Ôn tập Ngữ văn Khối 8 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Ý kiến về phương châm “Học đi đôi với hành”

1. Thế nào là học đi đôi với hành

Học tiếp thu tri thức về phương châm lý thuyết, lý luận. Hành là sự vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn đời sống và lao động sản xuất.

Học “đi đôi” kết hợp với hành cho nhận thức và hành động của con người có tính thống nhất, bổ sung cho nhau, làm cho cái ta học được trở nên sâu sắc và vững chắc, hành động của ta có cơ sở khoa học, sẽ trôi chảy, dễ dàng, có thể logic và sáng tạo, để đạt tới kết quả cao. Có nhà khoa học đã viết: “Một con ngựa đi chậm nhưng lại đúng đường thì sẽ tới đích, nếu con ngựa đi nhanh nhưng sai đường thì càng đi càng xa đích”. Hành mà không đi

đôi với học thường có kết quả thấp hoặc thất bại. Học không hành thì chỉ nắm lý thuyết suông, không thể nắm bắt ý nghĩa sâu sắc của nó với thực tiễn.

2. Lợi ích của việc “Học đi đôi với hành”

Học đi đôi với hành là rất cần thiết và quan trọng với tất cả mọi người. Song, thực tế nước ta, nguyên lý này đang bị coi nhẹ. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng giáo dục, đào tạo ở nước ta chưa cao, chưa đạt tới sự kỳ vọng của xã hội.

Nguyên nhân khách quan là nước ta còn nghèo, chưa mua sắm được nhiều dụng cụ học tập và phòng thí nghiệm cho các môn học. Nguyên nhân chủ quan là chúng ta chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa to lớn của nguyên lý học đi đôi với hành để có biện pháp khắc phục.

 

docx 13 trang linhnguyen 18/10/2022 4800
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Ngữ văn Khối 8 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Ý kiến về phương châm “Học đi đôi với hành”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập Ngữ văn Khối 8 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Ý kiến về phương châm “Học đi đôi với hành”

Ôn tập Ngữ văn Khối 8 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Ý kiến về phương châm “Học đi đôi với hành”
Mông tàn bạo, là Lê Lai liều mình cứu chúa. Đó còn là hình ảnh chú bé liên lạc trong bài thơ “Lượm” (Tố Hữu) , cô thanh niên xung phong ”Lấy thân mình hứng lấy luồng bom” (Thơ Lâm Thị Mĩ Dạ), anh Nguyễn Văn Trỗi hiên ngang ra pháp trường, chị Đặng Thùy Trâm, anh Nguyễn Văn Thạc dũng cảm lên chiến địa. tất cả đều là những tâm gương sáng ngời của lòng dũng cảm. 
2. Bình luận: bàn về lòng dũng cảm. 
- Nguồn gốc và vai trò, ý nghĩa của nó. 
Cuộc sống luôn luôn phức tạp. Mỗi người và đất nước luôn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức, nguy cơ hiểm nghèo, khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, rủi ro. Vì vậy ai cũng cần có lòng dũng cảm để vượt qua các tình huống đó, giúp mình, giúp người khác, giúp cộng đồng và dân tộc, Tổ quốc. 
Lòng dũng cảm không phải tự nhiên mà có. Mỗi người có nhận thực, hiểu biết và rèn luyện không ngừng để có lòng dũng cảm. 
Phải vượt lên chính mình “Chiến thắng vĩ đại nhất là chiến thắng chính bản thân mình” . Khắc phục thói xấu, ích kỷ và cá thói xấu khác, sống có lý tưởng vì dân, vì nước là những tiền đề mà mỗi người cần có để chứa chất lòng dũng cảm. 
Lòng dũng cảm ấy là phẩm chất quan trọng nhất của những người hùng trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Đúng như Tố Hữu đã viết : “Dân ta gan dạ anh hùng. Trẻ là đấu súng, già xông lửa đồn. Chân toạc máu, chân đau đuổi giặc. Tay chém thù tay sắc như gươm”. Họ đã cùng toàn dân quyết tâm làm nên một chiến công Điện Biên Phủ “Chín năm làm một Điện Biên; Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng” Những chiến sĩ Điện Biên là những con người mang trong mình chất thép của lòng dũng cảm: “Chiến sĩ Điện Biện, chiến sĩ anh hùng. Đầu nung lửa sắt, gan không núng, chí không mònNhững đồng chí thân chôn làm giá súng; đầu bịt lỗ châu mai, băng mình qua núi thép gai, ào ào như vũ bã., Những đồng chí chèn lưng cứu pháo, nát thân, nhắm mắt còn ôm” Vào cuộc kháng chiến 
chống Mỹ, lớp lớp thanh niên lại lên đường, mang trong mình truyền thống Điện Biên, quyết xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, bất chấp bom đạn Hoa Kỳ tàn bạo, tiến thẳng vào Sài Gòn để có ngày 30/4 lịch sử: “Ôi buổi trưa nay tuyệt trần nắng đẹp! Bác Hồ ơi! Toàn thắng về ta. Chúng con đến xanh ngời ánh thép.Thành phố tên người lộng lẫy cờ hoa.” Cùng với lòng yêu nước thiết tha, lòng dũng cảm của những người chiến sĩ ấy đã giúp họ có được lẽ sống rất đẹp: sẵn sàng đổ máu mình cho cây Tổ Quốc đơm hoa Độc lập, kết trái tự do và viết nên trang sử mới của thời đại Hồ Chí Minh đầy tự hào.
3. Bài học nhận thức hành động. 
Lòng dũng cảm phải rèn luyện, thể hiện trong hành động, việc làm. Trong những tình huống khó khăn, hiểm nghèo như gặp phải vụ hỏa hoạn, lũ quét, người bị nạn trên đường, bản thân bị mất việc, bị bệnh ung thư không may nhiễm HIV, viêm gan virut, người ta rất cần tới lòng dũng cảm và biểu hiện bằng bản lĩnh vững vàng, vượt qua một cách sáng suốt, tỉnh táo. Khi đó, lòng dũng cảm là “Nhất biến ứng phó với vạn biến” 
Để khuyến khích mọi người tu dưỡng, rèn luyện lòng dũng cảm, nhà trường nhà nước và xã hội phải thường xuyên biểu dương, ca ngợi, khen thưởng người có hành động, việc làm dũng cảm. 
Lòng dũng cảm phải dựa trên cơ sở khoa học, hiểu biết tri thức mới thể hiện có hiệu quả, có ích nhiều cho bản thân và xã hội. Nhiệt tình cách mạng cộng cới sự dốt nát sẽ trở thành kẻ phá hoại (Lenin). Lòng dũng cảm mà không có tri thức sẽ phản tác dụng. Không biết bơi mà nhảy xuống biển cứu người chết đuối không chỉ hại đến thân mà còn gây khó khăn cho người khác trong việc cứu người. 
Kết luận 
Lòng dũng cảm là đức tính tốt đẹp xã hội cần đề cao và mỗi người cần tu dưỡng, rèn luyện để có được. 
Bản thân em sẽ quyết tâm học tập, rèn luyện để có lòng dũng cảm và tìm các cơ hội để thể hiện lòng dũng cảm. 
4. Đề bài: Suy nghĩ của anh chị về lời dạy của Phật: “Tài sản lớn nhất của đời người chính là lòng khoan dung” 
Mở bài 
Mở rộng lòng khoan dung, tha thứ độ lượng là một trong những đức tính, phẩm chất vô cùng cao quý, tố t đẹp của con người. Vì vậy, Phật, người được xem là hiện thân của lòng bác ái đã xem đó là mộ t thứ tài sản vô giá. Người đã dạy chúng sinh rằng: “Tài sản lớn nhất của đời người chính là lòng khoan dung”. 
Thân bài 
1. Thế nào là lòng khoan dung và ý nghĩa của nó
Khoan dung là lòng rộng lượng, bao dung, thương yêu con người, sẵn sàng tha thứ, không khắt khe, không trừng phạt, hoặc sẵn sàng xoá bỏ những lỗi lầm mà người khác (thường là người dưới) đã phạm phải.
Khoan dung vừa có lợi cho ta vừa có lợi cho người. Chẳng thế mà danh nhân Pierre Benoit đã khẳng định “Khoan dung là đức tính đem lợi về cho cả ta lẫn người khác”. Khi ta thể hiện lòng khoan dung với ai đó thì tâm hồn ta cảm thấy thanh thản, nhẹ nhõm vì đã làm được một điều vừa có ý nghĩa của phẩm chất nhân ái, vì như thế là không vị phạm vào sự nhỏ nhen, hẹp hòi, trái với phẩm chất quý giá của con người.
Mặt khác, khoan dung, tha thứ lỗ i lầ m cho người khác thì có thể cảm hoá được họ. Khi được nhận lòng khoan dung của ta, thì bản thân ng ười đó sẽ ăn năn hối lỗi, tự tu chỉnh bản thân mình, sửa chữa lỗi lầm và có thể biết ơn ta nữa, để từ đó không tiếp tục phạm lỗi mà họ đã từng mắc phải. 
2. Bình luận mở rộng
Vì thế, lòng khoan dung, độ lượng, tha thứ đã được nhà Phật đánh giá rất cao, xem đó là “Tài sản lớn nhất của đời người”. Bởi trong con người ta, có phần tốt và phần xấu, phần thiện và phần ác, phần người và phần con. Chính lòng bao dung đã góp phần tẩy rửa phần con, tô đậ m thêm phần người, phẩm giá làm người. Nó làm cho tâm hồn ta trở nên thánh thiện, cao thượng và giàu có hơn mà như chúng ta đã biết sự giàu có về vật chất không thể nào sánh được với sự giàu có của tâm hồn. Đúng như một triết gia nào đ ó đã nói: "sự nghèo nàn về của cải vật chất không đáng sợ bằng sự nghèo nàn về tâm hồn."
Mặt khác, lòng khoan dung sẽ là một yếu tố quan trọng đem lại sự bình yên, hoà thuận, thân thiện cho xã hội và gia đình. Trong cuộc sống đa dạng thường ngày, tránh sao khỏi sự va chạm trong lời nói, việc làm có thể dẫn đến mâu thuẫn, xung đột. Trong tình thế ấy, ta nên bình tĩnh suy nghĩ và sẵn sàng đối xử bằng sự nhường nhịn, lòng khoan dung, thì mọi sự sẽ trở nên “hoà bình” và sự tốt đẹp của cuộc sống sẽ lại tiếp diễn. Trong gia đình cũng vậy, tình nghĩa cha mẹ, vợ chồng con cái là thiêng liêng, bền chặt nhưng tránh sao khỏi có những lúc xung khắc, bất hoà. Vì thế, ta phải lấy sự khoan dung, sự nhường nhịn làm phương châm xử thế “Một sự nhịn, chín sự lành” , “Chồng giận thì vợ bớ t lờ i - Cơm sôi nhỏ lửa một đời không khê”. Có thế thì gia đình mới luôn luôn được sống trong sự bình an, mà sự bình an là niềm sung sướng lớn nhất của con người. Vì như lờ i nhà đại thi hào nước Đức, Gớt: “Dù là làm vua chúa hay là dân cày, kẻ nào tìm thấy sự bình an trong gia đình, kẻ ấy là người sung sướng nhất”.
Mặt trái của lòng khoan dung là sự khắt khe, cố chấp và cao hơn nữa là sự mặc cảm, thù dai. Mang trong mình lòng khoan dung thì không được cố chấp, thù dai. Nhà Phật từng dạy: “Oán thù nên cởi chứ không nên buộc” , “Oan ức mà trả thù thì oán đối kéo dài” (Lời tâm niệm thứ 10 của Phật). Còn cha ông ta ngày xưa từng khuyên con cháu: “Đấng trượng phu không thù mới đáng. Người quân tử không oán mới nên”. Người xưa gọi đó là “trượng phu”, “quân tử”, nhưng ngày nay, ta gọi đấy là những người có sự bao dung, rộng lượng, biết ứng xử có văn hoá. “Người yêu người, sống để yêu nhau”. Được như thế thì “Có gì đẹp trên đời hơn thế”. Ta bao dung người, yêu thương, độ lượng, tha thứ người thì một lúc nào đó sẽ được người hay người khác tha thứ cho ta. Đúng như ca dao xưa từng nói: “Thương người người lại thương ta - Ghét người, người lại hoá ra ghét mình”.
3. Chứng minh mở rộng bằng thực tế cuộc sống 
Sự khoan dung, độ lượng “hoà hiếu thự c lòng”, “lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn; lấy chí nhân để thay cường bạo” đã trở thành phẩm chất truyền thống, tài sản quý giá của dân tộc ta được biểu hiện qua các cuộc chống ngoại xâm. Ngày nay, phẩm chất, đức tính đó đã được kết tinh ở Hồ Chí Minh “Con người đẹp nhất của nhân loạ i; Trí tuệ tình yêu của bốn phương”... 
4. Liên hệ với bả n thân (thay cho kết luận) 
Kết luận 
Thấm thía lời dạy của Phật, bản thân mỗi chúng ta, phải không ngừng tự rèn luyện, phấn đấu bồi đắp cho mình có lòng khoan dung rộng lớn. Lòng khoan dung là tài sản vô giá của con người và cũng là phương châm đối nhân xử thế tốt nhất để nhằm hoàn thiện nhân cách bản thân và đem lại sự bình an cho cuộc sống.
5. Giải thích ý kiến: câu nói của Các Mác nêu lên một quan niệm về tiết kiệm: "Mọi tiết kiệm, suy cho cùng là tiết kiệm thời gian".
MB: Cuộc sống của con người mỗi ngày một thay đổi, của cải vật chất ngày càng nhiều nhưng tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận. Nếu chúng ta không biết tiết kiệm thì làm ra bao nhiêu cũng hết. C. Mac nói : “Mọi tiết kiệm, suy cho cùng là tiết kiệm thời gian”. Câu nói của Cac Mac khẳng định thời gian là quý nhất.
TB: Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là tiết kiệm ?. Tiết kiệm là một trong những phẩm chất cơ bản của con người. Tiết kiệm là sử dụng tiền bạc, của cải vật chất, sức lao động, thời gian một cách hợp lí, đúng mức, không lãng phí. 
Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, keo kiệt, không phải là coi trọng đồng tiền một cách quá đáng, việc cần chi tiêu cũng không dám chi tiêu, gặp lúc cần đóng góp cũng không đóng góp. 
Cac Mac nói : “Mọi tiết kiệm, suy cho cùng là tiết kiệm thời gian” bởi vì thời gian gắn liền với từng con người và từng việc cụ thể. Muốn hoàn thành một công việc nào đó, dù lớn hay nhỏ, chúng ta đều cần phải có thời gian. Ví dụ : học sinh học năm năm thì hết bậc Tiểu học, bốn năm thì hết bậc Trung học cơ sở, ba năm mới hết bậc Trung học phổ thông. Người nông dân sau ba tháng gieo trồng, chăm sóc mới thu hoạch được một vụ lúa. Không có thời gian thì chúng ta không làm được việc gì cả. Từ xưa, dân gian cũng đã khẳng định : “Thì giờ là vàng bạc”. 
Vậy thời gian là yếu tố quan trọng không thể thiếu để chúng ta học tập, lao động và tạo ra những của cải vật chất, tinh thần quý giá cho cá nhân, cho xã hội. Sử dụng một khoảng thời gian cho một công việc nào đó nhưng không đạt kết quả theo ý muốn thì ta buộc phải làm lại từ đầu. Như vậy là ta đã đánh mất thời gian, đánh mất một phần của cuộc đời mình. 
Tiết kiệm là biểu hiện của nếp sống văn minh, văn hóa. Xưa nay, những kẻ có thói xấu ném tiền qua cửa sổ đều mau chóng thất cơ lỡ vận, còn những người biết chi tiêu hợp lí và thực sự tiết kiệm thì ngày càng giàu có. Sinh thời, Hồ Chủ tịch đã căn dặn toàn dân phải “tiết kiệm thời giờ, sức lao động và tiền của”. 
Mỗi người có những cách thức khác nhau để thực hành tiết kiệm. Chủ doanh nghiệp tiết kiệm tiền của, sức lao động, hợp lí hóa sản xuất. Người nội trợ chi tiêu hợp lí để tiết kiệm ngân quỹ gia đình. Còn học sinh chúng ta phải làm gì để thực hành tiết kiệm ?. Điều quan trọng nhất là nên dành nhiều thời gian để : “Học, học nữa, học mãi”; phải biết sắp xếp một cách hợp lí giờ học, giờ chơi, giờ lao động. Giữ gìn trường lớp, bàn ghế, đồ dùng học tập là tiết kiệm cho nhà trường. Bảo quản sách vở, quần áo, xe cộ để cha mẹ đỡ tốn tiền mua sắm cũng là tiết kiệm. Chăm chỉ học tập, lao động vừa là giúp đỡ cha mẹ, vừa là giúp đất nước tiết kiệm tiền của để đào tạo một con người. Có muôn ngàn cách để tiết kiệm, miễn là chúng ta phải có ý thức tự giác. 
Câu nói của Cac Mac đúng với mọi hoàn cảnh, mọi quốc gia. Trong nhịp sống khẩn trương của thời đại công nghiệp, chúng ta lại càng phải thường quyên rèn luyện ý thức tiết kiệm. 
KB: Không chỉ tự mình thực hành tiết kiệm mà chúng ta nên vận động mọi người cùng hưởng ứng chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí tiền của Nhà nước, nhất là lãng phí thời gian. Tiết kiệm không chỉ là việc làm quan trọng, cấp thiết mà còn là một trong những phẩm chất cần có của mỗi con người nếu muốn thành công trong sự nghiệp. Vì thế, ủng hộ chủ trương tiết kiệm của Nhà nước cũng là biện pháp để chúng ta rèn luyện phẩm chất tốt đẹp của con người mới. 
6. TÌNH YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI
DÀN BÀI:
1.MB:- Con người sống trong mối quan hệ cộng đồng xã hội và luôn mong muốn sống trong một xã hội tốt đẹp, giàu lòng nhân ái.
Tình yêu thương con người biểu hiện cho một quan niệm sống đẹp
Yêu thương, giúp đỡ nhau khiến cho cuộc sống của con người đẹp hơn, đáng sống hơn.
2.TB:
- GT: Tình yêu thương là sự quan tâm , chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau lúc gặp hoạn nạn khó khăn của người với người sống trong cộng đồng xã hội
- Vì sao phải yêu thương nhau?
 + Yêu thương, nhân ái là truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta
 + Không ai sống lẻ loi mà phải sống trong cộng đồng xã hội, phải yêu thương, đoàn kết để cuộc sống tốt đẹp
 + Sống yêu thương, nhân ái ta sẽ khiến tâm hồn mình đẹp, phong phú và thấy cuộc đời đáng sống hơn “Người với người sống để yêu nhau”
- Dẫn chứng: 
 + Khi đồng bào miền Trung bị lũ lụt, nhân dân cả nước đã chung tay góp sức, quyên góp giúp đỡ để đồng bào ta vượt qua thiên tai, đói kém “ Một miếng khi đói bằng gói khi no”, “Thương người như thể thương thân”
 + Những tổ chức nhân đạo trong nước, ngoài nước đã quyên góp, giúp đỡ nhiều em nhỏ có hoàn cảnh đáng thương, nạn nhân chất độc màu da cam
- Bàn bạc: Trước nhiều hoàn cảnh đáng thương, những cảnh ngộ không may, đã có nhiều nhà hảo tâm, những tấm lòng vàng ra tay giúp đỡ những người hoạn nạn vượt qua khó khăn. Thế nhưng, bên cạnh đó vẫn có nhiều người vô tâm, ngoảnh mặt quay lưng trước những nỗi đau của đồng loại. Với những đối tượng này, chúng ta cần phê phán.
- Cần làm gì để tình yêu thương, nhân ái được nhân rộng, phát huy?
 + Mỗi chúng ta cần nâng cao nhận thức, biết sống yêu thương, nhân ái để tâm hồn mình giàu đẹp
 + Nhắc nhở , kêu gọi mọi người cùng chung tay giúp đỡ, quan tâm đến những người có hoàn cảnh không may, hoạn nạn
→Tình yêu thương, lòng nhân ái là điều đáng quý, cần được nhân rộng, phát huy
3. KB:
- Tình yêu thương, lòng nhân ái là đôi cánh nâng bước cho tâm hồn, cuộc đời mỗi người tỏa sáng
- Là học sinh, đang ở lứa tuổi hình thành nhân cách, em sẽ cố gắng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, biết yêu thương, chia sẻ để đem lại niềm vui hạnh phúc cho người khác, bởi “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình” (Tố Hữu)
7. TRÍ TUỆ VIỆT NAM
Đề: Việt Nam tuy điều kiện kinh tế hạn chế, cơ sở vật chất chưa phát triển, nhưng nhiều học sinh đoạt huy chương vàng tại các cuộc thi quốc tế về toán, lí, ngoại ngữ,...Năm 2004, sinh viên VN lại đoạt giải vô địch cuộc thi Robcon châu Á tại Hàn Quốc. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng đó. 
 Dàn bài:
MB: 
Hiếu học là truyền thống cao đẹp của người VN
HS đạt giải các kì thi quốc tế luôn là niềm tự hào cho các thế hệ trẻ nói riêng và cả nước nói chung
TB:
- GT: Trí tuệ VN: là kết tinh tài năng, tinh hoa trí tuệ của con người VN
- Những thành quả của trí tuệ VN
- Vì sao một đất nước nhỏ bé, nghèo nàn, lạc hậu như VN lại có nhiều người con ưu tú?
 + Hiếu học vốn là truyền thống quý báu của dân tộc
 + Chính sự nghèo nàn, lạc hậu của đất nước là động lực để nhiều người VN cố gắng học giỏi
- Bên cạnh những người học giỏi, làm rạng danh đất nước, hiện nay nhiều bạn trẻ vẫn chưa chú tâm, ham chơi, chúng ta cần phê phán.
- Cần phải là giữ để giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu của dân tộc?
 + Ra sức học tập, rèn luyện
 + Luôn học hỏi, tiếp thu tri thức
KB: - Trí tuệ VN là niềm tự hào của người VN
 - Rút ra bài học
8. Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn.
- Giới thiệu ý kiến của đề bài: biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng xấu hổ còn quan trọng hơn.
            - Giải thích :
            + Tự hào : lấy làm hài lòng, hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có.
            + Xấu hổ : cảm thấy hổ thẹn khi thấy mình có lỗi hoặc kém cỏi trước người khác.
            + Ý kiến : thể hiện quan điểm của người phát biểu về quan hệ của tự hào với xấu hổ : tự hào thì cần thiết, xấu hổ quan trọng hơn.
            - Phân tích, chứng minh :
            + Tự hào là cần thiết :
            Người tự hào thường là người hiểu rõ bản thân, nhất là sở trường, các tốt đẹp của bản thân. Do đó cũng dễ là người có thái độ tự tin.
            Tự hào thường mang lại những cảm xúc tích cực. Nó giúp người ta dễ phấn khởi trong hành động. Do đó cuộc sống dễ đạt được những thành công.
            + Biết xấu hổ còn quan trọng hơn :
            Biết xấu hổ, người ta dễ tránh những lỗi lầm sai trái.
            Biết xấu hổ, người ta dễ nổ lực vươn lên để khắc phục những kém cỏi của bản thân.
            Biết xấu hổ, người ta dễ có lòng khiêm tốn, có tinh thần trách nhiệm, có lương tâm.
            Biết xấu hổ là một trong những biểu hiện của lòng tự trọng, của nhận thức về phẩm giá con người.
            Biết xấu hổ, người ta cũng dễ biết kiềm chế bản thân trước các tình huống.
            - Phê phán : Trong thực tế, có những người không biết tự hào, cũng chẳng tự trọng, vô cảm với mình, với người. Nguyên nhân thường do thiếu nhận thức, thiếu kỹ năng sống.
            - Bình luận : Tự hào, tự trọng (mà biết xấu hổ là một biểu hiện của nó) là những phẩm chất đáng quý mà mỗi người cần có, trong đó cần nhận thức tự hào là cần thiết nhưng tự trọng thì quan trọng hơn.
            - Làm sao để có lòng tự hào và tự trọng :
            + Cần có hiểu biết và ý thức về giá trị con người và cuộc sống.
            + Cần có hiểu biết về ý nghĩa quan trọng của phẩm giá cá nhân.
            + Cần nỗ lực phấn đấu rèn luyện trau dồi những phẩm chất và kỹ năng sống cần thiết để sống tốt.
8. Đề bài: Nêu ý kiến của anh/chị về lợi ích của việc tự học. 
Mở bài 
Xã hội hiện đại nêu cao phương châm “Học tập suốt đời”. Phương pháp tự học là phương pháp học chủ yếu để thực hiện phương châm học tập suốt đời. Tại sao tự học lại quan trọng như vậy? Tự học đưa lại cho chúng ta những lợi ích gì? 
Thân bài 
1. Thế nào là tự học? 
Tự học là học ở ngoài nhà trường, học thông qua sách báo, tài liệu, nghe đài phát thanh, xem truyền hình, quan sát thực tiễn, trao đổi với bạn bè, người thân đồng nghiệp
Tự học là cần thiết cho mọi người vì kiến thức mà loài người tích lũy lại là rộng lớn, mênh mông, vô tận. Học ở nhà chỉ cung cấp một phần, tuy rất cơ bản và quan trọng nhưng không đủ. Thời gian học ở trường tuy khá dài nhưng có giới hạn. Thời gian tự học là không có giới hạn, kéo dài trong suốt cả cuộc đời chúng ta. Tri thức mà tự học đưa lại giúp chúng ta hoàn thiện kỹ năng sống và lao động sản xuất, nhờ đó, cuộc sống của ta có nhiều thuận lợi, làm việc cho năng suất lao động cao, công tác tiến tới, thành công trong sự nghiệp. 
2. Lợi ích của việc tự học. 
Tự học đưa lại lợi ích to lớn và thành công cho người ham học, ham tự học và có phương pháp tự học phù hợp. Theo hoàn cảnh cụ thể, mỗi người có thể sắp xếp thời gian, lên kế hoạch tự học. Có thể học ngoại ngữ trên truyền hình, học chuyên môn qua mạng internet, đọc sách nâng cao, chuyên sâu. Nhiều bạn học sinh ở nông thông, vùng sâu, vùng xa, nhờ có tự học ( Không có điều kiện tham gia luyện thị, ôn thi ở trường lớp) mà thi tốt nghiệp phổ thông, thi vào đại học đạt điểm cao, nhiều bạn đạt thủ khoa. Khi đi làm, chúng ta sẽ có rất ít thời gian và điều kiện để đi học tập trung theo trường lớp mà chủ yếu là tự học. Ngày nay, một bác sĩ, kỹ sư, thầy gióa mà hàng ngày không đọc được vài chục trang sách bao chuyên môn thì sẽ đối mặt với nguy cơ tụt hậu. Khi đó, không chỉ cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp sẽ kém đi mà công việc sẽ lúng túng, khó khăn, kết quả sẽ không cao. 
Tự học có nhiều lợi ích như vậy, nên chúng ta phải luôn luôn có ý thức tự học. Tùy theo hoàn cảnh, trình độ mà chúng ta lựa chọn tri thức và phương pháp tiếp nhận phù hợp, tạo hứng thú trong học tập, rèn luyện khả năng khám phá và tư duy sáng tạo. Nhờ thấy kết quả và lợi ích mà tự học mang lại, chúng ta sẽ thấy hứng thú và đam mê tự học. 
3. Tự học như thế nào cho tốt? 
Xã hội càng phát triển, càng hiện đại thì công cụ, phương tiện cho tự học ngày càng nhiều. Đặc biệt, điện thoại di động và mạng internet càng phổ biến thì chúng ta có điều kiện để tự học và tiếp cận với trình độ chuyên môn, chuyên sâu của thế giới. Tự học nhờ đó có thể đưa lại cho người học trình độ chuyên môn cao. Tự học nhờ có nhiề

File đính kèm:

  • docxon_tap_ngu_van_lop_9_nghi_luan_xa_hoi_de_bai_y_kien_ve_phuon.docx