Ôn tập Ngữ văn Lớp 12 - Văn bản "Vợ nhặt"
Bối cảnh câu chuyện “ Vợ nhặt”:
- Tác phẩm được xây dựng trên bối cảnh của năm Ất Dậu - khoảng hơn hai triệu đồng bào bị chết đói.
- Cái nền nghệ thuật của tác phẩm:
+ Người: * Xanh xám như những bóng ma.
* Nằm ngổn ngang khắp lều chợ.
* Chết như ngả rạ.
+ Không khí: vẩn lên mùi ẩm thối và mùi gây của xác người.
+ Làng xóm tối tăm, xơ xác.
+ Tiếng quạ gào lên từng hồi thê thiết.
→ Khung cảnh tàn lụi đi dần vào cõi chết, mở ra một biên giới mong manh: cuộc sống mấp mé bên bờ cái chết.
→ Giá trị hiện thực có sức tố cáo mạnh mẽ.
→ Không gian của cảnh đói, người đói; thời gian chuyển đổi từ buổi chiều chạng vạng sang buổi sáng hôm sau ở kết thúc chuyện. Không – thời gian là hiện thực đầy bóng tối tàn lụi của ngày đói, nhưng trên cái nền đầy bóng tối để làm nổi bật ánh sáng của những khát vọng vượt lên hoàn cảnh và số phận.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 12 - Văn bản "Vợ nhặt"
II- Đọc hiểu: 2- Bối cảnh câu chuyện “ Vợ nhặt”: - Tác phẩm được xây dựng trên bối cảnh của năm Ất Dậu - khoảng hơn hai triệu đồng bào bị chết đói. - Cái nền nghệ thuật của tác phẩm: + Người: * Xanh xám như những bóng ma. * Nằm ngổn ngang khắp lều chợ. * Chết như ngả rạ. + Không khí: vẩn lên mùi ẩm thối và mùi gây của xác người. + Làng xóm tối tăm, xơ xác. + Tiếng quạ gào lên từng hồi thê thiết. → Khung cảnh tàn lụi đi dần vào cõi chết, mở ra một biên giới mong manh: cuộc sống mấp mé bên bờ cái chết. → Giá trị hiện thực có sức tố cáo mạnh mẽ. → Không gian của cảnh đói, người đói; thời gian chuyển đổi từ buổi chiều chạng vạng sang buổi sáng hôm sau ở kết thúc chuyện. Không – thời gian là hiện thực đầy bóng tối tàn lụi của ngày đói, nhưng trên cái nền đầy bóng tối để làm nổi bật ánh sáng của những khát vọng vượt lên hoàn cảnh và số phận. 3- Nhân vật của tác phẩm: a. Tràng: * Ngoai hình, tính cách và gia cảnh. - Nghèo, xấu trai, là dân xóm ngụ cư. . Làm nghề kéo xe thóc cho lien đoàn trên tỉnh. . Ngoại hình xấu xí, thô kệch: “hai con mắt nhỏ tí, hai bên quai hàm bạnh ra, cái đầu trọc”; thân hình to lớn, vậm vạp, lưng to rộng như lưng gấu; cái đầu trọc nhẵn, chúi về phía trước . Bị loại ra khỏi cộng đồng, không được coi trọng, khó có thể lấy được vợ. - Tính tình hiền lành, có tấm lòng nhân hậu, rộng rãi. . Cười hiền với những lời đùa ghẹo của mấy đứa trẻ xóm chợ. . Nhặt người vợ nhặt vì tình người, cảm thương cho người đàn bà đang bị cái đói hành hạ. Đãi người vợ nhặt bốn bát bánh đúc trong hoàn cảnh “ hôm nay thị rách quá, quần áo tả tơi như tổ đỉa, thị gầy xọp, trên cái gương mặt lưỡi cày xám xịt”. Hình ảnh của người đói, cái đói làm biến đổi, hủy hoại dáng vẻ bên ngoài của cô gái, hôm trước đã từng đáng yêu với tiếng cười dòn tan tươi trẻ. Vậy, cái sự nhặt vợ của Tràng, thực ra là cứu người, là giang tay ra vớt lấy một người khốn khó. Điều này cho thấy, Tràng là con người hào hiệp, tử tế và giàu tính người. . Gặp người đàn bà là chuyện tầm phào. Nhưng khi chuyện đùa hóa thật, Tràng cũng “chợn”, quyết định có vợ chỉ qua một cái “chặc lưỡi”. Lấy vợ, với Tràng là một sự liều lĩnh, nhưng đồng thời cũng là một khát vọng hạnh phúc, một quyết định rất đẹp. * Hạnh phúc thay đổi Tràng, khiến Tràng từ con người thô kệch trở nên tình tứ và có trách nhiệm với gia đình. - Trên con đường về nhà: + Đi bên người đàn bà, Tràng có vẻ ngượng ngịu, khổ sở, tay nọ xoa tay kia, cái ngượng ngịu của con người đang xúc động, đang có những cảm xúc dịu dàng, mới mẻ trước hạnh phúc bất ngờ. + Hạnh phúc khiến Tràng hào phóng, rộng rãi tiêu tốn hai hào dầu để thắp sáng đêm tối, thắp lại những hi vọng cho khởi đầu hạnh phúc của gia đình mới, như một điểm sáng cho tương lai. + Những lời nói đùa, chòng ghẹo, ngây ngô; những cảm xúc tình cảm mới mẻ; những bước chân đi lại gần hơn của Tràng với người đàn bà trên con đường về chiều xơ xác tất cả cho thấy những biến chuyển tình cảm đang dần dần hình thành yêu thương, gắn bó hơn. - Về nhà: + Vào trong nhà, T bồn chồn đợi mẹ về, lo lắng và có những cảm xúc bất an, hồi hộp trước những sự kiện quan trọng: thông báo về sự có mặt của người vợ nhặt. Điều này cho thấy, những cảm xúc đang dần lớn lên, Tràng đã có tình cảm gắn kết nên sợ mẹ sẽ không đồng ý. + Người đàn ông thô kệch trở nên tình tứ, dịu dàng: “Kìa, nhà tôi nó chào u”, “ nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ”.. + Hạnh phúc khiến Tràng thay đổi, thấy yêu thương, có trách nhiệm và hi vọng vào tương lai: “Bỗng nhiên hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm” → Nhận xét: + Dù trong cảnh đói, Tràng vẫn thể hiện tình người cưu mang lẫn nhau, đùm bọc nhau qua cái khốn khó. + Tràng thể hiện một bản lĩnh sống đẹp, một khát vọng sống, một niềm tin mãnh liệt vào tương lai trong cái tăm tối nhất của cái đói. Điều đó chứng minh, một khi còn hi vọng tìm kiếm, người ta vẫn sẽ tìm thấy tình yêu, hạnh phúc. + Kết thúc tác phẩm, trong óc Tràng là hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới, đây là hi vọng đổi đời của Tràng cho tương lai vững chắc. b. Nhân vật người “vợ nhặt” - không có tên, “thị” _ đại từ nhân xưng chỉ giới tính, là nạn nhân tiêu biểu cho hàng triệu người đói. - Một người phụ nữ đói hát cùng đường đến mức liều lĩnh, trơ trẽn. + lần đầu, chạy đến đẩy xe cho Tràng, liếc mắt cười tình. Lần sau, “sung sỉa đòi ăn”, ăn một chặp bốn bát bánh đúc. Tác giả miêu tả cách ăn: “ sà xuống ăn, ăn một chặp, không trò chuyện gì, ăn xong thì cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng thở”. Cái ăn của một người đói lâu ngày, vô duyên, xấu xí. + Theo về làm vợ Tràng, chỉ vì một câu nói tầm phào. Cái dáng vẻ chao chát, cong cớn, chỏng lỏng, không hiền thục, đánh mất nét duyên phụ nữ. → Những biểu hiện không do bản chất mà do cái đói tạo nên, như một phản ứng để sống, để tồn tại. - Một nhân vật tiềm ẩn một khát vọng hạnh phúc, vẫn có những tình cảm đáng trân trọng như những người phụ nữ khác. + Ngượng ngùng, e thẹn, rón rén trước những lời đàm tiếu của người dân xóm ngụ cư. Trở lại là người phụ nữ duyên dáng, có những cảm xúc bỡ ngỡ dễ thương của cô dâu về nhà chồng. + Lòng thị chất chứa một nỗi xót xa, tủi cực khi nhìn thấy cái mảnh vườn rúm ró, cái nhà xơ xác của Tràng, thị nén tiếng thở dài. Tiếng thở dài nén lại như một sự tinh ý, chấp nhận và thỏa hiệp với cảnh sống của gia đình mới. + Gặp bà lão, trở nên hiền thục và lễ phép, thị chào bà lão, cúi đầu, tay vân vê tà áo rách bợt. + Trong buổi sớm sau hôn nhân, thị dọn dẹp nhà cửa như một sự sắp xếp lại cuộc sống mới, sửa sang lại nó với niềm hi vọng mới. Bữa tiệc ngày cưới, trước niềm vui bà mẹ, mắt thị tối lại khi đón lấy chén chè khoán, nhưng sau đó điềm nhiên và vào miệng. cái điềm nhiên chia sẻ và đón nhận gia đình mới một cách yêu thương tinh tế. * Là nạn nhân của cái đói, tuy nhiên, nhân vật này để lại một ấn tượng đẹp, xúc động về tình cảm chất phác của người lao động. Chính chị đã đem lại ánh sáng hi vọng cho xóm ngụ cư và tình yêu, niềm tin hạnh phúc cho gia đình Tràng. c. Bà cụ Tứ - Ngạc nhiên trước sự việc con trai có vợ: + Hiểu rõ về hoàn cảnh sống, nhận biết rõ hơn hết sự khắc nghiệt của cái đói, nó chỉ có thể hủy diệt con người đến chết huống gì là hạnh phúc nhỏ bé, mong manh. + Đủ từng trải để hiểu rõ về con trai bà, thân phận người dân xóm ngụ cư bị dân bản địa coi khinh, hoàn cảnh cái đói, người ta mới theo con bà. → mang tâm lý của bà mẹ thương con, hiểu rõ hoàn cảnh và hiểu rõ những hành động của con là có thật. - Vừa mừng, vừa thương, vừa tủi, vừa lo, bà khóc. + Bà khóc khi hiểu và thương cảm cho hoàn cảnh có vợ của con trai. Giọt nước mắt là nỗi lòng của bà mẹ nghèo thương con, lo cho con.
File đính kèm:
- on_tap_ngu_van_lop_12_van_ban_vo_nhat.docx