Ôn tập Ngữ văn Lớp 6 - Truyện cổ tích

1. Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm của truyện?

A. Là một thể loại văn học thường kể lại câu chuyện bằng một số sự kiện liên quan đến nhau có mở đầu, phát triển và kết thúc.

B. Nhằm giải thích hiện tượng đời sống, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ.

C. Thường có vần, nhịp, trình bày theo các dòng và khổ.

D. Ghi lại sự việc và con người một cách xác thực (con người, sự việc, thời gian, địa điểm có thật).

2. Hình thức của truyện cổ tích thường gồm có những yếu tố:

A. Vần, nhịp,

B. Chi tiết, cốt truyện.

C. Nhân vật, yếu tố hoang đường, kì ảo.

D. Đề tài, chủ đề.

3. Nội dung của truyện cổ tích gồm có những yếu tố:

A. Đề tài, chủ đề.

B. Ý nghĩa

C. Thái độ của người kể

D. Cốt truyện, nhân vật

 

doc 4 trang linhnguyen 1720
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 6 - Truyện cổ tích", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 6 - Truyện cổ tích

Ôn tập Ngữ văn Lớp 6 - Truyện cổ tích
ÔN TẬP TRUYỆN CỔ TÍCH 
I. TRẮC NGHIỆM 
Hãy chọn đáp án đúng. 
1. Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm của truyện? 
A. Là một thể loại văn học thường kể lại câu chuyện bằng một số sự kiện liên quan đến nhau có mở đầu, phát triển và kết thúc.
B. Nhằm giải thích hiện tượng đời sống, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ. 
C. Thường có vần, nhịp, trình bày theo các dòng và khổ. 
D. Ghi lại sự việc và con người một cách xác thực (con người, sự việc, thời gian, địa điểm có thật). 
2. Hình thức của truyện cổ tích thường gồm có những yếu tố: 
A. Vần, nhịp, 
B. Chi tiết, cốt truyện.
C. Nhân vật, yếu tố hoang đường, kì ảo. 
D. Đề tài, chủ đề. 
3. Nội dung của truyện cổ tích gồm có những yếu tố: 
A. Đề tài, chủ đề.
B. Ý nghĩa
C. Thái độ của người kể
D. Cốt truyện, nhân vật
4. Truyện cổ tích là: 
A. Loại truyện dân gian có yếu tố hoang đường, kì ảo.
B. Kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật như: nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật bất hạnh,
C. Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác,
D. Kể về các sự kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương
5. Các câu hỏi: Truyện kể về ai? Ai là nhân vật nổi bật? giúp em xác định được yếu tố nào sau đây: 
A. Các sự kiện chính của truyện.
B. Cốt truyện
C. Yếu tố hoang đường, kì ảo.
D. Nhân vật và nhân vật chính.
6. Các câu hỏi: Truyện kể về việc gì? Xác định những sự kiện chính trong truyện. giúp em xác định được yếu tố nào sau đây: 
A. Các sự kiện chính của truyện, cốt truyện
B. Ngôi kể
C. Yếu tố hoang đường, kì ảo.
D. Nhân vật và nhân vật chính. 
7. Truyện cổ tích Thạch Sanh không có những nhân vật nào? 
A. Thạch Sanh, Lý Thông, mẹ Lý Thông
B. Vua, công chúa, quân sĩ 18 nước
C. Đại bàng, chằn tinh, thái tử con vua Thủy Tề, vua Thủy Tề
D. Rồng vàng, chó sói khổng lồ 
8. Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào?
A. Nhân vật bất hạnh
B. Nhân vật dũng sĩ
C. Nhân vật thông minh
D. Nhân vật ngốc nghếch
9. Thạch Sanh là nhân vật: 
A. Gian xảo, độc ác 
B. Mưu mô, xảo quyệt
D. Thật thà, dũng cảm
C. Nhân hậu, yêu chuộng hòa bình 
10. Kết thúc của truyện cổ tích thường:
A. Giải thích dấu tích lịch sử.
B. Giải thích di tích lịch sử.
C. Thường có hậu, phản ánh niềm tin và mơ ước của nhân dân.
D. Thường có hậu, phong Thánh cho nhân vật và lập đền thờ. 
11. Những ý nào sau đây nêu đúng về nội dung của truyện Thạch Sanh? 
A. Ca ngợi người anh hùng đánh giặc cứu nước.
B. Thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân trong công cuộc đánh giặc ngoại xâm.
C. Đề cao, ca ngợi lối sống hiền lành, chăm chỉ, đức độ.
D. Thể hiện lòng quả cảm, bao dung và niềm tin “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”. 
12. Những ý nào sau đây nêu đúng về nghệ thuật của truyện Thạch Sanh? 
A. Cốt truyện độc đáo với sự trợ giúp của các yếu tố thần kì nhằm giải quyết xung đột (mâu thuẫn) và thể hiện niềm tin, ước mơ.
B. Các sự kiện và nhân vật có liên quan đến lịch sử.
C. Cốt truyện đơn giản nhưng giàu ý nghĩa. 
D. Các chi tiết hoang đường, kì ảo nhằm kì vĩ hóa và tôn vinh nhân vật. 
13. Truyện Thạch Sanh thuộc kiểu văn bản nào? 
A. Tự sự
B. Biểu cảm 
C. Miêu tả
D. Nghị luận 
14. Truyện Thạch Sanh sử dụng ngôi kể: 
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ nhất số nhiều
C. Ngôi thứ 3 
D. Ngôi thứ nhất số ít 
II. TỰ LUẬN 
1. Tóm tắt truyện “Thạch Sanh”. 
2. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: 
“Đàn kêu: “Ai chém chằn tinh
Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang?
Đàn kêu: Ai chém xà vương
Đem nàng công chúa triều đường về đây?
Đàn kêu: Hỡi Lý Thông mày
Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân?
Đàn kêu: Sao ở bất nhân
Biết ăn quả lại quên ân người trồng?” 
a. Đoạn thơ trên kể về chiến công của nhân vật nào? Ai là kẻ “vô ơn bạc nghĩa”? 
b. Trong đoạn thơ, có chi tiết thần kì nào xuất hiện? Theo em, chi tiết thần kì này có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung của truyện? 
c. Viết đoạn văn từ 7 – 9 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật Thạch Sanh. Trong đó, có sử dụng ít nhất 1 từ láy và 1 hình ảnh so sánh (gạch chân, chú thích rõ). 
d. Viết đoạn văn từ 7 – 9 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật Lý Thông. Trong đó, có sử dụng ít nhất 1 từ ghép và 1 hình ảnh so sánh (gạch chân, chú thích rõ). 

File đính kèm:

  • docon_tap_ngu_van_lop_6_truyen_co_tich.doc