Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Chuyên đề: Văn học hiện thực

A. Mục tiêu

1.Kiến thức: HS thấy được

- Sự giống và khác nhau cơ bản của các truyện ký đã học về các phương diện thể loại, phương thức biểu đạt,nội dung,nghệ thuật.

- Những nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật của từng văn bản.

- Đăc điểm của nhân vật trong các tác phẩm truyện.

2.Kỹ năng :

- KNBH: Khái quát hệ thống hóa và nhận xét về tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể .Cảm thụ nét riêng độc đáo của tác phẩm đã học.

- Rèn KNS : Giao tiếp, lắng nghe, phản hồi, kĩ năng nhận thức vấn đề, kĩ năng xác định giá trị bản thân; suy nghĩ ,sáng tạo.

3 Thái độ :

- Giáo dục lòng yêu thích văn học nước nhà.

4. Phát triển năng lực: rèn HS năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được vẻ đẹp tác phẩm ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong tiết học, năng lực thẩm mĩ trong việc chiếm lĩnh vẻ đẹp tác phẩm văn chương.

- Thái độ - Giáo dục đạo đức: lòng yêu thương con người, biết căm ghét các thế lực tàn bạo, biết rung cảm trước cuộc sống, nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ, kỉ niệm mái trường, trân trọng vẻ đẹp của con người Việt Nam.

 

docx 31 trang linhnguyen 22/10/2022 220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Chuyên đề: Văn học hiện thực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Chuyên đề: Văn học hiện thực

Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Chuyên đề: Văn học hiện thực
động lực, có mục đích, sự phấn chấn, niềm tin,đó là sức mạnh giúp họ mau đi đến thành công.
- Liên hệ thực tế để chứng minh.
Khẳng định, đánh giá, bàn bạc mở rộng, rút ra bài học cho bản thân:
- Câu danh ngôn bao hàm một triết lý, một quan niệm nhân sinh tích cực, một lời khuyên đúng đắn: phải lạc quan, luôn tinh tưởng ở tương lai, ở mục đích sống tốt đẹp.
- Trong thực tế, có người thiếu niềm tin, không dám bước tới để hướng về phía mặt trời - những điều tốt đẹp. Họ dễ bị nhấn chìm trong bóng đêm của sự thất vọng, sợ hãi, trì trệ,
- Cần rèn luyện cho mình có ý chí, niềm tin, kiến thức,để có thể luôn hướng về phía mặt trời.
0,5
1
0,5
0,5
0,5
1
1
1
1
CÂU 3
Câu 3
a. Mở bài: 
 Giới thiệu nhân bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ với hai đặc điểm:
- Những cay đắng, tủi cực thời thơ ấu;
- Tình yêu thương cháy bỏng đối với người mẹ bất hạnh.
1,0 
0,5
0,5
b. Thân bài: 
 Lần lợt làm sáng tỏ từng luận điểm.
1. Những cay đắng, tủi cực của bé Hồng
- Bố mất, mẹ vì “cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực”, bé Hồng sống bơ vơ giữa sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của họ hàng.
- Bị bà cô độc ác gieo rắc vào đầu óc những hoài nghi, những ý nghĩ xấu xa, về người mẹ; 
- Bị người cô nhục mạ, hành hạ, bé Hồng đau đớn, cổ họng nghẹn ứ khóc không ra tiếng, cười dài trong tiếng khóc
2. Tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng với người mẹ bất hạnh
- Những ý nghĩ, cảm xúc của chú bé khi trả lời người cô
+ Nhận ra ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt của người cô; không muốn tình thương yêu và lòng kính mến mẹ bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến..
+ Đau đớn, uất ức đến cực điểm vì cổ tục đã hành hạ, đầy đọa mẹ: “Giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật nh hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”.
- Cảm giác sung sướng cực điểm khi ở trong lòng mẹ
+ Chạy đuổi theo chiếc xe. Vừa được ngồi lên xe cùng mẹ đã òa lên khóc nức nở.
+ Cảm giác sung sướng đến cực điểm của bé Hồng khi ở trong lòng mẹ là hình ảnh về một thế giới đang bừng nở, đang hồi sinh của tình mẫu tử. Vì thế, những lời cay độc của người cô cũng bị chìm ngay đi, bé Hồng không mảy may nghĩ ngợi gì nữa
+ Đoạn trích Trong lòng mẹ, đặc biệt là phần cuối là bài ca chân thành và cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Lu ý: Học sinh có thể có những cách chứng minh, làm sáng tỏ vấn đề khác nhau nhng vẫn đầy đủ, hợp lí thì vẫn cho điểm tối đa.
6,0
2,5
0,5
1,0
1,0
3,5
1,5
0,75
0,75
2,0
0,5
1,0
0,5
c. Kết bài:
- Khẳng định vấn đề đã chứng minh:
Đoạn trích Trong lòng mẹ đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương mãnh liệt của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh.
- Nêu thái độ, tình cảm của người viết:
Hồi kí thấm đẫm chất trữ tình. Cách nhìn nhận, đánh giá con người và sự việc và đặc biệt là tình cảm của nhà văn thời ấu thơ dành cho người mẹ thật đáng trân trọng.
1,0
0,5
0,5
ĐỀ 2: 
UBND HUYỆN YÊN LẠC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI GIAO LƯU HSG CẤP HUYỆN
MÔN: NGỮ VĂN 8
NĂM HỌC 2017-2018
Thời gian 120 phút không kể thời gian giao đề
Câu 1. (1,5 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau:
 “ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.”
 ( Quê hương- Tế Hanh) 
Câu 2. (3,0 điểm)
Trong truyện ngắn “ Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri, hình ảnh chiếc lá thường xuân được cụ Bơ-men vẽ trên tường trong đêm mưa tuyết đã giữ lại được sự sống cho Giôn-xi trong lúc cô tuyệt vọng nhất.
Từ câu chuyện cảm động của các họa sĩ nghèo trong truyện ngắn trên, hãy bày tỏ suy nghĩ của em về vai trò của tình thương trong cuộc sống bằng một bài văn.
Câu 3. (5,5 điểm)
 Đánh giá về văn bản “ Trong lòng mẹ” ( Chương IV) trích trong thiên hồi kí 
“ Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng, có ý kiến viết:
 “ Ở chương Trong lòng mẹ, có thể thấy chất trữ tình thấm đượm ở nội dung câu chuyện được kể; ở những cảm xúc căm giận, xót xa và yêu thương đều lên đến cao độ, thống thiết và ở cách thể hiện của tác giả.”
 Bằng hiểu biết của em về văn bản, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
UBND HUYỆN YÊN LẠC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HDC ĐỀ THI GIAO LƯU HSG CẤP HUYỆN
MÔN: NGỮ VĂN 8
NĂM HỌC 2017-2018
Thời gian 120 phút không kể thời gian giao đề
Câu 1(1,5điểm)
a.Về hình thức
 Học sinh cần viết thành bài văn hoặc đoạn văn cảm thụ có bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát
b.Về nội dung 
 Cần có các ý sau:
-Hai câu thơ miêu tả chiếc thuyền nằm im trên bến sau khi vật lộn với sóng gió biển khơi trở về. (0,25 điểm)
- Tác giả không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn cảm nhận thấy sự mệt mỏi, say sưa của nó. Con thuyền được nhân hóa như một sinh thể sống động, một vật vô tri trở nên có hồn, một tâm hồn rất tinh tế: con thuyền nằm yên lặng như đang nghỉ ngơi thư giãn sau một chuyến ra khơi vất vả trở về và như đang lắng nghe nghe vị muối mặn của biển khơi thấm dần trong thớ vỏ của nó. Cụm từ im bến mỏi vừa nói được sự nghỉ ngơi của con thuyền, vừa nói được vẻ yên lặng nơi bến đỗ.Chữ “ nghe” ( nghe chất muối) thể hiện sự chuyển đổi cảm giác rất tinh tế và thi vị. Cũng như người dân chài, con thuyền cũng thấm đẫm hương vị biển, thấy vị mặn mòi của biển đang râm ran trong cơ thể mình. (1,0 điểm)
- Không có một tâm hồn tinh tế, tài hoa và nhất là không có tấm lòng gắn bó sâu nặng với làng quê biển với cuộc sống lao động làng chài thì nhà thơ không thể có những câu thơ hay như vậy. (0,25 điểm)
Câu 2 (3điểm)
a.Về kĩ năng
- HS biết viết bài văn nghị luận xã hội ngắn đúng về hình thức, biết vận dụng một số thao tác lập luận để bày tỏ suy nghĩ, quan niệm của bản thân.
b. Về kiến thức: Cần đảm bảo một số ý sau
 Mở bài
-Dẫn vấn đề từ câu chuyện của ba họa sĩ nghèo trong truyện “ Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri để khẳng định tình yêu thương rất cần trong cuộc sống.
 Thân bài
-Giải thích: Tình yêu thương là tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người. Đó là sự sẻ chia, đồng cảm, yêu thương, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Là tình cảm thiêng liêng xuất phát từ con tim.
 - Biểu hiện tình yêu thương trong cuộc sống:Tình yêu thương có vô vàn hình trạng: Tình yêu thương bố mẹ dành cho con cái; anh chị em yêu thương nhau; bạn bè yêu thương nhau; tình yêu thương với những người quen biết và cả với những mảnh đời bất hạnh ngoài xã hội. Tình yêu thương được thể hiện qua sự giúp đỡ về vật chất, sự đồng cảm sẻ chia về tinh thần
-Bàn luận
*Tình yêu thương có ý nghĩa và sức mạnh lớn lao
- Tình yêu thương đem đến cho con người niềm vui, hạnh phúc, cao hơn là mang lại sự sống, sự cảm hóa kì diệu, tiếp thêm sức mạnh để con người vượt qua mọi thử thách, khó khăn. ( Dẫn chứng)
- Tình yêu thương làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, giúp con người gần nhau hơn. ( Dẫn chứng)
- Một con người biết yêu thương chính là người có nhân cách đẹp.
Thật đáng sợ khi thế giới chỉ có sự hận thù, chiến tranh và sự vô cảm.
*Mở rộng
- Phê phán những kẻ sống ích kỉ, thờ ơ vô cảm với nỗi đau của đồng loại.
- Tình yêu thương không phải có sẵn trong mỗi con người,nó chỉ có khi con người có ý thức nuôi dưỡng. Và tình yêu thương phải trong sáng, không vụ lợi mới có ý nghĩa.
- Bài học nhận thức và hành động: Sống biết yêu thương, chia sẻbiết trân trọng tình yêu thương của người khác dành cho mình.
 Kết bài
-Khẳng định lại tình yêu thương là tình cảm không thể thiếu trong cuộc sống con người.
Câu 3(5,5 điểm)
*Về kĩ năng
- Học sinh biết làm bài văn nghị luận văn học dạng đề về một ý kiến bàn về văn học, có bố cục rõ ràng, luận điểm chính xác
- Lời văn chuẩn xác, không mắc lỗi dùng từ, chính tả
* Về kiến thức
 Mở bài (0,25 điểm)
-Giới thiệu vấn đề nghị luận: Chất trữ tình trong văn bản “ Trong lòng mẹ”
- Dẫn ý kiến
 Thân bài (5,0 điểm)
1.Giải thích (0,5 điểm)
- Chất trữ tình ( hay còn gọi là chất thơ) trong tác phẩm văn học được thể hiện khá đa dạng ở nhiều yếu tố. Trong tác phẩm, thơ chất trữ tình là những cảm xúc, rung động của tác giả trước cái đẹp của tạo vật, con người.Trong văn xuôi, chất trữ tình được thể hiện chủ yếu trong lời kể ( cách thể hiện), cách sử dụng ngôn ngữ chọn lọc, trau chuốt, giàu cảm xúc và nhạc tính
=> Văn bản “Trong lòng mẹ” là một văn bản hồi kí thấm đẫm chất trữ tình. Chất trữ tình ấy được thể hiện ở nội dung câu chuyện được kể; trong dòng cảm xúc, tâm trạng của nhân vật và ở cách thể hiện của nhà văn.
 2. Chứng minh
a. Luận điểm 1: Chất trữ tình thấm đẫm trong nội dung câu chuyện được kể.
(1 điểm)
Nội dung câu chuyện đó là hoàn cảnh đáng thương của mẹ con bé Hồng.
-Mẹ bé Hồng phải âm thầm chịu đựng những cay đắng, những thành kiến tàn ác, rồi nợ nần, cùng túng phải tha hương, cầu thực.
- Chú bé Hồng ra đời là kết quả của một cuộc hôn nhân không có tình yêu . Cha cờ bạc, nghiện ngập rồi mất sớm. Mẹ vì những thành kiến tàn ác, nợ nần cùng túng phải tha hương, cầu thực. Bé Hồng phải sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng bên nội, thiếu thốn tình yêu thương, luôn khao khát gặp mẹ mà luôn bị bà cô tìm mọi cách chia cắt tình mẹ con.
=> Cuộc sống đầy bi kịch của một người phụ nữ; tuổi thơ cay đắng, tủi cực, của một đứa trẻ đã được nhà văn Nguyên Hồng thể hiện cảm động trong trang văn đã gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
b. Luận điểm 2: Chất trữ tình thấm đẫm trong dòng cảm xúc, tâm trạng phong phú của chú bé Hồng. (2 điểm)
Qua những dòng hồi kí, người đọc như cảm thấu được mọi cung bậc cảm xúc: đau đớn, tủi hận, xót xa, căm giận, yêu thương, hạnh phúc, sung sướngcủa bé Hồng đều đến cao độ, thống thiết.
* Trước hết, những cảm xúc ấy ở bé Hồng được thể hiện trong cuộc trò chuyện với bà cô: Cuộc trò chuyện là màn đối thoại đầy kịch tính thúc đẩy tâm trạng nhân vật đến những diễn biến phực tạp, căng thẳng cao độ.
- Khi người cô hỏi Hồng có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ không, với lòng mong mỏi được gặp mẹ, Hồng toan trả lời có nhưng nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và nét mặt rất kịch của bà cô, Hồng cúi đầu không đáp rồi lại cười đáp
 “ không”. Khi bà cô vẫn ngọt ngào “ Mày dại quáthăm em bé chứ”, lòng bé thắt lại, khóe mắt cay cay, nước mắt ròng ròng rồi chan hòa đầm đìa ở cằm, ở cổcười dài trong tiếng khóc. Các từ rớt, ròng ròng, chan hòa, đầm đìa cùng một trường nghĩa , miêu tả giọt nước mắt đau đớn của bé Hồng vì thương mẹ đến vô hạn. Nỗi đau bé âm thầm cố kìm nén đã vỡ ra thành nước mắt.
- Từ nỗi đau vì thương mẹ, Hồng căm giận những cổ tục đã đày đọa mẹ qua hình ảnh so sánh dữ dội: Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
Nhà văn đã sử dụng những động từ chỉ hành động mạnh: Vồ, cắn, nhai, nghiến với sắc thái biểu cảm ngày càng tăng khiến lời văn dường như sôi sục, tuôn trào đặc tả tâm trạng phẫn uất, căm giận cao độ của bé Hồng với những thành kiến vô hình đã làm khổ mẹ Hồng. Qua đó, ta càng thấu hiểu tình yêu thương mẽ mãnh liệt của Hồng.
*Đặc biệt, những cảm xúc của bé Hồng được thể hiện khi gặp mẹ: Có thể nói những cảm xúc, tâm trạng và những rung động về mẹ của Hồng đã đến độ cực điểm qua ngòi bút miêu tả của nhà văn.
- Khi thoáng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ : Cảm giác bối rối, hồi hộp đến nghẹn ngào của Hồng khi vừa tan trường ra nhìn thấy người ngồi trên xe kéo giống mẹ, Hồng đuổi theo gọi bối rối: Mợ ơi! Mợ ơi!
Mợ ơi!. Khi đuổi kịp xe, bé thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại vì mừng, sung sướng, vội vã đến cuống quýt .
-Khi được gặp mẹ, Hồng thấy như quá đột ngột, niềm hạnh phúc được gặp mẹ khiến em bất ngờ không dám tin để nghĩ rằng: Nếu người quay lại ấy là người khác.Và cái lầm đó không những làm cho tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, chẳng khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành gã gục giữa sa mạc.
Cách nói so sánh chính xác đã cực tả tâm lí của bé Hồng: hoặc là sung sướng tột đỉnh nếu người ngồi trên xe kéo là mẹ, hoặc thất vọng, đau dớn đến tột cùng nếu em nhìn lầm. Qua đó,thể hiện tình yêu mẹ tha thiết trong lòng chú bé.
-Khi được ngồi trên xe cùng mẹ, Hồng òa khóc nức nở. Nhưng đó không phải là những giọt nước mắt đau đớn mà là những giọt nước mắt của niềm vui, sung sướng tột cùng khi được gặp mẹ.
- Khi được nằm trong lòng mẹ, được tận mắt nhìn thấy mẹ,Hồng có cảm nhận về mẹ gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Tức là, Hồng thấy mẹ vẫn đẹp chứ không còm cõi, xơ xác như lời người cô. 
Không chỉ vậy, Hồng còn có những cảm giác: Tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt, hơi quần áo của mẹ tôi và những hơi thơ ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra thơm tho lạ thường.
 Ngôn ngữ của Nguyên Hồng đã diễn tả chính xác, tinh tế những cảm xúc, những rung động cực điểm của một người con xa mẹ, nhớ mẹ, bao ngày mong ngóng nay được gặp mẹ. Được sống trong tình yêu thương của mẹ, Hồng lại khao khát: Phải bé lại lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay của người mẹ vuốt ve, gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.
thiên nhiên. Đó chính là những rung động chỉ có được ở người con thiết tha yêu kính mẹ.Đó cũng chính là cộng hưởng của cảm xúc, của nỗi khao khát bao ngày được sống trong lòng mẹ.
Lưu ý: Ở luận điểm này học sinh có thể chia nhỏ ý để phân tích miễn là làm nổi bật được các cung bậc cảm xúc của bé Hồng.
b. Luận điểm 3: Chất trữ tình thấm đẫm trong lời kể của nhà văn(1 điểm)
- Kết hợp hài hòa giữa kể, bình luận và bộc lộ cảm xúc.
“Phải bé lại lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay của người mẹ vuốt ve, gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”
- Xây dựng những hình ảnh so sánh độc đáo:
+ Hình ảnh so sánh viết về tâm trạng phẫn uất, căm giận cao độ của bé Hồng với những thành kiến vô hình đã làm khổ mẹ.
Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.
+ Hình ảnh so sánh viết về sự khát khao được gặp mẹ của Hồng khi vừa ở trường ra:
Nếu người quay lại ấy là người khác.Và cái lầm đó không những làm cho tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, chẳng khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành gã gục giữa sa mạc.
-Lời văn nhiều khi say mê khác thường như được viết trong dòng cảm xúc mơn man, dạt dào, đặc biệt là đoạn cuối văn bản:
“Tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt, hơi quần áo của mẹ tôi và những hơi thơ ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra thơm tho lạ thường.”
“Phải bé lại lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay của người mẹ vuốt ve, gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”
3.Đánh giá (0,5 điểm)
 - Khẳng định chất trữ tình trong văn bản Trong lòng mẹ thấm đượm ở nội dung truyện, ở nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.
- Chất trữ tình ấy không chỉ thể hiện tài năng, phong cách sáng tác của Nguyên Hồng, tấm lòng nhân đạo thống thiết xuất phát từ cuộc đời đầy cay đắng của nhà văn mà còn khẳng định giá trị của tác phẩm. 
 Kết bài (0,25 điểm)
-Khẳng định lại giá trị của văn bản: Trang hồi kí thực sự là tiếng lòng của nhà văn vọng về từ một thời thơ ấu nên nó sẽ còn lay động mãi tới tất cả trái tim bạn đọc. 
- Bày tỏ suy nghĩ.
PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN
NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8
(Thời gian làm bài: 120 phút)
(Đề bài gồm 01 trang)
Câu 1 (4.0 điểm)
Nhà thơ Xuân Diệu từng bày tỏ quan niệm của mình như sau:
 Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
 Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm	
Suy nghĩ của em về quan niệm sống này.
Câu 2 (6.0 điểm)
	Có ý kiến cho rằng: Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng.
Bằng hiểu biết của em, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
	--------Hết-------
PHÒNG GD & ĐT BÌNH GIANG
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 8
(Hướng dẫn chấm gồm 05 trang)
Câu 1 (4 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng: (0.5 điểm)
- Học sinh biết viết một bài văn nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng, đạo lí, lối sống; có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, lập luận chặt chẽ.
- Trình bày khoa học, có tính thẩm mĩ, diễn đạt trôi chảy có yếu tố biểu cảm. 
- Bài viết không mắc các lỗi dùng từ, diễn đạt, viết câu, chính tả; chữ viết rõ ràng, sạch đẹp.
b. Yêu cầu về kiến thức: ( 3,5 điểm)
- Bài làm đảm bảo các ý sau:
Phần
Nội dung
Điểm
a. MB
- Dẫn dắt giới thiệu vấn đề cần nghị luận
- Trích dẫn được quan niệm của Xuân Diệu
0.25 
b. TB
* Giải thích:
- Hai câu thơ trên đã thể hiện quan niệm sống của nhà thơ Xuân Diệu đó là sống cần khẳng định bản thân mình, khẳng định vai trò và vị trí của mình trước cuộc đời. 
- Sẵn sàng chấp nhận đổi lấy giây phút rực rỡ huy hoàng cho dù đó chỉ là giây phút ngắn ngủi. Nhà thơ không chấp nhận cuộc sống mờ nhạt, âm thầm như những chiếc bóng.
*Bàn luận:
- Đây là một quan niệm sống tích cực, thể hiện ý thức về cái tôi cá nhân trước cộng đồng, vì: 
+ Sống khẳng định mình thể hiện ý chí, nghị lực và khát vọng vươn lên của mỗi người. 
+ Sống khẳng định mình sẽ đem lại ý nghĩa cho đời sống cá nhân mỗi người.
+ Sống khẳng định mình là hành vi góp phần thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển xã hội.
+ Nếu cuộc sống này không có ước mơ, không có hoài bão và lí tưởng, con người chỉ tồn tại qua ngày thì cuộc sống ấy không còn ý nghĩa. Họ đang sống mòn, một cuộc đời thừa.
*Chứng minh:
- Hs có thể lấy dẫn chứng tiêu biểu trong đời sống, trong văn học để làm sáng tỏ quan điểm sống nêu trên.
* Mở rộng vấn đề: 
- Tuy nhiên chúng ta cũng nên hiểu rằng sống khẳng định mình không có nghĩa là sống tự đề cao mình quá mức sẽ trở thành kiêu căng, ngạo mạn. Cũng không có nghĩa là làm những hành động kì quặc, điên rồ để được nổi tiếng....
* Bài học liên hệ bản thân: 
- Là hs em xác định quan điểm sống đúng đắn, cao đẹp: tích cực học tập và rèn luyện để mang lại vẻ vang cho gia đình, nhà trường, mai sau xây dựng quê hương đất nước...
0.25 
0.25 
0.25 
0.25 
0.25
0.25 
0.25 
0.5 
0.5 
0.25
KB
- Khẳng định ý nghĩa của quan niệm sống.
- Đưa ra định hướng nhận thức và lời khuyên cho mọi người. 
0.25 
Câu 2 (6 điểm) 
1. Yêu cầu về kĩ năng: (0,5 điểm)
- Hiểu đúng yêu cầu của đề bài; biết cách làm bài nghị luận văn học dạng giải thích chứng minh ý kiến, nhận định. 
- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. 
- Bài viết không mắc các lỗi dùng từ, diễn đạt, viết câu, chính tả; chữ viết rõ ràng, sạch đẹp.
2. Yêu cầu về nội dung: (5,5 điểm)
- Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng phải làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. Dù triển khai theo trình tự nào cũng cần đạt được các ý sau:
Phần
Nội dung
Điểm
MB
- Giới thiệu tác giả tác phẩm.
- Dẫn lời nhận định
0,5
TB
Giải thích nội dung nhận định: 
Vì sao Nguyên Hồng được đánh giá là nhà văn của phụ nữ và trẻ em
	Đề tài: Nhìn vào sự nghiệp sáng tác của Nguyên Hồng, người đọc dễ nhận thấy hai đề tài Phụ nữ và trẻ em đã xuyên suốt hầu hết các sáng tác của nhà văn: Những ngày thơ ấu, Hai nhà nghỉ, Bỉ vỏ, Khi đứa con ra đời)...
	Hoàn cảnh: Gia đình và bản thân đã ảnh hưởng sâu sắc đến sáng tác của nhà văn. Bản thân là một đứa trẻ mồ côi sống trong sự thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần lại còn bị gia đình và xã hội ghẻ lạnh .
	Nguyên Hồng được đánh giá là nhà văn của phụ nữ và trẻ em không phải vì ông viết nhiều về nhân vật này. Điều quan trọng ông viết về họ bằng tất cả tấm lòng tài năng và tâm huyết của nhà văn chân chính. Mỗi trang viết của ông là sự đồng cảm mãnh liệt của người nghệ sỹ , dường như nghệ sỹ đã hoà nhập vào nhân vật mà thương cảm mà xót xa đau đớn, hay sung sướng, hả hê.
2. Chứng minh. (qua đoạn trích “ Trong lòng mẹ”)
a. Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ.
* Nhà văn đã thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc cho nỗi bất hạnh của người phụ nữ:
- Thấu hiểu nỗi khổ về vật chất của người phụ nữ: Sau khi chồng chết vì nợ nần cùng túng quá, mẹ Hồng phải bỏ đi tha hươn

File đính kèm:

  • docxon_tap_ngu_van_lop_8_chuyen_de_van_hoc_hien_thuc.docx