Ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Lòng khoan dung

1. Giải thích

a.Là gì?

- Khoan dung là một phẩm chất đáng trân trọng của con người. Khoan dung là biết tha thứ, bỏ qua cho những sai lầm thiếu sót của người khác; là biết chấp nhận những yếu đuối sai phạm của người khác và giúp họ đứng lên sau vấp ngã. Khoan dung, còn nghĩa là tự tha thứ cho chính mình.

b.Biểu hiện:

- Khoan dung - ấy là khi bạn bỏ qua cho người lạ vừa vô tình dẫm lên chân bạn trên xe buýt.

- Khoan dung - ấy là khi tôi chân thành đón nhận lời xin lỗi của người bạn vừa khiến tôi buồn.

- Khoan dung - là khi người mẹ giang rộng vòng tay ôm lấy đứa con trai sau những chuỗi ngày lang thang, nay đã ân hận trở về. Khoan dung, có nhiều cách biểu hiện, nhưng đều chung một trái tim: Nhân ái!!!

 

doc 6 trang linhnguyen 3720
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Lòng khoan dung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Lòng khoan dung

Ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Lòng khoan dung
LÒNG KHOAN DUNG
Trong cuộc sống, không ai là hoàn hảo. Ai cũng mang trong mình những yếu đuối rất con người. Và vì thế ai cũng cần được khoan dung...
Giải thích
a.Là gì? 
Khoan dung là một phẩm chất đáng trân trọng của con người. Khoan dung là biết tha thứ, bỏ qua cho những sai lầm thiếu sót của người khác; là biết chấp nhận những yếu đuối sai phạm của người khác và giúp họ đứng lên sau vấp ngã. Khoan dung, còn nghĩa là tự tha thứ cho chính mình...
b.Biểu hiện: 
Khoan dung - ấy là khi bạn bỏ qua cho người lạ vừa vô tình dẫm lên chân bạn trên xe buýt. 
Khoan dung - ấy là khi tôi chân thành đón nhận lời xin lỗi của người bạn vừa khiến tôi buồn. 
Khoan dung - là khi người mẹ giang rộng vòng tay ôm lấy đứa con trai sau những chuỗi ngày lang thang, nay đã ân hận trở về. Khoan dung, có nhiều cách biểu hiện, nhưng đều chung một trái tim: Nhân ái!!!
Bàn luận
Ý nghĩa: Vậy tại sao phải khoan dung?
*Người mắc lỗi
Không những thế, bất cứ khi nào bạn khoan dung cho người khác là bạn đang rộng mở một đường về cho chính họ. Lòng khoan dung sẽ cảm hoá được lỗi lầm, là động lực thúc đẩy, khuyến khích họ nhận ra sai lầm và sửa chữa. Chỉ cần một ánh mắt thiện cảm thôi cũ chỉ cần một nụ cười khuyến khích cũng đủ để những thanh niên vừa ra khỏi trại giam thấy mình không bị bỏ rơi, lạc lõng..
Giúp họ tìm lại được niềm tin vào chính mình và trở lại cuộc sống lương thiện. Lòng vị tha cũng có thể chuyển hóa những người xấu trở nên tốt đẹp hơn.
*Bản thân người khoan dung
Trước hết, khoan dung là sự hiểu biết của một nhân cách cao đẹp, thể hiện một tâm hồn rộng mở, giàu lòng yêu thương. Bởi, chỉ khi biết mở rộng tấm lòng, chỉ khi tình yêu được nhân ái hoá, con người ta mới có thể quên đi những thiệt hại, những tổn thất của mình mà tha thứ cho người khác. 
Hãy xem cách dân tộc Việt Nam tha thứ cho kẻ thù xâm lược để thấy đưọc truyền thông nhân đạo, nhân ái của ông cha ta đáng khâm phục đến nhường nào. Trong "Bình Ngô đại cáo", Nguyễn Trãi viết:	
 Mã Kì, Phương Chính cấp cho 500 chiếc thuyền
Vương Thông, Mã Anh cấp cho hàng nghìn cỗ ngựa.
Trong "Tuyên ngôn độc lập” Bác đã khẳng định: "Tuy vậy, dân tộc Việt Nam trước sau vẫn giữ thái độ khoan hồng, nhân đạo với kẻ thù thất thế"...
Hẳn là khi viết lại những hành động khoan dung, nhân đạo ấy của dân tộc ta, các tác giả phải tự hào biết bao!
Không chỉ là biểu hiện của một tấm lòng nhân ái cao đẹp, lòng nhân ái đã thấm đượm tình người, khoan dung còn là phẩm chất của một con người biết mình biết ta. Họ luôn nhận thức được rằng con người là không hoàn hảo. Không ai là không phạm sai lầm. Chính khi khoan dung với người khác là bạn đang chuẩn bị cho mình "một lối đi về”... Bởi cũng sẽ đến lượt bạn sa ngã, bạn phạm lỗi. Ai sẽ tha thứ cho bạn nếu bạn không từng biết tha thứ? Ai sẽ chấp nhận bạn nếu bạn từng không đoái hoài đến sự ăn năn hối lỗi của người khác? Và ai sẽ khoan dung với bạn nếu bạn chưa từng khoan dung với kẻ khác đây? Vậy, không khoan dung với người khác là tàn nhẫn với chính mình...
Một người luôn rộng lòng tha thứ cho người khác thì tâm hồn của họ sẽ rất nhẹ nhàng, thanh thản . Một khi tâm hồn ta thanh thản thì nhân cách, cuộc sống của ta và mọi người xung quanh cũng ngày càng đẹp hơn, hạnh phúc, thân thiết nhau hơn. 
Fred Luskin – giáo sư tâm lý đại học Stanford, tác giả quyển sách “Hãy tha thứ vì sự tốt đẹp” – đã khuyên: “Nếu cứ gặm nhấm những nỗi đau và âm ỉ sự phục thù, bạn sẽ bị hao mòn cả về thể xác lẫn tinh thần. Tha thứ sẽ là một liều thuốc giải độc mạnh mẽ.”. Quá khứ không đánh đổi hoặc quyết định cả cuộc sống mà nó chỉ là bài học kinh nghiệm, còn chúng ta sống là vì hiện tại ,tương lai va mai sau.Tha thứ là một món quà tinh thần vô giá giúp cuộc sống của chúng ta tràn đầy niềm vui, hạnh phúc.Nó còn là một liều thuốc bổ giúp cho tâm hồn luôn thanh thản,thanh cao.
Có người đã nói “Người giàu chưa phải là người hạnh phúc, mà người hạnh phúc mới chính là người giàu.” Vậy nên, khi chúng ta có lòng vị tha, chúng ta sẽ trở thành một người giàu có về mặt tinh thần. Đó là điều rất đáng quý. 
Người có lòng bao dung sẽ luôn biết trân quý giá trị của cuộc sống. Họ luôn biết yêu thương, biết khiêm tốn, tự trọngVì thế họ dễ dàng chung sống, tự khẳng định được giá trị của bản thân, luôn được mọi người yêu quý, kính trọng, dễ thành công trong cuộc sống.
Sống khỏe mạnh, trí tuệ dồi dào sáng suốt, bĩnh tĩnh làm chủ cảm xúc khi xử lí các tình huống khó khăn trong cuộc sống. Họ sống hòa nhã, vui vẻ, thân thiện với mọi người. Họ dễ đồng cảm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ người khác. Họ cũng biết kìm nén cảm xúc của riêng mình để làm vui lòng người khác.
Luôn nghĩ về người khác trước khi nghĩ đến mình
Người lãnh đạo có lòng bao dung thì sẽ thu phục được lòng người
*XH: 
b.Dẫn chứng
Trong cuộc chiến chống giặc Minh, Lê Lợi đã cấp cho địch 500 chiếc thuyền về nước
Trong kháng chiến chống Pháp, Mĩ, chúng ta đã bắt được bao nhiêu tù binh, đối xử tốt với họ
Hằng năm, Đảng và nhà nước ta hoan hồng cho biết bao tù nhân, khiến họ cảm kích
“Tha thứ là chìa khóa giải thoát chúng ta khỏi xiềng xích thù hận”- William Ward
“Tha thứ đã là tốt, quên đi càng tốt hơn”- Epicure
Đánh kẻ chạy đi, k ai đánh kẻ chạy lại
“Khi bạn ngã, theo một nghĩa nào đó, đừng chỉ nhìn vào nơi bạn ngã xuống mà hãy nhìn vào nơi bạn bắt đầu trượt chân.Cuộc đời là để sửa chữa những sai lầm.”
Sự tha thứ có khả năng làm ấm con tim và làm mát cơn đau. – William Arthur Ward Xã hội mà ai cũng có lòng bao dung thì không còn những định kiến, luôn phát triển, văn minh tiến bộ.
Nếu chúng ta ăn miếng trả miếng thì cả thế giới này sẽ chết hết. Nếu ta lấy lại con mắt của người đã từng móc mắt ta thì cả thế giới này sẽ mù hết – Mahatma Gandhi
Chúng ta gieo trồng loại hạt giống nào thì sẽ thu hoạch được loại quả đó. Nếu như chúng ta rải khắp nơi hạt giống “nguyền rủa” thì chúng ta sẽ thu hoạch được “nguyền rủa”. Còn nếu chúng ta rải khắp nơi hạt giống “chúc phúc” thì đương nhiên thứ mà chúng ta thu hoạch được sẽ là “chúc phúc”!
Phê phán
Người có thái độ cố chấp, định kiến, thờ ơ, lạnh nhạt. 
Đối với những người đã từng phạm sai lầm giờ đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ, mòn mỏi sống trong sự ghẻ lạnh của không ít người. Chính sự thờ ơ, lạnh nhạt, chính lòng ích kỷ, thiếu khoan dung ấy đang gián tiếp tiếp tay cho tội ác lan rộng. Như thế là đúng sao? Là văn minh, tiến bộ sao?
Những ánh mắt ghẻ lạnh ấy, những con người vô cảm ấy đang khiến xã hội này ngày càng thêm lạnh! Thiếu thốn tình cảm, thiếu thốn vị tha, lòng khoan dung,... tất cả sẽ chỉ còn là một xã hội vô tri, vô giác, lạnh lùng, vô cảm Nhưng, vẫn còn đó những tấm lòng nhân ái, sống vì mọi người, biết tha thứ biết khoan dung góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, phát triển hơn, nhân ái hơn,...
Khoan dung với người khác, rất cần thiết, nhưng chưa đủ! Không ít người tự dằn vặt mình, hành hạ tâm hồn và thể xác mình... vì họ cho rằng mình đã làm sai, mình không đáng được tha thứ. Đừng như thế. Biết nhận ra lỗi lầm là điều tốt, nhưng cứ sống mãi trong hoài niệm thế có tốt không? Tại sao không tự tha thứ và bắt đầu lại... một sự khởi đầu mới tốt đẹp hơn...?
Tuy nhiên cần biết phân biệt giữa khoan dung và bao che- che giấu tội lỗi cho người khác. Thật đáng buồn khi nhiều người tiếp tay cho tội ác mà cứ nghĩ là khoan dung. Nhìn thấy người bạn thân quay cóp bài, một lần, hai lần, rồi ba lần... làm ngơ bỏ qua, hi vọng bạn tự biết sửa chữa. Khoan dung đây ư? Xin nhắc lại, khoan dung là tha thứ chứ không là bao che.
Khoan dung - là chấp nhận những yếu đuối của người khác và giúp họ sữa chữa - không có nghĩa là tiếp tay cho họ. Mỗi người hãy học cách khoan dung với bản thân, với người khác bằng lòng nhân ái, bằng đức hi sinh. Không chỉ biết khoan dung, bên cạnh đó, việc giúp người khác (hay chính mình) nhận ra sai lầm, định hướng sửa chữa, cũng là điều rất quan trọng.
3/Bài học nhận thức và hành động
Nhận thức: Có được đức tính bao dung là điều ai cũng cần phải có.
Hành động: Làm thế nào?
Tích cực học hỏi nâng cao hiểu biết của bản thân về con người và cuộc sống thì ta mới hiểu được con người là không hoàn hảo. Ai cũng có thể sai từ đó mà dễ dầng tha thứ cho người khác.
Sự tha thứ khởi nguồn từ việc cảm thông và thấu hiểu cho người khác. Muốn được như vậy, chỉ cần mỗi chúng ta thử đặt mình vào hoàn cảnh, tâm trạng của người ấy . Đó là mối dây liên kết giữa người và người trong cuộc sống. Ta có thể sẵn sàng bỏ qua mọi lỗi lầm cho người khác, mở lòng khuyên nhủ và giúp người ấy sửa lỗi . 
Hãy ghi nhớ quy tắc vàng: "Đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn họ đối xử với mình".
 Không nên thấy ai làm lỗi mà bắt phạt liền. Chúng ta cần phải hiểu rõ tính cách, hoàn cảnh và nguyên nhân vì sao họ lại làm như vậy.
Ai cũng phải ít nhất một lần mắc lỗi nhưng chúng ta đôi khi phải nhìn vào mặt tốt của họ chứ không nên chấp hoài những lỗi lầm ấy. Giống như có một vệt đen trên tờ giấy trắng, thì tại sao chúng ta không nhìn thấy tờ giấy trắng mà chỉ nhìn thấy vệt màu đen? 
Sống nhường nhịn, không tranh giành
Chấp nhận sự khác biệt của mọi người và tìm kiếm mặt tích cực trong sự khác biệt đó để hình thành thái độ khoan dung.
Sự thật hoàn hảo của một người nằm ở khả năng nhận biết và chấp nhận sự không hoàn hảo của bản thân. Đừng quên rằng không có gì là không thể và bạn hoàn toàn có khả năng đạt được nó.
*Làm thế nào để tha thứ cho người khác? Tham khảo một vài gợi ý của tiến sĩ Fredrick Luskin – một người tiên phong trong khoa học và thực tập về sự tha thứ.
1. Hiểu rõ cảm xúc của bạn về điều đã xảy ra và tự lý giải tại sao tình huống đó lại không ổn. Tiếp theo, chia sẻ nó với một người bạn tin tưởng.
2. Cam kết với bản thân sẽ suy nghĩ tích cực. Đừng quên rằng tha thứ là vì bạn chứ không phải vì bất cứ ai khác.
3. Luôn nhớ tha thứ không có nghĩa chỉ là bạn làm hòa với người đã gây ra lỗi. Nó không phải là bỏ qua cho hành động. Khi tha thứ nghĩa là bạn đang tìm kiếm sự yên bình cho chính mình.
4. Nhận ra sự bất an lúc này xuất phát từ cảm giác bị tổn thương và nỗi lo lắng hiện tại đang trải qua, chứ không phải từ người đã xúc phạm bạn hay khiến bạn tổn thương khi xảy ra tình huống.
5. Hít một hơi thật sâu lúc bạn cảm thấy lo lắng, giận dữ.
6. Giảm kỳ vọng với những người mà họ không có thiện chí với bạn. Đừng mong mọi việc sẽ diễn ra theo ý của bạn.
7. Sống tử tế là “cách trả thù” tốt nhất. Thay vì tập trung vào những cảm xúc bị tổn thương và thể hiện chúng bằng những nắm đấm thì hãy tìm kiếm tình yêu, vẻ đẹp và sự tử tế xung quanh bạn. Dành nhiều năng lượng hơn vào việc trân trọng điều bạn có thay vì chú ý vào điều bạn không có.
8. Nghĩ về hình ảnh của người mà bạn yêu quý hay một nơi yên bình. Thả lỏng bản thân trôi dạt trong những cảm xúc tích cực của hình ảnh tuyệt đẹp đó. Sau đó, nhìn nhận lại sự việc với một thái độ tích cực.
Dưới thời nhà Trần, câu chuyện về cách chủ động giải quyết mối hiềm khích giữa Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn với Thái sư Trần Quang Khải, đại diện cho 2 chi của dòng họ Trần tranh giành ngôi thứ cũng là bài học xử thế khi sẵn sàng quên đi mối tư thù để đoàn kết dòng tộc, tập hợp sức mạnh chống lại kẻ thù Nguyên Mông đang chuẩn bị xâm lăng bờ cõi nước ta lần thứ hai. Không chọn cách đối đầu bạo lực “huynh đệ tương tàn”, Trần Quốc Tuấn đã mời Trần Quang Khải đến để trò chuyện, chơi cờ và chân tình muốn hòa hiếu, đoàn kết trong dòng họ. Trần Quốc Tuấn đã sai người nấu lá thơm và tự mình tắm cho Trần Quang Khải trong niềm vui cảm thông, gắn bó tình anh em cốt nhục. Việc làm ấy của Trần Quốc Tuấn đã xóa đi hiềm khích giữa hai người, giữa hai chi trong dòng họ, quên đi thù nhà để đặt lợi ích quốc gia lên trên hết. Cách giải quyết mâu thuẫn có lý, có tình và đầy lòng khoan dung của Trần Quốc Tuấn đã tập hợp được sức mạnh nội tộc, tạo thành niềm tin cho quân sĩ trong cuộc quyết chiến với giặc Nguyên Mông, đem lại độc lập, thái bình cho đất nước.
Một bài học mọi cặp vợ chồng đều nên đọc về khoan dung
Monica mới vừa cưới Hitesh. Cuối tiệc cưới, mẹ Monica đưa cho cô một cuốn sổ tiết kiệm mới mở với số tiền 1000 đồng Rs.	
 	 Mẹ cô nói: “Monica, hãy cầm lấy cuốn sổ tiết kiệm này và dùng nó để ghi lại cuộc sống hôn nhân của con.	
 	Khi có chuyện gì vui và đáng nhớ trong cuộc sống mới này của con, hãy gửi vào đó ít tiền. Ghi lại lý do và cứ tiếp tục như thế.	
 	Càng có nhiều sự kiện đáng nhớ thì con càng có nhiều tiền trong tài khoản. Mẹ đã gửi khoản tiền đầu tiên cho con hôm nay. Con hãy gửi những khoản khác cùng với Hitesh. Sau vài năm nhìn lại, con có thể biết được mình đã có được bao nhiêu hạnh phúc.”
 	Monica kể lại với Hitesh khi họ về nhà của mình và đôi vợ chồng trẻ nghĩ rằng đó quả là một ý tưởng tuyệt vời và mong chờ cơ hội được gửi khoản tiền thứ hai vào sổ. Tuy nhiên, sau nhiều năm, họ bắt đầu tranh cãi về những thứ tầm thường vặt vãnh. Họ không nói chuyện với nhau nhiều. Họ thấy hối hận vì cưới phải người khó chịu nhất thế giới chẳng còn tình yêu nữa. Nghe chừng rất quen, phải không?
Một ngày, Monica nói chuyện với mẹ cô: “Mẹ, bọn con không thể như vậy hoài nữa. Bọn con đồng ý ly hôn. Con không thể tưởng tượng được vì sao con lại quyết định cưới người đán ông này!!!” 
Mẹ cô trả lời: “Chắc chắn rồi, con gái, chẳng có vấn đề gì cả. Hãy làm việc mà con muốn nếu con thực sự không thể chịu đựng thêm được nữa. Nhưng trước khi làm vậy, hãy làm việc này trước đã. Con còn nhớ cuốn số tiết kiệm mẹ đưa cho con hôm đám cưới chứ? Hãy rút toàn bộ tiền trong đó và tiêu hết tiền trước đã. Con không nên giữ lại gì từ cuộc hôn nhân tệ hại này đâu."
 Monica nghĩ điều này cũng đúng. Cô đến ngân hàng, ngồi đợi đến lượt mình giao dịch tất toán sổ tiết kiệm. Trong khi đợi, cô xem qua những ghi chú trong cuốn sổ. Cô xem từng dòng ghi chú về những khoản tiền vợ chồng cô từng gửi vào. Ký ức về tất cả những niềm vui và hạnh phúc bỗng chốc ùa về trong tâm trí. Và nước mắt dâng lên trong mắt cô. Cô rời ngân hàng và về nhà. 
Khi về đến nhà, cô đưa cuốn sổ cho Hitesh, và bảo anh hãy tiêu hết số tiền trước khi họ ly dị. Ngày hôm sau, Hitesh đưa lại cho Monica cuốn sổ tiết kiệm. Cô nhận thấy một khoản tiền 5000 Rs mới được gửi thêm vào với dòng ghi chú: “Đây là ngày anh nhận ra rằng anh yêu em nhiều thế nào sau những năm qua. Em đã mang đến bao nhiêu là hạnh phúc cho anh.” Họ ôm nhau và khóc, đặt lại cuốn sổ tiết kiệm vào nơi cất an toàn.
“Khi bạn ngã, theo một nghĩa nào đó, đừng chỉ nhìn vào nơi bạn ngã xuống mà hãy nhìn vào nơi bạn bắt đầu trượt chân.	
Cuộc đời là để sửa chữa những sai lầm.”

File đính kèm:

  • docon_tap_mon_ngu_van_lop_9_nghi_luan_xa_hoi_de_bai_long_khoan.doc