Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Bài viết số 5

Dàn ý:

1. MB:

- Giới thiệu chung về danh lam thắng cảnh Bà Nà.

- Ấn tượng, tình cảm với Bà Nà

2. TB.

- Giới thiệu vị trí địa lý của Bà Nà: Bà Nà cách thành phố Đà Nẵng khoảng 40km về phía Tây Bắc.

- Những cảnh quan tạo nên vẻ đẹp đặc sắc:

+ Tiếng nước chảy róc rách, gió rì rào.

+ Vẻ đẹp của 4 mùa trong 1 ngày.

+ Hệ sinh thái đa dạng, phong phú.

+ Không khí thoáng đãng,

- Những truyền thống lịch sử gắn liền với cảnh:

+ Đầu thế kỉ XX, người Pháp xây dựng ở đây nhiều biệt thự.

+ Tên gọi Bà Nà do người Pháp gọi, có 1 giả thiết, là do người địa phương đặt tên.

- Cách thưởng ngoạn cảnh: Từ đỉnh Bà Nà, ta có thể nhìn thấy thành phố Đà Nẵng, bãi biển đẹp như một bức tranh.

3. KB:

- Khẳng định giá trị của Bà Nà.

- Suy nghĩ, tình cảm của em với Bà Nà

 

doc 30 trang linhnguyen 18/10/2022 1740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Bài viết số 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Bài viết số 5

Ôn tập Ngữ văn Lớp 8 - Bài viết số 5
h đối với vận mệnh của đất nước. Điều đó đã được Thân Nhân Trung khẳng định “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn là 2 con người sinh ra ở hai thời đại khác nhau nhưng họ đã gặp nhau ở một điểm chung: tấm lòng dành cho đất nước, cho dân tộc của họ quá sâu nặng
=> Đọc 2 văn bản “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ” ta thêm tự hào vì được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất có biết bao anh hùng hào kiệt dành cả cuộc đời của mình lo cho vận mệnh của đất nước.
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
1. Xác định kiểu câu chức năng và dấu hiệu hình thức (nếu có)
a. Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha:
=> Câu trần thuật dùng để kể
- Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?
=> Câu nghi vấn dùng để hỏi
- Chị Dậu khẽ gạt nước mắt
=> Câu trần thuật dùng để kể
- Không đau con ạ!
=> Câu cảm thán dùng để bộc lộ cảm xúc
- Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai?
=> Câu nghi vấn dùng để hỏi?
- Hay là u thương chúng con đói quá?
=> Nghi vấn dùng để hỏi
b. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đẫm, tất cả chạy xông vào, thở không ra lời
=> Câu trần thuật dùng để kể
- Bẩm . quan lớn.. đê vỡ mất rồi!
=> Câu trần thuật dùng để thông báo
c. Ông lão chào con cá và nói:
=> Câu trần thuật dùng để kể
- Mụ vợ tôi nổi cơn điền rồi (1). Nó không muốn làm bà nhất phẩm phu nhân nữa, nó muốn làm nữ hoàng (2).
(1) Câu trần thuật dùng để trình bày
(2) Câu trần thuật dùng để nhận định
 Con cá trả lời
- Thôi đừng lo lắng (1). Cứ về đi (2). Trời phù hộ lão (3).Mụ già sẽ là nữ hoàng(4).
(1) Câu cầu khiến dùng để khuyên bảo
(2) Câu cầu khiến dùng để điều khiển
(3) Câu trần thuật dùng để dự đoán
(4) Câu trần thuật dùng để hứa hẹn.
d. Thân ôi! (1) Sức người khó lòng địch nổi với sức trời (3). Thế đê không sao cự lại được với thế nước.(3) Lo thay (4). Nguy thay (5). Khúc đê này hỏng mất. 
(1) Câu cảm than dùng để bộc lộ cảm xúc
(2) (3) Câu trần thuật dùng để nhận định
(4) (5) Câu cảm thán dùng để bộc lộ cảm xúc
(6) Câu trần thuật dùng để nhận định.
e. Ôi Tào Khê! Nước Tào Khê làm đá mòn đây (2). Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng thủy chung của ta (3).
(1) Câu cảm thán dùng để bộc lộ cảm xúc
(2) (3) Câu trần thuật dùng để nhận định
g. Cai lệ không để cho chị nói hết câu, trợn ngược 2 mắt, hắn quát
=> Câu trần thuật dùng để kể
- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?
=> Câu nghi vấn dùng để đe dòa
- Sưu của nhà nước mà dám mở mồn xin khất!
=> Câu trần thuật dùng để bộc lộ cảm xúc.
h. Đê vỡ rồi! (1)Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày!
=> Câu cảm than dùng để đe dọa
Có biết không? Lính đâu?
=> Nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc.
Sao bây dám để nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
=> Câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc
i. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
=> Cảm thán dùng để bộc lộc cảm xúc.
- Kể về người thân
- Kể về người bạn
- Kể về một thầy cô giáo (kỷ niệm)
- Kể một kỷ niệm ấu thơ
- Kể một kỉ niệm đáng nhớ với con vật nuôi
- Tôi thấy mình đã lớn khôn.
- Kể về một việc tốt em đã làm.
- Kể về một lần em mắc khuyết điểm.
- Em đã chứng kiến một người làm việc tốt. Hãy kể lại
- Em đã chứng kiến một người mắc khuyết điểm. Hãy kể lại
- Hãy kể chuyện nhân ái làm xúc động lòng người
- Em đã chứng kiến một trận bão lụt. Hãy kể lại
- Sau trận bão, nhiều người đã giúp đỡ cho người gặp hoạn noạn. Hãy kể lại.
* Văn thuyết minh
- Thuyết minh về tác hại của bao ni lông
- Thuyết minh về tác hại của thuốc lá
- Thuyết minh về sự gia tăng dân số
- Thuyết minh về việc trồng nhiều cây xanh 
- Viết đoạn văn về vứt rác bừa bãi
- Viết đoạn văn về trồng cây xanh
- Học bài thơ Đập đá ở Côn Lôn và tác giả Phan Châu Trinh
- Cảm nhận sau khi học xong bài thơ Đập đá ở Côn lOon
II. Phần Tiếng việt:
1. Trường từ vựng là gì? Cho ví dụ?
2. Thế nào là từ tượng hình, tượng thanh? Cho ví dụ
3. Thế nào là từ địa phương và biệt ngữ xã hội
4. Thế nào là trợ từ, than từ? Có mấy loại
5. Thế nào là tình thái từ? Có mấy loại
6. Thế nào là nói quá? Cho ví dụ
7. Thế nào là nói giảm, nói tránh? Cho ví dụ
8. Mối quan hệ của các vế trong câu ghép
9. Công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu 2 chấm,. dấu ngoặc kép.
10. Các lỗi thường gặp về dấu câu
* Làm bài tập vận dụng
III. Phần văn
1. Lý thuyết: 
- Trình bày cách liên kết các đoạn văn trong văn bản
- Các phương pháp thuyết minh
2. Thực hành
* Văn kể chuyện
ÔN TẬP LÀM VĂN
Đề 2: Từ bài : “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa học và hành.
GỢI Ý:
1.MB:
Dường như thời đại vẻ vang nào cũng gắn với những tên tuổi sáng ngời về tài năng và đức độ. Vua Quang Trung đã lập nên những chiến công vĩ đại. Nhà vua có một vị quân sư tuyệt vời là : La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. “Bàn về phép học” là phần trích từ bài tấu của ông gửi vua Quang Trung bàn luận về mục đích học tập và phương pháp học đúng đắn. Tác giả khẳng định phương pháp học tập đúng đắn đem lại hiệu quả cao là phải học những điều cơ bản “học đi đôi với hành”.
2. TB:
- Giải thích
+ Học là quá trình tiếp thu, tích lũy tri thức từ nhà trường, sách vở, xã hội để làm giàu có phong phú nguồn kiến thức của mình.
+ Hành là vận dụng những tri thức ta tiếp thu được vào công việc và cuộc sống
=> Vậy lời bàn của Nguyễn Thiếp khuyên chúng ta cần biết kết hợp “học và hành”, kết hợp lí thuyết và thực hành để việc học tập, rèn luyện đem lại hiệu quả cao.
- Chứng minh: 
+ Không phải đợi đến thời La Sơn Phu Tử, mối quan hệ giữa học và hành mới được đặt ra. Biết bao nhiêu người con ưu tú của dân tộc Việt đã dùng tài học của mình để giúp ích cho đời. Học để thành tài, rồi dùng tài năng ấy giúp ích cho đời là con đường học tập chân chính. Những người có học có tri thức thực thụ luôn đêm lại tài năng, trí tuệ của mình giúp ích cho nước nhà.
+ Mối quan hệ giữa học và hành chính là sự gắn bó giữa lí thuyết và thực tiễn. Vận dụng những điều mình đã học vào cuộc sống, vào công việc là phương pháp học tập đúng đắn. Nếu ta nắm vững lý thuyết tiếp thu tri thức mà không vận dụng vào thực tiễn thì việc học chẳng có ý nghĩa gì. Thật là vô ích và phí công biết bao nếu những kiến thức mà ta học được không vận dụng được vào cuộc sống.
Ngược lại, nếu “hành” mà không “học”, không nắm lí thuyết, không có lí luận soi đường thì việc thực hành sẽ gặp khó khăn.
Một tốp công nhân vận chuyển một kiện hàng quý, dễ vỡ. Trên kiện hàng có ghi “Open here” nghĩa là “Mở tại đây” nhưng tốp công nhân không ai có kiến thức về tiếng anh, không làm đúng hướng dẫn nên đã làm vỡ kiện hàng quý. Vậy đó, nếu chung ta không có kiến thức, không có lí thuyết thì không thể thực hành.
Như vậy, “học và hành” có mối quan hệ mật thiết bổ sung lẫn nhau, không thể xem nhẹ cả hai yếu tố “học” và “hành”.
- Bàn bạc:
+ Với phép lập luận chặt chẽ, sắc bén Nguyễn Thiếp đã làm sáng tỏ mục đích chân chính của việc học để thành người có tri thức, có đạo đức. Những người tài này sẽ giúp ích cho đời, xây dựng và phát triển đất nước.
+ Ngược lại với phương pháp “học đi đôi với hành” là “lối học” hình thức hòng cầu danh lợi, học mà không hành. Cách học ấy sẽ tạo ra những kẻ sâu dân mọt nước, làm cho “nước mất nhà tan”. Thật đau lòng khi chúng ta phải chứng kiến những vụ tham ô làm thất thoát hàng tỉ đồng của nhà nước. Rất nhiều trường hợp chạy chọt, làm bằng giả, tạo ra những “tiến sĩ giấy”. Những đối tượng ấy sẽ trở thành những kẻ phá hoại đất nước. 
3. KB:
Tóm lại, từ việc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về việc học” của Nguyễn Thiếp, em thấy 2 yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau, có quan hệ mất thiết bổ sung lẫn nhau. “Học” để có tri thức giúp việc thực hành tốt hơn, “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu tri thức ấy. Là học sinh.
ÔN TẬP VĂN BẢN:
1. Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó được thể hiện như thế nào?
Gợi ý: Tức cảnh Pác Bó là bài thơ hay của Hồ Chí Minh. Bài thơ tái hiện hoàn cảnh sống gian khổ của Bác ở Pác Bó, tinh thần lạc quan, vượt qua khó khăn của người. Sau ba mươi năm bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, Bác trở về lãnh đạo phong trào kháng chiến của nhân dân ta. Điều kiện sống ở hang Pác Bó hết sức thiếu thốn, gian khổ nhưng tâm trạng của Bác luôn phấn khởi, sẵn sàng đối mặt với gian lao. Với Bác được sống và làm việc vì đất nước, vì nhân dân là niềm hạnh phúc lớn lao. Vì vậy, những gian khổ thiếu thốn về vật chất không làm lay chuyển ý chí của Bác. Với Bác được hoạt động cách mạng là niềm vui lớn “Cuộc đời cách mạng thật là sang” Câu thơ toát lên phong thái ung dung, tự tại, niềm yêu thích, say mê công việc kháng chiến của Bác. Đó là vẻ đẹp tinh thần của một thi sĩ với tình yêu Tổ quốc thiết tha.
2. Cảm nhận của em sau khi học xong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”.
“Tức cảnh Pác Bó” là bài thơ tứ tuyệt hay của Hồ Chí Minh. Bài thơ cho thấy phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Bài thơ mở ra với cảnh sinh hoạt, làm việc khó khăn, thiếu thốn của Bác:
“Sáng ra bờ suối, tối vào hàng
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh lịch sử Đảng
Địa điểm làm việc của Bác là “hang” đá trên núi Pác Bó, cạnh “bờ suối”. Nếp sinh hoạt và làm việc của Bác rất đều đặn, có khoa học “sáng ra, tối vào”. Câu thơ cho thấy mọi việc diễn ra tuần tự, có nề nếp, ngày nào cũng thế Bác sống và sinh hoạt trong điều kiện vô cùng khó khăn, gian khổ. Thức ăn chỉ có “cháo bẹ” là cháo ngô và “rau măng”. Đây là những thức ăn có sẵn ở núi rừng Việt Bắc. Qua đó, ta thấy Bác sống hài hòa với tự nhiên, mùa nào thức nấy, cuộc sống thanh đạm, giản dị. Không chỉ vậy Bác còn làm việc “lịch sử Đảng” trong điều kiện thiếu thốn, chỉ có “bàn đá chông chênh”. Thế nhưng vượt lên tất cả là tin thàn lạc quan, phong thái ung dung “vẫn sẵn sàng” đối mặt với khó khăn. Với Bác, được sống và làm việc vì Tổ quốc, vì sự nghiệp giải phóng là niềm vui lớn, nên Bác cảm nhận “Cuộc đời cách mạng thật là sang”. Bài thơ tứ tuyệt, bình dị, giọng thơ hóm hỉnh của Bác. “Tức cảnh Pác Bó” đã để lại trong lòng bạn đọc nhiều niềm yêu tha thiết.
3. Cảm nhận về bài thơ: “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh.
“Ngắm trăng” trích trong tập “Nhật kí trong tù” của HCM, là bài thơ hay. Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết của Bác dù đang ở trong cảnh tù đầy.
“Trong tù. Nhà thơ”
Mở đầu bài thơ, tác giả nêu lên hoàn cảnh ngắm trăng hết sức đặc biệt
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”.
Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh ngục tù, qua song sắt nhà giam. Xưa nay, các thi nhân thường uống rượu, thưởng hoa, ngắm trăng. Còn Bác lại ngắm trăng trong hoàn cảnh mất tự do, tay chân bị xiềng xích. Nhưng với tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, Bác đã vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt, hướng tâm hồn đến với vẻ đẹp của trăng.
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Ở hai câu thơ đầu, Bác đã dùng câu hỏi tu từ để thể hiện tâm hồn xao xuyến trước vẻ đẹp của ánh trăng. Còn ở 2 câu thơ sau, Người đã thực hiện 1 cuộc “vượt ngục tinh thần” để hướng tâm hồn đến với mình, đến với trăng. Biện pháp nhân hóa được sử dụng tài tình. Người với trăng bất chấp song sắt nhà tù để đến với nhau, giao hòa, gắn bó.
Bài thơ thể hiện phong thái ung dung, vượt lên hoàn cảnh của Bác. Bác là nghệ sĩ yêu thiên nhiên tha thiết. Người còn là một chiến sĩ với tinh thần thép, vượt qua mọi khó khăn. Bài thơ tứ tuyệt bình dị có sự kết hợp chất cổ điển và hiện đại, nghệ sĩ và chiến sĩ đã làm cho bạn đọc say mê.
ÔN TẬP VĂN BẢN
1. Nêu cảm nhận của em về bài thơ “Đi đường” của HCM:
Bài thơ “Đi đường” trích trong tập “Nhật kí trong tù” của HCM là bài thơ tứ tuyệt, ngắn ngọn, hàm súc, mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc. Từ việc đi đường núi, bài thơ đã gợi ra chân lý đường đời: vượt qua gian lao chồng chất sẽ đi đến thắng lợi vẻ vang:
“Đi đường nước non”
Mở đầu bài thơ, Bác nêu lên nỗi gian lao, vất vả của người đi đường khi phảo vượt qua những đỉnh núi cao
“Đi đường trập trùng”
Câu thơ nói lên cảnh khó nhọc của người đi đường, núi tiếp núi, khó khăn chồng chất khó khăn. Người đi đường chính là HCM, trong hoàn cảnh chân tay xiềng xích, việc vượt qua các dãy núi cao liên tiếp lại càng khó khăn. Câu thơ mang tính hiện thực rất cao. Vượt qua khó khăn gian lao, người đi đường đã được hưởng niềm vui khi đứng trên núi cao ngăn cách “Núi cao nước non”. Từ tư thế của một người đi tù bị xiềng xích đọa đầy tưởng như tuyệt vọng, người đi đường ấy bỗng trở thành một du khách ung dung ngắm cảnh. Câu thơ diễn tả niềm vui sướng của Bác khi được ngắm cảnh đẹp. Đó cũng là phần thưởng xứng đáng cho người biết kiên trì, vượt khó đã vượt qua bao lớp núi cao.
Từ con đường vượt núi gian lao, bài thơ gợi ra con đường đời, con đường cách mạng với những khó khăn, trắc trở. Hình ảnh người đi tù ung dung ngắm cảnh alf hình ảnh của người chiến sĩ CM trên đỉnh cao chiến thắng sau bao gian khổ hi sinh. Bài thơ của Bác đã nhắc nhở cho chúng ta một bài học đáng quý: nếu có lòng quyết tâm vượt khó, chúng ta sẽ giành được thắng lợi.
Bài thơ thể hiện bản lĩnh, ý chí, kiên định tinh thần lạc quan cách mạng của HCM. Nhờ có ý chí kiên định ấy Bác đã lái con thuyền cách mạng VN đi đến thắng lợi vẻ vang. 
2. Thái độ của TP Pháp với người dân thuộc địa có sự thay đổi ntn? Số phận của người dân?
- Thái độ của chính quyền thực dân
+ Trước chiến tranh họ bị xem là giống người hạ đẳng, bị đối xử như súc vật, bị gọi là “những tên da đen bẩn thỉu, An - Nam - mít bẩn thỉu”.
+ Khi chiến tranh bùng nổ, họ được các quan cai trị tâng bốc, vỗ về được phong cho những danh hiệu cao quý “con yêu, bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”
- Với giọng điệu trào phúng, từ ngữ mỉa mai, HCM đã vạch trần thủ đoạn bịp bợm, bỉ ổi của chính quyền TD Pháp. 
- Số phận của những người dân thuộc địa thật thảm thương: họ phải đột ngột rời xa gia đình quê hương. Họ phải đem xương máu, tính mạng của mình gửi lại nơi xứ người, bị biến thành vật hi sinh. Những người trực tiếp ra trận cũng bị thương, bị bệnh tật do hít phải khói độc trong cái xưởng chế tạo vũ khí. Vậy mà sau chiến tranh họ bị đối xử tàn nhẫn như súc vật, bị cướp tất cả của cải họ bỏ tiền ra mua.
=> Nguyễn Ái Quốc đã lột trần bộ mặt tàn ác quỹ quyệt của chính quyền TD Pháp và số phận của những người dân thuộc địa bị đẩy vào cuộc chiến tranh phi nghĩa .
Câu hỏi:
1. Học thuộc các bài thơ: Đi đường, Ngắm trăng, Tức cảnh Pác Bó, N.Rừng
2. Học ghi nhớ VB: Hịch tướng sĩ, nước Đại Việt ta, Khi con tu hú
3. Tư thế con hổ được miêu tả ntn qua đoạn 2 và 3.
4. Tâm trạng của người tử tù chiến sĩ khi con tu hú
5. Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó
6. Vẻ đẹp của cảnh đoàn thuyền ra khơi và trở về trong quê hương
7. Thái độ của TP Pháp với người dân thuộc địa có sự thay đổi ntn? Số phận của họ
ÔN TẬP VĂN BẢN
3. Vẻ đẹp và tư thế của con hổ được miêu tả ntn qua đoạn 2 và 3 bài thơ Nhớ rừng.
Gợi ý: Nhớ rừng là bài thơ hay của Thế Lữ. Trong đó, tư thế, vẻ đẹp của con hổ khi ở chốn giang sơn hùng vĩ của nó được thể hiện rõ trong đoạn 2 và 3. Giữa địa ngàn hoang vu hình ảnh con hổ hiện lên với vẻ đẹp oai phong hùng dũng. Núi rừng, đại ngàn bí hiểm hoang vu làm bức phông nền để tôn lên vẻ đẹp kiêu hùng của chúa sơn lâm. Trong bức tranh ấy có “bóng cả, cây già”, có âm thanh dữ dội của tiếng “gió gào ngàn”, tiếng thét dữ dội của chúa sơn lâm.
Đoạn thơ thứ 3 được đánh giá là bức tranh tứ bình đẹp và lãng mạn. Chúa tể của rừng xanh hồi tưởng lại những ngày tháng tung hoành tự do khi nó còn thống trị cả muôn loài. Nó như một thi sĩ lãn mạn “say mồi đứng uống ánh trăng tan”. Đó là những ngày nó mang dáng dấp của một đế vương “lặng ngắm giang sơn đổi mới”. Có khi nó lại thấy mình như một triết gia, có lúc lại là chúa tể sơn lâm làm chủ vương quốc của mình; say ngủ trong tiếng chim ca hót. Đoạn thơ thể hiện uy thế, quyền năng của một chúa sơn lâm với tư thế lẫm liệt, kiêu hùng. Đoạn thơ đã để lại trong lòng bạn đọc những ấn tượng khó quên.
ÔN BÀI VIẾT SỐ 7
Đề 1: Tuổi trẻ và tương lai của đất nước (Trong bức thư gửi học sinh ngày khai trường).
1.MB:
C1: Dân tộc ta trải qua 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Cha ông ta đã để lại cho con cháu ngọn lửa thiêng của dân tộc đó là những truyền thống vẻ vang đáng quý. Thế hệ trẻ hôm nay có nhiệm vụ thắp sáng cho tương lai của đất nước, tiếp nối truyền thống của cha anh. Để nhắc nhở các thế hệ trẻ VN ý thức về nhiệm vụ học tập và rèn luyện, góp phần xây dựng đất nước, trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước VN độc lập, Bác Hồ căn dặn: “Non sông Việt Nam đó là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.
C2: Việc học tập và rèn luyện tiếp thu tri thức là vô cùng cần thiết đối với mỗi chúng ta. Nhưng với thế hệ trẻ những người chủ tương lai của đất nước thì điều đó lại càng là nhiệm vụ cần thiết. Để nhắc nhở các thế hệ trẻ VN ra sức học tập, rèn luyện tiếp nối truyền thống vẻ vang của dân tộc, mai này thành tài góp phần xây dựng quê hương, Bác có lời dặn: “Non sông Việt Nam đó là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.
2.TB:
Ý tưởng sâu sắc của Bác Hồ được diễn đạt bằng những câu văn giàu hình tượng và cảm xúc “Non sông VN có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc VN có sánh vai với các cường quốc năm châu hay không?” nghĩa là Bác đang nói đến tiền đề của dân tộc, tương lai của đất nước có được tốt đẹp, tươi sáng, có trở nên văn minh hiện đại như các cường quốc Anh, Pháp, Mĩ, Nhật hay không? “Chính là nhờ phần lớn công học tập của các cháu”. Như vậy, Bác đã nêu lên nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh, của thế hệ trẻ hôm nay. Muốn cho tương lai của dân tộc được tươi sáng, tốt đẹp thì thế hệ trẻ VN phải ra sức học tập mở mang trí tuệ, rèn luyện đạo đức, đem lại tiền đồ tươi sáng cho dân tộc.
Bất cứ thời kí nào cũng vậy, tuổi trẻ luôn là nguồn tài nguyên vô giá, là tương lai của dân tộc. Tuổi trẻ là những thế hệ thanh niên có khả năng cống hiến tốt nhất tài năng và trí tuệ của mình cho đất nước
- Nhiệm vụ của tuổi trẻ thời nào cũng có những mục tiêu cụ thể hàng đầu
+ Trong các cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược
+ Trong cuộc sống hòa bình như hôm nay.
+ Chúng ta được sống trong đất nước tự do hòa bình, độc lập là nhờ.
Vì vậy, các thế hệ trẻ hôm nay.
- Từ xưa đến nay, dân tộc VN vốn có truyền thống hiếu học coi trọng chữ nghĩa thánh hiền.
+ Ngay từ thời xa xưa, đất nước ta đã có những tên tuổi sáng ngời về tinh thần hiếu học
+ Ngày nay, nhiều thế hệ thanh niên đã soi gương tiếp nối truyền thống.
+ Trong thời đại ngày nay, trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ vượt bậc, đòi hỏi.
=> Như vậy, chúng ta mới đủ tài, đủ trí.
- Tuổi trẻ luôn là tương lai của quốc gia dân tộc, là thế hệ nối bước cha anh để xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh.
Thân nhân Trung đã từng khẳng định : “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Thật vậy..
+ Muốn hoàn thành nhiệm vụ khó khăn ấy, các thế hệ trẻ VN chỉ có một con đường..
- Câu nói của Bác Hồ là lời nhắc nhở để mỗi chúng ta gắng sức học hành, trở thành ....
Lời tâm tình ấy biểu lộ sự tin yêu của Bác. Bác đã chỉ cho thanh niên Việt Nam một con đường. Đó là nhiệm vụ của.
3. KB:
+ Lời dạy của Bác, là hoàn toàn đúng và có ý nghĩa giá trị
+ Là học sinh..
Đề 2: Văn học và tình thương:
1.MB: Văn chương có thể khơi gợi tình thương cho con người. Nó có thể kết nối và đánh thức tình thương của nhân loại, để trái tim đến với những trái tim, để tâm hồn đến với những tâm hồn. Bởi tác phẩm văn học có thể khơi gợi tình cảm để tâm hồn người đọc rung lên những nốt nhạc của tình yêu thương.
C2: Đọc một tác phẩm văn học, ta có thể cảm nhận tâm hồn, trái tim mình rung lên những nốt nhạc đồng điệu. Qua tác phẩm ấy ta cảm nhận được tình yêu thương, sự trân trọng của nhà văn gửi gắm. Để từ đó, ta biết yêu quý trân trọng những điều tốt đẹp, căm ghét xa lánh cái xấu, cái ác. Đó chính là giá trị của văn chương bởi các tác phẩm văn chương khơi dậy tình yêu thương, kết nối những tâm hồn đồng điệu, văn học là tình thương
2. TB:
- Văn học là phương tiện biểu đạt suy nghĩ, tâm tư tình cảm của con người, là hiện thực cuộc sống được nhà văn phản ánh qua các tác phẩm.
- Văn học ra đời từ tình yêu thương tha thi

File đính kèm:

  • docon_tap_ngu_van_lop_8_bai_viet_so_5.doc