Ôn tập Ngữ văn Lớp 6 - Truyền thuyết "Thánh Gióng"

1.THÁNH GIÓNG

(Truyền thuyết)

a.Sự thật lịch sử được phản ánh trong truyện:

“ Thánh Gióng” là một trong những truyền thuyết hay nhất về thời đại Hùng Vương – thời đại

mở đầu lịch sử Việt Nam. Sự thật lịch sử được phản ánh trong truyện Thánh Gióng là thời đại

Hùng Vương. Giai đoạn lịch sử này, chiến tranh tự vệ ngày càng trở nên ác liệt, đòi hỏi phải

huy động sức mạnh của cả cộng đồng. Cư dân Việt Cổ tuy nhỏ nhưng nhưng đã kiên quyết

chống lại các đạo quân xâm lược. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã

khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên một nền văn minh rực rỡ. Bên cạnh việc cấy

trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim

loại ( bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh : trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa

chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện

để đánh giặc.

2. Ý nghĩa chi tiết: Gióng đánh giặc xong, cởi lại áo giáp và bay về trời:

- Gióng cũng như nhân dân hay chính là nhân dân , đánh giặc vì lòng yêu nước , căm thù giặc,

sẵn sàng hi sinh thân mình mà không đòi hỏi được khen thưởng hay ban cho danh lợi, dấu tích

chiến công Gióng để lại cho quê hương. Gióng là con của thần, của trời thì nhất định Gióng

phải về trời trả lại cho người những quần áo sắt, nón sắt.

3. Ý nghĩa của hình tượng Tháng Gióng: Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh

hùng chống giặc ngoại xâm.

Gióng được sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh

thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng

cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân , đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giũa con

người với thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiện đại.

Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hóa những vị anh hùngtrở thành

những nhân vật huyền thoại tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi của dân tộc.

pdf 7 trang linhnguyen 18/10/2022 2320
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 6 - Truyền thuyết "Thánh Gióng"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 6 - Truyền thuyết "Thánh Gióng"

Ôn tập Ngữ văn Lớp 6 - Truyền thuyết "Thánh Gióng"
 ÔN TẬP KIỂM TRA NGỮ VĂN 6 
I. TRUYỀN THUYẾT 
1.THÁNH GIÓNG 
(Truyền thuyết) 
a.Sự thật lịch sử được phản ánh trong truyện: 
“ Thánh Gióng” là một trong những truyền thuyết hay nhất về thời đại Hùng Vương – thời đại 
mở đầu lịch sử Việt Nam. Sự thật lịch sử được phản ánh trong truyện Thánh Gióng là thời đại 
Hùng Vương. Giai đoạn lịch sử này, chiến tranh tự vệ ngày càng trở nên ác liệt, đòi hỏi phải 
huy động sức mạnh của cả cộng đồng. Cư dân Việt Cổ tuy nhỏ nhưng nhưng đã kiên quyết 
chống lại các đạo quân xâm lược. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã 
khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên một nền văn minh rực rỡ. Bên cạnh việc cấy 
trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim 
loại ( bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh : trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa 
chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện 
để đánh giặc. 
2. Ý nghĩa chi tiết: Gióng đánh giặc xong, cởi lại áo giáp và bay về trời: 
- Gióng cũng như nhân dân hay chính là nhân dân , đánh giặc vì lòng yêu nước , căm thù giặc, 
sẵn sàng hi sinh thân mình mà không đòi hỏi được khen thưởng hay ban cho danh lợi, dấu tích 
chiến công Gióng để lại cho quê hương. Gióng là con của thần, của trời thì nhất định Gióng 
phải về trời trả lại cho người những quần áo sắt, nón sắt... 
3. Ý nghĩa của hình tượng Tháng Gióng: Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh 
hùng chống giặc ngoại xâm. 
Gióng được sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh 
thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng 
cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân , đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giũa con 
người với thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiện đại. 
Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hóa những vị anh hùngtrở thành 
những nhân vật huyền thoại tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi của dân tộc. 
2.SƠN TINH, THỦY TINH 
 a.Những chi tiết kì ảo trong truyện: thể hiện qua việc miêu tả hai nhân vật chính của truyện
-
Sơn Tinh và Thủy Tinh bằng những chi tiết tưởng tượng. 
Sơn Tinh: Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi. Vẫy tay về phía tây, phía tây mọc 
lên từng dãy núi đồi. Dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, 
ngăn chặn dòng lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. 
Thủy Tinh: Gọi gió, gió đến. Hô mưa, mưa về. .Hô mây gọi gió làm thành dòng bão uy 
chuyển cả đất trời. 
b. Ý nghĩa tượng trưng của hai nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh. 
- Sơn Tinh: 
Tài năng của Sơn Tinh đưa lại cho cuộc sống những điều tốt đẹp, xây dựng và làm cho cuộc 
sống sinh sôi nảy nở - là một phúc thần được mọi người yêu mến.Thể hiện thái độ của người 
Việt cổ đối với núi rừng
, núi rừng là quê hương, là ích lợi, bạn bè, là ân nhân. 
=> Sơn Tinh tượng trưng cho khát vọng và khả năng chinh phục thiên tài của nhân dân ta 
ngày xưa. 
- Thủy Tinh: 
Tài năng của Thủy Tinh thể hiện sự tàn phá, hủy diệt, mang lại hiểm họa cho cuộc sống. 
Thủy Tinh là một hung thần đáng sợ. 
=> Thủy Tinh tượng trưng cho lũ lụt đe dọa cuộc sống con người. Là kẻ thù của con người. 
c. Ý nghĩa truyện 
+ Giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm thường xảy ra ở vùng đông bằng châu thổ Sông Hồng
. Hiện tượng tự nhiên, hiện thực khách quan đã được giải thích một cách ngây thơ, lí thú. 
+ Ước mơ chế ngự và chiến thắng thiên tai của con người; quyết tâm bền bỉ, sẵn sàng đối 
phó kịp thời và nhất định chiến thắng bão lũ của các bộ tộc miền núi nước Việt thời cổ. 
+ Bài ca trị thủy trong buổi đầu dựng nước của các vua Hùng. 
 II .TRUYỆN CỔ
TÍCH
 1.THẠCH SANH
 a.Ttóm tắt những chiến công mà Thạch Sanh đã trải qua và những phẩm chất của Thạch 
Sanh qua những chiến công ấy.
-
Thạch Sanh diệt chằn tinh.
 + Thạch Sanh bị
mẹ
con Lí Thông lừa đi canh miếu thần có chằn tinh ăn thịt người. Vốn tính 
thật thà, chất phác Thạch Sanh nhận lời đi ngay vì nghĩ đó là cách trả
ơn
mẹ
con Lí Thông 
chứ
không hề
nghĩ mình đang bị
lừa.
 + Chằn tinh là loài yêu quái rất hung dữ, bị
chằn tinh vồ
Thạch Sanh dùng búa đánh lại . Chằn
tinh hóa phép, Thạch Sanh dùng những thuật đánh, dùng búa xả
xác nó làm hai, chặt đầu mang 
về
=>bình tĩnh, dũng cảm, đầy mưu trí diệt trừ
yêu quái.
 + Mẹ
con Lí Thông xảo trá, lọc lừa nói đó là vật quý nhà Vua và xui Thạch Sanh bỏ
trốn 
hòng cướp công , Thạch Sanh thật thà đi ngay vì sợ
liên lụy đến mọi người. Từ
đây lại tiếp tục 
mở
màn cho chiến công tiếp theo của
chàng dũng sĩ trẻ.
 => phẩm chất: thật thà, tốt bụng
. -Thạch Sanh diệt Đại bàng.
 + Lí Thông lừa Thạch Sanh xuống hang sâu, chàng đã diệt đại bàng và cứu được công chúa
. +Chàng dũng sĩ trẻ
không sợ
nguy hiểm, sẵn sàng ra tay cứu giúp người bị
hại. Thạch Sanh 
chiến đấu dũng cảm, chiến thắng đại bàng, cứu được công chúa.
 +Khi bị
Lí Thông dùng đá lấp kín cửa hang, Thạch Sanh đi tìm lối thoát và cứu được con vua 
Thủy Tề. Về
dưới thủy cung Thạch Sanh được vua Thủy Tề
tặng cây đàn thần. Chàng ôm cây 
đàn về
sống dưới gốc đa xưa.
 => phẩm chất: dũng cảm, tài năng, chính trực, trọng nghĩa khinh tài (không màng danh lợi
, chẳng mong được đền đáp ơn nghĩa của vua Thủy Tề).
 -Thạch Sanh đánh đuổi quân 18 nước chư hầu.
 +Tiếng đàn cất lên quân 18 nước bủn rủn chân tay,không nghĩ được chuyện đánh nhau , 
buộc
phải xin hàng=> tiếng đàn giúp Thạch Sanh làm lui giặc mà không cần đổ
máu, hi sinh 
.Phải
 chăng đó là tiếng đàn công lí đại diện cho cái thiện, cho lòng yêu chuộng hòa bình của nhân 
dân ta . Đó là vũ khí của lòng nhân ái để cảm hóa kẻ thù. 
+ Thạch Sanh cho dọn cơm thết đãi kẻ thua trận, niêu cơm nhỏ xíu càng ăn lại càng đầy 
khiến cho quân thù phải khâm phục. 
=>Phẩm chất: Tấm lòng nhân ái và niềm yêu chuộng hòa bình của Thạch Sanh. 
b. Ý nghĩa chi tiết tiếng đàn thần và niêu cơm thần 
-Tiếng đàn thần: Đó là vũ khí âm nhạc với phép lạ thần kì- tiếng đàn ấy khi thì vạch mặt kẻ 
thù nham hiểm, bất nhân Lí Thông, giải câm cho công chúa khi thì làm nhụt chí quân đội 18 
nước
chư hầu. Đó là tiếng đàn giãi bày tình yêu, đòi hỏi công lí, tiếng đàn nhân đạo, hòa bình. 
- Niêu cơm của Thạch Sanh cũng là vũ khí, phương tiện kì diệu, lạ lùng. Niêu cơm nhỏ xíu 
mà cứ ăn hết lại đầy. Phải chăng đó là niêu cơm của tình thương, của lòng nhân ái, của ước 
vọng đòan kết, để các dân tộc được sống trong hòa bình,yên ổn làm ăn. 
c. Ý nghĩa kết thúc truyện 
thể hiện ước mơ của nhân dân về công lí chính nghĩa: người có tài, có đức chắc chắn được 
đền đáp; những kẻ độc ác bị trừng trị thích đáng. 
2. EM BÉ THÔNG MINH 
a. Những lần giải đố của em bé và sự lí thú trong cách giải đố
.
- Lần giải đố thứ nhất: 
+ Viên quan ra câu đố oái oăm : “ Này lão kia! Trâu của lão cày ngày được mấy 
đường?” câu hỏi nhưng thực ra là một câu đố khó bởi ngay lập tức không ai có thể 
trả lời chính xác một điều dường như vớ vẩn, không ai để ý: Một ngày mình đã 
cày được bao nhiêu đường? Câu hỏi đã dồn người cha vào thế bí, vì sợ quan hỏi, 
người
cha đứng ngây người ra. 
+ Trước tình thế đó, em bé đã đứng ra gỡ thế bí cho cha bằng cách hỏi lại quan
: một ngày ngựa của quan đi được mấy bước? 
=>Sự lí thú trong cách giải đố: quan đố cha mà con lại trả lời và lại trả lời 
bằng một câu hỏi oái oăm không kém (gậy ông đập lưng ông). 
 - 
Lần giải đố
thứ
hai
 + Thử
tài: Vua ra điều kiện vô lí,
trái với tự
nhiên
: nuôi 3 con trâu đực cho chúng 
đẻ
thành 6 con trâu cái, cả
làng nếu không thực hiện được sẽ
phải chịu tội. Thực
chất
ở
đây là thử
thách em bé.
 + Em bé giải đố: Nói với cha bảo dân làng mở
tiệc ăn mừng. Còn 1 trâu, 1 
thúng gạo xin làng làm lộ
phí hai cha con trẩy kinh. Đến cung vua khóc um lên 
vì mẹ
mất,cha không sinh em bé để
có bạn chơi và nhờ
vua bảo cha hộ.
 =>em bé rất giỏi lập luận, giải quyết câu đố
đầy bất ngờ
.
 -
Lần giải đố
thứ
ba
 +Thử
tài: vua ra lệnh sắp 3 cỗ
thức ăn mà nguyên liệu chỉ
có một con chim sẻ.
+
Giaỉ
đố: lời giải đố
của em bé là đưa ra một yêu cầu vô lí nhờ
vua rèn kim thành 
dao.
 =>sự
lí thú trong cách giải đố
của em bé là đưa ra một hỏi như một lời thách thức.
Lẽ
dí nhiên, vua cũng hiểu cách giải thông minh của em bé và càng khâm phục em
hơn.
 -
Lần giải đố
thứ
tư
 + Thử
tài: Sứ
thần thách đố
xâu chỉ
qua con ốc vặn. Câu đố
thật oái oăm, đến 
mức
cả
triều đình không ai giải được.
 +Giải đố: em bé đã giải được câu đố
một cách dễ
dàng. Bằng một bài đồng dao 
em bé đã cứu nguy cho đất nước.
 =>Lời giải thật thú vị, em bé đã dựa trên những kinh nghiệm dân gian để
giải 
quyết
vấn đề
khó khăn mang tính quốc gia dân tộc này. Sự
thông minh và tài trí 
của em
không chỉ
có vua quan trong triều biết đến mà cả
Sứ
giả
nước ngoài,nó đã 
phần
nào dẹp đi ý nghĩ
xâm lược của các thế
lực muốn thôn tính nước ta.
 b) Ý nghĩa của truyện
 -Ca ngợi trí thông minh của con người trong cuộc sống, trong sự
nghiệp dựng nước và 
giữ
nước.
 - Mang ý nghĩa hài hước, mua vui nhưng thâm thúy.
 III. TRUYỆN NGỤ
NGÔN, TRUYỆN CƯỜI
 1.ẾCH
NGỒI ĐÁY GIẾNG
 a.Tóm tắt
 Một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ
nghĩ mình là chúa tể, còn bầu
trời chỉ
là chiếc vung. Đến khi mưa to, nước dâng lên, ếch ra khỏi giếng, đi 
nghêng ngang, không để
ý đến xung quanh nên bị
một con trâu đi qua dẫm bẹp.
 b.Ý nghĩa truyện.
 Chế
giễu, chê cười và phê phán những người “thùng rỗng kêu to,dốt hay nói chữ” , hiểu biết
hạn hẹp, ít ỏi, nhưng lại thích tự
coi mình là nhất , thích huênh hoang, ưa trộ
nạt , coi thường 
người khác.
 -Đó không chỉ
là tính xấu bị
mọi
ngừoi lên án,tẩy chay mà trong nhiều trường hợp phải 
gánh chịu hậu quả
thảm khốc.
 -Kiêu ngạo, chủ
quan là thụt lùi, lạc hậu thậm chí là chết. Khiêm tốn, cẩn trọng thường dẫn 
tới
tiến bộ, thành công.
 2. THẦY BÓI XEM VOI
 a. Tóm tắt
 năm ông thầy bói rủ
nhau chung tiền biếu người quản voi để
xem con voi có hình thù thế
nào. 
Mỗi ông xem một bộ
phận, cuối cùng cãi nhau , không ông nào chịu ông nào: ông xem vòi bảo
sun sun như con đỉa; ông xem ngà bảo voi giống cái đòn càn; ông xem tai bảo nó giống cái 
quạt
thóc; ông xem chân bảo voi sừng sững như cái cột đình; ông cuối cùng xem đuôi bảo voi 
tun tủn như cái chổi sể
cùn. Cãi nhau vì không thể
phân thắng bại, năm ông đánh nhau toác đầu
chảy máu.
 b. Ý nghĩa truyện
 Muốn hiểu đúng và dầy đủ
bất cứ
sự
việc gì chúng ta cần phải xem xét, nhận xét, đánh gái một
cách thận trọng,toàn diện bằng nhiều giác quan, tổng hợp ý kiến của nhiều người . Cần tránh “ 
 Thấy cây mà chẳng thấy rừng”. Một mặt cần mạnh dạn, tự tin, bảo vệ ý kiến của mình, mặt 
khác cũng cần lắng nghe tham khảo những ý kiến khác mình. Sai lầm về phương pháp tất 
yếu sai lầm về kết quả. 
3. TREO BIỂN 
a.Tóm tắt 
Một của hàng bán cá đề biển: “Ở đây có bán cá tươi”. Cứ nghe người đi qua bình phẩmnhà 
hàng lại cất bớt đi một, hai chữ, từ “ Ở đây bán cá tươi”, đến “ Ở đây bán cá” rồi “ Có bán cá”. 
Còn một chữ “Cá” cuối cùng thế mà vẫn có người đến góp ý. Thế là nhà hàng cất nốt tấm biển
.
b. Ý nghĩa truyện
Trong cuộc sống cần lắng nghe nhiều ý kiến từ
nhiều phía khác nhau
góp cho mình nhưng lại
cần hơn sự
tự
tin, suy nghĩ, đắn đo, thận trọng trước khi quyết định. Phải giữ
được chủ
kiến 
của
mình nếu đã tin là chắc đúng.

File đính kèm:

  • pdfon_tap_ngu_van_lop_6_truyen_thuyet_thanh_giong.pdf