Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Đưa yếu tố miêu tả và biểu cảm vào văn bản tự sự

Bài 1: Hãy chỉ rõ những yếu tố tự sự, miêu tả biểu cảm trong các đoạn văn dưới đây và cho biết tác dụng của nó:

a. Hắn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như một thằng sắng cá. Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen và rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần áo nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét trạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai tay cũng thế. Trông gớm chết!

(Chí Phèo – Nam Cao)

b.Lão Hạc ơi! Bây giờ thì tôi hiểu sao lão không muốn bán con chó vàng của lão. Lão chỉ còn một mình nó để làm khuây. Vợ lão chết rồi. Con lão đi bằn bặt. Già rồi mà ngày cũng như đêm, chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả phải buồn? Những lúc buồn, có con chó làm bạn thì cũng đỡ buồn một chút. Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự. Thỉnh thoảng không có việc gì làm, lão lại bắt rận cho nó, hay đem nó ra ao tắm. Lão cho nó ăn cơm trong một cái bát như một nhà giàu. Lão ăn gì cũng chia cho nó cùng ăn. Những buổi tối, khi lão uống rượu, thì nó ngồi ở dưới chân, Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng, như người ta gắp thức ăn cho con trẻ.

(Lão Hạc- Nam Cao)

c.Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi? Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:

- Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc.

(Lão Hạc- Nam Cao)

 

doc 14 trang linhnguyen 17/10/2022 4020
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Đưa yếu tố miêu tả và biểu cảm vào văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Đưa yếu tố miêu tả và biểu cảm vào văn bản tự sự

Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Đưa yếu tố miêu tả và biểu cảm vào văn bản tự sự
 BẢN TỰ SỰ
A. Mục tiêu bài học
Giúp HS 
Củng cố KTCB về tác dụng của miêu tả và biều cảm trong bài văn tự sự
Rèn kĩ năng nhận diện, tạo lập văn bản có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
B. Chuẩn bị:
GV: nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, phiếu học tập
HS: làm bài tập, ôn lại kiến thức về miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.
C. Tiến trình lên lớp
I. Kiến thức cơ bản
*. Tác dụng của việc sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.
-Miêu tả không chỉ làm nổi bật ngoại hình mà còn khắc hoạ nội tâm nhân vật làm cho câu chuyện trở nên đậm đà,lí thú.
-Biểu cảm làm rõ cảm tưởng suy nghĩ của người viết
*.Yếu tố mtả:Thường có 4 yếu tố mtả đan xen vào các tình tiết diễn biến của câu chuyện:
+Mtả ngoại hình của nhân vật (Đ/v mtả Dế Mèn và Dế Choắt)
+Mtả cảnh vật (cảnh thiên nhiên trong văn bản : Cuộc chia tay của những con búp bê)
+Mtả hành động của nhân vật: (Đ/V cai lệ đánh chị Dậu và đoạn chị Dậu cự lại người nhà lí trưởng và cai lệ)
+Mtả tâm trạng nhân vật (Đ/V mtả tâm trạng nhân vật LH sau khi bán chó)
*.Yếu tố biểu cảm được biểu hiện qua 3 dạng:
+Tự thân cảnh vật,sự viẹc diễn biến mà cảm xúc tràn ra,thấm vào lời văn do người đọc cảm nhận (Đ/V đầu của VB CÔ Tô)
+Cảm xúc được bày tỏ, được biểu hiện qua các nhân vật, nhất là qua ngôi kể 
+Cảm xúc được tác giả bày tỏ trực tiếp.
1.Tại sao trong văn bản tự sự cần có yếu tố miêu tả và biểu cảm?
Nói đến tự sự là nói đến cốt truyện với nhân vật và các sự kiện nối tiếp nhau. Tuy nhiên nếu chỉ đơn thuần là sự lắp ghép liệt kê hành động việc làm của nhân vật cũng như trình tự của các sự việc câu chuyện trở nên khô khan đơn điệu. Nhân vật trong tác phẩm tự sự phải thật sống động với đặc điểm chân dung bên ngoài cũng như cử chỉ hành động và thế giới nội tâm bên trong. Sự việc diễn ra trong văn bản tự sự phải có diễn biến phải xảy ra trong một thời gian không gian nhất định. Đó là chưa nói tới những tác động của thiên nhiên của cảnh vật của môi trường xung quanh đến toàn bộ hành vi hoạt động của con người. để đáp ứng tất cả những yêu cầu đó đương nhiên phải cần khi miêu tả
Mặt khác tự sự là kể việc đời việc người. Dù khách quan đến đâu nhà văn cũng không thể đứng ngoài cuộc. Ngược lại nhà văn phải thực sự sống cùng với nhân vật của mình; cùng vui buồn đau khổ hạnh phúc; cùng chia sẻ với những cảnh đời những số phận do chính mình sáng tạo nên. Do đó rất cần yếu tố biểu cảm. xin được dẫn ra đây một mẩu chuyện nhỏ về sự đồng cảm của nhà văn với nhân vật:
Một hôm có một ông bạn đến thăm Ban-dắc. Vừa vào đến cửa khách nhìn thấy nhà văn đang nằm vật vã giữa nhà , mặt mày trắng bệch, hai mắt nhắm như hôn mê. ông khách vội hô lên: “Này Ban dắc nguy kịch rồi”. Nghe tiếng người hô hoán, Ban dắc  tỉnh dậy, ông thương xót nói rằng: ông biết không, lão Gô-ri-ô mất rồi”
 2.Yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự
Yếu tố miêu tả được sử dụng khi
- Miêu tả nhân vật
Miêu tả ngoại hình( gương mặt, dáng người, cha)
Miêu tả các trạng thái hoạt động: việc làm lời nói
Miêu tả trạng thái tình cảm và thế giới nội tâm: yêu thương giận dữ dằn học vui buồn khổ đau hạnh phúc
Chính các hình ảnh  miêu tả ấy sẽ góp phần khắc họa thành công chân dung nhân vật với những nét tính cách riêng
- Miêu tả thiên nhiên tạo nền cho diễn biến sự việc trong cốt truyện tự sự
- Miêu tả cảnh sinh hoạt với những hoạt động cụ thể tham gia và cốt truyện
Yếu tố miêu tả thường được thể hiện qua các từ ngữ hình ảnh có sức gọi lớn: từ tượng thanh từ tượng hình so sánh nhân hóa.  
Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự phải chọn lọc không được quá lạm dụng dẫn đến lạc thể loại. 
Mục đích chính là qua các hình ảnh miêu tả làm cho cốt truyện hay hơn hấp dẫn hơn; nhân vật hiện lên sinh động cụ thể gây ấn tượng hơn.
3. Biểu cảm trong văn bản tự sự
Biểu cảm thông qua những ý nghĩ, những cảm xúc của các nhân vật trong tác phẩm tự sự. Thông thường trong những trường hợp này nhà văn để cho nhân vật tự độc thoại để bày tỏ nội tâm của mình.
Biểu cảm thông qua cảm xúc của chính nhà văn với nhân vật hoặc sự việc được đề cập tới trong tác phẩm. Đối với trường hợp ở ngôi kể thứ nhất( hình thức tự truyện), cảm xúc của nhà văn thường được lồng vào cảm xúc của nhân vật “tôi”. Còn đối với những trường hợp dùng ngôi kể thứ 3, cảm xúc của nhà văn thường được thể hiện thông qua lời dẫn truyện. Hoặc có khi tác giả hóa thân vào nhân vật nói hộ cảm xúc của nhân vật.
Về hình thức, yếu tố biểu cảm trong văn bản tự sự thường xuất hiện thông qua những câu cảm thán những câu hỏi tu từ.
Cảm xúc thường được bộc lộ đân xen với các chi tiết tự sự nhằm tô đậm ý nghĩa nào đó. 
Cảm xúc thường đan xen vào kết bài nhằm làm sâu sắc thêm chủ đề.
4.Một số ví dụ
a. Những câu  miêu tả và biểu cảm tạo không khí cho câu chuyện
Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.
Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. 
(Tôi đi học, Thanh Tịnh)
*Yếu tố miêu tả:
Tả cảnh vật cụ thể là tả lá và không gian trên trời ( lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc), tả không gian buổi sáng đi học( một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, con đường làng dài và hẹp)
Yếu tố miêu tả được thể hiện qua các từ: từ láy tả đám mây ( bàng bạc),  cụm danh từ gợi tả ( Sang Thu, gió lạnh), tính từ tạ tả con đường: dài và hẹp
Nhờ yếu tố miêu tả mà khung cảnh hiện lên sinh động cụ thể hơn
*Yếu tố biểu cảm
Tác giả thể hiện cảm xúc của lòng mình:  Lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường;  kể lại ấn tượng về ngày đầu tiên đi học: tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Yếu tố biểu cảm được thể hiện qua các từ ngữ chỉ cảm xúc của con người: nao nức mơn man, Quên thế nào được, trong sáng này nở.
Nhờ yếu tố biểu cảm ma đoạn văn mang đậm chất trữ tình. chất trữ tình tạo nên những câu văn cảm xúc chân thực diễn tả tinh tế tâm trạng của nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đi học.
b. Có khi yếu tố biểu cảm chỉ là sự thật nhanh của người kể để giải bài một cảm xúc một ý nghĩ có vẻ vu vơ, người ta thường gọi đó là trữ tình ngoại đề. Tuy nhiên sự thật nhanh có vẻ vu vơ này vẫn góp phần vào biểu hiện chủ đề
Ví dụ
Lão hút xong, đặt xe điếu cuống, quay ra ngoài, thở khói. Sau một điếu thuốc lào, óc người ta tê dại đi trong một nỗi đê mê nhẹ nhõm. Lão Hạc ngồi lặng lẽ, hưởng chút khoái lạc con con ấy. Tôi cũng ngồi lặng lẽ. Tôi nghĩ đến mấy quyển sách quý của tôi. Hồi bị ốm nặng ở Sài Gòn tôi bán gần hết cả áo quần, nhưng vẫn không chịu bán cho ai một quyển. Ốm dậy, tôi về quê, hành lý chỉ vẻn vẹn có một cái va-ly đựng toàn những sách. Ôi những quyển sách rất nâng niu! Tôi đã nguyện giữ chúng suốt đời, để lưu lại cái kỷ niệm một thời chăm chỉ, hăng hái và tin tưởng đầy những say mê đẹp và cao vọng: mỗi lần mở một quyển ra, chưa kịp đọc dòng nào, tôi đã thấy bừng lên trong lòng tôi như một rạng đông, cái hình ảnh tuổi hai mươi trong trẻo, biết yêu và biết ghét..
(Lão Hạc, Nam Cao)
II. Luyện tập
Bài 1: : Hãy chỉ rõ những yếu tố tự sự, miêu tả biểu cảm trong các đoạn văn dưới đây và cho biết tác dụng của nó:
a. Hắn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như một thằng sắng cá. Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen và rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần áo nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét trạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai tay cũng thế. Trông gớm chết!
(Chí Phèo – Nam Cao)
b.Lão Hạc ơi! Bây giờ thì tôi hiểu sao lão không muốn bán con chó vàng của lão. Lão chỉ còn một mình nó để làm khuây. Vợ lão chết rồi. Con lão đi bằn bặt. Già rồi mà ngày cũng như đêm, chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả phải buồn? Những lúc buồn, có con chó làm bạn thì cũng đỡ buồn một chút. Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự. Thỉnh thoảng không có việc gì làm, lão lại bắt rận cho nó, hay đem nó ra ao tắm. Lão cho nó ăn cơm trong một cái bát như một nhà giàu. Lão ăn gì cũng chia cho nó cùng ăn. Những buổi tối, khi lão uống rượu, thì nó ngồi ở dưới chân, Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng, như người ta gắp thức ăn cho con trẻ.
(Lão Hạc- Nam Cao)
c.Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
- Cụ bán rồi?
- Bán rồi? Họ vừa bắt xong.
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:
- Thế nó cho bắt à?
Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...
(Lão Hạc- Nam Cao)
d.Tôi ở nhà binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu. 
Định hướng
a. Yếu tố miêu tả: Cái đầu thì trọc lốc, cả hai tay cũng thế. 
 Yếu tố biểu cảm: Trông gớm chết!
 Tác dụng: Giúp người đọc hình dung một cách cụ thể rõ nét về con quỷ dữ làng Vũ Đại Chí Phèo và thái độ của người kể chuyện.
b. 
Ở phần đầu tác giả sử dụng yếu tố biểu cảm là chủ yếu. Câu cảm thán, câu hỏi tu từ đã trực tiếp bày tỏ thái độ cảm thong, thương xót của nhân vật tôi đối với lão Hạc.
Ở phần sau, đoạn văn chủ yếu sử dụng phương thức tự sự kể lại cách đối sử ân cần, nâng niu của lão Hạc với con chó Vàng
c.
Bài 2: Cô giáo chép lên bảng một đoạn văn ngắn như sau:
Kim đồng hồ nhích dần đến con số mười hai. Măt trời đã đứng bóng, Cái nắng hè đã gay gắt đến khó chịu, lại thêm từng đợt gió Lào quạt dữ dội. Ngoài vườn, hàng chuối như cũng đang rũ xuống. Tôi nhìn ra ngõ, giờ này mà mẹ vẫn chưa về. Hôm nào cũng vậy, mẹ thường đi làm về rất muộn. Cơ quan thì xa, chiếc xe đạp cũ và cái dáng gầy của mẹ phải chống chọi với nắng, gió Lào, vất vả lắm mới qua được cả một quãng đường dài. Nghĩ đến đó, tự nhiên tôi thấy cay cay khóe mắt. Và trong lòng tôi chợt thổn thức: Làm sao con có thể chia sẻ nỗi nhọc nhằn của mẹ, mẹ ơi!
Đọc đoạn văn, bạn A cho đó là phương thức miêu tả, bạn B cho đó là phương thức tự sự, bạn C cho đó là phương thức biểu cảm. Khi nghe các bạn phát biểu, cô giáo nhận xét: Chưa có ý kiến nào đúng.
Theo em, vì sao cô giáo nhận xét như vậy? Phải trả lời thế nào mới được gọi là đúng?
Định hướng
Cô giáo nhận xét như vậy là vì mỗi bạn chỉ phát hiện được một phương thức, tức là chỉ đúng một phần. Thực tế, trong đoạn văn có cả ba phương thức và chúng kết hợp với nhau. Trong đó, phương thức tự sự vẫn là chính, miêu tả và biểu cảm chỉ là bổ trợ.
Bài 3: Hãy chỉ rõ yếu tố miêu tả và biểu cảm trong các đoạn văn sau. Thử lược bỏ các yếu tố miêu tả và biểu cảm đó và viết lại bằng một đoạn văn khác. So sánh hiệu quả mà hai đoạn văn mang đến cho người đọc.
Chà ! Giá quẹt một que diêm lên mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ ? Giá em có thể rút một que diêm ra quẹt vào tường mà hơ ngón tay nhỉ ? Cuối cùng em đánh liều quẹt một que diêm. Diêm bén lửa thật là nhạy. Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biếc đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt.	
 Em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng..dịu dàng.	
 Thật là dễ chịu ! Đôi bàn tay em hơ trên ngọn lửa; bên tay cầm diêm, cái ngón cái nóng bỏng lên. Chà ! Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi, thì khoái biết bao!	
 Em vừa duỗi chân ra sưởi thì lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất. Em ngồi đó, tay cầm que diêm đã tàn hẳn. Em bần thần cả người và chợt nghĩ ra rằng cha em đã giao cho em đi bán diêm; đêm nay, về nhà thế nào cũng bị cha mắng.
Định hướng
*Yếu tố miêu tả:
Diêm bén lửa thật là nhạy. Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biếc đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt.	
Em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng. Trong lò, lửa cháy nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng.
*Yếu tố biểu cảm:
Chà ! Giá quẹt một que diêm lên mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ ? Giá em có thể rút một que diêm ra quẹt vào tường mà hơ ngón tay nhỉ ? 
Chà ! Ánh sáng kỳ diệu làm sao ! 
Thật là dễ chịu ! 
Chà ! Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi, thì khoái biết bao!
Em bần thần cả người
* Tác dụng
Giúp người đọc hình dung được cảnh tượng diêm cháy, mộng tưởng của em
Bộc lộ được niềm vui mừng sung sướng và khao khát, ước mơ mãnh liệt của cô bé bán diêm khi diêm cháy.
Biểu lộ được cả nỗi buồn, thất vọng, lo lắng của em bé khi diêm tắt. 
Bài 4: Đọc đoạn văn tự sự sau, thêm các yếu tố miêu tả và biểu cảm rồi viết lại đoạn văn sao cho sinh động hấp dẫn hơn.
Một buổi chiều, như thường lệ, tôi xách cần câu ra bờ sông. Bỗng nhiên, tôi nhìn thấy một cậu bé chạc tuổi mình đã ngồi câu ở đó tự bao giờ. Tôi định lên chào làm quen, nhưng vì ngại nên thôi. Thế là tôi lặng lẽ lùi xa một quãng buông câu, nhưng thỉnh thoảng vẫn liếc mắt nhìn trộm cậu ta. Lóng ngóng thế nào, tôi để tuột cả hộp mồi rơi xuống sông. Ngán ngẩm, tôi cuốn cần câu định ra về. Chưa kịp đứng dậy, tôi đã nhìn thấy cậu bé đứng sừng sững ngay trước mặt. Trên tay cậu ta là một hộp mồi đầy. Cậu ta san cho tôi nửa số mồi. Thế là chúng tôi làm quen với nhau.
Định hướng
Thêm yếu tố miêu tả và biểu cảm 
Câu 1: miêu tả gió lạnh bầu không khí: từng cơn gió ào ào, rít mạnh ... mặt đất trắng xoá, bầu trời xám xịt...
Câu 3: Màu sắc đặc điểm của chiếc áo len: màu hồng nhạt có thêu hình những bông hoa xinh xắn, thật mềm và ấm áp.
Câu 7: cảm xúc khi nhận được sự quan tâm của mẹ: thật hạnh phúc trong lòng lâng lâng khó tả, cảm thấy vô cùng ấm áp.
Bài 5: Một bạn kể một kỉ niệm đáng nhớ về con vật nuôi mà mình yêu thích như sau:
Hồi trước sống ở nhà bà ngoại, gia đình tôi nuôi hai chú cún tên là Giôn và Rếch.
Hai chú cún rất xinh. Ở với bà ngoại được mấy năm thì bố mẹ tôi mua được nhà và dọn về nhà mới. Khi về nhà mới tôi không thể đem cả hai con đi dược, phải để Giôn ở lại nhờ bà ngoại nuôi. Tôi rất buồn vì không thể mang Giôn đi cùng. 
Nhận xét cách viết của bạn.
Hãy bổ sung yếu tố miêu tả và biểu cảm để hai đoạn văn trên cụ thể, sinh động hơn)
Định hướng
Đoạn văn mới dừng ở việc kể, chưa chú ý miêu tả và biểu cảm. Chính vì thế mà nó chưa sinh động hấp dẫn.
Cần phải thêm vào đoạn một một tình huống hiện tại gợi nhắc đến con Giôn đã ở xa. Hoặc bắt đầu bằng một vài câu cảm thán diễn tả nỗi nhớ Giôn.
Đoạn sau có thể bổ sung yếu tố miêu tả hình dáng, hoạt động, đặc điểm của hai con chó. Cũng có thể mô tả kĩ nỗi nhớ của em đối với Giôn.
Bài 6: Cho hai nội dung sau:
Em giúp một cụ già qua đường lúc đông người và nhiều xe qua lại.
Em nhận được món quà bất ngờ nhân ngày sinh nhật của mình hoặc trong dịp lễ tết
Chọn một trong hai nội dung trên viết thành một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm	Định hướng
a. 
Sự việc cần kể: em giúp một cụ già qua đường lúc phố đông người
Yếu tố miêu tả: đường phố nườm nượp, chật ních xe cộ qua lại, các xe phóng vèo vèo; cụ già nua, chân chậm, mắt kém, nhìn trước nhìn sau mà không biết sang đường thế nào, tả thái độ của bà cụ khi được em giúp
Yếu tố biểu cảm: cảm xúc của em khi làm được việc tốt
b. 
Sự việc cần kể: em nhận được món quà bất ngờ nhân ngày sinh nhật của mình hoặc trong dịp lễ tết.
Yếu tố miêu tả: miêu tả đặc điểm của món quà
Yếu tố biểu cảm: ‎cảm xúc của em khi nhận quà: bất ngờ, vui sướng. 
VỀ NHÀ: 
Học và nắm chắc cách đưa yếu tố miêu tả và biểu cảm vào văn bản tự sự.
Làm bài tập 6 vào vở.
LUYỆN TẬP: MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ
Bài 1:Tìm yếu tố miêu tả và biểu cảm trong các đoạn văn sau và cho biết tác dụng của chúng.
a. 	Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.
	Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
	Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.
	Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.
b.	Lão hút xong, đặt xe điếu cuống, quay ra ngoài, thở khói. Sau một điếu thuốc lào, óc người ta tê dại đi trong một nỗi đê mê nhẹ nhõm. Lão Hạc ngồi lặng lẽ, hưởng chút khoái lạc con con ấy. Tôi cũng ngồi lặng lẽ. Tôi nghĩ đến mấy quyển sách quý của tôi. Hồi bị ốm nặng ở Sài Gòn tôi bán gần hết cả áo quần, nhưng vẫn không chịu bán cho ai một quyển. Ốm dậy, tôi về quê, hành lý chỉ vẻn vẹn có một cái va-ly đựng toàn những sách. Ôi những quyển sách rất nâng niu! Tôi đã nguyện giữ chúng suốt đời, để lưu lại cái kỷ niệm một thời chăm chỉ, hăng hái và tin tưởng đầy những say mê đẹp và cao vọng: mỗi lần mở một quyển ra, chưa kịp đọc dòng nào, tôi đã thấy bừng lên trong lòng tôi như một rạng đông, cái hình ảnh tuổi hai mươi trong trẻo, biết yêu và biết ghét... Nhưng đời người ta không chỉ khổ một lần. Mỗi lần cùng đường đất sinh nhai, và bán hết mọi thứ rồi, tôi lại phải bán đi một ít sách của tôi. Sau cùng chỉ còn có năm quyển, tôi nhất định, dù có phải chết cũng không chịu bán. Ấy thế mà tôi cũng bán! Mới cách đây có hơn một tháng thôi, đứa con nhỏ của tôi bị chứng lỵ gần kiệt sức... Không! Lão Hạc ơi! Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu? Lão quý con chó vàng của lão đã thấm vào đâu với tôi quý năm quyển sách của tôi...
c.	Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay :	
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !	
- Cụ bán rồi ?	
- Bán rồi ! Họ vừa bắt xong.
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng
ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc. Bây giờ thì tôi không
xót năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc.
Tôi hỏi cho có chuyện :	
 	- Thế nó cho bắt à ?
 	Mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước
mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu
như con nít. Lão hu hu khóc...
d. 	Tiếng trống thu không[1] trên cái chợ của huyện nhỏ; từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rơ rệt trên nền trời.
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị: Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái 

File đính kèm:

  • docon_tap_ngu_van_lop_8_dua_yeu_to_mieu_ta_va_bieu_cam_vao_van.doc