dung phần thân bài của một văn bản thường được sắp xếp theo những trình tự nào?
A. Trình tự thời gian và không gian
B. Trình tự phát triển của sự việc
C. Trình tự của mạch suy luận
D. Cả A, B, C
Câu 9:Phần thân bài nên trình bày như thế nào để rõ ràng, mạch lạc?
A. Trình bày bằng nhiều đoạn văn nhỏ giải quyết các khía cạnh của chủ đề
B. Nội dung được trình bày tùy thuộc kiểu văn bản, chủ đề , ý đồ giao tiếp của người viết
C. Trình bày thành một đoạn văn duy nhất
D. A và B đúng
Câu 10:Phần Mở bài và Kết bài thường có cấu tạo như thế nào?
A. Không cần tách thành những đoạn riêng biệt
B. Hai đoạn văn
C. Một đoạn văn
D. Nhiều đoạn văn
Câu 11.Với đề bài : Kể lại một việc làm chứng tỏ mình đã khôn lớn, một bạn học sinh đã dự định có các ý và sắp xếp như sau. Theo em, bạn tìm ý đã đủ chưa? Sắp xếp các ý đã hợp lí chưa? Vì sao? Hãy sắp xếp lại (nếu có).
Kể về một việc chứng tỏ mình khôn lớn
Kể về sự thay đổi trong suy nghĩ, tâm lí việc làm
Kể về niềm vui của bố mẹ khi thấy những việc làm của em
Kể về sự thay đổi về hình thức bên ngoài của em
Cảm xúc của em
Câu 12: Hãy đọc kĩ văn bản sau:
 Họa Mi hót Mùa xuân! Mỗi khi Họa Mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu! 
Trời bỗng sáng thêm ra. Những luồng ánh sáng chiếu qua các chùm lộc mới hóa rực rỡ hơn. Những gợn sóng trên mặt hồ hòa nhịp với tiếng Họa Mi hót, lấp lánh thêm. Da trời bỗng xanh cao. Những làn mây trắng hơn, xốp hơn, trôi nhẹ nhàng hơn. Các loài hoa nghe tiếng hót trong suốt của Họa Mi chợt bừng giấc, xòe những cánh hoa đẹp, bày đủ các màu sắc xanh tươi. Tiếng hót dìu dặt của Họa Mi dục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới. 
Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Họa Mi đã làm cho tất cả bừng giấc... Họa Mi thấy lòng vui sướng, cố hót hay hơn nữa.
 ( Võ Quảng – Dẫn theo Tiếng Việt 3, tập hai, 1994)
Bố cục của văn bản trên gồm mấy phần? 
A. 2 phần 
B. 3 phần 
C. 4 phần
HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
 Kể lại một việc làm chứng tỏ mình đã khôn lớn
Tình huống : Gần Tết, mẹ ốm, bố đi công tác xa chưa về, em ở nhà chăm sóc mẹ, dọn nhà
Yêu cầu : Từ các gợi ý sau, em hãy lập dàn ý cho đề bài trên sao cho hợp lí.
Giới thiệu về bản thân: Năm nay em học lớp 8, em cảm thấy mình đã khôn lớn. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn thấy em bé bỏng, phải qua một việc, bố mẹ mới thay đổi suy nghĩ ấy.
Kể về sự thay đổi về hình thức bên ngoài của em
Người cao lên, chân tay dài ra
Mặt xuất hiện nhiều mụn nhỏ.
Giọng nói thay đổi, ồm ồm, khàn khàn.
Kể về sự thay đổi trong suy nghĩ, tâm lí việc làm:
Ít nói hơn, hay trầm tư.
Không còn nô đùa nghịch ngợm như trước nữa
Thích tâm sự với bạn bè, đôi lúc mơ mộng.
Để ‎ nhiều đến hình thức của mình và các bạn xung quanh.
Có ‎ thức giúp đỡ các bạn gặp khó khăn.
Kể về một việc chứng tỏ mình khôn lớn
Mẹ bị cảm, phải nghỉ làm đã mấy ngày, ngày 30 tết đã đến
Bố đi công tác chưa về, một mình em ở nhà với mẹ.
Em thấy thương mẹ, nghĩ về mẹ lúc mình ốm mẹ chăm sóc như thế nào?
Em làm gì cho mẹ? ( bóp tay chân, pha nước cam cho mẹ uống, pha thế nào?)
Khi mang cốc nước cam mời mẹ, mẹ có thái độ như thế nào? ( mẹ rớm rớm nước mắt, mẹ không ngờ một đứa như tôi lúc nào cũng chỉ đòi hỏi chờ đợi sự quan tâm của mọi người thế mà hôm nay lại làm được như vậy)
Sau đó thấy nhà cửa bừa bãi, em quyết định dọn dẹp (kể những khó khăn khi dọn dẹp mà mình đã vượt qua)
Niềm vui của bố mẹ khi thấy những việc làm của em
Hôm sau, bốvề thấy nhà cửa gọn gàng, bố hết sức ngạc nhiên, xoa đầu em khen ngợi.
Mẹ như khỏe ra, mắt lấp lánh niềm tự hào.
Cảm xúc của em
Vui sướng tự tin hơn.
Thấy rõ trách nhiệm của mình.
Khẳng định mình đã khôn lớn, tiếp tục chứng tỏ với mọi người.
 Người ấy (bạn bè, người thân...) sống mãi trong tôi.
Dẫn dắt giới thiệu về người mình định viết trong bài. Nêu lí do khiến người ấy sống mãi trong tâm trí em (có thể là một hành động, lời nói, việc làm, ngoại hình, hoặc những suy nghĩ cao đẹp của người ấy....)
b. Thân bài:
Miêu tả vài nét về ngoại hình của người ấy (mái tóc, giọng nói, dáng đi) mà em cảm thấy gần gũi, thân thiết, đáng yêu, đáng trân trọng..
Kể về thói quen, hành động, tính cách của người ấy khiến em yêu quý, khâm phục.
Kể về một vài kỉ niệm giữa em với người ấy
Đó là việc gì? Xảy ra lúc nào? Xảy ra như thế nào?( quá trình mở đầu và kết thúc)
Việc làm của người ấy đã để lại trong em ấn tượng gì? (Tình cảm, suy ngĩ về cách sống, về tư tưởng, đạo lí, ...)
Kể về hiện trạng của người ấy và ảnh hưởng đối với bản thân 
Người ấy bây giờ ở đâu? Tình cảnh thế nào?
Quan hệ của em với người ấy? Tác động của người ấy đối với em như thế nào?
c. Kết bài:
Khẳng định tình cảm của em dành cho người ấy.
Hình ảnh của người ấy có tác động như thế nào đến cuộc sống lao động và học tập của
Câu 3:Đọc đoạn văn sau và nhận xét về bố cục của đoạn văn?	
 	Nhiều người ví von rằng hẻm Sài Gòn như những con lạch nhỏ chảy ra sông, như sông chảy ra biển, hòa vào đại lộ thênh thang. Kỳ thực, hẻm chính là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, tạo ra phần hồn cho thành phố. Nhiều hẻm ở Tân Bình là chốn cư trú của người miền Trung mà đại diện là dân vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi. Những con hẻm này đã hình thành từ trăm năm nay. Phần lớn người trong hẻm là dân tứ xứ tập trung về rồi tạo thành cộng đồng gắn bó với nhau. Bước chân vào những con hẻm này người ta thấy vừa cũ kỹ, vừa bình dị như bước vào một làng quê nào đó. Nhưng dù cho có bao nhiêu cách gọi tên, hẻm Sài Gòn vẫn là phần hồn tinh túy của văn hóa Sài Gòn, là mạch ngầm của đời sống người Sài Gòn, là thứ lắng đọng lại sau những ồn ào, phồn hoa của hình ảnh một TP.HCM hiện đại đang trỗi dậy. Nơi đây gợi nhiều xúc cảm, gợi nhiều thương nhớ cho những ai từng một lần sống trong hẻm Sài Gòn.
A. Bố cục lộn xộn
B. Bố cục rõ ràng
LUYỆN TẬP: BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN

File đính kèm:

  • docxon_tap_ngu_van_lop_8_luyen_tap_bo_cuc_cua_van_ban.docx