Ôn tập Ngữ văn Lớp 6 - Truyền thuyết

I. CON RỒNG, CHÁU TIÊN

1. Cốt lõi lịch sử trong truyền thuyết Con Rồng, Cháu Tiên

- Sự kết hợp giữa các bộ lạc Lạc Việt và Âu Việt đã được hình tượng hóa trong sự gặp gỡ và kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ.

- Tên gọi đầu tiên của nước ta là Văn Lang.

- Công trạng của Lạc Long Quân thực chất là công cuộc mở nước và xây dựng cuộc sống của cha ông ta.

2. Những chi tiết kì lạ và ý nghĩa của những chi tiết ấy

- Nguồn gốc, dung mạo của Lạc Long Quân và Âu Cơ : đây là chi tiết mang tính lý tưởng hóa nhằm đề cao nguồn gốc cao quý của dân tộc.

- Những chiến công hiển hách của Lạc Long Quân thực chất là công cuộc mở nước của cha ông ta thời xưa.

- Hình ảnh bọc trăm trứng nở ra một trăm người con ->Chi tiết kì lạ, hoang đường, thể hiện trí tưởng tượng bay bổng của người xưa, rất thiêng liêng, giàu ý nghĩa. Kì lạ bởi người sinh bọc trăm trứng, nở trăm con; thiêng liêng bởi 100 người con đầu tiên của đất Lạc Việt đã ra đời từ bào thai ấy. Tất cả đều chung nhau núm ruột, chung nhau huyết thống. Đó cũng là cội nguồn của 2 tiếng đồng bào thiêng liêng, ruột thịt. Tất cả đều được thừa hưởng trí tuệ, tài năng và đạo đức của cha Rồng, mẹ Tiên. Những vị thần đẹp nhất, những người đã làm nên kì tích phi thường. Điều đó, đã làm cho người VN tự hào, hãnh diện về nòi giống, tổ tiên của mình.

- Con nào con ấy hồng hào, đẹp đẽ lạ thường,không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô khỏe mạnh như thần.

-> Ý nghĩa sâu sắc:

+ Khẳng định dòng máu tiên rồng, sự đẹp đẽ về dáng vóc, cơ thể cũng như về tài năng, trí tuệ của những con người sinh ra từ bao thai ấy -> dáng dấp vị thánh

+ Dự báo trước sức mạnh của dân tộc ,điều đó đã được trả lời bằng sức sống diệu kì của dân tộc ta trong suốt mấy nghìn năm lịch sử.

+ Chất chứa niềm tự hào mộc mạc, chất phác nhưng vô cùng mạnh mẽ về phong cách cao quý của giống nòi

- Chi tiết Lạc Long Quân chia tay nhau và chia con: Nguyên nhân bắt nguồn từ thực tế: giống Rồng quen ở nước, không thể ở mãi trên cạn. Ngược lại, nòi Tiên quen sống trên cao, không thể theo chồng vùng vẫy chốn biển khơi được. Vì vậy, xa nhau là không thể tránh khỏi. Đàn con đông đúc tất nhiên cũng phải chia đôi, nửa theo cha về dưới biển, nửa cùng mẹ cai quản trên rừng. Cái lõi lịch sử là sự phát triển của cộng đồng dân tộc đến thời điểm mở mang đất nước về hai hướng: biển và rừng. Sự phong phú và đa dạng các tộc người sinh sống trên đất nước Việt Nam nhưng đều chung một dòng máu, chung một mẹ cha, chung một gia đình. Lời dặn của Lạc Long Quân lúc chia tay phản ánh ý nguyện đoàn kết , giúp đỡ lẫn nhau, gắn bó lâu bền của dân tộc Việt Nam.

 

docx 6 trang linhnguyen 18/10/2022 2800
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 6 - Truyền thuyết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 6 - Truyền thuyết

Ôn tập Ngữ văn Lớp 6 - Truyền thuyết
ÔN TẬP TRUYỀN THUYẾT
(một vài dạng câu hỏi thường gặp)
CON RỒNG, CHÁU TIÊN
Cốt lõi lịch sử trong truyền thuyết Con Rồng, Cháu Tiên
Sự kết hợp giữa các bộ lạc Lạc Việt và Âu Việt đã được hình tượng hóa trong sự gặp gỡ và kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Tên gọi đầu tiên của nước ta là Văn Lang.
Công trạng của Lạc Long Quân thực chất là công cuộc mở nước và xây dựng cuộc sống của cha ông ta.
Những chi tiết kì lạ và ý nghĩa của những chi tiết ấy 
Nguồn gốc, dung mạo của Lạc Long Quân và Âu Cơ : đây là chi tiết mang tính lý tưởng hóa nhằm đề cao nguồn gốc cao quý của dân tộc.
Những chiến công hiển hách của Lạc Long Quân thực chất là công cuộc mở nước của cha ông ta thời xưa.
Hình ảnh bọc trăm trứng nở ra một trăm người con ->Chi tiết kì lạ, hoang đường, thể hiện trí tưởng tượng bay bổng của người xưa, rất thiêng liêng, giàu ý nghĩa. Kì lạ bởi người sinh bọc trăm trứng, nở trăm con; thiêng liêng bởi 100 người con đầu tiên của đất Lạc Việt đã ra đời từ bào thai ấy. Tất cả đều chung nhau núm ruột, chung nhau huyết thống. Đó cũng là cội nguồn của 2 tiếng đồng bào thiêng liêng, ruột thịt. Tất cả đều được thừa hưởng trí tuệ, tài năng và đạo đức của cha Rồng, mẹ Tiên. Những vị thần đẹp nhất, những người đã làm nên kì tích phi thường. Điều đó, đã làm cho người VN tự hào, hãnh diện về nòi giống, tổ tiên của mình.
Con nào con ấy hồng hào, đẹp đẽ lạ thường,không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô khỏe mạnh như thần.
-> Ý nghĩa sâu sắc:
+ Khẳng định dòng máu tiên rồng, sự đẹp đẽ về dáng vóc, cơ thể cũng như về tài năng, trí tuệ của những con người sinh ra từ bao thai ấy -> dáng dấp vị thánh 
+ Dự báo trước sức mạnh của dân tộc ,điều đó đã được trả lời bằng sức sống diệu kì của dân tộc ta trong suốt mấy nghìn năm lịch sử.
+ Chất chứa niềm tự hào mộc mạc, chất phác nhưng vô cùng mạnh mẽ về phong cách cao quý của giống nòi
Chi tiết Lạc Long Quân chia tay nhau và chia con: Nguyên nhân bắt nguồn từ thực tế: giống Rồng quen ở nước, không thể ở mãi trên cạn. Ngược lại, nòi Tiên quen sống trên cao, không thể theo chồng vùng vẫy chốn biển khơi được. Vì vậy, xa nhau là không thể tránh khỏi. Đàn con đông đúc tất nhiên cũng phải chia đôi, nửa theo cha về dưới biển, nửa cùng mẹ cai quản trên rừng. Cái lõi lịch sử là sự phát triển của cộng đồng dân tộc đến thời điểm mở mang đất nước về hai hướng: biển và rừng. Sự phong phú và đa dạng các tộc người sinh sống trên đất nước Việt Nam nhưng đều chung một dòng máu, chung một mẹ cha, chung một gia đình. Lời dặn của Lạc Long Quân lúc chia tay phản ánh ý nguyện đoàn kết , giúp đỡ lẫn nhau, gắn bó lâu bền của dân tộc Việt Nam.
BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
Điều kiện và hình thức truyền ngôi của vua Hùng có gì mới mẻ và tiến bộ so với đương thời? Tại sao Lang Liêu lại là người xứng đáng được vua cha truyền ngôi báu cho?
Điều kiện và hình thức truyền ngôi của vua Hùng: Không hoàn toàn theo lệ truyền ngôi từ các đời trước , chỉ truyền cho con trưởng. Yêu cầu của vua Hùng là người nối ngôi ta phải là người có thực tài, có chí khí, tiếp tục được ý chí, sự nghiệp của vua cha. Chí của vua Hùng cũng là ý nguyện của cả dân tộc: làm cho dân ấm no, đất nước được hưởng thái bình. Muốn làm được điều đó, người nối ngôi phải là người có đức, có tài, có chí.
Lang Liêu xứng đáng được cha truyền ngôi báu vì: 
+ Lang Liêu là người chăm chỉ làm ăn, là con vua nhưng sống cuộc sống của người nông dân, biết làm ra hạt lúa, củ khoai. Việc làm bánh cầu kì, cẩn thận tỉ mỉ chứng tỏ chàng là người rất chu đáo, kính trọng và hiếu thảo với vua cha, với tổ tiên. Điều đó chứng tỏ Lang Liêu là người có đức.
+ Từ lời thần báo mộng, Lang Liêu đã nghĩ ra cách làm hai loại bánh từ nguyên liệu quen thuộc mà lại có hương vị ngon lành, hấp dẫn chứng tỏ chàng là người thông minh, sáng tạo => như vậy, Lang Liêu là người có tài.
+ Từ hai loại bánh của Lang Liêu, ta càng yêu quý, trân trọng những sản phẩm của nhà nông. Chính vì thế, cần phát triển nghề trồng trọt, chăn nuôi, đem lại cuộc sống ấm no cho nhân dân => như vậy, Lang Liêu là người có chí.
Lang Liêu xứng đáng được truyền ngôi báu.
Trước điều kiện truyền ngôi của vua cha, vì sao Lang Liêu lại buồn nhất? Vì sao Thần chỉ mách riêng giúp Lang Liêu?
Tuy cũng là Lang – là con trai của vua – nhưng Lang Liêu khác các Lang khác ở chỗ chàng mồ côi mẹ, nghèo, thật thà, chăm việc đồng áng. Lang Liêu cũng giống như Mai An Tiêm thuở trước – con vua nhưng lại không được vua ưu ái gì hơn người dân thường.
Hoàn cảnh của Lang Liêu gần gũi với số phận của các nhân vật mồ côi trong truyện cổ tích sau này. Lang Liêu buồn nhất trong các Lang cũng là điều dễ hiểu. Vì chàng khó có thể biện lễ vật sang trọng như các anh em . Chàng không chỉ tự cho mình kém cỏi mà còn tự cho rằng mình chưa làm tròn chữ hiếu với vua cha.
Việc thần hiện ra trong giấc mộng, mách bảo Lang Liêu là một chi tiết rất phổ biến trong truyền thuyết và truyện cổ tích. Các nhân vật mồ côi, bất hạnh vẫn thường được thần, bụt hiện lên giúp đỡ mỗi khi bế tắc. Nhưng điều thú vị ở đây là thần không hiện lên làm hộ mà chỉ mách bảo, gợi ý. Nghĩa là thần vẫn dành chỗ cho tài năng sáng tạo của Lang Liêu được bộc lộ, tinh thần tự lực của chàng vẫn được phát huy . Từ những nguyên liệu thần gợi ra, Lang Liêu làm thành bánh chưng, bánh giầy, hai loại bánh rất ngon, rất độc đáo. Điều này chứng tỏ người con trai vua Hùng rất đỗi thông minh và khéo léo, xứng đáng được nhận ngôi báu vua trao.
Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có ý nghĩa gì?
Giải thích nguồn gốc của hai loại bánh cổ truyền của dân tộc Việt một cách thú vị.
Giải thích phong tục làm bánh chưng, bánh giầy , tục thờ cúng tổ tiên ngày tết Nguyên đán.
Đề cao nghề nông, trồng lúa nước.
Quan niệm duy vật thô sơ Trời – Đất – Người (Thiên – Địa – Nhân ). Người là trung tâm giữa trời và đất. Trời tròn, đất vuông.
Mơ ước vua sáng, tôi hiền, đất nước thái bình, nhân dân no ấm.
THÁNH GIÓNG 
1 .Sự thật lịch sử được phản ánh trong truyện: 
“ Thánh Gióng” là một trong những truyền thuyết hay nhất về thời đại Hùng Vương – thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam. Sự thật lịch sử được phản ánh trong truyện Thánh Gióng là thời đại Hùng Vương. Giai đoạn lịch sử này, chiến tranh tự vệ ngày càng trở nên ác liệt, đòi hỏi phải huy động sức mạnh của cả cộng đồng. Cư dân Việt Cổ tuy nhỏ nhưng nhưng đã kiên quyết chống lại các đạo quân xâm lược. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên một nền văn minh rực rỡ. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại ( bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh : trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
2. Ý nghĩa chi tiết: Gióng đánh giặc xong, cởi lại áo giáp và bay về trời.
- Gióng cũng như nhân dân hay chính là nhân dân , đánh giặc vì lòng yêu nước , căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình mà không đòi hỏi được khen thưởng hay ban cho danh lợi, dấu tích chiến công Gióng để lại cho quê hương. Gióng là con của thần, của trời thì nhất định Gióng phải về trời trả lại cho người những quần áo sắt, nón sắt...
3. Ý nghĩa của hình tượng Tháng Gióng: Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm.
Gióng được sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân , đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giũa con người với thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiện đại.
Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hóa những vị anh hùngtrở thành những nhân vật huyền thoại tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi của dân tộc.
IV. SƠN TINH, THỦY TINH
1.Những chi tiết kì ảo trong truyện: thể hiện qua việc miêu tả hai nhân vật chính của truyện- Sơn Tinh và Thủy Tinh bằng những chi tiết tưởng tượng.
Sơn Tinh: Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi. Vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu.
Thủy Tinh: Gọi gió, gió đến. Hô mưa, mưa về. .Hô mây gọi gió làm thành dòng bão uy chuyển cả đất trời.
b. Ý nghĩa tượng trưng của hai nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh.
- Sơn Tinh:
Tài năng của Sơn Tinh đưa lại cho cuộc sống những điều tốt đẹp, xây dựng và làm cho cuộc sống sinh sôi nảy nở - là một phúc thần được mọi người yêu mến.Thể hiện thái độ của người Việt cổ đối với núi rừng , núi rừng là quê hương, là ích lợi, bạn bè, là ân nhân.
=> Sơn Tinh tượng trưng cho khát vọng và khả năng chinh phục thiên tài của nhân dân ta ngày xưa.
- Thủy Tinh:
Tài năng của Thủy Tinh thể hiện sự tàn phá, hủy diệt, mang lại hiểm họa cho cuộc sống. Thủy Tinh là một hung thần đáng sợ.
=> Thủy Tinh tượng trưng cho lũ lụt đe dọa cuộc sống con người. Là kẻ thù của con người.
c. Ý nghĩa truyện
+ Giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm thường xảy ra ở vùng đông bằng châu thổ Sông Hồng. Hiện tượng tự nhiên, hiện thực khách quan đã được giải thích một cách ngây thơ, lí thú.
+ Ước mơ chế ngự và chiến thắng thiên tai của con người; quyết tâm bền bỉ, sẵn sàng đối phó kịp thời và nhất định chiến thắng bão lũ của các bộ tộc miền núi nước Việt thời cổ.
+ Bài ca trị thủy trong buổi đầu dựng nước của các vua Hùng.

File đính kèm:

  • docxon_tap_ngu_van_lop_6_truyen_thuyet.docx