Ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Lòng biết ơn

Giải thích+biểu hiện

Giải thích : Lòng biết ơn là sự ghi nhớ, tri ân và là nét đẹp của lối sống coi trọng ân nghĩa đối với những người đã từng giúp đỡ mình.

Biểu hiện :

 +Kính yêu, giúp đỡ, chăm sóc ông bà, cha mẹ.

 + Kính trọng, lễ phép vâng lời thầy cô

 +Thờ cúng ông bà, tổ tiên đã qua đời.

 +Tri ân các anh hùng, thương binh, liệt sĩ đã anh dũng hi sinh thân mình bảo vệ và giữ gìn độc lập chủ quyền dân tộc.

 +Truyền thống tôn sư trọng đạo, tôn vinh công ơn của các thầy cô giáo.

+Biết ơn những người đã giúp đỡ mình trong nhiều vấn đề khác nhau .

 

doc 4 trang linhnguyen 4020
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Lòng biết ơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Lòng biết ơn

Ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Nghị luận xã hội - Đề bài: Lòng biết ơn
 LÒNG BIẾT ƠN
I.Mở bài:
-Lòng biết ơn là một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp của con người VN.
- Để nhắc nhở chúng ta giữ gìn truyền thống quý báu ấy, cha ông ta đã để lại những câu tục ngữ như..
II. Thân bài 
1/ Giải thích+biểu hiện
Giải thích : Lòng biết ơn là sự ghi nhớ, tri ân và là nét đẹp của lối sống coi trọng ân nghĩa đối với những người đã từng giúp đỡ mình.
Biểu hiện : 
 +Kính yêu, giúp đỡ, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
 + Kính trọng, lễ phép vâng lời thầy cô
 +Thờ cúng ông bà, tổ tiên đã qua đời.
 +Tri ân các anh hùng, thương binh, liệt sĩ đã anh dũng hi sinh thân mình bảo vệ và giữ gìn độc lập chủ quyền dân tộc.
 +Truyền thống tôn sư trọng đạo, tôn vinh công ơn của các thầy cô giáo.
+Biết ơn những người đã giúp đỡ mình trong nhiều vấn đề khác nhau.
2/ Bàn luận
a.Khẳng định : Lòng biết ơn là phẩm chất đạo đức quan trọng cần có ở mỗi người. 
b.Phân tích cụ thể ý nghĩa: 
-Lòng biết ơn là một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp của con người Việt Nam. 
-Chúng ta cần phát huy nét đẹp của lòng biết ơn vì tất cả những thành quả mà chúng ta đang hưởng thụ đều có sự lao động, nỗ lực, cố gắng và thậm chí là hi sinh của người khác.
-Lòng biết ơn sẽ nhắc nhở và giúp con người nhận thức được vai trò của gia đình, quê hương, cội nguồn.
-Lòng biết ơn sẽ đem đến nhiều điều tốt đẹp cho cả người biết ơn và người tạo ra thành quả:
+Người biết ơn:
 √.Giúp ta nhận được sự tin yêu quý trọng của mọi người, dễ hòa nhập chung sống với những người chung quanh.
√.Giúp ta thể hiện tình cảm của mình đối với người thân, đối với gia đình, bạn bè, người đã đem đến những điều tốt đẹp cho bản thân.
 √.Biết ơn sẽ khiến cho con người trở nên tốt đẹp hơn, làm được điều có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
 +Người tạo ra thành quả: Khi ta biết ơn, họ sẽ vui vẻ, hạnh phúc, có thêm động lục để tạo thêm nhiều thành quả, giúp thêm cho nhiều người khác.
 +Với xã hội:
 √.Lòng biết ơn giúp cho tình cảm, mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn, là cơ sở cho những tình cảm tốt đẹp khác.
 √.Xã hội ngày càng phát triển tốt đẹp hơn, văn minh và đáng sống hơn.
c.Dẫn chứng : 
-Chu Văn An là một nhà giáo giỏi, và trong số những học trò của cụ có rất nhiều người đã đỗ quan to, làm những chức vụ lớn của triều đình. Một trong số đó có thể kể đến như Phạm Sư Mạnh một trong những học trò thành danh nhất của cụ. Mỗi lần có dịp về thăm thầy Phạm Sư Mạnh chỉ dám đứng từ ngoài vái chào, lúc vào nhà không bao giờ dám ngồi cùng sập với thầy mà xin phép ngồi xuống dưới. Ông trả lời lễ phép gọn ghẽ những câu hỏi của thầy. Thái độ tôn kính của ông đối với thầy thể hiện lòng biết ơn người thầy đã truyền tri thức để ông trở thành người tài giỏi như hôm nay.
-Phó tổng giám đốc của tập đoàn Microsof: Mặc dù không được tuyển dụng, nhưng Smith cho rằng mình đã học được nhiều điều mới mẻ từ buổi phỏng vấn này. Ông đã quyết định viết thư đến công ty để cám ơn. Ông dành khá nhiều thời gian để viết bức thư, trong đó ông viết: “Tôi xin cảm ơn quý công ty đã tiêu phí nhân lực, vật lực và những tài nguyên khác để cho tôi có cơ hội được tham gia kỳ thi viết và phỏng vấn vừa rồi. Dù rằng tôi không được tuyển dụng, nhưng thông qua quá trình tuyển dụng này tôi đã học được nhiều kiến thức mới mẻ và nhận được lợi ích không nhỏ. Xin cám ơn mọi nỗ lực mà quý công ty đã dành cho đơn ứng tuyển của tôi. Xin cám ơn một lần nữa!”-> Sau đó được mời làm việc-> phó chủ tịch tập đoàn Microsoft.
d.Bàn luận mở rộng:
-Thực tế: Trong cuộc sống còn có nhiều người sống vô ơn. Họ sống cá nhân, ích kỉ, chỉ biết nhận lấy mà không biết ơn. Họ tự tách mình ra khỏi các quy luật của đời sống, tách biệt với cộng đồng, thậm chí là chà đạp lên các thành quả lao động do người khác để lại. Những người như thế thật đáng chê trách.
-Hậu quả: 
+Nếu một người sống mà không có lòng biết ơn họ sẽ trở thành người vong ơn bội nghĩa, sẽ không có được lòng yêu thương, tin tưởng của mọi người xung quanh. 
+Xã hội khó phát triển, sự gắn kết giữa con người với con người sẽ trở nên khó khăn, mất niềm tin lẫn nhau
-Phản đề nâng cao : 
+Biết ơn không phải cứ chờ đợi người khác tạo ta thành quả cho mình hưởng thụ rồi nói cảm ơn.
 +Biết ơn người tạo ra thành quả, bản thân người nhận phải nỗ lực tạo ra thành quả cho các thế hệ sau
 +Lòng biết ơn không chỉ là lời nói suông mà cần phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể.
 +Có một số phụ huynh, học sinh lợi dụng việc thể hiện lòng biết ơn, mượn ngày Nhà giáo Việt Nam để biếu xén, đút lót thầy cô nhằm gian lận trong học tập. Bên cạnh đó là nhân cách của một bộ phận giáo viên đang dần bị tha hóa, chạy theo đồng tiền, dẫn đến những hành vi sai trái, làm lệch lạc quan niệm về lòng biết ơn của cha ông ta.
3/ Bài học
Nhận thức : 
 Lòng biết ơn là một đức tính cần có ở mỗi con người. Kế thừa thành quả lao động của các thế hệ đi trước, nhận lãnh các giá trị do người khác là bản chất của xã hội. Vì thế, ta phải sống có lòng biết ơn. Sống có lòng biết ơn thể hiện lối sống văn hóa, tình nghĩa, đoàn kết, gắn bó của con người Việt Nam. Lòng biết ơn trở thành chuẩn mực nền tảng của đạo đức con người. Sống có lòng biết ơn là lối sống lành mạnh, tích cực, mẫu mực trong đời sống của chúng ta. Người sống có lòng biết ơn luôn được người khác yêu mến, trân trọng và giúp đỡ trong cuộc sống.
Hành động :
- Phải biết ơn những người đã mang lại cho mình những lợi ích. 
-Hãy biết ơn và tôn vinh những điều tốt đẹp trong cuộc sống. 
-Trước hết là biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo đã không quản khó nhọc nuôi dạy chúng ta nên người. 
-Biết nói lời cảm ơn khi nhận một điều tốt đẹp từ người khác.
 - Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa trong xã hội. 
-Thường xuyên thể hiện sâu sắc lòng biết ơn của bản thân đối với những người đã tạo dựng ra các thành qủa lao động trong xã hội, những người đã mang lại cho chúng ta cuộc sống ấm no hạnh phúc. 
-Tuyên dương, ca ngợi, tôn vinh kịp thời, đúng lúc những hành động tốt đẹp thể hiện lòng biết ơn trong cuộc sống. 
-Phấn đấu học tập tốt, rèn luyện nhân cách nhân phẩm trở thành người hữu ích mai này đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.
III.Kết bài:
-Khẳng định: Lòng biết ơn tình cảm tốt đẹp, đáng quý mà mỗi người cần giữ gìn phát huy.
-Lời nhắn gửi: Mỗi chúng ta hãy nhắc nhở mình lối sống biết ơn, biết trân trọng những điều tốt đẹp người khác ban tặng cho mình.
-Rút ra bài học: Là học sinh..

File đính kèm:

  • docon_tap_mon_ngu_van_lop_9_nghi_luan_xa_hoi_de_bai_long_biet_o.doc