Ôn tập Ngữ văn Lớp 6 - Hiểu thêm về Từ đơn. Từ ghép. Từ láy

1. Nhóm từ : ba ba, chuồn chuồn, cào cào, châu chấu, đu đủ, chôm chôm, thuồng luồng, núc nác, quốc quốc, gia gia, chà là, chích chòe, chẫu chuộc,

- Cách 1 (dùng cho học sinh Tiểu học) : gọi là từ láy.

- Cách 2 (các nhà nghiên cứu ngôn ngữ): gọi là từ đơn đa âm (từ láy giả), có chức năng định danh – tức là gọi tên sự vật.

• Bản chất: là các từ láy giả, tức là có hình thức giống từ láy nhưng không phải từ láy đích thực.

2. Nhóm từ: bồ hóng, bồ kết, bọ nẹt, bọ xít, sâu róm, diều hâu,dưa hấu, bù nhìn, tre pheo (“pheo” có nghĩa ), bếp núc (“núc” có nghĩa), chó má (“má” có nghĩa), chợ búa, đường sá, người ngợm,

- Cách 1 (dùng cho học sinh Tiểu học): gọi là từ ghép.

- Cách 2 (các nhà nghiên cứu ngôn ngữ) : gọi là từ đơn đa âm.

• Bản chất: là các từ ghép ngẫu hợp (ngẫu nhiên có hai tiếng ghép lại với nhau và chỉ có một trường hợp duy nhất, ví dụ “hấu” chỉ ghép với “dưa”, ngoài ra không ghép với tiếng nào khác, trong khí đó “gang” trong “dưa gang” có thê gặp ở “chảo gang, gang thép” – tất nhiên nghĩa của “gang” trong “chảo gang”, “dưa gang ” là khác nhau), trong đó có một tiếng bị hư nghĩa hoặc mờ nghĩa.

 

docx 2 trang linhnguyen 3300
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 6 - Hiểu thêm về Từ đơn. Từ ghép. Từ láy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 6 - Hiểu thêm về Từ đơn. Từ ghép. Từ láy

Ôn tập Ngữ văn Lớp 6 - Hiểu thêm về Từ đơn. Từ ghép. Từ láy
HIỂU THÊM VỀ TỪ ĐƠN – TỪ GHÉP – TỪ LÁY
Nhóm từ : ba ba, chuồn chuồn, cào cào, châu chấu, đu đủ, chôm chôm, thuồng luồng, núc nác, quốc quốc, gia gia, chà là, chích chòe, chẫu chuộc,
Cách 1 (dùng cho học sinh Tiểu học) : gọi là từ láy.
Cách 2 (các nhà nghiên cứu ngôn ngữ): gọi là từ đơn đa âm (từ láy giả), có chức năng định danh – tức là gọi tên sự vật.
Bản chất: là các từ láy giả, tức là có hình thức giống từ láy nhưng không phải từ láy đích thực.
Nhóm từ: bồ hóng, bồ kết, bọ nẹt, bọ xít, sâu róm, diều hâu,dưa hấu, bù nhìn, tre pheo (“pheo” có nghĩa ), bếp núc (“núc” có nghĩa), chó má (“má” có nghĩa), chợ búa, đường sá, người ngợm,
Cách 1 (dùng cho học sinh Tiểu học): gọi là từ ghép.
Cách 2 (các nhà nghiên cứu ngôn ngữ) : gọi là từ đơn đa âm.
Bản chất: là các từ ghép ngẫu hợp (ngẫu nhiên có hai tiếng ghép lại với nhau và chỉ có một trường hợp duy nhất, ví dụ “hấu” chỉ ghép với “dưa”, ngoài ra không ghép với tiếng nào khác, trong khí đó “gang” trong “dưa gang” có thê gặp ở “chảo gang, gang thép” – tất nhiên nghĩa của “gang” trong “chảo gang”, “dưa gang ” là khác nhau), trong đó có một tiếng bị hư nghĩa hoặc mờ nghĩa.
Nhóm từ : bảo ban, bồng bế, đền đài, đất đai,đấu đá, đèn đuốc, ruộng rẫy, miếu mạo, chùa chiền, làm lẽ, làm lành,
Cách 1(dùng cho học sinh Tiểu học): gọi là từ láy.
Cách 2 (các nhà nghiên cứu ngôn ngữ): gọi là từ ghép.
Bản chất: là các từ ghép vì hai tiếng đều có nghĩa, sự trùng hợp về âm thanh giữa hai tiếng chỉ mang tính chất ngẫu nhiên.
Nhóm từ: ngày ngày, người người, tối tối, sáng sáng, chiều chiều, đêm đêm, nhỏ nhỏ, bé bé, tím tím, đỏ đỏ, xanh xanh, đen đen,.
Cách 1(dùng cho học sinh Tiểu học): gọi là từ láy
Cách 2 (các nhà nghiên cứu ngôn ngữ): đưa ra nhiều ý kiến:
+ Trường hợp a: nhỏ nhỏ, bé bé, tím tím, đỏ đỏ, trắng trắng có thể biến âm thành nho nhỏ, be bé, tim tím, đo đỏ, trăng trắng và được coi là từ láy.
+ Trường hợp b: ngày ngày, người người, chiều chiều, đêm đêm, nhà nhà, ngành ngành được coi là hiện tượng lặp từ (ngày ngày = ngày nào cũng thế, chiều chiều = chiều nào cũng thế).
+ Trường hợp c: xanh xanh, đen đen, nâu nâu, vàng vàng không có khả năng biến âm như trường hợp a, cũng không hoàn toàn như b, chúng được coi là từ láy toàn phần hoặc láy tuyệt đối.
+ Trường hợp d : tối tối, sáng sáng thì lại được chia thành hai khả năng. Khả năng thứ nhất, chúng biến âm thành tôi tối, sang sáng với nghĩa là hơi tối, hơi sáng (vd trời đã tôi tối rồi, trời đã sang sáng rồi). Khả năng thứ hai, chúng là hiện tượng lặp từ với nghĩa là tối nào cũng như vậy, sáng nào cũng như vậy.

File đính kèm:

  • docxon_tap_ngu_van_lop_6_hieu_them_ve_tu_don_tu_ghep_tu_lay.docx