Ôn tập Ngữ văn Lớp 11 nâng cao - Nghị luận xã hội - Đề bài: Quan niệm về lối sống giản dị

1. Giải thích

Giản dị là lối sống chân phương phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, không xa hoa, lãng phí, cầu kì trong ăn mặc, ở, đi lại và giao tiếp hàng ngày. Lối sống giản dị làm cho con người dễ hòa nhập tập thể, cộng đồng, dễ được mọi người gần gũi, quan tâm, giúp đỡ khi cần thiết.

Bác Hồ là tấm gương sáng về lối sống giản dị.

2. Bàn luận

Giản dị : là lối sống đẹp, vẻ đẹp không khoa trương nhưng thu hút lòng người.

Mọi người, nhất là lớp trẻ, cần phấn đấu tu dưỡng để có lối sống giản dị.

Giản dị không chỉ là lối sống, cách sống mà còn là một quan niệm sống. Giản dị không chỉ biểu biện trong cuộc sống hàng ngày mà còn ở trong suy nghĩ, trong tiềm thức, phong cách sống của mỗi con người.

Lối sống giản dị xuất phát từ quan niệm sống, chân thành, trung thực, không gượng ép, giả dối, giả tạo.

Lối sống giản dị phản ánh một mặt trong đạo đức, tác phong, thực chất con người nhưng không phải tự nhiêu mà có được. Để có lối sống giản dị, con người phải rèn luyện trong ý thức và biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày.

3. Liên hệ

Lối sống giản dị bắt đầu từ sự quý trọng những gì ta có trong tay, những giá trị mà ông cha để lại, đồng tiền mà cha mẹ vất vả làm ra. Điều đó làm cho ta có ý thức tiết kiệm và lối sống giản dị.

Tìm hiểu và học tập lối sống giản dị của Bác Hồ.

 

docx 2 trang linhnguyen 3940
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Lớp 11 nâng cao - Nghị luận xã hội - Đề bài: Quan niệm về lối sống giản dị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Lớp 11 nâng cao - Nghị luận xã hội - Đề bài: Quan niệm về lối sống giản dị

Ôn tập Ngữ văn Lớp 11 nâng cao - Nghị luận xã hội - Đề bài: Quan niệm về lối sống giản dị
Đề bài: Quan niệm về lối sống giản dị
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI 
1. Giải thích
Giản dị là lối sống chân phương phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, không xa hoa, lãng phí, cầu kì trong ăn mặc, ở, đi lại và giao tiếp hàng ngày. Lối sống giản dị làm cho con người dễ hòa nhập tập thể, cộng đồng, dễ được mọi người gần gũi, quan tâm, giúp đỡ khi cần thiết. 
Bác Hồ là tấm gương sáng về lối sống giản dị. 
2. Bàn luận
Giản dị : là lối sống đẹp, vẻ đẹp không khoa trương nhưng thu hút lòng người. 
Mọi người, nhất là lớp trẻ, cần phấn đấu tu dưỡng để có lối sống giản dị. 
Giản dị không chỉ là lối sống, cách sống mà còn là một quan niệm sống. Giản dị không chỉ biểu biện trong cuộc sống hàng ngày mà còn ở trong suy nghĩ, trong tiềm thức, phong cách sống của mỗi con người. 
Lối sống giản dị xuất phát từ quan niệm sống, chân thành, trung thực, không gượng ép, giả dối, giả tạo. 
Lối sống giản dị phản ánh một mặt trong đạo đức, tác phong, thực chất con người nhưng không phải tự nhiêu mà có được. Để có lối sống giản dị, con người phải rèn luyện trong ý thức và biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày. 
3. Liên hệ 
Lối sống giản dị bắt đầu từ sự quý trọng những gì ta có trong tay, những giá trị mà ông cha để lại, đồng tiền mà cha mẹ vất vả làm ra. Điều đó làm cho ta có ý thức tiết kiệm và lối sống giản dị. 
Tìm hiểu và học tập lối sống giản dị của Bác Hồ. 
BÀI LÀM THAM KHẢO 
Mở bài 
Hiện nay toàn Đảng, toàn dân ta đang có phong trào “Học tập tấm gương đạo đức tác phong Bác Hồ”. Một phẩm chất nổi bật mà chúng ta học tập là lối sống giản dị. 
Thân bài 
1. Thế nào là lối sống giản dị 
Giản dị là lối sống chân phương, tiết kiệm, phù hợp với hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. Giản dị là biểu hiện của đạo đức xã hội chủ nghĩa. Không xa hoa đua đòi, lãng phí tiền của, thời giờ vào việc không cần thiết. Đó cũng là biểu hiện của nếp sống khoa hoc, có văn hóa.
Giản dị là lối sống đẹp, góp phần xây dựng xã hội văn minh, hiện đại. Chúng ta cần động viên, khuyến khích coi trọng, đề cao lối sống giản dị. 
Lối sống giản dị xuất phát từ quan niệm sống văn minh, khoa học, thực chất, chân thành. Giản dị trước khi biểu hiện thành phong cách sống, phải trở thành ý thức, quan niệm sống của mỗi người. Có như vậy, giản dị được biểu hiện một cách chân thành, trung thực, không gượng ép giả tạo 
2. Làm thế nào để có lối sống giản dị -
Lối sống giản dị là nét đẹp trong đạo đức, tác phong, thực chất con người nhưng không phải tự nhiên mà có được. Con người phải thường trực ý thức và rèn luyện, biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày thì mới tạo lập được lối sống giản dị. 
Xuất phát từ nhận thức biết quý trọng lao động, quý trọng những gì mà lao động cần cù mà có được, lối sống giản dị có cơ sở hình thành trong phẩm chất mỗi người. 
Lối sống giản dị đòi hỏi phải biểu hiện một cách chân thành, tự nhiên trong cách ăn, mặc, ở, đi lại và giao tiếp hằng ngày. Chúng ta phải có ý thức rèn luyện để có lối sống tiết kiệm. 
3. Học tập lối sống giản dị của Bác Hồ 
Bác Hồ là tấm gương sáng về lối sống giản dị. Người dân Việt Nam không ai quên được hình ảnh quen thuộc của Bác trong bộ quần áo bộ đội sờn màu, đôi dép cao su đi nhiều đến mòn vẹt, ăn uống đơn gian “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng“. Không chỉ ở chiến khu Việt Bắc, khi về thủ đô Hà Nội , Bác ở trong ngôi nhà sàn giản đị với những bữa cơm thanh đạm, dép lốp, quạt lá cọ. Cả cuộc đời Bác Hồ là một bài học lớn cho chúng ta về đức tính giản dị. 
4. Liên hệ bản thân: rèn luyện để có lối sống giản dị 
Lối sống giản dị đưa lại cho con người và xã hội nhiều lợi ích. Xã hội có cuộc sống văn minh, ngày càng có điều kiện nâng cao chất lượng sống của con người. Bản thân có lối sống giản dị sẽ dễ hòa nhập cộng đồng bởi vẻ đẹp không khoa trương nhưng thu hút lòng người trong phong cách sống.
Lối sống giản dị ngược lại với lối sống xa hoa, đua đòi, lãng phí. Nhiều bạn trẻ được sinh ra trong gia đình giàu có, được gia đình nuông chiều mà quen với lối sống đua đòi, lãng phí, ném tiền qua cửa sổ, lối sống ”Công tử Bạc liêu” sẽ không nhận được sự coi trọng và giúp đỡ của mọi người, khó trở thành người thành đạt, có ích. 
Lối sống giản dị có thể một phần tử bẩm sinh nhưng cơ bản là từ ý thức rèn luyện trong cuộc sống mà có được. Biết quý trọng những gì mình đang có và biết cảm thông chia sẻ với cuộc sống đang khó khăn của người khác, chúng ta sẽ rèn luyện cho mình lối sống giản dị. Như vây, lối sống giản dị liên hệ chặt chẽ với ý thức tiết kiệm, tinh thần trách nhiệm công dân và tấm lòng sẻ chia hòa đồng đối với xã hội. 
Tiết kiệm thời gian, tiết kiệm của cải, tiền bạc là sự khởi nguồn của tích lũy vốn đầu tư. Vốn đầu tư dùng để xây dựng nhà cửa, cầu đường, trường học, nhà máy là phương tiện để tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. Lối sống giản dị giúp con người tiết kiệm, xã hội tiết kiệm để đầu tư cho tương lai. Đó là ý nghĩa kinh tế của lối sống giản dị.
Lối sống giản dị biểu hiện tấm lòng thông cảm, sẻ chia với hàng triệu đồng bào, bao gồm cả trẻ em và cụ già, đang sống trong tình cảnh khó khăn, nghèo đói, bệnh tật. Người có tấm lòng tương thân, tương ái không thể sống xa hoa, lãng phí, vô cảm mà phải có lối sống giản dị, tiết kiệm để có thể đóng góp giúp đỡ người khác. 
Kết luận 
Ý thức được sự cần thiết và lợi ích, vai trò của lối sống giản dị, bản thân em sẽ luôn luôn rèn luyện cho mình lối sống giản dị một cách thực chất, chân thành

File đính kèm:

  • docxon_tap_ngu_van_lop_11_nang_cao_nghi_luan_xa_hoi_de_bai_quan.docx