Ôn tập Ngữ văn Lớp 11 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Quan niệm thi đỗ, thi trượt

- Vài nét về tác giả Đặng Huy Trứ và tp Cha tôi (hoàn cảnh ra đời, nội dung tư tưởng)

- Những quan niệm về đỗ-trượt rút ra từ VB ‘Cha tôi’

-Những mặt đúng, chưa đúng

-Rút ra bài học

1.Đỗ - trượt. Có lẽ đó là cặp từ gắn liền với cuộc sống, với tâm trí của những con người đã – đang và sẽ đi tìm con đường đến tri thức. Từ ngàn xưa đã vậy. Chắc hẳn các bạn đã có lần đọc văn bản “cha tôi” trích từ “Đặng Dịch Trai ngôn hành lục” của Đặng Huy Trứ, một sĩ tử có mong ước chinh phục con đường gian nan ấy. Tôi đã đọc, và suy ngẫm. Văn bản ấy làm đọng lại trong tôi biết bao tâm trạng về vấn đề thi cử trong cuộc sống xưa và nay.

Thi cử, là đỗ, là trượt?! Vậy bạn có hiểu đỗ và trượt là thế nào không?

Đỗ .Là khi điểm số của bạn đạt đủ chỉ tiêu xét tuyển

Là những nụ cười rạng rỡ trên môi của những người thắng cuộc

Là những ánh mắt thán phục của những người bạn đồng trang lứa

Là niềm tự hào của ông bà, cha mẹ sau những tháng ngày mệt nhọc lo toan cho đứa con, đứa cháu ăn học

 

docx 3 trang linhnguyen 4880
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 11 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Quan niệm thi đỗ, thi trượt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 11 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Quan niệm thi đỗ, thi trượt

Ôn tập Ngữ văn Lớp 11 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Quan niệm thi đỗ, thi trượt
 NGHỊ LUẬN XÃ HỘI- VĂN 11 
 QUAN NIỆM THI ĐỖ- THI TRƯỢT 
 DÀN Ý:
- Vài nét về tác giả Đặng Huy Trứ và tp Cha tôi (hoàn cảnh ra đời, nội dung tư tưởng)
- Những quan niệm về đỗ-trượt rút ra từ VB ‘Cha tôi’
-Những mặt đúng, chưa đúng
-Rút ra bài học
1.Đỗ - trượt. Có lẽ đó là cặp từ gắn liền với cuộc sống, với tâm trí của những con người đã – đang và sẽ đi tìm con đường đến tri thức. Từ ngàn xưa đã vậy. Chắc hẳn các bạn đã có lần đọc văn bản “cha tôi” trích từ “Đặng Dịch Trai ngôn hành lục” của Đặng Huy Trứ, một sĩ tử có mong ước chinh phục con đường gian nan ấy. Tôi đã đọc, và suy ngẫm. Văn bản ấy làm đọng lại trong tôi biết bao tâm trạng về vấn đề thi cử trong cuộc sống xưa và nay.
Thi cử, là đỗ, là trượt?! Vậy bạn có hiểu đỗ và trượt là thế nào không?
Đỗ.Là khi điểm số của bạn đạt đủ chỉ tiêu xét tuyển
Là những nụ cười rạng rỡ trên môi của những người thắng cuộc
Là những ánh mắt thán phục của những người bạn đồng trang lứa
Là niềm tự hào của ông bà, cha mẹ sau những tháng ngày mệt nhọc lo toan cho đứa con, đứa cháu ăn học
Là khi bạn thấy bầu trời như xanh hơn, những bông hoa thắm hơn, và chim ca líu lo chào mừng bạn đến với cánh cổng của tri thức
Con đường tiến tới tri thức của bạn được ngắn đi một bước.
Trượt.Là khi bạn thiếu một-phần-tư điểm cho nguyện vọng mà bạn đã đăng kí
Là những ánh mắt buồn, những giọt nước mắt lăn trên gò má của một cô bạn sau những ngày ôn thi căng thẳng
Là một sự tưởng tượng vô hình về sự trách móc của gia đình, những lời đàm tiếu, chê bai của xã hội
Là những ngày mưa dông bão, chỉ có mây đen và sự giận dữ của đất trời. Và bạn cảm thấy bất lực trước sự ngăn cản của thiên nhiên trên con đường mà bạn đang khát khao chinh phục
Nhưng, sự thực lại là điều mà có lẽ bạn chưa hè nghĩ tới!
Đỗ đạt lại là khi bạn kiêu căng, ra vẻ ta đây học rộng biết nhiều mà khinh thường những con người nhỏ bé hơn bạn
Đỗ đạt cũng là khi bạn mải mê ngắm trời xanh, đắm chìm trong hương thơm tiếng ca mà quên đi nhiệm vụ quan trọng của bạn, của một sĩ tử sắp bại trận
Đỗ đạt còn là những giọt nước mắt của thân phụ Đặng Huy Trứ khi biết tin con mình đỗ học vị cao. Chắc hẳn các bạn sẽ thắc mắc “con đỗ cao sao cha lại khóc?”. Tại sao cụ thân sinh lại coi như đó là chuyện chẳng lành? Bởi con ông là người “tính tình chưa già dặn, chưa có đức nghiệp gì”, mà “đỗ đạt cao chỉ dành cho người có phúc đức”. Điều đó làm ông lo hơn mừng: “chỉ sợ rồi lại kiêu căng, tự mãn, ếch ngồi đáy giếng coi trời bằng vung, phúc đâu chẳng thấy, họa đã sẵn chờ”. Ông quan niệm: “Thiếu niên đăng khoa nhất bất hạnh dã”_ tuổi trẻ mà đỗ đạt cao là điều bất hạnh nhất. Câu nói ấy đến ngày nay vẫn đúng. Đúng không phải vì khuyên con người ta không nên chọn con đường đỗ đạt, mà đúng vì đã cảnh bảo, nhắc nhở trước cho những người sớm được đỗ đạt một bài học quí báu: Chớ nên kiêu căng, tự phụ.
Vậy còn trượt?
Trượt không hẳn đã là hết. Chỉ là thành-công-bị-trì-hoãn. Khi thành công bị trì hoãn, bạn sẽ có cơ hội tìm ra cái thứ trì hoãn quái ác ấy, gỡ bỏ nó ra, và tự hoàn thiện mình.
Trượt là nơi rèn luyện cho bạn sự kiên cường vượt qua mội khó khăn, mặc mưa dông bão táp để tiến lên phía trước.
Bạn có nghĩ: Trượt là khởi đầu của một thành công mới?
Ngày nay, nhiều bạn coi trượt là dấu chấm hết cho mọi con đường. Phải chăng điều đó đã được qui định sẵn? Tôi khẳng định với bạn là HOÀN TOÀN SAI. “Sau cơn mưa trời lại sáng”. Bạn có muốn tận hưởng những ngày tươi sáng sau một cơn mưa dài mà bạn đã phải trải qua?
Như cha của Đặng Huy Trứ, khi con bị đánh hỏng tước vị tiến sĩ và cử nhân, ông buồn, nhưng coi đó như không có việc gì đáng kể “khi người ta đầy đủ lắm thì trời gạt bớt đi cho bằng”, và khuyên nhủ con nếu cố gắng học thì sau này vẫn còn nhiều cơ hội. Trời không cho ai vô cớ và cũng không lấy của ai thứ gì. Sĩ tử họ Đặng mất khoa danh, là trời muốn rèn luyện cho ông nên người. Cũng như bạn, “buổi sáng mất, buổi chiều lại thu về”. Trời đã cho cơ hội sửa sai, bạn phải biết tận dụng, chớ nên bỏ cuộc. “Ai chẳng có lúc mắc sai lầm, quí là ở chỗ biết sửa chữa”. Đừng dại dột biến mình thành những tử sĩ vô danh trên con đường học vấn. Hãy nghĩ đến những gì bạn sẽ làm được trong tương lai hơn là tự dằn vặt những thất bại mà hiện tại bạn gặp phải.
Sự phấn đấu không mệt mỏi mới chính là sự vinh quang trên con đường đến với tri thức.
Vậy nên, một lẫn nữa, tôi khuyên các bạn:
- Đỗ đạt, chớ nên kiêu căng. Hãy lấy đấy làm động lực cho sự tiến xa của bản thân sau này.
- Khi thành-công-bị-trì-hoãn, con đường tri thức vẫn rộng mở với bạn. Chớ nên bỏ cuộc. Hãy dũng cảm gạt bỏ mọi khó khăn và đi tới, có ngày bạn sẽ nhìn thấy ánh hào quang của sự thành công.
Để kết cho bài văn của tôi, tôi xin trích dẫn một câu nói mà tôi vô cùng tâm đắc:
Trong cuộc sống, những con đường dễ dàng là những con đường xuống dốc. Những con đường khó khăn mới là những con đường dẫn bạn lên cao 
2. Hiện nay nền giáo dục nước ta vẫn còn căn bệnh thành tích. Việc thi đua giữa các khu vực, các trường, các thầy cô và giữa các học sinh với mục đích khiến mọi người coi trọng học tập, thi đua để giành kết quả tốt nhất nhưng lại vô tình khiến căn bệnh thành tích ngày càng trở nên trầm trọng. Chính việc đó đã ảnh hưởng rất lớn đến phụ huynh , học sinh, ai cũng mong con em mình đỗ và không chấp nhận việc con em mình thi trượt. “Trượt” không chỉ làm xấu mặt gia đình, thầy cô dạy , nhà trường, làm giảm thành tíchdo vậy nhiều người không cần biết con em mình, học trò mình có kiến thức không mà thúc ép , tìm mọi cách để “đỗ” . Còn học sinh, ai lại muốn mình trượt? Việc đỗ - trượt của học sinh đã trở thành một vấn đề hết sức sôi nổi mỗi khi hè đến, kì thi tới đặc biệt là ở kì thi chuyển cấp, thi đại học, nó được sự quan tâm của cả cộng đồng và nhất là những người liên quan.
Xưa nay, chuyện đỗ - trượt gắn liền với sự học của học sinh. Chăm chỉ thì đỗ còn lười nhác thì trượt. Bây giờ, sự đỗ - trượt đó có sự biến tướng đi chút ít. Nhiều khi học sinh học kém nhưng vẫn đỗ vì họ chăm chỉ nên học đúng phần thi, học tủ không may trúng tủ, chép được bài của bạn hoặc “copy”, hoặc do chọn trường thi phù hợp với lực học, điểm vào không cao. Ngược lại, trượt do tâm lí hôm thi thí sinh mất bình tĩnh, lệch tủ, đề quá khó ôn không trúng, điểm thi khá cao nhưng chọn trường quá tầm  Việc trượt – đỗ cũng có phần của “vận may” bên cạnh việc ôn tập của học sinh.
“Đỗ” đương nhiên là ai cũng muốn, thế nhưng việc “đỗ” có phải là tất cả? Nhiều bạn coi việc thi trượt như một điều cực kì kinh khủng, khó chấp nhận. Do nhiều sức ép từ cha mẹ và cảm tưởng ánh mắt khinh thị của bạn bè, thầy cô nên rất nhiều trường hợp học sinh thi trượt thì tự tử, trầm cảm, hoặc không dám đi đâu Tổng thống Lincon trong thư gửi hiệu trưởng có viết “ Ở trường xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi trượt còn vinh dự hơn gian lận trong khi thi” . Đúng vậy, thi trượt nhưng là ta đã thi trung thực, làm bài rất cố gắng đáng để ngẩng cao đầu hơn những kẻ đỗ nhờ lót chân trong chạy chọt, quay cóp, nhìn bài bạn Tổ chức thi chính là việc sàng lọc, xếp loại học sinh để đưa lên trình độ học tập rèn luyện cao hơn. Nếu trượt điều đó chứng tỏ lực học của bạn chưa đủ với chương trình học của trường, bạn cần học lại để cho vững vàng kiến thức hơn , có đủ điều kiện để thích ứng được với chương trình học của trường hoặc có thể lựa chọn trường khác ở mức thấp hơn để theo học, phù hợp vs năng lực của mình. Ví dụ như thi đại học bách khoa, thương mại, kinh tế, ynhững trường được coi là “hot”, điểm vào khá cao, nếu không đủ sức thi vào cũng đồng nghĩa vs năng lực của bạn không đủ để theo học ở những trường này bạn hoàn toàn có thể chọn trường, khoa, ngành có điểm thấp hơn để học hoặc đi học tại các trường cao đẳng, trung cấp  thích hợp vs năng lực bản thân. Nếu bạn ước mơ và chỉ muốn theo học ở các trường đó thì bạn hãy ôn tập lại 1 năm, nỗ lực hơn để năm sau thi tiếp. Các con đường không bao giờ là ít để cho các bạn lựa chọn, vấn đề là các bạn có dám đi trên con đường đó hay không ? Hiện nay, nước ta có rất nhiều trường đại học, cao đẳng đủ để theo học.
Xã hội quá trọng cái danh, cái thành tích mà không hề nghĩ đến chất lượng. Sẽ ra sao nếu các học sinh yếu , kém bị trượt mà vẫn đỗ làm bác sĩ, y tá , giáo viên, kĩ sư. Họ có cái danh đấy nhưng năng lực đâu ra? Họ nắm giữ các ngành trọng điểm, hàng đầu thì những thế hệ sau và xã hội sẽ loạn như thế nào? Cần phải chấp nhận thực tế rằng con cái của chúng ta lực học được đến đâu để có những định hướng về trường thi, nghề nghiệp cho con em mình chứ không vì cái oai của mình mà thúc ép con em mình học , bắt con mình phải đăng kí trường này trường nọ, nếu không đủ thì chạy cho con dù có mất bao tiền. Đó quả là một sai lầm lớn, không chỉ gây hại cho xã hội , cho tương lai đất nước mà còn khiến cho chính con em mình 1 áp lực học tập nặng nề vượt quá khả năng bản thân dễ dẫn đến những rối loạn tâm lí, trầm cảm hoặc khủng hoảng đầu óc
Thất bại là mẹ thành công. Vâng, trượt cũng chưa hẳn là đã hết, chỉ là thành công đến muộn mà thôi. Đỗ chắc gì đã tốt, nếu một người chưa trải qua thất bại họ dễ dẫn đến tâm lí tự phụ, kiêu căng cho mình là giỏi nhất, khi gặp các vấn đề dễ dẫn đến tâm lí khó chấp nhận sự thực. Trượt – khiến bạn rèn luyện sự kiên cường giúp vượt qua mọi khó khăn, khiến bạn có nghị lực để tiến lên. Biết đâu, lùi một bước để tiến ba bước. Đương nhiên, nói như thế không có nghĩa là khuyến khích thi trượt? Thành công đến chỉ với những con người biết cố gắng.
Trượt – đỗ là chuyện thường tình trong học tập, có học tập, có thi cử, có thi cử, có đỗ - trượt. Biết mình biết người, biết chấp nhận thất bại, biết nỗ lực cố gắng – đó mới là cái quan trọng giúp bạn có được thành công thực sự trong tương lai. Các bậc phụ huynh hãy luôn sát cánh bên con em mình cổ vũ , hiểu con em mình - đó cũng là một động lực lớn khiến cho các sĩ tử thấy cố gắng hơn và đỡ áp lực hơn. 

File đính kèm:

  • docxon_tap_ngu_van_lop_11_nghi_luan_xa_hoi_de_bai_quan_niem_thi.docx