Ôn tập Ngữ văn Lớp 6 - Truyện truyền thuyết
1. Câu nào dưới đây không nói về thể loại truyền thuyết?
A. Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử.
B. Là những câu chuyện chứa đựng nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo.
C. Truyện thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
D. Là những câu chuyện kể về các hoạt động hằng ngày của người dân thời phong kiến.
2. Yếu tố hoang đường, kì ảo là:
A. Những yếu tố tưởng tượng, hư cấu, không có thật.
B. Những yếu tố có thật trong lịch sử.
C. Những chi tiết gắn liền với hiện thực cuộc sống.
D. Những chi tiết chỉ có trong truyện truyền thuyết.
3. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của truyện truyền thuyết?
A. Giải thích nguồn gốc, phong tục, cảnh vật địa phương theo quan niệm của nhân dân.
B. Có yếu tố hoang đường, kì ảo.
C. Kể về các sự kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử.
D. Là sáng tác của một tác giả.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 6 - Truyện truyền thuyết
ÔN TẬP TRUYỆN TRUYỀN THUYẾT I. Trắc nghiệm 1. Câu nào dưới đây không nói về thể loại truyền thuyết? A. Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử. B. Là những câu chuyện chứa đựng nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo. C. Truyện thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử. D. Là những câu chuyện kể về các hoạt động hằng ngày của người dân thời phong kiến. 2. Yếu tố hoang đường, kì ảo là: A. Những yếu tố tưởng tượng, hư cấu, không có thật. B. Những yếu tố có thật trong lịch sử. C. Những chi tiết gắn liền với hiện thực cuộc sống. D. Những chi tiết chỉ có trong truyện truyền thuyết. 3. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của truyện truyền thuyết? A. Giải thích nguồn gốc, phong tục, cảnh vật địa phương theo quan niệm của nhân dân. B. Có yếu tố hoang đường, kì ảo. C. Kể về các sự kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử. D. Là sáng tác của một tác giả. 4. Nhân vật trong truyện truyền thuyết không có đặc điểm nào sau đây: A. Thường có đặc điểm kì lạ về lai lịch, sức mạnh, tài năng, B. Có công lớn đối với cộng đồng. C. Được cộng đồng sùng bái, tôn vinh. D. Được miêu tả cụ thể ngoại hình, tính cách, suy nghĩ, lời nói, hành động, 5. Cốt truyện là: A. Người, con vật, đồ vật, được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học. B. Những sự việc nhỏ trong văn bản, tạo nên sự sinh động của tác phẩm. C. Một hệ thống sự kiện được sắp xếp theo một ý đồ nhất định nhằm thể hiện nội dung, ý nghĩa của tác phẩm. D. Một sự kiện tiêu biểu thể hiện nội dung, ý nghĩa của tác phẩm. 6. Đặc điểm của nhân vật thường được bộc lộ qua: A. Hình dáng, cử chỉ, hoạt động, lời nói, ý nghĩ, B. Các sự việc có trong văn bản. C. Những lời bình luận của tác giả trong văn bản. D. Qua nội dung của văn bản. 7. Tên gọi Hội khoẻ Phù Đổng có liên quan đến chi tiết trong truyện nào? A. Thạch Sanh. B. Sơn Tinh Thuỷ Tinh. C. Thánh gióng. D. Sự tích hồ gươm. 8. Những đáp án nào sau đây nói đúng ý nghĩa của chi tiết Gióng cất tiếng nói đầu tiên đòi đi đánh giặc có ý nghĩa như thế nào? A. Ca ngợi ý thức đánh giặc của người anh hùng Gióng. B. Ý thức đáng giặc cứu nước tạo cho người anh hùng có khả năng hành động khác thường, thần kỳ. C. Ý thức đánh giặc cứu nước được đặt lên hàng đầu ở người anh hùng Gióng. D. Ý thức xây dựng đất nước trong thời kì Hùng Vương. 9. Văn bản “Thánh Gióng” được sáng tác theo phương thức biểu đạt nào? A. Biểu cảm B. Tự sự. C. Nghị luận. D. Miêu tả. Câu 10. Tác giả dân gian sử dụng ngôi kể thứ mấy trong văn bản “Thánh Gióng”? A. Ngôi thứ nhất. B. Ngôi thứ hai. C. Ngôi thứ ba. D. Ngôi thứ hai số nhiều. II. TỰ LUẬN 1. Tóm tắt văn bản “Thánh Gióng” bằng một đoạn văn từ 8 – 10 câu. 2. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: «Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.» a. Đoạn trích trên kể về nhân vật truyền thuyết nào? b. Trong đoạn trích, chi tiết nào phản ánh hiện thực về nền văn minh nước ta thời đại Hùng Vương? c. Xác định chi tiết hoang đường, kỉ ảo trong đoạn trích. Theo em, chi tiết đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung đoạn trích? 3. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: a. Tóm tắt văn bản “Con Rồng cháu Tiên”. (Gợi ý: Truyện xảy ra thời nào? Kể về chuyện gì? Nhân vật nào nổi bật?) b. Tìm các chi tiết cho thấy truyện có liên quan đến lịch sử. c. Nhân vật Lạc Long Quân và Âu cơ được tác giả dân gian miêu tả với những đặc điểm nổi bật nào? d. Hãy xác định chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện. Theo em, những chi tiết đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung? e. Vì sao, người Việt Nam thường gọi nhau bằng hai tiếng “đồng bào”? g. Nêu ý nghĩa của truyện “Con Rồng cháu Tiên”.
File đính kèm:
- on_tap_ngu_van_lop_6_truyen_truyen_thuyet.doc