Ôn tập Ngữ văn Lớp 6 - Phần: Tiếng Việt

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Phó từ là từ

a) Luôn đi kèm với động từ, tính từ

b)Bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ đi kèm đó.

Ví dụ:

Các em chú ý :

– Phó từ không có khả năng gọi tên sự vật, hành động, tính chất như danh từ, động từ, tính từ. Vì vậy phó từ là một loại hư từ; còn danh từ, động từ,tính từ là những thực từ.

– Phó từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ mà không đi kèm với danh từ.

Ví dụ :

+ Chỉ nói: đang học, sẽ tốt, luôn luôn cố gắng,

+ Không nói : đan bút, sẽ nhà, luôn luôn phấn,

2.Phân loại phó từ

Dựa vào vị trí của phó từ khi kết hợp với động từ và tính từ, SGK phân ra thành hai loại:

a)Loại phó từ đứng trước động từ, tính từ. Đó là các phó từ như :

+ đã, từng, đang, : đã học, từng xem, đang giảng bài,

+ rất, hơi, khá , . : rất giỏi, hơi lạnh, khá xinh,

+ cũng, vẫn, đều, : cũng nói, vẫn cười, đều tốt,

+ không, chưa, chẳng, : không học, chưa làm bài, chẳng vẽ,

+ hãy, đừng, chớ, : hãy trật tự, đừng dựng xe, chớ trèo cây,

b)Loại phó từ đứng sau động từ, tính từ. Đó là các phó từ như :

+ lắm, quá, cực kì : tốt lắm, đẹp quá, hay cực kì,.,.

+ được, : nói được, ăn được,

+ mất, ra, đi,., : chạy mất, bay mất, nở ra, trốn đi, bỏ đi,

3.Ý nghĩa của phó từ

Phó từ có thể bổ sung những ý nghĩa khác nhau cho động từ, tính từ. Ý nghĩa bổ sung thường gặp ở phó từ là :

– Bổ sung ý nghĩa thời gian : đang nói

– Bổ sung ý nghĩa tiếp diễn tương tự : vẫn nói

– Bổ sung ý nghĩa mức độ : nói lắm

– Bổ sung ý nghĩa phủ định : chẳng nói

– Bổ sung ý nghĩa cầu khiến : đừng nói

– Bổ sung ý nghĩa kết quả : nói được

– Bổ sung ý nghĩa khả năng : có thể nói

– Bổ sung ý nghĩa tần số : thường nói

-Bổ sung ý nghĩa tình thái: đột nhiên rồi nói.

 

doc 90 trang linhnguyen 18/10/2022 2380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 6 - Phần: Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 6 - Phần: Tiếng Việt

Ôn tập Ngữ văn Lớp 6 - Phần: Tiếng Việt
 sắc
- Hình ảnh“Gàu dài”- thể hiện sự vụ đắp tình cảm
- Hình ảnh “Giếng cạn” – thể hiện tình cảm hời hợt
- Hình ảnh “Sợi dây” – Thể hiện tình cảm biết bao lâu vun đắp
à→ Bài ca dao mang hàm ý than thở, oán trách người yêu
à→ Sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 1: Nêu ý nghĩa của từ miền Nam trong các câu thơ sau. Chỉ rõ trường hợp nào là hoán dụ và thuộc kiểu hoán dụ nào?
a. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
( Viễn Phương ) b. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy
Đang xông lên chống Mĩ tuyến đầu ( Lê Anh Xuân )
Câu 2:  Chỉ ra các hình ảnh hoán dụ trong những câu sau và cho biết chúng thuộc kiểu hoán dụ nào?
a. Họ là chục tay sào, tay chèo, làm ruộng cũng giỏi mà làm thuyền cũng giỏi.
(Nguyễn Tuân)
b. Nhân danh ai
Bay chôn tuổi thanh xuân của chúng ta trong những quan tài
(Emily con – Tố Hữu)
 Câu 3:  Chỉ ra và phân tích tác dụng biện pháp ẩn dụ trong văn bản sau:
Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào
Gợi ý: 
Câu 1: 
-  Miền Nam trong câu a để chỉ về một vùng miền của đất nước
- Miền Nam trong câu b là hình ảnh hoán dụ để chỉ những con người sống ở miền Nam. Đây là hình ảnh hoán dụ lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng.
Câu 2: 
a. Hình ảnh hoán dụ: Tay sào, tay chèo để chỉ người chèo thuyền. Phép hoán dụ lấy bộ phận để chỉ toàn thể
b. Hình ảnh hoán dụ: Tuổi thanh xuân để chỉ tuổi trẻ. Hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
Câu 3:   + Hình ảnh ẩn dụ: mận , đào, vườn hồng
Mận để chỉ người con trai. đào chỉ người con gái, vườn hồng
   + Tác dụng : mận, đào,vườn hồng là những hình ảnh ẩn dụ – những biểu tượng cho những người lao động ngày xưa, trong bài ca dao này, chúng được dùng để chỉ người con trai và người con gái trong tình yêu. Cách nói bóng gió phù hợp với sự kín đáo, tế nhị trong tình yêu.
ÔN TẬP CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
- Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. Thành phần không bắt buộc có mặt được gọi là thành phần phụ.
- Một câu có hai thành phần chính: chủ ngữ và vị ngữ:
Chủ ngữ
- Là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái... được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi: Ai? Con gì? Cái gì?
- Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong những trường hợp nhất định, động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ.
- Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ
- Trong câu chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ. Trường hợp đảo ngữ, vị trí của chủ ngữ có thể thay đổi.
Vị ngữ
- Là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi Làm gì? Làm sao? Như thế nào? Là gì?
- Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.
- Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ
-  Trong câu vị ngữ thường đứng sau chủ ngữ. Trường hợp đảo ngữ, vị trí của vị ngữ có thể thay đổi.
II. LUYỆN TẬP
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong những câu sau và cho biết cấu tạo của chúng.
a. Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. ( Trích Cô Tô - Nguyễn Tuân, SGK Ngữ văn 6, Tập II)
b. Chú Tiến Lê - bạn thân của bố tôi đưa theo bé Quỳnh đến chơi.
c. Hai đứa lôi nhau ra vườn.
d. Mèo đưa toàn bộ những bức tranh...
e. Bé Quỳnh reo lên khe khẽ.
Câu 2: Điền chủ ngữ cho những câu sau.
a, Hôm nay, ...... đi lao động.
b, ...........là học sinh giỏi của lớp tôi.
c, ........ trong xanh, không một gợn mây.
Câu 3: Điền vị ngữ cho những câu sau.
a, Dòng sông Năm Căn ......................
b, Cây tre là ...........................................
c, Cha mẹ là ........................................
Gợi ý:
Câu 1: 
Câu
Cấu tạo
a (1)
Chủ ngữ
Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô
cụm danh từ
Vị ngữ
là một ngày trong trẻo, sáng sủa
cụm danh từ
a (2)
Chủ ngữ
bầu trời Cô Tô
cụm danh từ
Vị ngữ
cũng trong sáng như vậy
cụm tính từ
b (1)
Chủ ngữ
chú Tiến Lê - bạn thân của bố tôi
cụm danh từ
Vị ngữ
đưa theo bé Quỳnh đến chơi
cụm động từ
b (2)
Chủ ngữ
Hai đứa
cụm danh từ
Vị ngữ
lôi nhau ra vườn
cụm động từ
b (3)
Chủ ngữ
Mèo
danh từ
Vị ngữ
đưa toàn bộ những bức tranh...
cụm động từ
b (4)
Chủ ngữ
bé Quỳnh
cụm danh từ
Vị ngữ
reo lên khe khẽ
cụm động từ
Câu 2: 
a, Hôm nay, lớp tôi đi lao động.
b, Nam là học sinh giỏi của lớp tôi.
c, Bầu trời trong xanh, không một gợn mây.
Câu 3: 
a, Dòng sông Năm Căn rộng lớn mênh mang.
b, Cây tre là hình ảnh của làng quê Việt Nam.
c, Cha mẹ là người đã có công ơn sinh thành ra ta.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Phân tích cấu tạo của vị ngữ trong các câu dẫn dưới đây
a) Một buổi chiều, tôi ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống.
(Tô Hoài)
b) Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.
(Đoàn Giỏi)
c) Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam []. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.
(Thép Mới)
Câu 2: Đọc lại các câu vừa phân tích ở câu 1. Cho biết mối quan hệ giữa sự vật nêu ở chủ ngữ với hành động, đặc điểm, trạng thái ... nêu ở vị ngữ là quan hệ gì?
a) Một buổi chiều, tôi ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống.
(Tô Hoài)
b) Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.
(Đoàn Giỏi)
c) Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam []. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.
(Thép Mới)
Câu 3: Xác định thành phần chính của các câu sau:
a) Mẹ em là giáo viên.
b) Hoa phượng cũng là hoa học trò.
c) Đây là bạn Hoa.
d) Khoảng gần trưa, khi sương tan, đấy là khi chợ náo nhiệt nhất.
Gợi ý: 
Câu 1: 
a) Vị ngữ: ra đứng cửa hàng, xem hoàng hôn xuống.
b) Vị ngữ: nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.
c) Vị ngữ: là người bạn thân của nông dân Việt Nam; giúp con người trăm nghìn công việc khác nhau.
- Vị ngữ thường là động từ (cụm động từ), tính từ (cụm tính từ) như ở ý a, b và câu thứ hai trong ví dụ c. Ngoài ra, vị ngữ còn có thể là danh từ hoặc cụm danh từ như ở câu 1 trong ý c.
Câu 2: 
- Chủ ngữ trong các câu đã cho (tôi; chợ Năm Căn; cây tre; tre; nứa mai, vầu) 
- Mối quan hệ chủ ngữ và vị ngữ: chủ ngữ nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, trạng thái, đặc điểm nêu ở vị ngữ.
Câu 3: 
a) Hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi: Ai là giáo viên ? (mẹ em - "mẹ em" là CN); Mẹ em là gì ? (là giáo viên -"là giáo viên" là VN)
b) Nhiều học sinh xác định: "Hoa phượng cũng " là CN, giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh: "hoa phượng cũng" là chủ ngữ không đúng  nghĩa mà ý của câu muốn nói đến: sự xuất hiện như nhau thường niên của hoa phượng - hoa học trò: "cũng là".
- Đặt câu hỏi : Cái gì là hoa học trò ? (Hoa phượng - "hoa phượng" là CN); Hoa phượng là gì ? (cũng là hoa học trò - CN).
c) Ai là bạn Hoa ? (Đây - CN) - (Đại từ làm chủ ngữ); Đây là ai ? (là bạn Hoa - VN)
d) Câu có trạng ngữ nên giáo viên hướng dẫn học sinh "đấy" là  đại từ thay thế cho "khoảng gần trưa, khi sương tan" nên "đấy" là đại từ làm CN. Áp dụng kiến thức mẫu câu Ai là gì ? CN nối với vị ngữ bằng từ "là".
- Lúc nào là khi chợ náo nhiệt nhất ? (Khoảng gần trưa, khi sương tan); Từ nào thay thế cho khoảng gần trưa, khi sương tan? (đấy - CN) (Đại từ làm chủ ngữ); Đấy là gì ? (là khi chợ náo nhiệt nhất - VN).
Kết quả:
a) Mẹ em // là giáo viên.
b) Hoa phượng // cũng là hoa học trò.
c) Đây // là bạn Hoa.
d) Khoảng gần trưa, khi sương tan, đấy // là khi chợ náo nhiệt nhất.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 1: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau. Cho biết mỗi chủ ngữ hoặc vị ngữ có cấu tạo như thế nào?
(1)Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.(2) Đôi càng tôi mẫm bóng.(3) Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. (4)Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách và các ngọn cỏ.(5) Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
(Tô Hoài)
Câu 2: Đặt ba câu theo yêu cầu sau:
a) Một câu có vị ngữ trả lời câu hỏi Làm gì? để kể lại một việc tốt em hoặc bạn em mới làm được.
b) Một câu có vị ngữ trả lời câu hỏi Như thế nào? để tả hình dáng hoặc tính tình đáng yêu của một bạn trong lớp em.
c) Một câu có vị ngữ trả lời câu hỏi Là gì? để giới thiệu một nhân vật trong truyện mà em vừa đọc với các bạn trong lớp.
Câu 3: Chỉ ra chủ ngữ trong mỗi câu văn em vừa đặt được. Cho biết các chủ ngữ ấy trả lời cho những câu hỏi như thế nào?
Câu 1: 
Câu 1: Tôi (chủ ngữ, đại từ) / đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng (vị ngữ, cụm động từ).
Câu 2: Đôi càng tôi (chủ ngữ, cụm danh từ) / mẫm bóng (vị ngữ, tính từ).
Câu 3: Những cái vuốt ở khoeo, ở chân (chủ ngữ, cụm danh từ) / cứ cứng dần và nhọn hoắt (vị ngữ, hai cụm tính từ).
Câu 4: Tôi (chủ ngữ, đại từ) / co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ (vị ngữ, hai cụm động từ).
Câu 5: Những ngọn cỏ (chủ ngữ, cụm danh từ) / gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua (vị ngữ, cụm động từ).
Câu 2: 
a) Sáng nay em đã giúp bạn Lan làm trực nhật.
b) Cô giáo em rất tận tình với học sinh.
c) Thạch Sanh là một chàng trai dũng cảm.
Câu 3: 
-  Câu a: chủ ngữ: em (Trả lời cho câu hỏi: Ai?).
-  Câu b: chủ ngữ: Cô giáo (Trả lời cho câu hỏi: Ai?).
-   Câu c: chủ ngữ: Thạch Sanh (Trả lời cho câu hỏi: Ai?).
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Câu 1: Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a) Em bé cười.
b) Mấy chú Dế sặc nước, loạng choạng bò ra khỏi tổ.
c) Mấy chú Dế sặc nước loạng choạng bò ra khỏi tổ.
d)  Một bác giun bò đụng chân nó mát lạnh hay tiếng một chú dế rúc rích cũng khiến nó giật mình, sẵn sàng tụt nhanh xuống hố sâu.
Câu 2: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a) Mái tóc của mẹ em rất đẹp.
b) Tiếng sóng vỗ loong boong bên mạn thuyền.
c) Sóng vỗ loong boong bên mạn thuyền.
d) Con gà to, ngon.
e) Con gà to ngon.
g) Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào thơm mát trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi
Câu 3: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a) Đã tan tác những bóng thù hắc ám.
b) Đã sáng lại trời thu tháng Tám.
c) Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.
d) Dưới tầng đáy rừng, như đột nhiên, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót bóng bẩy như chứa lửa, chứa nắng.
e) Nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím.
Gợi ý:
Câu 1: 
a) Hướng dẫn HS đặt câu hỏi: Ai cười ? (Em bé - "em bé" là CN); Em bé làm gì? (cười - VN)
b) Vì câu có dấu phẩy ngăn cách hai hoạt động nên hướng dẫn HS đặt câu hỏi: Con gì sặc nước, loạng choạng bò ra khỏi tổ ? (HS trả lời: mấy chú Dế - "mấy chú Dế" là CN); Mấy chú Dế làm gì ? (sặc nước, loạng choạng bò ra khỏi tổ - VN)
c) Nhìn qua thì câu này giống câu b) nhưng giáo viên giúp học sinh nhận biết: câu không có dấu phẩy nên đặt câu hỏi : Con gì sặc nước ? (Con Dế - Con Dế là CN); Con Dế thế nào? (sặc nước - "sặc nước" là VN); Con gì loạng choạng bò ra khỏi tổ ? (Con Dế sặc nước - " Con Dế sặc nước" là CN). Trong trường hợp này CN là cụm chủ vị; Mấy chú Dế sặc nước làm gì ? (loạng choạng bò ra khỏi tổ - VN).
d)  Tương tự câu c), giáo viên hướng dẫn HS xác định câu trên chủ ngữ có hai cụm chủ vị; có hai vị ngữ, có một nội dung thông báo.
Kết quả:
a) Em bé // cười.
b) Mấy chú Dế // sặc nước, loạng choạng bò ra khỏi tổ.
c) Mấy chú Dế sặc nước // loạng choạng bò ra khỏi tổ.
d)  Một bác giun bò đụng chân nó mát lạnh hay tiếng một chú dế rúc rích // cũng khiến nó giật mình, sẵn sàng tụt nhanh xuống hố sâu.
Câu 2: 
a) Nhiều học sinh xác định "mái tóc" là CN. Giáo viên cần hướng dẫn các em đặt câu hỏi: Cái gì rất đẹp? (Mái tóc); Mái tóc của ai ?(của mẹ em) - Cái gì rất đẹp? (mái tóc của mẹ em - CN); CN là cụm danh từ
b) Khi xác định chủ ngữ, giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào mục đích thông báo để xác định đúng chủ ngữ. Phân biệt "tiếng sóng" nghe được bằng tai và "sóng" ta có thể nhìn thấy. Vì vậy, giáo viên giúp học sinh đặt câu hỏi: Cái gì loong boong bên mạn thuyền? (tiếng sóng vỗ - "tiếng sóng vỗ" là CN ); Tiếng sóng vỗ thế nào ? (loong boong bên mạn thuyền - VN).
c) Hướng dẫn HS đặt câu hỏi: Cái gì vỗ loong boong bên mạn thuyền? (sóng - "sóng" là CN); Sóng thế nào? (vỗ loong boong bên mạn thuyền - VN)
d) Ở câu này, giáo viên giúp học sinh phân biệt dấu phẩy thể hiện hai đặc điểm to, ngon ngang hàng nhau. Nội dung thông báo: Con gà nào cũng to ngon. Hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi: Con gì to, ngon ? (Con gà - "con gà" là chủ ngữ); Con gà thế nào? (to, ngon - VN).
e)  "to" và "ngon" cũng chỉ hai đặc điểm nhưng không có dấu phẩy ngăn cách nên phải đặt câu hỏi : Con gì ngon? (HS trả lời: Con gà to - "con gà to" là chủ ngữ); Con gà to thế nào? (ngon - VN). Nội dung thông báo: con gà to mới ngon.
Như vậy, khi dạy, giáo viên cần hướng dẫn học sinh dựa vào dấu phẩy, dựa vào nội dung thông báo để xác định đúng chủ ngữ, ranh giới giữa chủ ngữ và vị ngữ trong câu.
g) Trong câu trên học sinh dễ nhầm lẫn ranh giới giữa CN, VN. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm sự vật được nói đến trong câu: sự vật gì ? (màu xanh non - CN); Màu xanh non thế nào? (ngọt ngào thơm mát - VN); Cái gì trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi ? (một màu xanh non ngọt ngào thơm mát - Là CN). Vậy câu trên có chủ ngữ là một cụm chủ vị; Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào thơm mát thế nào? (trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi - VN).
Kết quả:  a) Mái tóc của mẹ em rất đẹp.
b) Tiếng sóng vỗ // loong boong bên mạn thuyền.
c) Sóng // vỗ loong boong bên mạn thuyền.
d) Con gà // to, ngon.
e) Con gà to// ngon.
g) Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào thơm mát // trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi.
Câu 3: 
a) Giáo viên đặt câu hỏi: Chủ ngữ thường đứng ở vị trí nào trong câu ?(đầu câu); Chủ ngữ trả lời câu hỏi nào ?(Ai ? Cái gì ? Con gì ?); Vậy trong câu nói đến Ai? Ai tan tác ? (những bóng thù hắc ám - CN); Những bóng thù thế nào ? (Đã tan tác - VN).
- Em có nhận xét gì về vị trí của chủ ngữ, vị ngữ trong câu; Chủ ngữ đứng ở vị trí nào trong câu ? (Chủ ngữ đứng sau vị ngữ);Vị ngữ đứng ở vị trí nào trong câu ? (Vị ngữ đứng trước chủ ngữ).
Giáo viên kết luận: Thông thường chủ ngữ đứng trước vị ngữ nhưng ở câu này ngược lại : Chủ ngữ đứng sau vị ngữ - ta gọi là câu đảo ngữ.
b) Tương tự, cho học sinh đặt câu hỏi: Cái gì sáng lại ? (trời thu tháng tám - CN); trời thu tháng tám thế nào? (Đã sáng lại - VN)
c) Hướng dẫn: trong câu nói đến cái gì ? hoặc đặt câu hỏi: Cái gì thấp thoáng ? (mái đình, mái chùa cổ kính - CN); Dưới bóng tre của ngàn xưa, mái đình, mái chùa cổ kính thế nào ? (thấp thoáng - VN).
- Em có nhận xét gì về câu trên ? (Câu đảo ngữ).
d) Hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi: Trong câu nói đến Cái gì ? (những chùm thảo quả - CN); Những chùm thảo quả thế nào? (đỏ chon chót bóng bẩy như chứa lửa, chứa nắng - VN); Cái gì bỗng rực lên ? (Những chùm thảo quả đỏ chon chót bóng bẩy như chứa lửa, chứa nắng - CN);  "Những chùm thảo quả đỏ chon chót bóng bẩy như chứa lửa, chứa nắng" thế nào ? (bỗng rực lên - VN).
- Em có nhận xét gì về chủ ngữ trong câu trên ? (CN là một cụm C-V)
e) Tương tự: Trong câu nói đến Cái gì ? (những bông hoa tím - CN); Những bông hoa tím thế nào ? (mọc lên - VN). Câu đảo C-V thường là câu miêu tả, có dụng ý nghệ thuật, đảo để nhấn mạnh.
Kết quả:
a) Đã tan tác // những bóng thù hắc ám.
     VN                        CN
b) Đã sáng lại // trời thu tháng Tám.
     VN                        CN
c) Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng // mái đình, mái chùa cổ kính.
                                                   VN                        CN
d) Dưới tầng đáy rừng, như đột nhiên, bỗng rực lên // những chùm thảo quả đỏ chon chót bóng bẩy như chứa lửa, chứa nắng.    VN                        CN
e) Trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên // những bông hoa tím.
VN                   CN
ÔN TẬP CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Khái niệm về câu trần thuật
Trong cuộc sống hằng ngày, câu dùng để thông báo, trao đổi ý kiến. Nội dung, mục đích khi trao đổi ý kiến rất đa dạng và phong phú. Căn cứ vào ý nghĩa khái quát, người ta chia câu theo bốn mục đích chính : trần thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán. Theo đó, ta có bốn kiểu câu :
– Câu trần thuật dùng để kể, để miêu tả, để giới thiệu,..
– Câu nghi vấn dùng để hỏi và yêu cầu trả lời.
– Câu cầu khiến dùng để yêu cầu, ra lệnh, chúc tụng,
– Câu cảm thán dùng để bộc lộ cảm xúc.
Câu trần thuật thường dùng trong văn tự sự và miêu tả.
2. Câu trần thuật đơn là gì ?
Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C – V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ỷ kiến.
Trong câu trần thuật có hai loại là câu trần thuật đơn và câu trần thuật ghép.
Câu trần thuật đơn là câu trình bày một ý độc lập, thường bao gồm một cụm chủ – vị.
Ví dụ : -Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương.
(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)
– Sơn Tinh không hề nao núng.
(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)
Khi hai hay nhiều câu đơn có quan hệ với nhau chặt chẽ, người ta có thể ghép chúng lại để thành một câu ghép.
Ví dụ : -Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương nhưng Sơn Tinh không hề nao núng.
– Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị,
(Hồ Chí Minh)
Như vậy, câu trần thuật ghép khác câu trần thuật đơn ở chỗ câu trần thuật ghép bao gồm hai cụm chủ – vị trở lên còn câu trần thuật đơn chỉ có một cụm chủ – vị.
Nội dung của câu trần thuật đơn
Câu trần thuật đơn có những mục đích sau đây :
+ Dùng để giới thiệu người, vật trong văn tự sự, miêu tả
Ví dụ : Xưa cố một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề.
(Đẽo cày giữa đường)
+ Dùng để miêu tả đặc điểm của người, vật trong văn tự sự, miêu tả Ví dụ : Cầu Long Biên có một tuyến đường sắt chạy giữa.
(Thuý Lan)
+ Dùng để nêu một ý kiến
Ví dụ : Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam.
(Thép Mới)
+ Dùng để kể một sự việc như hoạt động của người, diễn biến của sự việc.
Ví dụ : Một đêm 1ĨỌ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ.
(Sự tích Hồ Gươm)
4. Các thành phần câu : chủ ngữ và vị ngữ
Câu trần thuật đơn cũng như các kiểu câu khác nói chung đều có chủ ngữ và vị ngữ.     .
a) Thành phần chủ ngữ
Chủ ngữ là một trong hai thành phần chính của câu làm chủ sự việc nói trong câu. Chủ ngữ nêu lên người, sự vật, sự việc được đem ra xem xét, đánh giá.
Chủ ngữ không phụ thuộc vào thành phần khác của câu. Chủ ngữ thường là đối tượng miêu tả của vị ngữ. Chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ, trả lời câu hỏi
Ai ? Cái gì ? Việc gì ? Con gì ?
b) Thành phần vị ngữ
Vị ngữ cũng là một trong hai thành phần chính của câu nêu lên hành động, trạng thái, tính chất, quan hệ của người, sự vật, sự việc nêu ở chủ ngữ. Vị ngữ thường đứng sau chủ ngữ và cùng với chủ ngữ tạo ra nội dung thông báo cho câu. Vị ngữ thường trả lời câu hỏi Làm gì ? Thế nào ? Ra sao ? Là ai ? Là cái gì ?,
Về cấu tạo : Vị ngữ có thể là một từ, một cụm từ hoặc cụm chủ – vị.
Ví dụ : – Một từ : Cái áo này đẹp.
– Một cụm từ : Ai cũng tấm tắc khen ngon.
– Cụm chủ — vị: Chim cắt cánh nhọn như dao bầu ().
(Duy Khán)
Ngoài chủ ngữ và vị ngữ, câu còn có các thành phần khác – sẽ học sau.
II. LUYỆN TẬP
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Câu nào sau đây không phải là câu trần thuật đơn ?
Cây tre là bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam.
Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người, 
Buổi đầu, không một tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí.
D. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù.
Câu 2: Trong đoạn văn sau có mấy câu trần thuật đơn ?
"Ngày mai, trên đất nước này, sắt, thép có thể nhiều hơn tre, nứa. Nhưng, trên đường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình. Tre sẽ càng 

File đính kèm:

  • docon_tap_ngu_van_lop_6_phan_tieng_viet.doc