Ôn tập định kỳ Ngữ văn Lớp 6 - Học kì 2

Phần I: Đọc - Hiểu (5 điểm)

Hãy đọc các câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau

Nỗi đau dân nước, nỗi năm châu

Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ

Cho hôm nay và cho mai sau.

Bác sống như trời đất của ta

Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa

Tự do cho mỗi đời nô lệ

Sữa để em thơ, lụa tặng già.”

 (Bác ơi! – Tố Hữu)

1. Nhân vật được nói tới trong đoạn thơ trên là ai ? Tác giả ca ngợi vẻ đẹp gì của nhân vật ? (1 điểm)

2. Đoạn thơ trên gợi nhớ đến văn bản nào em đã học? Em hãy cho biết tác giả của văn bản đó. (1 điểm)

3. Tìm một câu thơ có sử dụng phép so sánh trong đoạn thơ. Cho biết tác giả sử dụng kiểu so sánh nào ? (1 điểm)

4. Xác định từ so sánh trong câu có chứa phép so sánh em vừa tìm được và đặt câu với từ so sánh đó . (1 điểm)

5. Viết đoạn văn 6-8 câu văn nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của chủ tịch Hồ Chí Minh. (1 điểm)

Phần II: Tạo lập văn bản (5 điểm)

 Học sinh chọn một trong hai đề sau :

 Đề 1 : Em hãy tả cảnh ra chơi ở trường em.

 Đề 2 : Từ văn bản "Cô Tô" – Nguyễn Tuân, em hãy tả lại cảnh mặt trời mọc trên biển mà em đã từng chứng kiến.

 

docx 6 trang linhnguyen 19/10/2022 1600
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập định kỳ Ngữ văn Lớp 6 - Học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập định kỳ Ngữ văn Lớp 6 - Học kì 2

Ôn tập định kỳ Ngữ văn Lớp 6 - Học kì 2
Họ tên:Lớp
ÔN TẬP ĐỊNH KÌ II; HỌC KÌ II
PHẦN A: Đọc hiểu:
Đề 1
Phần I: Đọc - Hiểu (5 điểm)
Hãy đọc các câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau
Nỗi đau dân nước, nỗi năm châu
Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ
Cho hôm nay và cho mai sau...
Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già.”
 (Bác ơi! – Tố Hữu)
1. Nhân vật được nói tới trong đoạn thơ trên là ai ? Tác giả ca ngợi vẻ đẹp gì của nhân vật ? (1 điểm)
2. Đoạn thơ trên gợi nhớ đến văn bản nào em đã học? Em hãy cho biết tác giả của văn bản đó. (1 điểm)
3. Tìm một câu thơ có sử dụng phép so sánh trong đoạn thơ. Cho biết tác giả sử dụng kiểu so sánh nào ? (1 điểm)
4. Xác định từ so sánh trong câu có chứa phép so sánh em vừa tìm được và đặt câu với từ so sánh đó . (1 điểm)
5. Viết đoạn văn 6-8 câu văn nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của chủ tịch Hồ Chí Minh. (1 điểm)
Phần II: Tạo lập văn bản (5 điểm)
 Học sinh chọn một trong hai đề sau :
 Đề 1 : Em hãy tả cảnh ra chơi ở trường em.
 Đề 2 : Từ văn bản "Cô Tô" – Nguyễn Tuân, em hãy tả lại cảnh mặt trời mọc trên biển mà em đã từng chứng kiến.
ĐỀ 2
Phần I: (5 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
[]“Khác với mùa thu rón rén, bao giờ mùa hè cũng về với những bước chân rộn ràng. Cây phượng trước sân trường tôi và cây phượng trước sân chùa Giác Nguyên thi nhau nở hoa đỏ thắm mấy hôm nay. Trên những ngọn cây cao hai bên bờ suối, tiếng ve đã bắt đầu râm ran. Và trên cánh đồng dẫn vô con suối xóm Trong, cỏ khô đi dưới cái nắng như thiêu, rủ nhau chuyển sang màu rơm rạ và phát ra tiếng lạo xạo mỗi khi bánh xe của chú tiểu Khôi lăn qua.”[..]
 (Cây chuối non đi giày xanh – Nguyễn Nhật Ánh)
1. Em hãy cho biết phương thức biểu đạt và nội dung chính của đoạn trích trên. (1 điểm)
2. Em hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong câu sau: (1.5 điểm) 
... “Khác với mùa thu rón rén, bao giờ mùa hè cũng về với những bước chân rộn ràng.”
3. Em hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu: “Trên những ngọn cây cao hai bên bờ suối, tiếng ve đã bắt đầu râm ran.” (1 điểm)
4. Em hãy viết một vài câu văn bộc lộ cảm xúc của mình về một mùa trong năm. (1.5 điểm)
Phần II: (5 điểm)
 Dựa vào chương trình Ngữ Văn 6, tập hai (đã học), em hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật mà em yêu thích. 
... Hết ..
ĐỀ 3
Phần 1 : (4 điểm) 
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
 “Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ”
(Ngữ Văn 6- tập 2)
Câu 1: (1 điểm)
Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu nội dung đoạn trích trên?
Câu 2: (1 điểm)
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau, gạch dưới từ đó:
“Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt
Câu 3: (1 điểm):
Cho câu văn: "Thuyền cố lấn lên".
a) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu văn trên.
Phần 2: (7 điểm)
Câu 4: ( 2 điểm)
 	Từ nội dung đoạn trích trên, nhân vật Dượng Hương Thư có những đặc điểm nổi bật nào. Viết 5-6 câu văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật đó.
Câu 5: ( 5 điểm)
Con đường đến trường đã khắc sâu vào trong tâm trí của em. Hãy tả về con đường thân thuộc ấy
 ĐỀ 4
I. Phần I: (5 điểm)
 Đọc đoạn văn bản sau và trả lời nhưng câu hỏi bên dưới:
Mảng thành phố hiện ra trước mắt tôi đã biến màu trong bước chuyển huyền ảo của rạng đông. Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như thoa phấn trên những tòa nhà cao tầng của thành phố, khiến chúng trở nên nguy nga, đậm nét. Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất. Thành phố như bồng bềnh nổi giữa một biển hơi sương. Trời sáng có thể nhận rõ từng phút một. Những vùng cây xanh bỗng òa tươi trong nắng sớm. Ánh đèn từ muôn vàn ô vuông cửa sổ loãng đi rất nhanh và thưa thớt tắt. Ba ngọn đèn đỏ trên tháp phát sóng Đài Truyền hình thành phố có vẻ như bị hạ thấp và kéo gần lại. Mặt trời dâng chầm chậm, lơ lửng như một quả bóng bay mềm mại.
 (Theo Nguyễn Mạnh Tuấn)
Hãy cho biết nội dung chính và phương thức biểu đạt của đoạn văn bản trên. (1,5 điểm)
Trong câu: “Mặt trời dâng chầm chậm, lơ lửng như một quả bóng bay mềm mại.” có sử dụng phép tu từ gì? (0,5 điểm)
Xác định thành phần chính trong câu văn được trích dẫn ở câu 2. (1 điểm)
Hãy viết từ 5 đến 6 câu văn tả lại quang cảnh thành phố của em (hoặc khu phố nơi em ở) trong một buổi sáng đẹp trời (2 điểm)
II. Phần II: (5 điểm)
 Đề bài: Dựa vào truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh, hãy tả lại nhân vật cô em gái Kiều Phương theo trí tưởng tượng của em.
.. Hết .
ĐỀ 5
Phần I: (5 điểm)
 Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu, tre gần nhau thêm
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người
 ( Tre Việt Nam – Nguyễn Duy )
1. Nội dung của đoạn thơ trên là gì ? (1 điểm)
2. Đoạn thơ trên gợi cho em nhớ đến văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 6, tập 2 ? Tác giả của văn bản đó là ai ? (1 điểm)
3. Trong đoạn thơ trên, em hãy chỉ ra hai phép tu từ nhân hóa và cho biết việc nhân hóa các sự vật, sự việc như vậy để làm gì ? (Tác dụng) (1,5 điểm)
4. Em hiểu thế nào về hai câu thơ: 
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu, tre gần nhau thêm
Hãy diễn đạt suy nghĩ đó bằng 6-8 câu văn. (1,5 điểm)
Phần II: (5 điểm)
Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Dựa vào bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ “ của Minh Huệ, em hãy tả lại hình ảnh Bác Hồ theo trí tưởng tượng của em.
Đề 2: Dựa vào văn bản “ Cô Tô “ của nhà văn Nguyễn Tuân, em hãy tả lại cảnh mặt trời mọc trên biển.
ĐỀ 6
Phần 1: (5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới :
 Cùng với cây đa, bến nước, sân đình một hinh ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt.
 Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẵn sàng hy sinh tất cả. Dưới bóng tre xanh của ngàn xưa,thấp thoáng những ngôi chùa cổ. Dưới bóng tre xanh, Việt Nam gìn giữ một nền văn hoá lâu đời, tre xanh giúp người dân làm nhà dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang, tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp. Trên dải đất Việt Nam đâu đâu cũng có luỹ tre xanh rì rào ẩn hiện. Rặng tre xanh là chiến luỹ bảo vệ làng mạc, xóm thôn, đồng thời ôm vào lòng mình tình thân thương của bà con chòm xóm từ đời này qua đời khác, che mưa che bão cho con người.
 Tre nghìn đời bao bọc, chở che cho sinh tồn của người. Tre đã hóa thân thành thế giới văn hóa tre trúc quây quần thân thiết với đời người, in hình in bóng đậm đà vào văn hóa, thi ca, nhạc họa, vào sâu xa tâm thức con người Việt Nam.
 Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.
(Theo nguồn Internet)
Câu 1: Với kiến thức đã học, em hãy nêu tên một tác phẩm văn học cùng đề tài với đoạn trích trên? Và cho biết tác giả của tác phẩm văn học ấy ? (1 điểm)
Câu 2: Xác định biện pháp tu từ trong câu sau, gạch dưới những từ ngữ thể hiện biện pháp tu từ ấy? (1 điểm)
"Rặng tre xanh là chiến luỹ bảo vệ làng mạc, xóm thôn, đồng thời ôm vào lòng mình tình thân thương của bà con chòm xóm từ đời này qua đời khác, che mưa che bão cho con người." 
Câu 3: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau. (2 điểm ) 
Dưới bóng tre xanh của ngàn xưa, thấp thoáng những ngôi chùa cổ. 
Câu 4: Đoạn văn trên gợi cho em có suy nghĩ gì? Hãy diễn đạt suy nghĩ ấy từ 5-6 câu văn. (1 điểm)
Phần 2: (5 điểm) 
Đề: Ánh nắng chiếu lấp lánh khiến khu vườn rạng rỡ một màu xanh đầy sức sống. Tiếng chim lảnh lót, tiếng ong bay rù rì, tiếng gọi con dịu dàng của gà mẹ cùng với tiếng liếp nhiếp nũng nịu của bầy gà mới nở, lông vàng như tơ tằmHãy viết một bài văn miêu tả sáng tạo cảnh một khu vườn (vườn cây, vườn hoa, khu vườn trong công viên) trong một buổi sáng đẹp trời mà em có dịp quan sát. 
ĐỀ 7
Phần 1: (5 điểm) Hãy đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:
Lũy tre làng xanh ngắt, rì rào hát mỗi buổi trưa hè cùng con đường nhỏ đầy ắp cỏ gà đã nuôi lớn biết bao thế hệ người Việt. Với những người con viễn xứ, đi đến đầu làng, chỉ cần trông thấy lũy tre là như thể thấy nhà. Cái dáng gầy gò, cao vút, ru những cành lá mỏng manh trong buổi chiều tà cô quạnh, đủ khiến đứa con ở nơi xa da diết nhớ về tổ ấm.
Đất nước phát triển, những ngôi nhà cao tầng dần thay thế mái tranh đơn sơ. Lũy tre xanh cũng vì thế mà ít dần, thay thế cho những ngọn đèn lấp lánh. Nhưng kí ức về làng quê cũ cùng mái nhà tranh vẫn là điều mà chúng ta phải nhớ, phải nâng niu
(Thương lắm, lũy tre làng – Vy Oanh)
Đoạn trích trên gợi nhắc đến văn bản nào em đã học trong chương trình Ngữ văn 6 – HKII? Tác giả của văn bản đó là ai? (1 điểm)
Cho câu sau: “Lũy tre xanh cũng vì thế mà ít dần, thay thế cho những ngọn đèn lấp lánh.”
Tìm phó từ trong câu trên và đặt câu với phó từ vừa tìm được. (1 điểm)
Chỉ ra biện pháp nhân hóa trong câu sau và xác định kiểu nhân hóa đó:
“ Với những người con viễn xứ, đi đến đầu làng, chỉ cần trông thấy lũy tre là như thể thấy nhà. Cái dáng gầy gò, cao vút, ru những cành lá mỏng manh trong buổi chiều tà cô quạnh, đủ khiến đứa con ở nơi xa da diết nhớ về tổ ấm”. (1 điểm) 
Từ đoạn trích trên, em có suy nghĩ gì về hình ảnh cây tre đối với con người Việt Nam? Hãy viết (5-6) câu, nêu cảm nhận của em về điều đó. (2 điểm)
Phần 2: (5 điểm)
	Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau:
	 Đề 1: Những nơi ta đi qua, những cảnh vật ta trông thấy – ngôi trường, khu phố, con đường, xóm chợ, đình chùa dù ít dù nhiều cũng để lại cho ta ấn tượng khó quên. Hãy viết bài văn tả lại một khung cảnh mà em yêu thích nhất.
Đề 2: Dựa vào bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ”, em hãy tưởng tượng và tả lại hình ảnh Bác Hồ.
ĐỀ 8
I.Phần 1 (5 điểm)
Câu 1: Hãy đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới.
 Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh nắng xuyên qua chỉ còn là màu xanh ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu vàng đục ấy là lúc mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông mùa lá bàng rụng, nó lại có những vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng hun ấy, sự biến đổi kì ảo gam đỏ của nó tôi có thể nhìn cả ngày không chán.
1/ Phương thức biểu đạt của đoạn văn là gì? (0,5 điểm)
 2/ Xác định biện pháp nghệ thuật trong câu sau và cho biết chúng thuộc kiểu nào? Tác dụng của biện pháp đó?( 1 điểm)
  “Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng hun ấy, sự biến đổi kì ảo gam đỏ của nó tôi có thể nhìn cả ngày không chán”.
 3/ Nội dung của đoạn văn trên là gì? Hãy diễn đạt từ 3 đến 5 câu văn nêu cảm nghĩ của em. (1 điểm)
4/ Muốn miêu tả được, người viết cần phải có những kỹ năng gì? ( 0,5 điểm)
Câu 2: Hãy chép một khổ thơ mà em thích trong văn bản “ Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ và nêu nội dung. (2 điểm)
II. Phần 2 (5 điểm)
Tập làm văn
Đề: Hãy tả lại một nhân vật mà em thích trong văn bản đã học ở sách Ngữ văn 6 tập 2
........Hết........
ĐỀ 9
PHẦN I : 5 điểm
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu :
	Đi thuyền thăm động Phong Nha, chúng ta sẽ vô cùng kinh ngạc và thích thú trước vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của nó. Dưới ánh sáng lung linh của đèn đuốc, các khối thạch nhũ hiện lên đủ hình khối, màu sắc. Có khối hình con gà, con cóc, có khối xếp thành đốt trúc dựng đứng trên mặt nước Lại có khối mang hình mâm xôi, cái khánh, hoặc hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ, v.v Bàn tay tài hoa của tạo hóa khéo tạo cho các khối thạch nhũ không những đẹp về đường nét mà còn rất huyền ảo về sắc màu, một sắc màu lóng lánh như kim cương không bút nào lột tả hết. Đây đó, trên vách động còn rủ xuống những nhánh phong lan xanh biếc. Trong hang cũng có một số bãi cát, bãi đá để thuyền ghé lại cho khách đi thuyền dừng chân mặc sức leo trèo, luồn lách qua các bậc đá, các ngõ ngách để thăm thú đây đó, chụp ảnh, ghi hình hoặc thắp hương lên các bàn thờ do người Chăm, người Việt dựng nên tự thuở nào.
(Trích “Động Phong Nha” – Trần Hoàng, Sổ tay địa danh du lịch các tỉnh Trung Trung Bộ, NXB Giáo dục, 1998)
1./ Cho biết phương thức biểu đạt và ngôi kể trong đoạn văn sau (1điểm)
2./ Đọc đoạn trích trên, em nhận thấy vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của động Phong Nha bộc lộ rõ qua những sự vật nào ? (1 điểm) 	
3./ Động Phong Nha là một trong những thắng cảnh của Việt Nam ta. Hãy kể tên một vài danh lam thắng cảnh khác trên đất nước ta mà em biết. (1 điểm)
 Động Phong Nha và các danh lam thắng cảnh khác trên đất nước chính là “tài sản” quý của quốc gia, là niềm tự hào dân tộc. Theo em, chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ những danh lam thắng cảnh ấy? Trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) (2 điểm)
PHẦN II : 5 điểm
Hãy tưởng tượng và miêu tả một nhân vật mà em yêu thích trong một văn bản đã học ở chương trình Ngữ văn 6.
ĐỀ 10
Phần I: (5 điểm)
Đọc đoạn văn và thực hiện những yêu cầu bên dưới:
“Thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuyền vụt tới. Phối hợp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá, những hòn đá bệ vệ oai phong lẫm liệt. Một hòn ấy trông nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Một hòn khác lùi lại một chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào. Ông đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình. Mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo võ khí trên cánh tay mình. Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên.”
 ( Trích Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân )
Câu 1. (1điểm) Đoạn trích trên giúp em liên tưởng văn bản nào ở Ngữ văn 6, tập 2? Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Câu 2. (1điểm) Nêu nội dung đoạn trích trên.
Câu 3. (2điểm) Chỉ ra một phép so sánh có trong đoạn trích trên. Xác định kiểu so sánh vừa tìm.
Câu 4. (1điểm) Câu văn sau: “Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền”.
Em hãy xác định phó từ có trong câu văn và cho biết phó từ đó bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì?
Phần II: (5 điểm)
Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Ánh nắng chiếu lấp lánh khiến khu vườn rạng rỡ một màu xanh đầy sức sống. Tiếng chim lảnh lót, tiếng gọi con dịu dàng của gà mẹ cùng với tiếng liếp nhiếp nũng nịu của bầy gà mới nở, lông vàng như tơ tằm Hãy viết một bài văn miêu tả sáng tạo cảnh khu vườn(vườn cây, vườn hoa, khu vườn trong công viên) trong một buổi sáng đẹp trời mà em có dịp quan sát.
Đề 2: Dựa vào các bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 6 học kì 2, em hãy tả lại hình ảnh một nhân vật mà em yêu thích.
 ĐỀ 11 
Phần I: Đọc hiểu văn bản (5 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:
“Nhà em treo ảnh Bác Hồ
Bên trên có một lá cờ đỏ tươi.
Ngày ngày Bác mỉm miệng cười.
Bác nhìn chúng cháu vui chơi trong nhà.
Ngoài sân có mấy con gà.
Ngoài vườn có mấy quả na chín rồi.
Em nghe như Bác dạy lời.
Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa.
Trồng rau, quét bếp, đuổi gà
Thấy tàu bay Mỹ nhớ ra hầm ngồi
Bác lo bao việc trên đời
Ngày ngày Bác vẫn mỉm cười với em”
(Ảnh Bác – Trần Đăng Khoa)
Câu hỏi:
Đoạn trích gợi nhắc em tới văn bản nào đã học cũng viết về Bác Hồ? Tác giả là ai? (1 điểm)
Em hãy đặt một câu, nói về Bác Hồ (trong câu văn có sử dụng phép so sánh) (1 điểm)
Cho biết ngôi kể và phương thức biểu đạt? (1điểm)
Em hãy viết một vài câu văn nêu cảm nhận của mình về Bác Hồ? ( 2 điểm)
Phần II : Tự luận (5 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Em đã được học văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” của nhà văn Tô Hoài, hãy tưởng tượng và miêu tả lại hình ảnh của chú Dế Mèn qua văn bản.
Đề 2: Em hãy miêu tả lại khung cảnh mặt trời mọc mà em có dịp quan sát.

File đính kèm:

  • docxon_tap_dinh_ky_ngu_van_lop_6_hoc_ki_2.docx